intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những đóng góp mới của luận án: Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Chia sẻ: Nam Nữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:1

204
lượt xem
17
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra cách tiếp cận mới về quản trị dòng tiền của doanh nghiệp, theo đó quản trị dòng tiền cần được thực hiện thành quy trình từ các nghiệp vụ phát sinh, ghi nhận, kiểm soát tới các giao dịch tài chính nhằm tối ưu hóa ngân quỹ và xử lý ngân quỹ của doanh nghiệp,... Mời các bạn cùng tham khảo Những đóng góp mới của luận án: Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên  thị trường chứng khoán Việt Nam sau đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những đóng góp mới của luận án: Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN<br /> <br /> Đề tài luận án: Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên<br /> thị trường chứng khoán Việt Nam<br /> Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng Mã số: 62340201<br /> Nghiên cứu sinh: Đỗ Hồng Nhung Mã NCS: NCS32.44TC<br /> Người hướng dẫn : PGS.TS. Vũ Duy Hào<br /> Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân<br /> Những đóng góp mới về mặt lý luận của Luận án<br /> Quản trị dòng tiền của các doanh nghiệp là chủ đề được tập trung nghiên cứu trên thế giới từ<br /> mấy thập niên trở lại đây, mỗi nghiên cứu đề cập tới khía cạnh khác nhau về quản trị dòng tiền của<br /> doanh nghiệp. Trong nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra cách tiếp cận mới về quản trị dòng tiền của<br /> doanh nghiệp, theo đó quản trị dòng tiền cần được thực hiện thành quy trình từ các nghiệp vụ phát<br /> sinh, ghi nhận, kiểm soát tới các giao dịch tài chính nhằm tối ưu hóa ngân quỹ và xử lý ngân quỹ của<br /> doanh nghiệp. Đặc biệt là quy trình này sẽ được ứng dụng cho một ngành kinh doanh cụ thể. Thêm<br /> vào đó, tác giả đã đề xuất một số chỉ tiêu mới phản ánh chất lượng dòng tiền của doanh nghiệp như<br /> tỷ số dòng tiền/doanh thu, dòng tiền/tài sản, dòng tiền/lợi nhuận sau thuế, dòng tiền/vốn chủ sở hữu<br /> bên cạnh các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán (khả năng thanh toán ngắn hạn, nhanh, tức thời)<br /> truyền thống đang được sử dụng phổ biến trong phân tích tài chính doanh nghiệp.<br /> Những phát hiện, đề xuất mới rút ra từ kết quả nghiên cứu của Luận án<br /> (1) Trên cơ sở khảo sát 15/53 doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết (DN CBTPNY),<br /> phỏng vấn sâu các DN CBTPNY, tham vấn ý kiến chuyên gia tài chính và kiểm toán viên, tác giả đã<br /> phân tích các nội dung quản trị dòng tiền, đánh giá thực trạng quản trị dòng tiền của các DN<br /> CBTPNY, qua đó đã phát hiện nội dung quản trị dòng tiền chưa được các DN này thực hiện đầy đủ.<br /> Cụ thể: việc lập kế hoạch dòng tiền đang được thực hiện như một nội dung nhỏ trong lập kế hoạch<br /> tài chính hàng năm, dự báo dòng tiền dựa trên kinh nghiệm của giám đốc tài chính/kế toán trưởng,<br /> đặc biệt mô hình ngân quỹ tối ưu chưa được sử dụng.<br /> (2) Từ kết quả khảo sát kết hợp với phỏng vấn sâu DN CBTPNY, tham vấn ý kiến chuyên gia và<br /> kiểm toán viên, Luận án đề xuất hai nhóm giải pháp:<br /> Thứ nhất, nhóm giải pháp trực tiếp:<br /> (i) Dự báo dòng tiền: Từ dữ liệu thu thập được của 53 DN CBTPNY, tác giả đã xây dựng<br /> phương trình hồi quy phản ánh mối quan hệ giữa dòng tiền của doanh nghiệp với biến phản ánh các<br /> khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho, dòng tiền quá khứ (kỳ trước) qua đó tác giả cũng chứng minh<br /> được dòng tiền kỳ trước không ảnh hưởng tới dự báo dòng tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho tác<br /> động thuận chiều và khoản phải trả tác động ngược chiều tới dòng tiền dự báo của doanh nghiệp;<br /> (ii) Xây dựng mô hình ngân quỹ tối ưu: Theo kết quả khảo sát và phỏng vấn sâu, mô hình<br /> ngân quỹ tối ưu không được các DN CBTPNY quan tâm, các nhà quản trị tài chính chưa có khái<br /> niệm về mô hình này. Qua nghiên cứu này, tác giả đã gắn kết mô hình ngân quỹ tối ưu Stone với<br /> điều kiện thực tiễn Việt Nam, đặc biệt tại các DN CBTPNY.<br /> Thứ hai, nhóm giải pháp bổ trợ: Tuyển mới giám đốc tài chính và tách chức năng nhiệm vụ<br /> của kế toán trưởng với giảm đốc tài chính; Ứng dụng mô hình điểm đặt hàng hiệu quả nhằm giảm<br /> thiểu chi phí hàng tồn kho; Sử dụng các sản phầm từ ngân hàng thương mại như Future, Option,<br /> Factoring nhằm phòng ngừa rủi ro tỷ giá và sử dụng sản phẩm quản lý vốn lưu động; Xây dựng,<br /> nâng cấp phần mềm kế toán cần tách phần hành quản trị dòng tiền độc lập với các phần hành khác.<br /> Bên cạnh đó, để thực hiện thành công các giải pháp một số kiến nghị được tác giả đề xuất:<br /> tạo lập thị trường giao dịch cho các công cụ tín dụng thương mại, tách Luật các công cụ chuyển<br /> nhượng thành Luật Hối phiếu và Luật Séc, hỗ trợ về mặt phí dịch vụ và ban hành văn bản pháp quy<br /> để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các công ty mua bán nợ và các trung tâm trọng tài<br /> thương mại.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0