intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhận xét kiểu hình lâm sàng, tình trạng dinh dưỡng và kết quả điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Bạch Mai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày nhận xét kiểu hình lâm sàng, tình trạng dinh dưỡng và kết quả điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Bạch Mai. Đối tượng và phương pháp: Người bệnh được chẩn đoán đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị nội trú tại trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2022 đến 6/2023; nghiên cứu mô tả cắt ngang.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhận xét kiểu hình lâm sàng, tình trạng dinh dưỡng và kết quả điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Bạch Mai

  1. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 NHẬN XÉT KIỂU HÌNH LÂM SÀNG, TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI Nguyễn Xuân Tuyến1 TÓM TẮT Phan Thanh Thuỷ2,3 Mục tiêu: Nhận xét kiểu hình lâm sàng, tình trạng dinh Nguyễn Quang Đợi1 dưỡng và kết quả điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn Vũ Văn Giáp2,3 tính tại bệnh viện Bạch Mai. 1 Bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương Đối tượng và phương pháp: Người bệnh được chẩn 2 Trường Đại học Y Hà Nội đoán đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính điều trị nội trú tại 3 Bệnh viện Bạch Mai trung tâm Hô hấp – Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 8/2022 đến 6/2023; nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: 133 bệnh nhân được đưa vào nghiên cứu, trong đó kiểu hình chống lấp hen – COPD chiếm 2,3%, kiểu hình đợt cấp thường xuyên chiếm 53,4%, kiểu hình tăng bạch cầu ái toan trong máu chiếm 10,5%, kiểu hình viêm phế quản mạn tính và tăng tiết đờm chiếm 17,3%, kiểu hình khí phế thũng Tác giả chịu trách nhiệm chiếm 3,0%, kiểu hình giãn phế quản chiếm 13,5%. 47,4 % có Nguyễn Xuân Tuyến BMI từ 20 trở lên, 52,6% có BMI dưới 20. Kết quả điều trị có Bệnh viện Đa Khoa Medlatec 97,7% điều trị ổn định và ra viện; 2,3% nặng xin về. Trong số Email: xuantuyen292@gmail.com 130 bệnh nhân điều trị ổn định và ra viện, theo dõi trong vòng 6 tháng từ khi ra viện, 70,8% có đợt tái nhập viện và 29,2% Ngày nhận bài: 25/8/2023 không có đợt tái nhập viện. Ngày phản biện: 26/9/2023 Từ khóa: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, phân loại kiểu Ngày đồng ý đăng: 9/10/2023 hình, tình trạng dinh dưỡng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ đợt cấp của bệnh COPD là biến chứng thường Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hay COPD gặp và khó tránh khỏi trong suốt quá trình diễn (Chronic Obstructive Pulmonary Disease) là một biến và điều trị của bệnh và thực tế lâm sàng cho bệnh thường gặp có thể dự phòng và điều trị thấy rằng mặc dù bệnh nhân cùng phân nhóm, được, đặc trưng bởi triệu chứng dai dẳng và giới cùng chức năng phổi nhưng đáp ứng điều trị hạn luồng khí do những bất thường của đường của từng bệnh nhân là khác nhau. Mục tiêu của dẫn khí hay của phế nang, gây ra bởi tiếp xúc chiến lược toàn cầu về bệnh phổi tắc nghẽn cao với các phân tử và khí độc hại [1]. Các thống mạn tính (GOLD) trong điều trị nhằm làm giảm kê cho thấy, COPD là nguyên nhân gây tử vong số lương đợt cấp của bệnh và tăng chất lượng đứng hàng thứ 3 trên thế giới [2]. Đồng thời tỷ lệ cuộc sống. Để đạt được mục tiêu đó, bệnh nhân tử vong trong dài hạn của bệnh nhân COPD tăng cần được điều trị toàn diện, trong đó vấn đề duy lên 82%, so với dân số chung là rất lớn [3]. Các trì và điều chỉnh rối loạn dinh dưỡng có ý nghĩa Trang 58 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  2. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | 2023 | TẬP 1 | NGUYỄN XUÂN TUYẾN VÀ CỘNG SỰ quan trọng [4]. Suy dinh dưỡng ở bệnh nhân - Khạc đờm tăng. COPD do nhiều cơ chế gây ra, đặc biệt trong đợt - Thay đổi màu sắc của đờm, đờm chuyển cấp của bệnh sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình thành đờm mủ. điều trị và hồi phục của bệnh nhân [5]. Hiện tại chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá về tình trạng * Chẩn đoán kiểu hình COPD: suy dinh dưỡng và kiểu hình lâm sàng của bệnh Kiểu hình chồng lấp hen – COPD: nếu bệnh nhân mắc đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn nhân COPD có 2 trong 3 tiêu chuẩn chính sau [7] tính. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nhận xét - FEV1 phục hồi trên 15% và ≥ 400 ml (sau kiểu hình lâm sàng, tình trạng dinh dưỡng và kết nghiệm pháp hồi phục phế quản) quả điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Bạch Mai” nhằm 2 mục tiêu sau: - Bạch cầu ái toan trong dịch phế quản ≥ 3% 1) Nhận xét kiểu hình lâm sàng, tình trạng - Tiền sử bản thân có hen phế quản dinh dưỡng ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc Hoặc 1 tiêu chuẩn chính ở trên với 2 trong nghẽn mạn tính tại bệnh viện Bạch Mai. 3 tiêu chẩn phụ sau: 2) Nhận xét kết quả điều trị đợt cấp bệnh - FEV1 phục hồi trên 12% và 200 ml (sau phổi tắc nghẽn mạn tính tại bệnh viện Bạch Mai. nghiệm pháp hồi phục phế quản) 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP - IgE toàn thân tăng. 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Tiền sử dị ứng. Tất cả bệnh nhân nhập viện được chẩn Kiểu hình tăng bạch cầu ái toan trong đoán đợt cấp COPD từ tháng 08/2022 - tháng máu: bạch cầu ái toan trong máu ≥300 tế bào/ 6/2023. μl và loại trừ ACO,  không có đợt cấp cần dùng • Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân kháng sinh và / hoặc corticosteroid đường uống trong 6 tuần trước đó [8]. - Tất cả bệnh nhân đáp ứng đủ tiêu chuẩn sau: Kiểu hình đợt cấp thường xuyên: có hơn 2 đợt cấp từ vừa tới nặng trong 1 năm trước đó. * Được chẩn đoán COPD Các đợt cấp phải cách nhau ít nhất 4 tuần sau 1) Bệnh nhân đã được chẩn đoán COPD khi ngừng điều trị đợt cấp trước đó hoặc cách 6 trước đó tại Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch tuần sau khởi đầu của đợt cấp trước nếu không Mai điều trị [9] 2) Bệnh nhân vào Trung tâm Hô hấp điều trị Kiểu hình viêm phế quản mạn tính và tăng lần đầu tiên. BN được chẩn đoán xác định COPD tiết đờm:  thể “phù tím”  (Blue Bloater): tuổi trẻ theo tiêu chuẩn GOLD 2022 với : FEV1/ FVC < 70% hơn, không có tiền sử hen phế quản, tuổi từ 40 sau test hồi phục phế quản [6]. đến 50, béo. Triệu chứng nổi bật là ho, khạc đờm * Chẩn đoán đợt cấp COPD mạn tính kéo dài trên 3 tháng/1 năm và trong vòng 2 năm liên tiếp, tím tái, ho nhiều hơn khó Dựa theo tiêu chuẩn chẩn đoán đợt cấp thở [10], [11]. COPD của Anthonisen với ít nhất 1 trong 3 tiêu chí (1987) [6]. Trên phim phổi: hình ảnh vòm hoành bình thường, mạch máu tăng đậm vùng thấp, bóng - Khó thở tăng. tim hơi to ra. Khi có suy tim phải thì bóng tim Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 59
  3. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 to hơn, các mạch máu phổi tăng đậm hơn và có Bệnh nhân có BMI < 20 được tính có nguy hình ảnh tăng phân bố mạch máu vùng cao của cơ suy dinh dưỡng dưỡng để xác nhận mối liên phổi (hiện tượng tái phân bố mạch máu). Trên quan với đợt cấp COPD [14]. CLVT độ phân giải cao (HRCT) thường gặp KPT • Theo thang điểm SGA: (Subject Global trung tâm tiểu thùy [9]. Assessment) SGA là một kỹ thuật kết hợp dữ liệu Kiểu hình khí phế thũng: thể “hồng từ các khía cạnh chủ quan và khách quan [15]. thổi” (Pink Puffer) thường gặp ở tuổi từ 50 đến SGA có 2 phần đánh giá. 75, không có tiền sử hen phế quản, thể trạng gầy Phần 1: Kiểm tra bệnh sử (thay đổi cân gầy, môi hồng. Triệu chứng nổi bật của thể bệnh nặng, chế độ ăn uống, các triệu chứng tiêu hóa, này là khó thở, ban đầu khó thở khi gắng sức, và những thay đổi chức năng) sau đó khó thở khi nghỉ ngơi. Gõ vang trống, rì rào phế nang giảm cả hai bên [12], [11]. Phần 2: Kiểm tra lâm sàng (mất lớp mỡ dưới da, teo cơ, phù mắt cá chân và cổ chướng) giúp Phim X-quang phổi: Hai phổi tăng sáng, khe sàng lọc dinh dưỡng khi bệnh nhân vào viện. gian sườn giãn rộng và nằm ngang, cơ hoành Hiệu quả ưuđiểm của phương pháp này là biết hạ thấp và dẹt, giảm mạng lưới mạch máu phổi rõ được thời điểm gần đây bệnh nhân có thay ở ngoại vi, bóng tim dài và nhỏ hình giọt nước. đổi tình trạng dinh dưỡng. Trên CLVT (HRCT) thường gặp KPT toàn bộ tiểu thùy [9]. Sử dụng bảng câu hỏi và thăm khám lâm sàng sau: Kiểu hình giãn phế quản: ho khạc nhiều đờm, có hình ảnh giãn phế quản, khí phế thũng * Cách tính điểm SGA: phối hợp trên phim chụp CLVT độ phân giải - Phương pháp SGA không phải tính điểm cao, thường gặp ở bệnh nhân thiếu hụt anpha1 bằng số. antitrypsine [13], [9]. - Điểm nguy cơ dinh dưỡng tổng thể không Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trên dựa vào mối nguy cơ riêng lẻ. bệnh nhân COPD: - Không nên sử dụng hệ thống tính điểm • Theo thang điểm BMI: Trong phương cứng nhắc dựa trên các tiêu chuẩn cụ thể. pháp nhân trắc, chỉ số khối cơ thể (BMI) = cân * Tính điểm từ nặng (kg)/ [chiều cao (m)]^2. Phần 1: Sụt cân; Khẩu phần ăn. Phân loại BMI (kg/m2) - WHO Phần 2: Giảm khối cơ; Giảm dự trữ mỡ. Cân nặng thấp (gầy) < 18,5 * Chỉ số gợi ý nhiều đến tính điểm “A” hoặc Bình thường 18,5 - 24,9 ít nguy cơ dinh dưỡng Thừa cân ≥ 25 • Cân nặng bình thường hoặc gần đây tăng Tiền béo phì 25 - 29,9 cân trở lại. Béo phì độ I 30 - 34,9 • Khẩu phần ăn bình thường hoặc cải thiện khẩu phần ăn. Béo phì độ II 35 - 39,9 • Mất lớp mỡ dưới da tối thiểu hoặc không Béo phì độ III ≥ 40 mất. Không giảm khối cơ hoặc giảm tối thiểu. Trang 60 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  4. • Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có kèm theo lao phổi, ung thư phổi, tr phổi, tràn dịch màng phổi, thuyên tắc động mạch phổi. NGHIÊN CỨU KHOA HỌCBệnh nhân nhồi máu cơ|tim, suy tim cấp. - SỐ 137 2023 | TẬP 1 | NGUYỄN XUÂN TUYẾN VÀ CỘNG SỰ - Bệnh nhân hôn mê. - đến tính điểm “B” thể hoàn thành bộThời hỏi vì bất kìđiểm nghiên cứu * Chỉ số gợi ý nhiều Bệnh nhân không hoặc 2.2. câu gian và địa lý do gì. tăng nguy cơ dinh dưỡng - Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ - Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên cứu. • Sụt cân tổng thể mức độ vừa đến nặng tháng 08/2022 - tháng 6/2023. - 2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu trước khi nhập viện (5-10%). - Địa điểm: Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện - Thời gian: Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 08/2022 - tháng 6/2023. • Khẩu phần ăn có thay đổi (ăn ít hơn bình Bạch Mai. thường < 50%). - Địa điểm: Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bạch Mai. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3. Phương pháp nghiên cứu Mất lớp mỡ dưới da, giảm nhiều hoặc mất - Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu khoảng 2cm. - Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứucắt ngang. tả cắt ngang. mô tả tiến cứu mô * Chỉ số gợi ý nhiều đến tính điểmchọn mẫu: - Phương pháp “C” hoặc - Phương pháp chọn mẫu: tăng nguy cơ dinh dưỡng * Cỡ mẫu: Được tính theo công thức: Được tính theo công thức: * Cỡ mẫu: • Sụt cân rõ hoặc tiến triển (thường ít nhất 10% cân nặng bình thường). (Z1-α/2)2pq n= 2 • Khẩu phần ăn có thay đổi nhiều (ăn ít hơn d bình thường > 50%). n: là cỡ mẫu nghiên cứu của n: làtượng COPD có tình trạng suy hô hấp được điều trị đối cỡ mẫu nghiên cứu của đối tượng • Mất lớp mỡ > 2cm, giảm khốiý nghĩa thống kê; với α = tình trạng suy hô hấp được điều trị α:Mức cơ nặng. COPD có 0,05 thì hệ số Z1-α/2 =1,96 *Mức đánh giá SGA α:Mức ý nghĩa thống kê; với α = 0,05 thì hệ p: Tỷ lệ thành công trong điều trị chọn p = 0,95 (theo Nguyễn Văn Thành và cộng s số Z1-α/2 =1,96 • Mức A: không có nguy cơ và vi sinh gây bệnh trên bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nhập v lâm sàng suy dinh dưỡng. p: Tỷ lệ thành công trong điều trị chọn p = • Mức B: Nguy cơ suy dinh - p q: 1 dưỡng mức độ 0,95 (theo Nguyễn Văn Thành và cộng sự, Đặc nhẹ. d:Sai số mong đợi, chọn d = 0,05 sàng và vi sinh gây bệnh trên bệnh điểm lâm • Mức C: nguy cơ suy dinh dưỡng mức độ nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng. Từ công thức trên, nhóm nghiên cứu tính toán n = 77 nhập viện) [16]. Chú ý: Khi do dự giữa điểm Athêm 10% để loại trừ các phiếu không hợp lệ và làm tròn số, có đối tượng n Cộng hoặc B, chọn q: 1 - p B. Khi do dự giữa điểm B hoặc C, bệnh nhân nhất là 90 chọn B. d: Sai số mong đợi, chọn d = 0,05 • Tiêu chuẩn loại trừ Từ công thức trên, nhóm nghiên cứu tính - Bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn toán n = 77 mãn tính có kèm theo lao phổi, ung thư phổi, Cộng thêm 10% để loại trừ các phiếu không tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, thuyên hợp lệ và làm tròn số, có đối tượng nghiên cứu ít tắc động mạch phổi. nhất là 90 bệnh nhân - Bệnh nhân nhồi máu cơ tim, suy tim cấp. * Cách chọn mẫu: Thu thập số liệu bắt đầu từ - Bệnh nhân hôn mê. ngày 08/2022 đến 06/2023, chọn các bệnh nhân COPD nhập viện điều trị tại trung tâm Hô hấp - Bệnh nhân không thể hoàn thành bộ câu – Bệnh viện Bạch Mai đủ tiêu chuẩn được chẩn hỏi vì bất kì lý do gì. đoán là đợt cấp COPD cho đến khi đủ cỡ mẫu. - Bệnh nhân không đồng ý tham gia nghiên - Thu thập số liệu, các chỉ tiêu đánh giá và cứu. công cụ đánh giá Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 61
  5. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 Các thông tin được thu thập theo mẫu bệnh - Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân được án nghiên cứu thống nhất, bao gồm: Các thông tin giải thích rõ mục đích nghiên cứu nhằm nâng về nhân khẩu học, triệu chứng lâm sàng, cận lâm cao bảo vệ sức khỏe, tự nguyện đồng ý tham gia. sàng, số lượng đợt cấp cần nhập viện điều trị. - Các thông tin về bệnh nhân được giữ bí 2.4. Phân tích và xử lý số liệu mật. Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS - Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có 20.0. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p < 0.05. quyền rút khỏi nghiên cứu bất cứ lúc nào không cần giải thích. 2.5. Đạo đức nghiên cứu 3. KẾT QUẢ - Nghiên cứu được Hội đồng chấm đề cương Trường Đại học Y Hà Nội thông qua. Nghiên cứu trên 133 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn - Nghiên cứu được sự đồng ý của Lãnh đạo tính điều trị tại Trung tâm Hô hấp - Bệnh viện Bệnh viện Bạch Mai, Trung tâm Hô hấp và các khoa Bạch Mai thu được kết quả sau: phòng có liên quan trong Bệnh viện Bạch Mai. Bảng 1. Các đặc điểm chung của bệnh nhân nghiên cứu (n = 133) Đặc điểm Dữ liệu, n = 133 Trung bình X ± SD (năm) 71,7 ± 8,8 Tuổi, X ± SD (năm) < 70 45,9% ≥ 70 54,1% Nam 94,7% Giới (%) Nữ 5,3% BMI 20 47,4% < 5 năm 39,1% Thời gian mắc bệnh 5 – 10 năm 30,8 % ≥ 10 năm 30,2% Còn hút thuốc 23,3% Có hút thuốc Tiền sử hút thuốc là, thuốc lào Đã bỏ thuốc 51,9% Không hút thuốc 24,8% Số đợt cấp trung bình trong vòng 12 tháng trước nhập viện X ± SD (lần) 2,16 ± 2,23 Nhẹ 12,0 % Tiêu chẩn chẩn đoán đợt cấp Vừa 38,4 % COPD của Anthonisen Nặng 49,6 % Ổn định ra viện 97,7 % Kết quả điều trị Xin về 2,3 % Thời gian nằm viện trung bình X ± SD (ngày) 9,7 ± 5,0 Trang 62 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  6. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | 2023 | TẬP 1 | NGUYỄN XUÂN TUYẾN VÀ CỘNG SỰ Nhận xét: Đặc điểm chung của đối tượng Bảng 3. Phân loại kiểu hình lâm sàng nghiên cứu được chủ yếu là nam giới chiếm (94,7%) (n = 133) trong đó độ tuổi trung bình là 71,7 ± 8,8, 90,2% đã Kiểu hình lâm sàng n % được chẩn đoán mắc COPD trước đó, 9,8% được chẩn đoán mắc COPD khi nhập viện, BMI 20,2 ± Viêm phế quản mạn tính và 23 17,3 3,4có 39,1 % mắc bệnh
  7. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 Nhận xét: Triệu chứng đờm tăng và phân loại 0,05. Kiểu hình KPT có 75% bệnh nhân có BMI ≥ 20, chỉ số BMI có sự khác biệt giữa các kiểu hình với p < kiểu hình VPQMN có 17,4% bệnh nhân BMI ≥ 20. Bảng 5. Điều trị và các kiểu hình COPD VPQMT KPT ACO Tăng ESO CTX GPQ p n = 23 n=4 n=3 n = 14 n = 71 n = 18 13 3 0 5 48 13 Thở máy Có (56,5%) (75%) (0%) (35,7%) (67,6%) (72,2%) không xâm 0,046 nhập 10 1 3 9 23 5 Không (43,5%) (25%) (100%) (64,3%) (32,4%) (27,8%) 12 3 3 12 50 8 Có Corticoid (52,2%) (75%) (100%) (85,7%) (70,4%) (44,4%) 0,065 toàn thân 11 1 0 2 21 10 Không (47,8%) (25%) (0%) (14,3%) (29,6%) (55,6%) Ra 23 3 3 14 69 18 Kết quả viện (100%) (75%) (100%) (100%) (97,2%) (100%) 0,236 điều trị Xin về 0 (0%) 1 (25%) 0 (0%) 0 (0%) 2 (2,8%) 0 (0%) Có đợt 11 1 1 4 68 7 Có nhập viện (47,8%) (33,3%) (33,3%) (28,6%) (98,6%) (38,9%) 0,000 trong vòng 12 2 2 10 1 11 6 tháng Không (52,2%) (66,7%) (66,7%) (71,4%) (1,4%) (61,2%) Nhận xét: Điều trị với phương pháp thở quả điều trị giữa các kiểu hình COPD. Trong quá máy có sự khác biệt giữa các kiểu hình với p trình theo dõi 6 tháng sau khi bệnh nhân ra viện, < 0,05 trong đó kiểu hình GPQ có 72,2% bệnh số đợt cấp phải nhập viện của bệnh nhân trong nhân có thở máy, kiểu hình ACO không có bệnh vòng 6 tháng có sự khác biệt giữa các kiểu hình nhân thở máy. Không có sự khác biệt giữa các với p < 0,05. Kiểu hình đợt cấp thường xuyên kiểu hình trong việc sử dụng corticoid đường có tỷ lệ tái nhập viện trong vòng 6 tháng là cao toàn thân trong quá trình điều trị cũng như kết nhất 98,6%. Bảng 6. Dinh dưỡng và kết quả điều trị Có đợt nhập viện trong vòng Kết quả điều trị n = 133 p Ra viện 6 tháng n = 130 p Có Xin về Không ≥ 20 62 (98,4%) 1 (1,6%) 43 (69,4%) 19 (30,6%) BMI 1,0 0,735 < 20 68 (97,1%) 2 (2,9%) 49 (72,1%) 19 (27,9%) A 58 (96,7%) 2 (3,3%) 43 (74,1%) 15 (25,9%) SGA B 41 (97,6%) 1 (2,4%) 0,796 26 (63,4%) 15 (36,6%) 0,457 C 31 (100%) 0 (0%) 23 (74,2%) 8 (25,8%) Nhận xét: không có sự khác biệt giữa các phân độ dinh dưỡng với kết quả điều trị và đợt nhập viện trong vòng 6 tháng với p < 0,05. Trang 64 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  8. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | 2023 | TẬP 1 | NGUYỄN XUÂN TUYẾN VÀ CỘNG SỰ 4. BÀN LUẬN viêm phế quản mạn tính, khí phế thũng, kiểu hình đợt cấp thường xuyên, kiểu hình giãn phế Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu: quản, kiểu hình chồng lấp hen – COPD,… [9]. Tổng cộng có 133 bệnh nhân, trong đó chủ Trong 133 bệnh nhân nghiên cứu, có 53,4% yếu là nam giới chiếm 94,7%, độ tuổi trung bình bệnh nhân thuộc kiểu hình đợt cấp thường của nhóm nghiên cứu là 71,7 ± 8,8, có 54,1% xuyên tức là có trên 2 đợt cấp trung bình hoặc bệnh nhân trên 70 tuổi, 120 bệnh nhân (90,2%) có 1 đợt cấp phải nhập viện trong vòng 12 đã được chẩn đoán COPD trước đó, 13 bệnh tháng trước nhập viện, tỷ lệ này tương tự tỷ lệ nhân (9,8%) mới được chẩn đoán COPD khi nhập 54,9% của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền năm viện, triệu chứng cơ năng khiến bệnh nhân vào 2021[17] và 53,3% của tác giả Nguyễn Quang viện nhiều nhất là khó thở (98.5%), tương tự kết Đợi năm 2019 [19]. Từ đó cho thấy kiểu hình phổ quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thành và Đinh biến gặp là kiểu hình đợt cấp thường xuyên. Ngọc Sỹ năm 2021 [16] cho thấy mô hình bệnh Còn những kiểu hình khác ít có những dữ liệu nhân đa số có tuổi trên 70 tuổi. nghiên cứu so sánh hơn. Trong số những bệnh nhân nghiên cứu, Kết quả nghiên cứu trong bảng 3.5 cho thời gian mắc bệnh < 5 năm chiếm 39,1%, từ thấy có sự khác biệt giữa các kiểu hình trong 5 năm đến 10 năm chiếm 30,8%, trên 10 năm việc việc điều trị thở máy không xâm nhập, số chiếm 30,2%, số lượng bệnh nhân gần như chia đợt cấp phải nhập viện của bệnh nhân trong đều, tỷ lệ này có sự khác biệt với nghiên cứu vòng 6 tháng sau khi điều trị ổn định ra viện, cho của tác giả Nguyễn Thị Thanh Huyền và Chu thấy phân loại kiểu hình có giá trị trong viện tiên Thị Hạnh năm 2021 khi tỷ lệ lần lượt là 46,0%, lượng điều trị cũng như dự đoán về tình trạng 40,7%, 13,3% [17], số lượng bệnh nhân chủ yếu bệnh của bệnh nhân. tập trung dưới 10 năm. Sự khác biệt này có thể do tình trạng bệnh được kiểmn soát tốt hơn nên Đăc điểm dinh dưỡng bệnh nhân nghiên cứu bệnh nhân có thời gian sống kéo dài hơn. Kết quả nghiên cứu trong Bảng 3.1 cho thấy, Kết quả nghiên cứu trong bảng 3.1 cho theo phân loại SGA số bệnh nhân không có nguy thấy theo tiêu chuẩn Anthonisen chẩn đoán cơ suy dinh dưỡng là 45,1% (60 bệnh nhân), có đợt cấp COPD mức độ nhẹ, vừa, nặng lần lượt là khả năng suy dinh dưỡng nhẹ là 31,6% (42 bệnh 12,0%, 38,4%, 49,6% có sự khác biệt với tác giả nhân) và suy dinh dưỡng nặng là 23,3% (31 bệnh Nguyễn Ngọc Thanh năm 2022 trên 108 bệnh nhân) kết quả này khác với kết quả của tác giả nhân ở bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa khi Đỗ Thị Lương năm 2015 đánh giá tình trạng dinh lần lượt là 17,6%, 59,3% và 23,1% [18], sự khác dưỡng trên 217 bệnh nhân COPD giai đoạn ổn biệt này do bệnh nhân tại các tuyến cuối thường định khi có kết quả lần lượt là 73,3%, 20,3% và sẽ nặng hơn tuyến dưới. 6,4% [20], sự khác biệt này là do nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên bệnh nhân mắc đợt cấp Đặc điểm kiểu hình COPD, còn tác giả Đỗ Thị Lương thực hiện trên Kiểu hình là một thuộc tính đơn lẻ hoặc kết bệnh nhân COPD giai đoạn ổn định, từ đó thấy hợp các thuộc tính mô tả bệnh, sự khác biệt giữa bệnh nhân mắc đợt cấp COPD có nguy cơ suy các bệnh nhân mắc COPD mà liên quan đến kết dinh dưỡng cao hơn giai đoạn ổn định. quả có ý nghĩa lâm sàng (các triệu chứng, đợt Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy cấp, các đáp ứng với điều trị, tiến triển bệnh BMI trung bình là 20,2 ± 3,4 cao hơn của tác giá hoặc tử vong). Các kiểu hình được chia ra là: Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 65
  9. TẠP CHÍ Y HỌC LÂM SÀNG | 2023 | SỐ 137 | TẬP 1 Nguyễn Đức Long (2015): 17,8 ± 2,7 [21], sự khác 3. Hirtum P.V. van, Sprooten R.T.M., Noord J.A. biệt này là do bệnh nhân của tác giả Nguyễn van và cộng sự. (2018). Long term survival Đức Long là bệnh nhân nằm ở khoa Hồi sức tích after admission for COPD exacerbation: A cực, thể trạng kém hơn. Từ bảng 3.4 cho thấy chỉ comparison with the general population. số BMI có sự khác biệt giữa các kiểu hình COPD Respiratory Medicine, 137, 77–82. với p < 0,05. 4. GOLD. Global strategy for the diagnosis, Kết quả bảng 3.6 cho thấy 2 cách phân loại management, and prevention of COPD. 2011. dinh dưỡng theo SGA và BMI đều không có sự 5. Rawal G. và Yadav S. (2015). Nutrition in khác biệt về kết quả điều trị với p < 0,05. chronic obstructive pulmonary disease: A Kết quả điều trị của bệnh nhân nghiên cứu review. J Transl Int Med, 3(4), 151–154. Từ kết quả Bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ điều trị 6. Anthonisen NR, Manfreda J, và Warren CP ổn định cho bệnh nhân nghiên cứu đạt 97,7%, (1987). Antibiotic therapy in exacerbations có 2,3% nặng xin về tương đương với tác giả of chronic obstructive pulmonary disease. Nguyễn Ngọc Thanh (2022) với kết quả đỡ giảm Ann Intern Med, 106, 196 – 204. chiếm 95,4%, nặng lên chiếm 4,6% [18]. 7. Miravitlles M., Calle M., và Soler-Cataluña 5. KẾT LUẬN J.J. (2012). Clinical Phenotypes of COPD: Identification, Definition and Implications for Nghiên cứu 133 bệnh nhân nhập viện vì đợt Guidelines. Arch Bronconeumol, 48(3), 86–98. cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, chúng tôi phát hiện thấy: kiểu hình gặp phổ biến ở bệnh 8. Kolsum U., Ravi A., Hitchen P. và cộng sự. nhân đợt cấp COPD nhập viện là kiểu hình đợt (2017). Clinical characteristics of eosinophilic cấp thường xuyên, cần có nhiều can thiệp hơn COPD versus COPD patients with a history of trong quá trình điều trị bao gồm thở máy không asthma. Respiratory Research, 18(1), 73. xâm nhập và viên lượng điều trị xấu, đây cũng 9. BỘ Y TẾ (2018). Hướng dẫn chẩn đoán và là kiểu hình có tỷ lệ tái nhập viện lên đến 98,6% điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. bệnh nhân cao nhất trong tất cả các kiểu hình, từ đó rút ra cần quản lý sát hơn các bệnh nhân 10. Koblizek V., Milenkovic B., Barczyk A. và COPD có kiểu hình đợt cấp thường xuyên . Tỷ lệ cộng sự. (2017). Phenotypes of COPD suy dinh dưỡng cao (52,6%) và giữa bệnh nhân patients with a smoking history in Central có suy dinh dưỡng và không suy dinh dưỡng and Eastern Europe: the POPE Study. Eur không có sự khác biết trong kết quả điều trị và tỷ Respir J, 49(5), 1601446. lệ nhập viện sau khi ra viện. Hầu hết bệnh nhân 11. Izquierdo-Alonso J.L., Rodriguez- đợt cấp COPD đều được điều trị ổn định (97,7%). GonzálezMoro J.M., Lucas-Ramos P. de và cộng sự. (2013). Prevalence and characteristics TÀI LIỆU THAM KHẢO of three clinical phenotypes of chronic 1. GOLD, Global Strategy for the Diagnosis, obstructive pulmonary disease (COPD). Management, and Prevention of Chronic Respiratory Medicine, 107(5), 724–731. Obstructive Pulmonary Disease. 2022. 12. Thuppal S., Lanzotti N., Vost B. và cộng sự. 2. Linden D., Guo-Parke H., Coyle P.V. và cộng (2021). Life Expectancy and Rate of Decline sự. Respiratory viral infection: a potential After Lung Volume Reduction Surgery. “missing link” in the pathogenesis of COPD. Thorac Surg Clin, 31(2), 177–188. Trang 66 Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn
  10. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SỐ 137 | 2023 | TẬP 1 | NGUYỄN XUÂN TUYẾN VÀ CỘNG SỰ 13. Turner A.M., Tamasi L., Schleich F. và cộng 18. Nguyễn Ngọc Thanh. Đặc điểm lâm sàng sự. (2015). Clinically relevant subgroups in và kết quả điều trị đợt cấp bệnh phổi tắc COPD and asthma. European Respiratory nghẽn mạn tính tại BVĐK tỉnh Thanh Hóa. Review, 24(136), 283–298. Luận văn chuyên khoa cấp 2 y học. Đại học 14. Gajanan G., Jyothi H., và Alisha C. (2013). Risk Y Hà Nội. 2022. Factors for Frequent Hospital Readmissions 19. Nguyễn Quang Đợi. Nghiên cứu đặc điểm lâm for Acute Exacerbations of COPD. Clinical sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ Medicine Research, 2(6), 167. tắc động mạch phổi cấp ở bệnh nhân đợt cấp 15. Detsky A., Jr M., Baker J. và cộng sự. (1987). bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Luận văn tiến What is subjective global assessment of sĩ y học. Đại học Y Hà Nội. 2019. nutritional status? Journal of Parenteral and 20. Đỗ Thị Lương Tình trạng dinh dưỡng ở bệnh Enteral Nutrition, 11(1), 8–13. nhân bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai 16. Nguyễn Văn Thành, Đinh Ngọc Sỹ, Trần Văn đoạn ổn định và một số yếu tô liên quan Ngọc và cộng sự. Đặc điểm lâm sàng và vi tại bệnh viện Bạch Mai năm 2015. Luận văn sinh gây bệnh trên bệnh nhân đợt cấp bệnh thạc sĩ y học. Đại học Y Hà Nội. 2015. phổi tắc nghẽn mạn tính nhập viện. 2021. 21. Nguyễn Đức Long (2014). Khảo sát tình 17. Thị Thanh Huyền Nguyễn và Chu Thị Hạnh. Tỷ trạng dinh dưỡng và nhận xét chế độ dinh lệ tái nhập viện vì đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn dưỡng đang sử dụng ở bệnh nhân đợt cấp mạn tính và một số yếu tố liên quan. 2019. bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Luận văn thạc sĩ Y học. Đại học Y Hà Nội. 2014. Abstract REVIEW OF CLINICAL PHENOTYPE, NUTRITIONAL STATUS AND RESULTS OF TREATMENT OF ACUTE EXACERBATION OF CHRONIC OBSTRUCTIVE PULMONARY DISEASE AT BACH MAI HOSPITAL Objective: to evaluate the clinical phenotype, nutritional status and results of treatment of acute exacerbations of chronic obstructive pulmonary disease at Bach Mai hospital. Subjects and methods: Patients diagnosed with acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease treated inpatient at the Respiratory Center - Bach Mai Hospital; Cross-sectional descriptive study. Results: A total of 133 patients met the criteria for inclusion in the study. The asthma-COPD overlap phenotype accounted for 2.3%, frequent exacerbation phenotype accounted for 53.4%, blood eosinophils increased phenotype accounted for 10.5%, chronic bronchitis and increased sputum secretion accounted for 17.3%, emphysema phenotype accounted for 3.0%, bronchiectasis phenotype accounted for 13.5%. 47.4% had a BMI of 20 or more, 52.6% had a BMI below 20. About the treatment results: 97.7% were treated stably and discharged from the hospital, 2.3% asked to return home. Of the 130 patients who were treated stably and discharged from the hospital, 70.8% had a re-hospitalization within at 6 months, 29.2% had no hospitalization within 6 months of discharge. Conclusions: In this study, several of clinical phenotypes were identified: asthma-copd overlap, peripheral blood eosinophilia, bronchiectasis, and chronic bronchitis. 52.6% of patients have malnutrition, 97.7% are treated successfully. Keywords: Chronic obstructive pulmonary disease, phenotype classification, nutritional status. Tạp chí Y học lâm sàng | jocm@bachmai.edu.vn | www.jocm.vn Trang 67
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0