intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những bài viết của Bác Hồ trên Báo Nhân Dân (1951-1954): Phần 1

Chia sẻ: Lăng Mộng Như | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:312

19
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn sách "Những bài viết của Bác Hồ trên Báo Nhân Dân (1951-1954)" gồm 360 bài viết, được sắp xếp theo thứ tự thời gian đăng trên Báo Nhân Dân từ năm 1951 đến năm 1954. Phần 1 gồm các bài viết của Bác từ năm 1951-1952, mời các bạn cùng tham khảo chi tiết!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những bài viết của Bác Hồ trên Báo Nhân Dân (1951-1954): Phần 1

  1. 3K5H Mã số: CTQG-2015
  2. CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN THUẬN HỮU TỔ CHỨC NỘI DUNG LÊ QUỐC KHÁNH PHAN HUY HIỀN ĐINH NHƯ HOAN PHẠM SONG HÀ NGUYỄN NGỌC THANH TỔ CHỨC BẢN THẢO PHÒNG TƯ LIỆU - THƯ VIỆN, TRUNG TÂM THÔNG TIN BIÊN SOẠN HUY THẮNG, VŨ KIM, THẠC HÙNG THU HÀ, PHƯƠNG MAI, NGÔ NHUNG, HẢI THANH, LAN HƯƠNG, VIỆT HƯNG
  3. 5 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890 - 1969) là lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, nhà văn hóa lớn của thế giới, người thầy của báo chí cách mạng Việt Nam... Người để lại cho chúng ta một di sản quý giá với hệ thống quan điểm tư tưởng lý luận toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó có nhiều bài báo sâu sắc, giàu tính chiến đấu. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết trong tác phẩm: Hồ Chí Minh - một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự nghiệp: “Hồ Chí Minh là nhà chiến lược, nhà lãnh đạo, nhà tổ chức, đồng thời là nhà văn hóa, nhà báo, nhà thơ lớn. Người đã mở đầu và góp phần quan trọng hiện đại hóa ngôn ngữ và câu văn Việt Nam. Suốt đời, Hồ Chí Minh là người cầm bút chiến đấu trên mặt trận văn hóa, báo chí, với một văn phong đa dạng nhiều sắc thái mà nổi bật lên tính quần chúng, cách suy nghĩ và diễn đạt dân gian, dễ hiểu, đi sâu vang vọng trong lòng người, gợi mở những tư tưởng lớn lao, thúc đẩy những việc làm tốt đẹp, bằng những lời lẽ bình dị giầu hình tượng, nói được điều lớn bằng chữ nhỏ”1. Với nhiều bút danh khác nhau, nhà báo Hồ Chí Minh đã viết hàng nghìn bài báo với phong cách đa dạng, phong phú, ngôn ngữ uyển chuyển, linh hoạt thể hiện một trí tuệ uyên bác, một ý chí chiến đấu mạnh mẽ, một cái tâm rộng lớn. Những bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh được đăng tải trên nhiều báo chí cách mạng trong _______________ 1. Phạm Văn Đồng: Hồ Chí Minh - Tinh hoa và khí phách của dân tộc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, tr.207.
  4. 6 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN nước và quốc tế, trong đó có Báo Nhân Dân - cơ quan của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam. Từ năm 1951 đến năm 1969, trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, những bài báo của Người thể hiện tầm nhìn chiến lược, những chủ trương đối nội, đối ngoại của Người và Đảng ta. Mỗi bài báo của Người là vũ khí sắc bén kêu gọi tinh thần yêu nước, thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm, dốc toàn sức toàn lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân để đi đến thắng lợi cuối cùng; ca ngợi tinh thần đoàn kết đấu tranh của các dân tộc bị áp bức, sự giúp đỡ, tinh thần quốc tế vô sản trong sáng của Liên Xô, Trung Quốc...; vạch rõ những âm mưu, thủ đoạn đen tối của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam và Đông Dương. Nhằm giúp bạn đọc có thêm tư liệu về các bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đăng trên Báo Nhân Dân trong những năm 1951 - 1969, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản bộ sách Những bài viết của Bác Hồ trên Báo Nhân Dân. Bộ sách tuyển chọn những bài viết của Bác đăng trên Báo Nhân Dân từ năm 1951 đến năm 1969 và được chia thành 3 tập: Tập 1 bộ sách Những bài viết của Bác Hồ trên Báo Nhân Dân, gồm 360 bài viết, được sắp xếp theo thứ tự thời gian đăng trên Báo Nhân Dân từ năm 1951 đến năm 1954. Ngoài những bài viết đã được công bố trong bộ sách Hồ Chí Minh Toàn tập, từ tập 7 đến tập 9 (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản năm 2011), cuốn sách giới thiệu 130 bài viết của Bác đăng trên Báo Nhân Dân với nhiều bút danh khác nhau, lần đầu được sưu tầm, tuyển chọn, công bố. Tuy đã có rất nhiều cố gắng, nhưng cuốn sách sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, mong bạn đọc góp ý để lần xuất bản sau được hoàn chỉnh hơn. Tháng 3 năm 2016 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT
  5. 7 LỜI GIỚI THIỆU Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, ngày 11-3-1951, Báo Nhân Dân - Cơ quan Trung ương của Đảng ta ra số đầu tiên. 65 năm qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Báo Nhân Dân luôn xứng đáng là cơ quan ngôn luận Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếng nói của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam; ngọn cờ chính trị - tư tưởng của Đảng trên mặt trận báo chí nước ta; cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, là người bạn tin cậy của đồng bào và chiến sĩ cả nước và là cuốn biên niên sử của cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới, là Người khai sinh nền báo chí cách mạng Việt Nam. Suốt 19 năm (từ năm 1951 đến 1969) Bác Hồ dành cho tờ báo của Đảng sự quan tâm rất đặc biệt. Người chú ý theo dõi và đọc báo Đảng hàng ngày, nhắc nhở phê bình khi báo có thiếu sót, khuyết điểm, động viên khen ngợi lúc báo có thành tích và chỉ rõ: "Tờ báo Đảng như những lớp huấn luyện giản đơn thiết thực và rộng khắp. Nó dạy chúng ta những điều cần biết làm tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo và công tác. Hàng ngày nó giúp nâng cao trình độ chính trị và năng suất công tác của chúng ta".
  6. 8 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN Thống kê bước đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng gần ba mươi bút danh để viết hơn 1.200 bài đăng trên báo Đảng. Với lối viết ngắn gọn và đại chúng; sinh động và sâu sắc; hiện đại và giản dị, đậm nét tư duy biện chứng hòa quyện nhuần nhuyễn với bản sắc văn hóa Việt Nam, những bài báo của Người không chỉ thu hút sự quan tâm của bạn đọc qua các thời kỳ, có tính tôn chỉ, định hướng của tờ báo mà còn giúp Báo Nhân Dân trở thành tờ báo thể hiện hệ thống những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo, hành động của Đảng, của Bác Hồ ở mọi thời kỳ cách mạng. Những bài viết của Người với văn phong giản dị song lại có tác động trực tiếp đến hoạt động tổ chức và lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, phản ánh đúng thực tiễn đời sống chiến đấu, lao động hằng ngày của cán bộ, chiến sĩ, nhân dân ta. Trước những thời điểm mang tính bước ngoặt lịch sử, Báo Nhân Dân lại được đăng những bài viết quan trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện quan điểm của Đảng cầm quyền với những vấn đề mới và trọng đại của đất nước; về Đảng và công tác xây dựng Đảng; về đường lối lãnh đạo kháng chiến; về phong trào thi đua yêu nước; về những tấm gương anh hùng và chiến sĩ thi đua tiêu biểu trong kháng chiến nhằm huy động sức mạnh toàn dân, toàn diện, khẳng định niềm tin vào khối đại đoàn kết toàn dân; về sự ủng hộ của các nước dân chủ nhân dân và bạn bè thế giới đối với cuộc kháng chiến của ta; về phong trào giải phóng dân tộc ở các thuộc địa... Với tầm nhìn chiến lược, những bài viết của Người như vũ khí tấn công trực diện vạch trần tội ác, âm mưu thủ đoạn đen tối của kẻ thù và bọn tay sai; đồng thời, phân tích một cách biện chứng về thế thua tất yếu của thực dân Pháp và can thiệp của đế quốc Mỹ trên chiến trường ba nước Đông Dương... Chào mừng thành công Đại hội lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam và hưởng ứng Cuộc vận động Học tập và làm theo
  7. LỜI GIỚI THIỆU 9 tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng; nhân kỷ niệm 65 năm ngày Báo Nhân Dân ra số đầu (11-3-1951 – 11-3-2016) và bày tỏ lòng biết ơn của các thế hệ cán bộ, phóng viên Báo Nhân Dân đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu; Ban Biên tập Báo Nhân Dân phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản bộ sách Những bài viết của Bác Hồ trên Báo Nhân Dân. Bộ sách tuyển chọn những bài viết nhằm giới thiệu với bạn đọc một cách hệ thống trên cơ sở có xuất xứ để đảm bảo tính xác thực của các tài liệu, tư liệu hình ảnh. Với mục tiêu cung cấp và khai thác có hiệu quả những giá trị của khối tài liệu, tư liệu, hình ảnh gốc đã và đang được lưu giữ tại Báo Nhân Dân; đồng thời, tham khảo đối chiếu và sưu tầm, bổ sung những tư liệu hình ảnh có liên quan ở một số bảo tàng và các cơ quan lưu trữ quốc gia. Hy vọng bộ sách sẽ là nguồn tư liệu bổ ích cho việc nghiên cứu và phát huy di sản tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Trong quá trình soạn thảo không tránh khỏi sơ suất, mong quý bạn đọc góp ý, phê bình. Xin trân trọng cảm ơn! THUẬN HỮU ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG TỔNG BIÊN TẬP BÁO NHÂN DÂN
  8. 10 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN
  9. 11 1951 PHONG TRÀO MUA CÔNG TRÁI Phong trào mua công trái lại là một dịp để chứng tỏ lòng nồng nàn yêu nước của đồng bào ta. Như ở Tuyên Quang, vì cán bộ chính quyền và đoàn thể khéo tuyên truyền, giải thích, cổ động và tổ chức, cho nên đồng bào người giàu cũng như người nghèo, đều hiểu rõ và hăng hái thi đua mua công trái. Trong dịp này, đồng bào có những cử chỉ rất cảm động. Vài thí dụ: Hai em nhi đồng bán báo đã đưa hết cả số tiền tích trữ được trong mấy năm để mua công trái, một em mua 8.000đ, một em mua 12.000đ. Một bà cụ ở mướn, đã dốc tất cả số tiền mồ hôi nước mắt từ ngày bắt đầu kháng chiến đến nay để mua công trái. Ông Hồi Xuân Viện đã mua gần hai triệu đồng (2.000.000đ); cô Liên Phương hơn triệu đồng (1.000.000đ), v.v.. Vì vậy đồng bào tỉnh Tuyên đã được Hồ Chủ tịch khen ngợi. Ở Tuyên Quang như thế, chắc ở các tỉnh khác, chắc khắp cả nước đều như thế. Vì đồng bào đã hiểu thấu lời của Hồ Chủ tịch: Mua công trái là một việc đã ích cho nước (giúp kháng chiến), lại lợi cho nhà (Chính phủ sẽ trả vốn và lãi).
  10. 12 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN Cán bộ địa phương cần ghi nhớ lời Hồ Chủ tịch dạy: "Phải cố gắng thi đua mua công trái. Nhưng đồng thời chớ để cạn vốn tăng gia sản xuất của nhân dân". Mong rằng các tỉnh nhớ gửi dần dần kết quả việc bán công trái để đăng lên báo Nhân Dân. C.B. - Báo Nhân Dân, số 1, ngày 11-3-1951, tr.8. - Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật Hà Nội, 2011, t.7, tr.52.
  11. 13 NGƯỜI ĐẢNG VIÊN ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM PHẢI THẾ NÀO? Thế nào mới xứng đáng là người đảng viên Đảng Lao động Việt Nam? Tuyên ngôn của Đảng đã trả lời rõ câu ấy: Đảng Lao động Việt Nam sẽ gồm những công nhân, nông dân và lao động trí óc yêu nước nhất, hăng hái nhất, cách mệnh nhất. Nó sẽ gồm những người kiên quyết phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, phụng sự lao động, những người chí công vô tư, làm gương mẫu trong công cuộc kháng chiến kiến quốc. Như thế là rõ. Ai mà không như thế, thì không xứng đáng là người đảng viên Đảng Lao động Việt Nam. Làm gương mẫu thế nào? Nói chung, thì người đảng viên ở bất kỳ đâu, bất kỳ làm việc gì, bất kỳ địa vị nào và hoàn cảnh nào, cũng phải luôn luôn: - Đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước hết. - Phải ra sức tham gia công việc kháng chiến. - Phải gần gũi dân chúng, thương yêu, giúp đỡ dân chúng, tổ chức và lãnh đạo dân chúng. - Phải giữ vững đạo đức cách mệnh, là chí công vô tư.
  12. 14 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN Nói riêng từng người, thì đảng viên quân nhân: - Phải luôn luôn giữ gìn kỷ luật, và quý trọng, tiết kiệm của công. - Phải ra sức học tập chính trị và quân sự. - Phải thương yêu anh em trong đội và dân chúng. - Phải thi đua giết giặc, lập công. Đảng viên công nhân: - Phải cố gắng học tập chính trị, văn hóa và trau dồi kỹ thuật. - Phải thi đua tiết kiệm nguyên liệu, tăng năng suất. - Phải giúp anh em cùng tiến bộ. Đảng viên nông dân: - Phải cố học tập chính trị và văn hóa. - Phải ra sức hoạt động trong nông hội và ở địa phương mình. - Phải thi đua tăng gia sản xuất, làm cho quân và dân ta no cơm ấm áo. Đảng viên trí thức: - Phải gần gũi, học tập và giúp đỡ quần chúng công nông. Phải "công nông hoá". - Phải cố thực hiện và giúp anh chị em thực hiện Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Nói tóm lại: Người đảng viên - dù công tác to hay nhỏ, địa vị cao hay thấp - ở đâu cũng phải làm gương mẫu cho quần chúng. Mỗi đảng viên là một người thay mặt cho Đảng trước quần chúng, để giải thích chính sách của Đảng và của Chính phủ cho quần chúng hiểu rõ và vui lòng thi hành. Mà muốn cho quần chúng hăng hái thi hành, thì người đảng viên ắt phải xung phong làm gương mẫu để quần chúng bắt chước, làm theo. Mà muốn cho quần chúng nghe lời mình, làm theo mình, thì người đảng viên, từ việc làm, lời nói cho đến cách ăn ở, phải
  13. NGƯỜI ĐẢNG VIÊN ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM... 15 thế nào cho dân tin, dân phục, dân yêu. Thế là làm cho dân tin Đảng, phục Đảng, yêu Đảng và làm theo chính sách của Đảng và của Chính phủ. Đảng viên nào không được dân tin, dân phục, dân yêu thì chưa xứng đáng là một người đảng viên của Đảng Lao động Việt Nam. Vì vậy, mỗi đảng viên phải luôn luôn cố gắng. C.B. - Báo Nhân Dân, số 2, ngày 25-3-1951, tr.3. - Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.54-55.
  14. 16 ĐỂ HIỂU CHIẾN LƯỢC Điều thứ 1 trong Chính cương của Đảng là: Kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn. Để kháng chiến thắng lợi hoàn toàn, trước hết tất cả đảng viên, cán bộ, bộ đội và nhân dân đều phải luôn luôn ghi nhớ rằng: Kháng chiến nhất định thắng lợi nhưng cũng nhất định phải trường kỳ và gian khổ. Hiểu thấu như thế, thì mọi công việc mới làm đúng, và tránh khỏi những xu hướng sai lầm như: cầu an, chủ quan, khinh địch, v.v.. Đồng thời, mọi người cần phải hiểu chiến lược của ta. Cuộc kháng chiến của ta có nhiều chỗ giống cuộc kháng chiến của nhân dân Trung Quốc chống Nhật, chống Tưởng ngày trước. Vì vậy, ta có thể tùy điều kiện thiết thực của ta mà áp dụng chiến lược của nhân dân Trung Quốc (tức là chiến lược Mao Trạch Đông). Chiến lược ấy gồm có 10 điểm như sau: 1. Trước đánh bọn địch lẻ tẻ và yếu. Sau đánh bọn địch tập trung và mạnh. 2. Trước chiếm lấy những thành thị nhỏ và vừa vừa, và những làng mạc to. Sau lấy những thành thị to. 3. Mục đích chính của ta là tiêu diệt sinh lực của địch,
  15. ĐỂ HIỂU CHIẾN LƯỢC 17 chứ không cốt tranh lấy hoặc đóng giữ các thành thị và các địa phương. Đánh chiếm hoặc đóng giữ thành thị và địa phương là kết quả của sự tiêu diệt sinh lực địch, cho nên thường phải đánh đi đánh lại mấy lần, cuối cùng mới giữ được hoặc chiếm được. 4. Trong mỗi trận đánh, ta phải tập trung binh lực của ta gấp 2, gấp 3, gấp 4, có khi gấp 5, gấp 6 binh lực của địch; bao vây tứ phía địch, cốt tiêu diệt hết địch, không để thoát tên nào. Khi gặp tình hình đặc biệt, thì tập trung toàn lực của ta đánh mặt chính và một bên hoặc hai bên sườn của địch, để tiêu diệt một bộ phận và đánh tan một bộ phận của địch, đặng ta có thể mau chóng chuyển sang đánh bộ phận khác của địch. Phải tránh những trận lợi không bù hại, hoặc được thua ngang nhau. Như vậy, xem chung (nói về số quân) thì thế ta yếu. Nhưng xem riêng từng mỗi chiến dịch, thì thế ta rất mạnh, nhất định ta thắng. Rồi dần dần ta sẽ chuyển thành thế mạnh chung, cho đến khi tiêu diệt hết địch. 5. Không chuẩn bị đầy đủ, thì không đánh. Không chắc thắng, thì không đánh. Mỗi lần đánh, ắt phải chuẩn bị, ắt phải nắm chắc thắng lợi khi đã so sánh điều kiện của địch và của ta. 6. Phải nâng cao trong bộ đội cái tinh thần dũng cảm, không sợ khó nhọc, không sợ hy sinh, chiến đấu dẻo dai. (Trong một thời gian ngắn, tiếp tục đánh luôn mấy trận). 7. Ra sức đánh vận động để tiêu diệt sinh lực địch. Đồng thời cũng chú trọng đánh trận địa, để tranh lấy cứ điểm và thành thị của địch. (Ở ta hiện nay, phát triển du kích rộng rãi là nhiệm vụ chủ yếu. Dần dần mới theo đúng như Trung Quốc được). 8. Ở những cứ điểm và thành thị, sức địch yếu, thì ta kiên
  16. 18 NHỮNG BÀI VIẾT CỦA BÁC HỒ TRÊN BÁO NHÂN DÂN quyết đánh lấy cho kỳ được. Những nơi sức địch vừa vừa, thì ta chọn dịp tốt mà đánh lấy. Những chỗ địch giữ gìn kiên cố, ta phải chờ điều kiện chín muồi mới đánh lấy. 9. Dùng toàn bộ vũ khí và nhân viên của địch mà bổ sung cho ta. Cái nguồn chính về sức người và sức của cho ta, là ở mặt trận. (Tức là chiếm lấy của địch mà dùng). 10. Phải khéo lợi dụng những ngày giờ giữa chiến dịch này đến chiến dịch khác, để nghỉ ngơi, chỉnh đốn và huấn luyện bộ đội. Không nên nghỉ ngơi quá lâu. Không nên để cho địch lấy lại được hơi thở. (Song cố nhiên quân ta cũng phải có thì giờ mà thở). Chiến lược ấy xây dựng trên nền tảng nhân dân chiến tranh, quân và dân đoàn kết nhất trí, cán bộ và binh sĩ đoàn kết nhất trí, đẩy mạnh địch vận để làm tan rã quân địch, đẩy mạnh công tác chính trị trong bộ đội. Ta phải học tập tư tưởng chiến lược Mao Trạch Đông và khôn khéo áp dụng vào hoàn cảnh nước ta. Được như thế, nhất định chúng ta sẽ thắng. C.B. - Báo Nhân Dân, số 4, ngày 15-4-1951, tr.2. - Hồ Chí Minh: Toàn tập, Sđd, t.7, tr.60-62.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2