intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những yếu tố xã hội tác động đến quyết định nạo thai của người phụ nữ không có chồng - Nguyễn Qúy Thanh

Chia sẻ: Huynh Thi Thuy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

104
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những yếu tố xã hội như dư luận xã hội, tiểu môi trường xã hội, tài chính,... có tác động đến quyết định nạo thai của người phụ nữ không có chồng như thế nào, mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài viết "Những yếu tố xã hội tác động đến quyết định nạo thai của người phụ nữ không có chồng" để hiểu hơn về vấn đề này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những yếu tố xã hội tác động đến quyết định nạo thai của người phụ nữ không có chồng - Nguyễn Qúy Thanh

52 Xã hội học số 3 (55), 1996<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Những yếu tố xã hội tác động đến quyết định nạo thai<br /> của người phụ nữ không có chồng<br /> <br /> <br /> <br /> NGUYỄN QUÝ THANH<br /> <br /> <br /> <br /> T ùy theo lý do gây ra hiện tượng thang thai ngoài hôn nhân, người phụ nữ sẽ đi đến quyết định nạo thai<br /> hay để sinh con. Trong tuyệt đại đa số các trường hợp mang thai ngoài hôn nhân người phụ nữ thường<br /> đi đến quyết định nạo thai. Những yếu tố xã hội nào tác động đến quá trình ra quyết định nạo thai của người phụ<br /> nữ?<br /> 1. Dư luận xã hội.<br /> Một trong các chức năng cơ bản của dư luận xã hội (DLXH) là chức năng kiểm soát xã hội( 1 ) mà một khía<br /> cạch của nó là kiểm soát hành vi cá nhân. Sự kiểm soát này được thực hiện trên cơ sở phán xét đánh giá của nó<br /> dựa trên một hệ thống các chuẩn mực xã hội (bao gồm chuẩn mực đạo đức, văn hóa, tôn giáo...). Cuộc trưng cầu<br /> ý kiến 200 người của chúng tôi về hành vi nạo thai, năm 1993 đã cho kết quả như sau:<br /> <br /> Bảng 1. Thái độ đối với việc phụ nữ nạo thai(%).<br /> <br /> Ủng hộ Phản đối Khó nói Cộng<br /> Nam 73,3 13,3 13,4 46,8<br /> Nữ 17,5 67,4 5,9 53,2<br /> Chung 43,7 46,8 9,5 100<br /> <br /> <br /> Nguồn: Nguyễn Quý Thanh. Kết quả điều tra DLXH 200 người về nạo thai. 1995.<br /> Những người ủng hộ và phản đối việc phụ nữ nạo thai lại phân bổ như sau:<br /> <br /> <br /> Bảng 2. Phân bổ thái độ ủng hộ việc nạo thai (%).<br /> Chỉ ủng hộ phụ nữ có Chỉ ủng hộ phụ nữ Ủng hộ nạo thai nói<br /> chồng nạo thai không có chồng nạo chung<br /> thai<br /> Nam 50,0 16,7 33,3<br /> Nữ 11,1 5,6 83,3<br /> Chung 31,5 4,0 57,5<br /> <br /> Nguồn: Nguyễn Quý Thanh. Kết quả điều tra DLXH 200 người về nạo thai. 1995.<br /> <br /> <br /> <br /> 1. Mai Quỳnh Nam: Dư luận xã hội mấy vấn đề lý luận và phương pháp nghiên cứu. Tạp chí Xã hội học. Số 1 - Trang 6.<br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> Nguyễn Quý Thanh 53<br /> <br /> <br /> Bảng 3. Phân bố thái độ phản đối việc nạo thai<br /> <br /> <br /> Chỉ ủng hộ phụ nữ có Chỉ ủng hộ phụ nữ Phản đối nạo thai nói<br /> chồng nạo thai không có chồng nạo chung<br /> thai<br /> Nam 23,9 29,5 46,6<br /> Nữ 28,2 21,6 50,2<br /> Chung 25,5 25,5 49,0<br /> <br /> Nguồn: Nguyễn Quý Thanh. Kết quả điều tra DLXH 200 người về nạo thai. 1995.<br /> <br /> <br /> <br /> Qua 3 bảng số liệu trên đây, chúng ta có thể nêu ra một vài nhận xét. Thứ nhất, nhìn chung số người phản<br /> đối và ủng hộ việc nạo thai gần như tương đương nhau. Theo kết quả này chúng ta có thể nói việc nạo thai chưa<br /> có được sự đồng tình lớn trong toàn dân chúng. Thứ hai, trong số những người ủng hộ việc nạo thai thì nam giới<br /> thiên về việc chỉ ủng hộ việc nạo thai của phụ nữ có chồng, trong khi nữ giới lại thiên về ủng hộ việc nạo thai<br /> của phụ nữ nói chung. Thứ ba, trong những người phản đối thì cả nam giới và nữ giới đều có xu hướng phản đối<br /> việc nạo thai nói chung, chứ không có sự phân biệt đối xử rõ nét với từng nhóm phụ nữ cụ thể.<br /> <br /> Theo chúng tôi, nếu như những ý kiến phản đối việc nạo thai dựa trên những chuẩn mực đạo đức văn hóa cũ<br /> và tôn giáo thì những ý kiến ủng hộ dựa trên cơ sở các chuẩn mực xã hội mới nảy sinh (thí dụ trong linh vực<br /> giải phóng phụ nữ, dân số kế hoạch hóa gia đình v.v...).<br /> <br /> Nếu so sánh mức độ ủng hộ của nam và nữ giới trong các số liệu nói trên, chúng ta thấy rằng nám giới ủng<br /> hộ mạnh hơn và có thiên vị với nhóm phụ nữ có chồng. Số nhấn mạnh sự ủng hộ việc nạo thai của phụ nữ<br /> không có chồng không cao lắm, phải chăng là do họ suy tính đến những hậu quả về sức khỏe, hay xã hội xảy ra<br /> với người phụ nữ.<br /> <br /> Nếu chúng ta tính đến một thực tế là xã hội Việt Nam còn bị chi phối bởi quan niệm phóng kiến, việc nạo<br /> thai không được khuyến khích cả từ phía nhà nước lẫn xã hội thì tỷ lệ ủng hộ mà chúng ta thu được ở đây đã<br /> chứng tỏ một chuyển biến lớn trong suy nghĩ, quan niệm của nhân dân xung quanh vấn đề này. Và dưới sự ủng<br /> hộ từ phía nhà nước dường như xu hướng ủng hộ việc nạo thai đang dần dần thắng thế. Nói cách khác dư luận<br /> xã hội dường như đang giảm bớt sự kiểm soát đối với hành vi nạo thai. Nó trở nên ít phê phán và đang hình<br /> thành thái độ ủng hộ, mô hình hành vi mới: nạo thai tự do.<br /> <br /> Tuy nhiên không phải những ý kiến phản đối của dư luận xã hội không có những tác động đến hành vi nạo<br /> thai của phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ không có chồng. Chính vi lý do này mà nhiều phụ nữ không có chồng nạo<br /> thai đã phải tìm một lý do nào đó để bào chữa, thanh minh, lý giải cho hành vi của mình. Thí dụ, chị P., 21 tuổi<br /> khi đến hút điều hòa kinh nguyệt - một hình thức nạo thai sớm đã nói rằng "Em nghĩ nạo thai là một hành động<br /> thất đức nhưng với em, hút điều hòa, nó chỉ là một giọt máu nên không phải nạo thai." Hay như chị T.A. 23<br /> tuổi, "...Bọn em chưa vội cưới nên mới phải đi nạo, chứ mấy chị có gia đình thì nạo làm gì chứ.."<br /> <br /> Lý do bào chữa của các phụ nữ này dễ tìm hơn cả đó là thái độ ủng hộ của nhà nước thông qua việc mở rộng<br /> các dịch vụ nạo thai. Theo họ nếu việc nạo thai là xấu, không nên làm thì nhà nước đã cấm.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> 54 Những yếu tố xã hội tác động đến...<br /> <br /> <br /> Nói tóm lại những ý kiến phản đối của dư luận xã hội chỉ có tác dụng làm cho người phụ nữ không có chồng<br /> phải suy nghĩ nhiều hơn khi quyết định nạo thai chứ không ngăn được quyết định này ở đa số trường hợp mang<br /> thai ngoài hôn nhân. (Tất nhiên ở đây còn có tác động của dư luận xã hội đối với việc sinh con ngoài giá thú,<br /> trước hôn nhân và nhiều yếu tố khác). Còn luồng ý kiến đồng tình, ủng hộ rõ ràng càng làm người phụ nữ không<br /> có chồng yên tâm hơn khi ra quyết định nạo thai.<br /> <br /> 2. Tiểu môi trường xã hội.<br /> <br /> Vai trò của tiểu môi trường xã hội xung quanh người phụ nữ không có chồng (gia đình, bố mẹ, nhóm bè<br /> bạn, người yêu, bạn tình...) đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình ra quyết định nạo thai. Tiểu môi trường<br /> này có vai trò đặc biệt trong việc vật chất hóa những phán xét của dư luận xã hội. Nói cách khác nó chuyển<br /> những phán xét chung của xã hội thành những hành động cụ thể. Trong trường hợp có sự thống nhất giữa ý kiến<br /> của dư luận xã hội và ý kiến của tiểu môi trường xã hội thì sức mạnh kiểm soát và điều chỉnh hành vi của cá<br /> nhân từ cả hai phía tăng lên gấp bội. Nhưng như trên đã phân tích, trong xã hội hiện nay chưa có ý kiến nào về<br /> hành vi nạo thai của phụ nữ không có chồng là hoàn toàn thẳng thế. Chính vì vậy rất hay xảy ra tình trạng không<br /> đồng nhất ý kiến giữa tiểu môi trường xã hội và một luồng dư luận xã hội nào đó, hoặc ngay giữa bản dân các<br /> tiểu môi trường xã hội (giữa gia đình bố mẹ với nhóm bạn bè, hoặc với người yêu, bạn tình...). Nhưng trong bất<br /> kể tình huống nào hiện nay, ý kiến của các tiểu môi trường xã hội sẽ phù hợp với một trong các luồng ý kiến<br /> hiện có của DLXH về vấn đề nạo thai. Như vậy nó sẽ làm tăng thêm sức mạnh phản đối nếu đó là ý kiến phản<br /> đối của DLXH, và tăng thêm sự ủng hộ - nếu luồng DLXH đó ủng hộ.<br /> <br /> Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng người phụ nữ không có chồng có xu hướng tham khảo ý kiến (bạn<br /> bè, người yêu, gia đình...) nhiều hơn so với phụ nữ đã có chồng. Trong số các phụ nữ không có chồng có hành<br /> vi nạn thai được hỏi, thì chỉ có 18,2% tự quyết định việc nạo thai của mình, trong khi 81,8% phải tham khảo ý<br /> kiến của người yêu, bạn bè, bố mẹ... Trong khi đó chỉ có 43,8% số phụ nữ có chồng hỏi ý kiến chồng, bạn bè,<br /> bố mẹ... về việc nạo thai của mình.<br /> <br /> Sự tham khảo ý kiến của người phụ nữ không có chồng về việc nạo thai của họ hầu như chỉ xoay quanh câu<br /> hỏi: nạo thai - hay không nạo? Nếu nạo thì ở đâu, hậu quả như thế nào, v.v..., không nạo thì giải quyết ra sao?<br /> Cưới hay không? Hay sinh con ngoài giá thú? v.v... Vậy ý kiến của gia đình cha mẹ, nhóm bạn bè, người yêu,<br /> người tình thế nào? Cuộc điều tra về nạo thai ở Hà Nội 1993 cho thấy rằng 22,3% số người biết đến nạo thai cơ<br /> sở nạo thai là do người thân giới thiệu. Nhìn chung người phụ nữ không có chồng thường không chủ động báo<br /> cho bố mẹ, anh em biết về việc mình có thai ngoài hôn nhân (chỉ có 9,1%). Tuy nhiên khi đã biết con gái mình<br /> đang có thai ngoài hôn nhân muốn nạo thai, các gia đình có thể có những ý kiến sau:<br /> <br /> 1 - Một số gia đình cấm con gái không được nạo thai (phần nhiều trong các trường hợp sắp cưới).<br /> <br /> 2 - Khuyên giải không nên nạo thai nhưng nếu không nghe thì cũng mặc.<br /> <br /> 3 - Khuyên giải bằng được nên đi nạo thai.<br /> <br /> 4 - Bất phải đi nạo thai.<br /> <br /> 5 - Tùy con quyết định, sau khi phân tích.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> Nguyên Quý Thanh 55<br /> <br /> <br /> Tuy nhiên do sự giới hạn về tư liệu chúng không thể có những phân tích định lượng về các ý kiến trên.<br /> <br /> Trong khi chỉ có 9,1% số phụ nữ không có chồng báo cho gia đình và tham khảo ý kiến của gia đình trước<br /> khi ra quyết định nạo thai thì có đến 51,3% trao đổi, hỏi ý kiến bạn gái, và đa số phụ nữ không có chồng nạo<br /> thai 91,2% nếu đã có tham khảo ý kiến nào đó thì đều có trao đổi với người yêu (hay bạn tình) về việc giải quyết<br /> "hậu quả". Những người bạn gái của các phụ nữ này thường không dám có những ý kiến khẳng định rõ ràng.<br /> Dạng ý kiến thường gặp nhất là: "Nếu cưới được thì cưới, còn nếu không thì xem cách nào hợp lý nhất thì làm".<br /> Ví dụ chị H nói: "Bạn gái em khi biết chuyện nó bảo "Sao mày không cưới đi". Khi em nói anh ấy không muốn<br /> cưới vội, thì nó bảo "Mày bàn với anh ấy xem thế nào, chứ bây giờ nạo cũng dở mà không nạo cũng dở"."... Tuy<br /> nhiên theo kết quả phỏng vấn sâu của chúng tôi, nội dung trao đổi thường không trực tiếp vào vấn đề nạo -<br /> không nạo? Mà thường những câu hỏi liên quan: nạo thì có sao không? nạo ở đâu? có thuận lợi không? nên nạo<br /> ở địa điểm nào? v.v...<br /> <br /> Người có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc ra quyết định nạo thai của phụ nữ không có chồng là người<br /> yêu hoặc bạn tình. Thứ nhất, những người này chính là nguồn tác động chính đến quyết định nạo - không nạo<br /> của người phụ nữ không có chồng. Theo ý kiến của các bác sĩ sản khoa thì khoảng 75 - 85% số phụ nữ không có<br /> chồng đã được người yêu, bạn tình của họ khuyên giải hoặc bị ép đi nạo thai, khoảng 10 - 15% thì người yêu,<br /> bạn tình của họ có ý kiến không rõ ràng (tùy). Và chỉ có một lượng nhỏ là người yêu, bạn tình khuyên không<br /> nên nạo, nhưng họ vẫn đi nạo.<br /> <br /> Thứ hai, họ thường chính là người cung cấp tài chính và "hộ tống" họ đến các cơ sở nạo thai. Anh D 22 tuổi,<br /> khi được hỏi có phải đưa tiền cho người yêu nạo thai không, cho biết: "có chứ? mất 300 (ngàn) đấy!". Lẽ tất<br /> nhiên đây không phải chỉ là tiền viện phí, mà còn bao gồm cả bồi dưỡng sức khỏe, v.v... Nhìn chung nam giới<br /> khá dễ dàng đáp ứng nhu cầu tài chính của phụ nữ khi họ nạo thai.<br /> <br /> Theo quan sát của chúng tôi tại một cơ sở nạo thai tại ngoại thành Hà Nội, có khoảng 70 - 75% số phụ nữ<br /> không có chồng đến cơ sở nạo thai cùng với người yêu, hoặc bạn tình, trong khi chỉ khoảng 10 - 15% phụ nữ có<br /> gia đình đến nạo thai cùng chồng. Điều này phải chăng chứng tỏ người yêu, bạn tình của những người phụ nữ<br /> không có chồng lo lắng hơn đến việc giải quyết hậu quả những cái thai ngoài ý muốn so với các ông chồng.<br /> <br /> Thực tế không phải như vậy. Bởi vì theo ý kiến đa số phụ nữ không có chồng nạo thai, họ đi nạo thai theo ý<br /> kiến thuyết phục khuyên bảo của người yêu, bạn tình. Mặc dù nhiều phụ nữ muốn hợp lý hóa cái thai bằng hình<br /> thức cưới nhưng đã bị từ chối. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thái độ của nam giới với một số phụ<br /> nữ đã từng nạo thai như sau: 57,2% tuyên bố sẽ bỏ, không cưới, còn 42,8% sẽ lấy, trong đó 80% số đồng ý chỉ<br /> lấy những người đã nạo thai do họ gây ra, 20% dù ai gây ra cũng cứ lấy. Còn 66,7% sẽ bỏ dù họ gây ra. Những<br /> người đàn ông này đưa bạn gái của mình đến nạo chủ yếu là để kết thúc một sự việc mà họ không muốn kéo dài.<br /> Một nữ sinh viên khi đến nạo thai, khi chúng tôi hỏi chuyện đó vừa khóc vừa nói:<br /> <br /> "Lần trước anh ấy đưa em đi nạo thai và đưa về rất chu đáo. Sau đó 1 tháng em lại không thấy kinh. Em nói<br /> chuyện với anh ấy là có khi em lại có thai đang định bàn với anh về chuyện tổ chức đám cưới. Vì em cũng đã<br /> học năm thứ tư, anh ấy học cùng trường bây giờ ra trường đi làm rồi.<br /> <br /> Từ hôm em báo tin có thai, anh ấy rất hay cáu vô lý và giận dữ với em ngay cả khi<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> 56 Những yếu tố xã hội tác động đến ...<br /> <br /> <br /> không có chuyện gì đáng giận cả. Anh ấy đến với em cứ thưa dần. Em cũng bực lắm. Em bảo anh ấy còn yêu<br /> nhau thì phải thế nào chứ tình trạng này thì phải nói chuyện thẳng thắn với nhau, không yêu nữa thì thôi. Thế là<br /> sau đó anh ấy nói với em là anh ấy không yêu em nữa.<br /> <br /> Em rất sợ chị ạ? Từ đó anh ấy không nói gì đến chuyện em có thai nữa. Anh ấy bảo muốn làm thế nào thì<br /> làm. Hôm nay em bảo anh ấy đưa em đi thì anh đưa em đến cổng bệnh viện rồi nói em vào mà làm, sau đó sẽ<br /> quay lại đón."...<br /> <br /> ... "Lát nữa nạo xong chị đưa em ra cổng nhé vì sợ anh ấy nghĩ bảo em giả vờ có thai với anh ấy"...<br /> <br /> Báo Hà Nội mới chủ nhật 25/9/1995 trong bài "Lừa tình"cũng đã đăng một vụ án trong đó có 1 nữ nạn nhân<br /> cũng đã bị bị can làm cho mang thai (cô ta tưởng rằng người đó sẽ cưới). Sau đó lại bị anh ta thuyết phục đi nạo<br /> thai vì lý đo kinh tế khó khăn, cần làm giầu... Tóm lại các tiểu môi trường xã hội có vai trò đặc biệt quan trọng<br /> trong việc ra quyết định nạo thai của người phụ nữ không có chồng. Tất nhiên theo kết quả thu được của chúng<br /> tôi thì giữa các tiểu môi trường này người yêu hoặc bạn tình là người đóng vai trò lớn nhất trong quyết định nạo<br /> thai của những phụ nữ không có chồng, sau đó mới đến nhóm bè bạn (chủ yếu là bạn gái) và gia đình.<br /> <br /> Qua những phân tích trên chúng ta thấy rằng tuyệt đại đa số phụ nữ không có chồng chịu rất nhiều sức ép từ<br /> phía xã hội, gia đình, bè bạn, người yêu, bạn tình v.v... Người phụ nữ không có chồng sẽ không thể có một<br /> quyết định đúng đắn nhất trong việc lựa chọn hành vi tối ưu: nạo - không nạo, nếu họ thiếu kinh nghiệm và kiến<br /> thức về giáo dục tình dục. Khi họ thiếu những kiến thức này họ dễ bị lệ thuộc vào những khuyên bảo, ép buộc từ<br /> bên ngoài.<br /> <br /> 3. Những yếu tố khác.<br /> <br /> Trong thực tế nghiên cứu chúng tôi đã bắt gặp những trường hợp, người yêu đồng ý cưới gia đình bạn bè<br /> phản đối việc nạo thai, thế những người phụ nữ vẫn tự quyết định nạo thai. Như vây phải chăng họ hoàn toàn tự<br /> do để lựa chọn hành vi của mình? Các nhà xã hội học Anh (T. Bilton, K. Bonnett, Ph. Jones, và những người<br /> khác) đã rất chính xác khi nhận xét rằng các cá nhân không bao giờ tự do hoàn toàn trong các lựa chọn của<br /> mình( 1 ). Chúng ta đều chịu nhiều sự kiểm soát của thực tế. Tức là ngay cả trong trường hợp người phụ nữ không<br /> có chồng tự quyết định nạo thai, họ cũng không được tự do hoàn toàn trong sự lựa chọn đó mà phụ thuộc vào<br /> nhiều yếu tố hiện thực. Ví dụ chị T.N 21 tuổi nói: "Anh ấy nói là anh ấy không muốn em đi nạo, bố mẹ em cũng<br /> bảo để sinh con, nhưng bây giờ em đang chuẩn bị thi tốt nghiệp. Em nghĩ trước mắt còn phải thi được. Nếu có<br /> thai sẽ mệt không học được, thi trượt tốt nghiệp lúc đó còn khổ hơn...".<br /> <br /> Chi T.N đã bị suy nghĩ về kết quả học tập chế định sự lựa chọn của mình mặc dù không có sự cản trở nào từ<br /> phía người thân, yếu tố thực tế này khiến chị phải lựa chọn hành vi nạo thai.<br /> <br /> Tuy nhiên không phải chỉ có yếu tố kể trên có thể tác động đến sự lựa chọn hành vi.<br /> <br /> Những yếu tố khác như việc làm, quan hệ tình cảm mới v.v... cũng có thể đóng góp vai trò kiểm soát sự lựa<br /> chọn của phụ nữ có thai ngoài hôn nhân. Rõ ràng hiện nay rất nhiều nhà máy, công ty ở Việt Nam đưa ra qui<br /> định không có con trong khoảng thời gian mới vào làm nhả máy (Thường là 1-2 năm). Lẽ tất nhiên đây là một<br /> điều mà những phụ nữ muốn có việc làm - thu nhập sẽ phải suy nghĩ đến.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 1. T. Bilton, K. Bonnett, Ph. Jones và những người khác. Nhập môn xã hội học. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà Nội<br /> - 1993. Trang 39 - 40.<br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br /> Nguyễn Quý Thanh 57<br /> <br /> <br /> Với phụ nữ có mang mà bị người yêu chối bỏ thì họ ít khi dám xây dựng một quan hệ tình cảm mới trong<br /> tình trạng như vậy. Do vậy việc xây dựng những mối quan hệ tình cảm mới có thể sẽ là những yếu tố ảnh hưởng<br /> đến sự lựa chọn hành vi nạo thai của họ. Như vậy người phụ nữ không có chồng, khi đã có thai, sẽ đứng trước<br /> một sự lựa chọn khắc nghiệt nạo - hay để sinh. Hành vi mà người phụ nữ lựa chọn phải là hành vi tối ưu của họ<br /> trong thời điểm đó. Bởi vì hành vi này được lựa chọn dựa trên cơ sở phân tích hàng loạt yếu tố tác động đến:<br /> Phản ứng của xã hội, của gia đình, ý kiến của người yêu thế nào, bạn tình thế nào. Nếu như những người này<br /> hoàn toàn ủng hộ sự lựa chọn một hành vi nào đó của họ, họ sẽ tiếp tục xem xét đến những sự kiểm soát thực tế.<br /> Nói tóm lại những hành vi mà họ chọn là hành vi có lợi nhất không chỉ về mặt kinh tế( 1 ), mà còn có lợi cả về<br /> mặt xã hội với bản thân họ.<br /> Khi các tác động DLXH, các tiểu môi trường xã hội nhất quán và kiên định thì người phụ nữ dễ dàng hơn<br /> trong việc ra quyết định nạo thai.<br /> Có lẽ sự thiếu nhất quán trong các phán xét của dư luận xã hội và các tiểu môi trường xã hội và những kiểm<br /> soát thực tế đã làm cho thời gian đi đến quyết định nạo thai của phụ nữ không chồng dài hơn của phụ nữ đã có<br /> chồng.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Báo cáo của Bộ Y tế về kết quả điều tra dân số giữa thời kỳ. và Nội. 1994. Biểu 4.11, 4.12.<br /> 2. Báo Hà Nội mới chủ nhật. 25/9/1995. Bài "Lừa tình"<br /> 3. Biên bản thảo luận nhóm tập trung về: "Chấm dứt thời kỳ và các biện pháp tránh thai". Bệnh viện Từ Dũ<br /> - Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 13/8/1994.<br /> 4. T. Bilton, K. Bonnett. P. Jones và những người khác. Nhập môn xã hội học. Nhà xuất bản Khoa học Xã<br /> hội. Hà Nội - 1993. Trang 39 - 40. 432 - 442.<br /> 5. Dương Thị Cương và Nguyễn Thị Lê. Tình hình tai biến sau nạo hút thai tại Quảng Ninh. Nội san Phụ<br /> sản, số 1 - 1994.<br /> 6. Đặng Phương Kiệt và Nguyễn Khắc Viện. Tâm lý học và đời sống. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Hà<br /> Nội. 1994. Trang 226 - 306.<br /> 7. Nguy cơ SIDA ở Việt Nam. Một phân tích về gái mại dâm và đàn ông ở thành thị với một số định hướng<br /> phòng chống. Tổ chức Care Quốc tế tại Việt Nam. Chuyên khảo số 1.<br /> 8. Tạp chí Khoa học xã hội Số 1 - 1994 (Tiếng Anh).<br /> 9. Tạp chí Xã hội học. Số 1 - 1995.<br /> 10. Nguyễn Quốc Triệu và các tác giả khác. Thực trạng nạo phá thai với công tác dân số - kế hoạch hóa gia<br /> đình ở Hà Nội. 1993<br /> 11. Lê Thị Nhâm Tuyết. Việc nạo phá thai, nạo thai vị thành niên. Báo cáo khoa học. Hà Nội. 1995.<br /> 12. Lê Thái Thị Băng Tâm. Sinh viên với việc giáo dục giới tính. Báo cáo khoa học. Hà Nội. 1995.<br /> 13. Nguyen The Lap, Le Thi Nham Tuyet, Annika Jonhanson, Nguyen Thi Thu Huyen. Late abortion.<br /> Results of thereseach project. CGFED. Hanoi. 1995.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 1. Gary S Becker. Bài nói chuyện nhận giải Nobel: Xét hành vi từ hướng kinh tế. Tạp chí Xã hội học số 1 - 1995.<br /> <br /> <br /> Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2