intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nhồi máu cơ tim không đau ở người tiểu đường

Chia sẻ: Colgate Colgate | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

121
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo ước tính, có khoảng 30% bệnh nhân vào viện vì nhồi máu cơ tim mắc tiểu đường, trong khi tần suất người mắc bệnh tiểu đường trong dân số chung vào khoảng 5-6%. Điều này nói lên rằng người mắc bệnh tiểu đường dễ bị nhồi máu cơ tim hơn những người không mắc bệnh tiểu đường từ 2-4 lần tùy theo giới (phụ nữ mắc nhiều hơn, tuy chưa biết rõ lý do). Khi bị nhồi máu cơ tim, triệu chứng đầu tiên rất có giá trị gợi ý cho chẩn đoán là những cơn đau điển hình vùng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nhồi máu cơ tim không đau ở người tiểu đường

  1. Nhồi máu cơ tim không đau ở người tiểu đường
  2. Theo ước tính, có khoảng 30% bệnh nhân vào viện vì nhồi máu cơ tim mắc tiểu đường, trong khi tần suất người mắc bệnh tiểu đường trong dân số chung vào khoảng 5-6%. Điều này nói lên rằng người mắc bệnh tiểu đường dễ bị nhồi máu cơ tim hơn những người không mắc bệnh tiểu đường từ 2-4 lần tùy theo giới (phụ nữ mắc nhiều hơn, tuy chưa biết rõ lý do). Khi bị nhồi máu cơ tim, triệu chứng đầu tiên rất có giá trị gợi ý cho chẩn đoán là những cơn đau điển hình vùng ngực trái, đau lan lên vai, lan ra cách tay… kèm theo các triệu chứng mệt nhọc, khó thở, vã mồ hôi…
  3. Tuy nhiên, có một số người vì lý do này nọ, khi bị nhồi máu cơ tim lại không có triệu chứng đau quý giá này khiến cho việc chẩn đoán khó khăn và điều trị có phần kém hiệu quả vì được chẩn đoán muộn hơn. Do vậy, bệnh nhân và bác sỹ cần cảnh giác và cần nghĩ đến bệnh nhồi máu cơ tim một cách hệ thống trước một bệnh nhân tiểu đường có các triệu chứng xảy ra đột ngột và không giải thích được như:  Rối loạn tiêu hóa, đau thượng vị.  Khó thở khi gắng sức.  Mệt mỏi, nhất là khi có gắng sức.  Rối loạn nhịp tim, nhồi máu phổi.  Đường máu tăng không rõ lý do.  Tụt huyết áp. Trong mọi trường hợp, làm điện tim là cách đơn giản nhất giúp chẩn đoán sớm nhồi máu cơ tim (vấn đề là nghĩ đến nó trước tiên). Sau nữa, có thể siêu âm tim gắng sức, chụp mạch vành, chụp CT scan…
  4. Chẩn đoán càng sớm, càng giúp cho tiên lượng bệnh được tốt. Nhưng có một thực tế là bệnh nhân tiểu đường sau khi bị nhồi máu cơ tim vẫn có nhiều khả năng tử vong hơn rất nhiều so với người không bị bệnh tiểu đường (20% so với 3,5% sau 7 năm). Do vậy, tốt nhất là đừng mắc bệnh tiểu đường, điều trị tăng huyết áp, điều trị rối loạn chuyển hóa mỡ, tập thể dục, không hút thuốc lá, ăn uống điều độ là những biện pháp cơ bản nhất để giữ được sức khỏe dài lâu. Ths, Bs Nguyễn Huy Cường.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2