intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Niên giám Thống kê năm 2020

Chia sẻ: Nguyễn Hữu Phước | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:1056

137
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Niên giám Thống kê quốc gia là ấn phẩm được Tổng cục Thống kê xuất bản hàng năm, bao gồm những số liệu thống kê cơ bản phản ánh khái quát động thái và thực trạng kinh tế - xã hội của cả nước, của các vùng và các địa phương. Ngoài ra, nội dung Niên giám còn có số liệu thống kê chủ yếu của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới nhằm cung cấp thêm tư liệu tham khảo phục vụ yêu cầu nghiên cứu và so sánh quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Niên giám Thống kê năm 2020

  1. TO N G C U C TH O N G K E 2020 1
  2. E K G N O TH C U C G N TO Biên mục trên xuất bản phẩm của Thư viện Quốc gia Việt Nam Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2020 = Statistical yearbook of Vietnam 2020 :. - H. : Thống kê, 2021. - 1056tr. : bảng, tranh màu ; 25cm ĐTTS ghi: Tổng cục Thống kê. - Chính văn bằng 2 thứ tiếng: Việt - Anh ISBN 9786047518739 1. Niên giám thống kê 2. Việt Nam 3. Sách song ngữ 315.97 - dc23 TKF0004p-CIP 2
  3. TO N G C U C TH O N G K E 2020 3
  4. 4 TO N G C U C TH O N G K E
  5. LỜI NÓI ĐẦU Niên giám Thống kê quốc gia là ấn phẩm được Tổng cục Thống kê xuất bản hàng năm, bao gồm những số liệu thống kê cơ bản phản ánh khái quát động thái và thực trạng kinh tế - xã hội của cả nước, của các vùng và các địa phương. Ngoài ra, nội dung Niên giám còn có số liệu thống kê chủ yếu của các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới nhằm cung cấp thêm tư liệu tham khảo phục vụ yêu cầu nghiên cứu và so sánh quốc tế. Bên cạnh các biểu số liệu và phần giải thích thuật ngữ, nội dung, E K phương pháp tính một số chỉ tiêu thống kê chủ yếu, Niên giám còn bao gồm nội dung đánh giá khái quát những nét chính về tình hình kinh tế - xã hội G N cả nước giai đoạn 2016-2020 và một số ngành, lĩnh vực năm 2020. O Tổng cục Thống kê trân trọng cảm ơn ý kiến đóng góp và sự giúp TH đỡ của các cơ quan, đơn vị, cá nhân về nội dung cũng như hình thức đối với ấn phẩm. Chúng tôi mong tiếp tục nhận được nhiều ý kiến góp C U ý để Niên giám Thống kê quốc gia ngày càng hoàn thiện và đáp ứng C tốt hơn yêu cầu của các đối tượng sử dụng thông tin thống kê trong G nước và quốc tế. N TO TỔNG CỤC THỐNG KÊ 5
  6. FOREWORD The Statistical Yearbook, an annual publication by General Statistics Office, comprises basic data reflecting the general socio- economic dynamic and situation of the whole country, regions and provinces. In addition, in this publication, there are also selected statistics of countries and territories in the world to provide reference information for studies and international comparison. Beside data tables, explainations of terminologies, contents and methodologies of some key statistical indicators, statistical yearbook 2020 E K also generally assesses the main features of national socio-economic situation in the period of 2016-2020 and some sectors in 2020. G N General Statistics Office would like to express its great gratitude O to all agencies, organizations and individuals for your comments as TH well as contributions to the content and form of this publication. We look forward to receiving further comments to perfect Viet Nam C U Statistical Yearbooks to better satisfy the demands of domestic and C foreign data users. G N GENERAL STATISTICS OFFICE TO 6
  7. MỤC LỤC - CONTENTS Trang - Page Lời nói đầu 5 Foreword 6 Tổng quan kinh tế - xã hội Việt Nam 5 năm 2016-2020 9 Overview on socio-economic situation in Viet Nam over 5-year in the period of 2016-2020 21 Đơn vị Hành chính, Đất đai và Khí hậu Administrative Unit, Land and Climate 37 E Dân số và Lao động K Population and Employment 65 G Tài khoản Quốc gia, Ngân sách Nhà nước, Ngân hàng và Bảo hiểm N National Accounts, State Budget, Banking and Insurance 173 O Công nghiệp, Đầu tư và Xây dựng TH Industry, Investment and Construction 217 Doanh nghiệp, Hợp tác xã và Cơ sở kinh tế cá thể phi nông nghiệp C Enterprise, Cooperative and Non-farm individual business establishment 303 U C Nông, Lâm nghiệp và Thuỷ sản Agriculture, Forestry and Fishing 487 G N Thương mại và Du lịch TO Trade and Tourism 599 Chỉ số giá - Price index 661 Vận tải và Bưu chính, Viễn thông Transport and Postal Service, Telecommunication 719 Giáo dục - Education 761 Y tế, Văn hóa, Thể thao, Mức sống dân cư, Trật tự, an toàn xã hội, tư pháp và Môi trường Health, Culture, Sport, Living standards, Social order, Safety, Justice and Environment 807 Số liệu thống kê nước ngoài - International Statistics 911 7
  8. 8 TO N G C U C TH O N G K E
  9. TỔNG QUAN KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM 5 NĂM 2016-2020 1. Tăng trưởng kinh tế Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức khá trong giai đoạn 2016-2019. Mặc dù tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2016 tăng 6,21%, thấp hơn tốc độ tăng của năm 2015 (tăng 6,68%) nhưng trong ba năm tiếp theo, nền kinh tế đã có sự bứt phá, tốc độ tăng GDP năm sau cao hơn năm trước và vượt mục tiêu Quốc hội đề ra trong Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội hằng năm1, trong đó tốc độ tăng GDP năm 2017 đạt 6,81%; năm 2018 tăng 7,08% E và là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008; năm 2019 tăng 7,02%. Bình quân K giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng GDP đạt 6,78%, cao hơn 0,87 điểm phần G trăm so với mức tăng bình quân 5,91%/năm của giai đoạn 2011-2015. Riêng N năm 2020, tăng trưởng kinh tế đạt 2,91%, tuy là mức tăng thấp nhất của các O năm trong giai đoạn 2011-20202 nhưng trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn TH biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực tới mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới thì đây là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng C U trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới. Bình quân giai đoạn 2016-2020, tốc độ C tăng GDP đạt 5,99%/năm, không đạt mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch đề ra G (6,5-7%/năm). Tuy vậy, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam được xếp vào hàng cao nhất so với các nước trong khu vực ASEAN3. N TO Quy mô nền kinh tế ngày càng được mở rộng4. Theo giá hiện hành, GDP năm 2016 đạt 4.502,7 nghìn tỷ đồng (tương đương 205,3 tỷ USD); năm 2018 đạt 5.542,3 nghìn tỷ đồng (tương đương 245,2 tỷ USD), ước tính năm 2020 đạt 6.293,1 nghìn tỷ đồng (tương đương 271,2 tỷ USD), gấp 1,5 lần quy mô GDP năm 2015. 1 Tốc độ tăng GDP theo mục tiêu Quốc hội đề ra trong Nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội các năm 2017-2019 lần lượt là: 6,7%; 6,5%-6,7%; 6,6%-6,8%. 2 Tốc độ tăng GDP các năm 2011-2020 lần lượt là: 6,24%; 5,25%; 5,42%; 5,98%; 6,68%; 6,21%; 6,81%; 7,08%; 7,02%; 2,91%. 3 Bình quân năm trong giai đoạn 2016-2019, tốc độ tăng GDP của Việt Nam đạt 6,78%, cao hơn tốc độ tăng của Xin-ga-po (2,44%); Thái Lan (3,42%); Ma-lai-xi-a (4,8%); Phi-li-pin (6,6%); In-đô-nê-xi-a (5,07%); chỉ thấp hơn Cam-pu-chia (7,09%). 4 Quy mô GDP chưa đánh giá lại. 9
  10. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng dân số nên GDP bình quân đầu người theo giá hiện hành tăng từ 2.097 USD/người năm 2015 lên 2.202 USD/người năm 2016 (tăng 105 USD so với năm trước); 2.373 USD/người năm 2017 (tăng 171 USD); 2.570 USD/người năm 2018 (tăng 197 USD); 2.714 USD/người năm 2019 (tăng 144 USD); sơ bộ năm 2020 đạt 2.779 USD/người, gấp 1,33 lần mức GDP bình quân đầu người năm 2015. Tính theo sức mua tương đương năm 2017, GDP bình quân đầu người năm 2019 đạt 8.041 USD/người, gấp 1,4 lần năm 2015. Tăng trưởng kinh tế dần dịch chuyển sang chiều sâu, thể hiện ở mức đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng của nền kinh tế tăng lên. Trong giai đoạn 2016-2020, đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 45,42%, cao hơn nhiều so với mức bình quân 32,84% của giai đoạn 2011-2015. Cùng với đó, chỉ số hiệu quả sử dụng vốn E K đầu tư (Hệ số ICOR) giảm từ 6,42 năm 2016 xuống 6,08 năm 2019. Bình quân giai đoạn 2016-2019, hệ số ICOR đạt 6,13, thấp hơn so với hệ số 6,25 của giai G đoạn 2011-2015. Năm 2020, do bị ảnh hưởng tiêu cực nặng nề từ dịch Covid- N 19 nên hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ, các dự án công trình hoàn O thành đưa vào sử dụng chưa phát huy năng lực tốt như nền kinh tế ở trạng thái TH bình thường nên hệ số ICOR đạt 14,28, tính chung cả giai đoạn 2016-2020 hệ số ICOR đạt 7,04. C U Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo xu hướng giảm tỷ trọng khu C vực nông, lâm nghiệp và thủy sản; tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây G dựng và dịch vụ. Tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP N năm 2020 sơ bộ đạt 14,85%, giảm 1,47 điểm phần trăm so với năm 2016; khu TO vực công nghiệp và xây dựng đạt 33,72%, tăng 1 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ đạt 41,63%, tăng 0,71 điểm phần trăm. 2. Cân đối kinh tế vĩ mô Các cân đối vĩ mô lớn của nước ta thời gian qua cơ bản duy trì ổn định và có sự cải thiện nhưng chưa thực sự vững chắc. Tỷ lệ tiết kiệm so với GDP luôn thấp hơn tỷ lệ đầu tư so với GDP và đang có xu hướng giảm dần. Điều này đồng nghĩa với Việt Nam phải đi vay từ nước ngoài để đầu tư. Tỷ lệ tiết kiệm so với GDP của Việt Nam giai đoạn 2011-2015 là 29,88%; năm 2016 đạt 29,58%; năm 2017 đạt 29,12%; 2018 đạt 29,20%; 2019 đạt 29,40%; năm 2020 đạt 29,11%. Bình quân giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ tiết kiệm so với GDP đạt 29,27%, thấp hơn giai đoạn 2011-2015. 10
  11. Năm 2016, tỷ trọng tích lũy tài sản trong GDP chiếm 26,58%; năm 2018 chiếm 26,53%; năm 2019 chiếm 26,84%; năm 2020 chiếm 27,01%; bình quân giai đoạn 2016-2020 chiếm 26,73%, giảm 0,8 điểm phần trăm so với giai đoạn 2011-2015 (27,53%). Nền kinh tế Việt Nam có độ mở khá cao và tăng tương đối nhanh. Năm 2016, độ mở của nền kinh tế nước ta đạt 184,7%; năm 2017 đạt 200,4%; năm 2018 đạt 208,3%; năm 2019 đạt 211,5% và năm 2020 đạt 208,3%. So với các nước trong khu vực ASEAN, Việt Nam thuộc nhóm nước có độ mở của nền kinh tế cao, chỉ thấp hơn độ mở kinh tế của Xin-ga-po5. Tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước năm 2016 tính theo Luật ngân sách Nhà nước năm 2015 đạt 5,5% GDP (tăng so với dự toán chủ yếu do GDP theo giá hiện hành năm 2016 đạt thấp hơn mục tiêu kế hoạch đề ra); năm 2017 là E K 3,48%; năm 2018 là 2,8%; sơ bộ năm 2019 là 3,4%; năm 2020 ước tính dưới 4%. Tỷ lệ bội chi ngân sách Nhà nước so với GDP có xu hướng giảm trong G N giai đoạn 2016-2019. Riêng năm 2020 bội chi ngân sách mặc dù tăng so với O dự toán năm nhưng vẫn ở mức hợp lý do phải tập trung nguồn lực đảm bảo TH cho công tác phòng, chống dịch Covid-19, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, khắc phục kịp thời hậu quả bão lũ, thiên tai và các nhiệm vụ chi C quan trọng, cấp bách, đột xuất phát sinh, góp phần duy trì và phát triển kinh tế U - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. C 3. Thị trường tài chính tiền tệ G N Giai đoạn 2016-2020, tổng phương tiện thanh toán được điều tiết hợp TO lý, góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tích cực tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô, trong đó năm 2016 tăng 18,4%; năm 2017 tăng 15%; năm 2018 tăng 12,4%; năm 2019 tăng 14,8%; năm 2020 tăng 14,5%. Bình quân năm giai đoạn 2016-2020, tổng phương tiện thanh toán tăng 15%/năm và thấp hơn mức tăng 16,6%/năm của giai đoạn 2011-2015. Điều này khẳng định các giải pháp, chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng đã phát huy hiệu quả. Hoạt động thanh toán, đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt tiếp tục có bước phát triển mạnh mẽ với nhiều sản phẩm, tiện ích ngân hàng mới, hiện đại được áp dụng. 5 Độ mở nền kinh tế năm 2019 của một số nước: Xin-ga-po là 319,1%; Cam-pu-chia 123,6%; Thái Lan 110,4%; Ấn Độ 39,6%; Phi-li-pin 68,6%; In-đô-nê-xi-a 37,3%. 11
  12. Tín dụng được kiểm soát theo mục tiêu nhưng vẫn đảm bảo cho nền kinh tế duy trì tăng trưởng ở mức cao. Theo đó, tăng trưởng tín dụng năm 2016 đạt 18,3%; năm 2017 đạt 18,3%; năm 2018 đạt 13,9% và năm 2019 đạt 13,7%. Bình quân giai đoạn 2016-2019, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 16%/năm, cao hơn tốc độ 15,1%/năm của giai đoạn 2011-2015. Năm 2020, do tác động tiêu cực của dịch Covid-19 nên tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 12,2%. 4. Diễn biến giá cả, lạm phát Công tác điều hành, kiểm soát lạm phát những năm gần đây đạt được kết quả quan trọng nhờ sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành trong việc xây dựng và thực hiện các kịch bản điều hành giá những mặt hàng quan trọng, thiết yếu như E dịch vụ y tế, xăng dầu, điện… phù hợp trong từng giai đoạn. Nhờ vậy, giai đoạn K 2016-2020 là giai đoạn thành công trong việc kiểm soát lạm phát, trong điều G kiện giá một số mặt hàng thiết yếu tăng trở lại nhưng vẫn tạo điều kiện để điều N chỉnh giá một số mặt hàng do Chính phủ quản lý tiệm cận dần với giá thị O trường, lạm phát hằng năm được kiểm soát dưới mục tiêu Quốc hội đề ra: Năm TH 2016, lạm phát ở mức 2,66%; năm 2017 ở mức 3,53%; năm 2018 ở mức 3,54%; năm 2019 ở mức 2,79% và năm 2020 ở mức 3,23% dù bị ảnh hưởng rất lớn của C việc tăng giá thịt lợn do dịch tả lợn châu Phi kéo dài. U C Diễn biến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giai đoạn 2016-2020 cho thấy, lạm G phát trong nền kinh tế được kiểm soát tốt, thể hiện rõ nét việc đổi mới tư duy N trong lựa chọn mục tiêu ưu tiên tăng trưởng và phát triển kinh tế, luôn đạt mục TO tiêu Quốc hội đề ra. Bình quân năm giai đoạn 2016-2020 CPI tăng 3,15%, thấp hơn mức tăng 7,65%/năm của giai đoạn 2011-2015. Giai đoạn 2016-2020, giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới. Giá vàng thế giới tăng, giảm liên tục khó dự báo xu hướng, chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: (i) Nước Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu; (ii) Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất trong tháng 12/2016 và 3 lần trong năm 2017; (iii) Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; (iv) Nhu cầu nhập khẩu vàng tại thị trường lớn nhất thế giới là Ấn Độ giảm. Bình quân 5 năm 2016-2020 giá vàng tăng 9,15%/năm, cao hơn mức tăng 2,32%/năm của giai đoạn 2011-2015. 12
  13. Chỉ số giá sản xuất trong giai đoạn 2016-2020 có xu hướng ổn định và thấp hơn so với giai đoạn trước. Tính chung 5 năm 2016-2020, chỉ số giá sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,59%/năm, thấp hơn 3,62 điểm phần trăm so với tốc độ tăng bình quân mỗi năm giai đoạn 2011-2015; chỉ số giá sản xuất công nghiệp tăng 1,18%/năm, thấp hơn 4,59 điểm phần trăm; chỉ số giá cước vận tải, kho bãi bình quân năm tăng 0,39%, thấp hơn 6,21 điểm phần trăm; chỉ số giá dịch vụ bình quân năm tăng 2,26%, thấp hơn 1,6 điểm phần trăm. Bình quân năm giai đoạn 2016-2020, chỉ số giá xuất khẩu tăng 0,75%, thấp hơn 1,71 điểm phần trăm so với bình quân năm của giai đoạn 2011-2015; chỉ số giá nhập khẩu giảm 0,09%, thấp hơn 1,83 điểm phần trăm. Tỷ giá thương mại hàng hóa (so sánh chỉ số giá xuất khẩu với chỉ số giá nhập khẩu) trong hoạt động ngoại thương ở nước ta trong giai đoạn 2016-2020 lần lượt là: năm 2016 tăng 3,85%; năm 2017 tăng 0,35%; năm 2018 giảm 1,56%; năm 2019 tăng E K 2,41% và năm 2020 giảm 0,74%. Nguyên nhân chính của hiện tượng này do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung; Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đối G tác chủ chốt (OPEC+) tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu; ảnh hưởng của dịch N Covid-19 và dịch tả lợn châu Phi; Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và O Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 làm chỉ số giá xuất TH khẩu và nhập khẩu hàng hóa, tỷ giá thương mại (TOT) hàng hóa các năm biến động. Tính chung 5 năm giai đoạn 2016-2020, tỷ giá thương mại hàng hóa bình C U quân mỗi năm tăng 0,84%. C 5. Kinh tế đối ngoại G Với quy mô thương mại ngày càng lớn, tăng trưởng xuất, nhập khẩu hàng N hóa và dịch vụ bình quân hằng năm thời kỳ 2016-2020 vẫn duy trì ở mức cao TO bất chấp kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn và ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng từ 174,6 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 290.2 tỷ USD năm 2020; bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 251,4 tỷ USD/năm, gấp 1,8 lần so với mức 141,9 tỷ USD/năm giai đoạn 2011- 2015, đây là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ bình quân giai đoạn 2016-2020 đạt 247,6 tỷ USD/năm. Tăng trưởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2016-2020 ước đạt 10,7%, cao hơn tăng trưởng nhập khẩu bình quân 1,7 điểm phần trăm (9%). Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong 5 năm 2016-2020 vẫn có xu hướng tích cực so với giai đoạn 2011-2015, với 15.139 dự án đầu tư được cấp phép với tổng số vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và góp vốn 13
  14. mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 170,4 tỷ USD, trong đó năm 2016 đạt 26,9 tỷ USD, năm 2017 đạt 37,1 tỷ USD, năm 2018 đạt 36,4 tỷ USD; năm 2019 đạt 38,9 tỷ USD và ước tính năm 2020 đạt hơn 31 tỷ USD. Giai đoạn 2016-2020, số dự án đầu tư ra nước ngoài có xu hướng ổn định, tăng nhẹ qua các năm: năm 2016 đạt 139 dự án, năm 2017 đạt 130 dự án, năm 2018 đạt 155 dự án, năm 2019 đạt 172 dự án, riêng năm 2020 do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 nên hoạt động đầu tư ra nước ngoài cũng bị ảnh hưởng, chỉ đạt 134 dự án. Tính chung 5 năm có 730 dự án đầu tư ra nước ngoài với số vốn đăng ký và tăng thêm của nhà đầu tư Việt Nam đạt 3.146,9 triệu USD, quy mô vốn bình quân một dự án đạt 4,3 triệu USD, nhỏ hơn rất nhiều so với so với giai đoạn 5 năm 2011-2015 (quy mô vốn bình quân một dự án đạt 20,1 triệu USD). E 6. Phát triển doanh nghiệp K Số doanh nghiệp thành lập mới bình quân trong giai đoạn 2016-2020 G trên phạm vi cả nước đạt 128,3 nghìn doanh nghiệp, tăng 62,8% so với bình N quân giai đoạn 2011-2015. Theo khu vực kinh tế, khu vực dịch vụ có số doanh O nghiệp thành lập mới hằng năm đạt cao nhất với 90,9 nghìn doanh nghiệp, TH chiếm 70,9% số doanh nghiệp thành lập mới bình quân giai đoạn 2016-2020; C khu vực công nghiệp và xây dựng 35,2 nghìn doanh nghiệp, chiếm 27,5%; khu U vực nông, lâm nghiệp và thủy sản hơn 2 nghìn doanh nghiệp, chiếm 1,6%. C Bình quân giai đoạn 2016-2019, số doanh nghiệp thành lập mới tăng G 9,9%/năm. Năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số lượng doanh N nghiệp thành lập mới giảm 2,3% so với năm 2019 nên giai đoạn 2016-2020 số TO doanh nghiệp thành lập mới tăng 7,3%/năm. Tuy nhiên số vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới năm 2020 đạt 16,6 tỷ đồng, tăng 32,3% so với năm 2019 và tăng 163,5% so với năm 2015. Điều đó cho thấy niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp trong triển vọng phát triển sản xuất, kinh doanh thời gian tới. Bình quân giai đoạn 2016-2019, mỗi năm khu vực doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD thu hút 35,8 triệu tỷ đồng vốn cho SXKD, tăng 90,3% so với vốn bình quân giai đoạn 2011-2015, trong đó doanh nghiệp ngoài Nhà nước thu hút 20,2 triệu tỷ đồng vốn cho SXKD, tăng 116,7% so với giai đoạn 2011-2015; doanh nghiệp Nhà nước mặc dù giảm đáng kể về số doanh nghiệp, nhưng hiện vẫn là khu vực thu hút khá lớn vốn cho SXKD với 9,2 triệu 14
  15. tỷ đồng, tăng 51%; doanh nghiệp FDI thu hút 6,5 triệu tỷ đồng, tăng 88,1%. Mỗi năm khu vực doanh nghiệp đang hoạt động có kết quả SXKD tạo ra 843,5 nghìn tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 84,1% so với mức lợi nhuận bình quân giai đoạn 2011-2015. Từ năm 2016 đến tháng 6/2020, cả nước đã cổ phần hóa 175 doanh nghiệp với quy mô vốn nhà nước được xác định lại đạt 207,1 nghìn tỷ đồng, bằng 109% tổng giá trị phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần hóa cả giai đoạn 2011-2015; thoái 25,2 nghìn tỷ đồng, thu về 171,8 nghìn tỷ đồng. 7. Kết quả sản xuất, kinh doanh của một số ngành, lĩnh vực - Nông, lâm nghiệp và thủy sản Giai đoạn 2016-2020, hiệu quả sản xuất trên 1 đơn vị diện tích không E ngừng tăng lên qua các năm. Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất trồng trọt tăng từ K 82,6 triệu đồng/ha năm 2015 lên 102,8 triệu đồng/ha năm 2020. Ngành trồng G trọt tiếp tục triển khai có hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành, chuyển đổi theo kế N O hoạch diện tích đất lúa kém hiệu quả và chủ động chuyển đổi diện tích gieo TH trồng lúa hằng năm không cân đối được nguồn nước sang trồng rau, màu, cây ăn quả hoặc kết hợp nuôi trồng thủy sản để có hiệu quả kinh tế cao hơn. C Trong giai đoạn 2016-2020, sản lượng lương thực có hạt đạt 240,7 triệu U C tấn, giảm 2,1% so với sản lượng lương thực có hạt giai đoạn 2011-2015, bình G quân mỗi năm giảm 1,3%, trong đó sản lượng lúa đạt 216,1 triệu tấn, bình N quân giảm 1,1%/năm; sản lượng ngô đạt 24,6 triệu tấn, bình quân giảm TO 2,8%/năm. Trong khi diện tích lúa và cây công nghiệp hằng năm có xu hướng giảm thì diện tích cây lâu năm tăng lên, đặc biệt là cây ăn quả. Diện tích cây công nghiệp lâu năm không ổn định qua các năm do biến động giá và một phần diện tích già cỗi cần phải trồng tái canh. Năm 2015, diện tích cây hằng năm chiếm 78,3% tổng diện tích cây trồng các loại, cây lâu năm chiếm 21,7%, trong đó cây ăn quả chiếm 5,5% thì đến năm 2020 diện tích cây hằng năm giảm xuống còn 75,1% và diện tích cây lâu năm tăng lên là 24,9%, trong đó cây ăn quả đạt 7,8%. Tính chung 5 năm 2016-2020, diện tích trồng cây lâu năm tăng bình quân 2,1%/năm nhưng vẫn thấp hơn mức tăng 2,7%/năm của giai đoạn 2011-2015, trong đó cây công nghiệp tăng 0,2%/năm, cây ăn quả tăng 6,6%/năm. 15
  16. Sản lượng thịt hơi các loại tăng khá, bình quân giai đoạn 2016-2020, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng tăng 2,2%/năm; sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng tăng 4,4%/năm; sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng giảm 0,1%/năm; thịt gia cầm hơi giết, bán tăng 9,9%/năm. Tỷ lệ che phủ rừng liên tục tăng qua các năm, từ 40,8% năm 2015 lên 41,9% năm 2019 và ước tính đạt 42% năm 2020, bình quân giai đoạn 2016- 2020 tăng khoảng 0,2%/năm. Diện tích rừng trồng mới tập trung giai đoạn 2016-2020 ước tính đạt 1.381,6 nghìn ha, bình quân 276,3 nghìn ha/năm. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tăng 33,9% trong vòng 5 năm qua, từ 12,6 triệu m3 năm 2016 lên 16,9 triệu m3 năm 2020. Sản xuất thủy sản trong 5 năm 2016-2020 đã có nhiều khởi sắc. Sản lượng thủy sản giai đoạn 2016-2020 bình quân tăng 5,2%/năm, trong đó sản E lượng thủy sản nuôi trồng tăng 5,6%/năm; sản lượng khai thác tăng 4,8%/năm. K - Công nghiệp và xây dựng G Trong 4 năm 2016-2019, sản xuất công nghiệp tăng trưởng tích cực. Chỉ N số sản xuất công nghiệp (IIP) năm 2016 tăng 7,4%; năm 2017 tăng 11,3%; O năm 2018 tăng 10,1%; năm 2019 tăng 9,1%; bình quân giai đoạn 2016-2019 TH IIP tăng 9,5%/năm. Năm 2020, dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực tới sản xuất công nghiệp, làm đứt gãy chuỗi cung ứng nguyên liệu đầu vào, thu hẹp thị C trường xuất, nhập khẩu nên IIP chỉ tăng 3,3% và là mức tăng thấp nhất kể từ U năm 2012. Bình quân giai đoạn 2016-2020, IIP ngành công nghiệp tăng C 8,2%/năm, cao hơn mức tăng 7,2%/năm của giai đoạn 2012-2015. Trong đó, G IIP ngành khai khoáng giảm 4%/năm; chế biến, chế tạo tăng 10,6%/năm; sản N xuất và phân phối điện tăng 8,5%/năm; cung cấp nước, hoạt động quản lý và TO xử lý rác thải, nước thải tăng 6,4%/năm. Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có tốc độ tăng cao trong 5 năm 2016-2020 khá như: Ti vi lắp ráp tăng 27%/năm; máy giặt dùng trong gia đình tăng 20,7%/năm; quặng đồng và tinh quặng đồng tăng 18,7%/năm; quặng sắt và tinh quặng sắt tăng 14,2%/năm; phốt pho vàng tăng 13%/năm; thuốc trừ sâu tăng 11,1%/năm; xi măng tăng 10%/năm; điện phát ra tăng 8,3%/năm; nước máy thương phẩm tăng 6,3%/năm; xe mô tô, xe máy lắp ráp tăng 5,1%/năm. Tuy nhiên, một số sản phẩm công nghiệp giảm là: Ngói nung giảm 2,9%/năm; khí tự nhiên ở dạng khí giảm 3%/năm; gạch nung giảm 7,1%/năm; tấm lợp fipro xi-măng giảm 7,2%/năm; dầu thô khai thác giảm 9,4%/năm; điện thoại cố định giảm 23,4%/năm. 16
  17. Diện tích sàn xây dựng nhà ở hoàn thành trong giai đoạn 2016-2019 tăng thêm trên 419 triệu m2, tăng 18,6% so với giai đoạn 2012-2015, trong đó diện tích sàn xây dựng nhà chung cư tăng 66,1%; diện tích sàn xây dựng nhà ở riêng lẻ tăng 17,3%; diện tích nhà biệt thự tăng gần 2,3 lần. - Thương mại và dịch vụ Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên hoạt động thương mại và dịch vụ không sôi động như những năm trước, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 4.976,5 nghìn tỷ đồng, tăng 1,7% so với năm 2019 và là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016-20206. Tính chung 5 năm 2016-2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 21.765 nghìn tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 9,1%/năm, bao gồm: Bán lẻ hàng hóa đạt 16.563,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 76,1% tổng mức và tăng E 9,1%/năm; dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 2.551,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,7% K và tăng 4,3%/năm; dịch vụ và du lịch đạt 2.649,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,2% và tăng 5,1%/năm. G N Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hoá tăng mạnh, từ 327,8 tỉ USD O năm 2015 lên khoảng 517,96 tỉ USD năm 2019; riêng năm 2020 mặc dù ảnh TH hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 vẫn đạt khá, ước tính đạt 545,32 tỉ USD. C Bình quân giai đoạn 2016-2020, kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước tính U đạt 464,8 tỷ USD/năm, tốc độ tăng bình quân giai đoạn này ước đạt C 10,7%/năm. Trong đó, xuất khẩu hàng hoá tăng từ 162 tỉ USD năm 2015 lên G khoảng 282,63 tỉ USD năm 2020, bình quân giai đoạn 2016-2020 tăng N 11,8%/năm; nhập khẩu hàng hóa tăng từ 165,8 tỷ USD năm 2015 lên khoảng TO 262,7 tỷ USD năm 2020, bình quân giai đoạn này tăng 9,6%/năm. Cán cân thương mại hàng hóa giai đoạn 2016-2020 liên tục xuất siêu từ 1,6 tỷ USD năm 2016 lên đến gần 20 tỷ USD năm 2020 và đây được coi là thành tích nổi bật trong hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa giai đoạn này (giai đoạn 2011-2015 tỷ lệ nhập siêu tương đương 1,6% kim ngạch xuất khẩu), tạo điều kiện cán cân thanh toán giữ được trạng thái tích cực, góp phần ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác. Xuất, nhập khẩu dịch vụ chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động xuất, nhập khẩu và trong cán cân thanh toán của Việt Nam. Tốc độ tăng xuất nhập 6 Tốc độ tăng tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng các năm 2016-2020 so với cùng kỳ năm trước lần lượt là: 10%; 11,6%; 11%; 11,3%; 1,7%. 17
  18. khẩu dịch vụ bình quân giai đoạn 2016-2020 giảm 2,7%/năm. Trong đó xuất khẩu dịch vụ ước giảm mạnh vào năm 2020 đạt 7,6 tỷ USD dẫn đến tốc độ tăng bình quân xuất khẩu dịch vụ giai đoạn 2016-2020 giảm 9,6%/năm. Nhập khẩu dịch vụ ước đạt 17,9 tỷ USD năm 2020, tốc độ tăng bình quân nhập khẩu dịch vụ giai đoạn 2016-2020 tăng 1,4%/năm. Số lượt khách quốc tế đến Việt Nam giai đoạn 2016-2019 đạt 56,4 triệu lượt khách, tăng 55,3% so với giai đoạn 2011-2015, chủ yếu là khách quốc tế đến Việt Nam qua đường hàng không (chiếm 81,6%). Tốc độ tăng số lượt khách quốc tế bình quân hằng năm thời kỳ này đạt 22,7%, trong đó tốc độ tăng của năm 2017 đạt cao nhất (29,1%); năm 2019 có số lượt khách quốc tế vào Việt Nam nhiều nhất (18 triệu lượt người). Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm 2020 Việt Nam chỉ đón được 3,8 triệu lượt khách quốc tế đến, tương E đương với số lượt khách của năm 2006. Việc sụt giảm này đã kéo theo sự sụt K giảm của cả giai đoạn 2016-2020, số lượng khách quốc tế đến nước ta bình G quân giai đoạn này giảm 13,5%/năm, trong đó năm 2020 giảm 78,7%. N Hoạt động vận tải hành khách và vận tải hàng hóa giai đoạn 2016-2020 O ghi nhận mức tăng khá ấn tượng của giai đoạn 2016-2019 và mức sụt giảm TH nghiêm trọng trong năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Vận chuyển hành khách ước tính đạt 20,4 tỷ lượt khách trong giai đoạn 2016-2020, tăng C 2,3%/năm và luân chuyển hành khách đạt 948,4 tỷ lượt khách.km, tăng U 0,05%/năm, trong đó năm 2020 vận chuyển hành khách giảm 22,3% so với C năm trước và luân chuyển hành khách giảm 32,8%. Về hoạt động vận tải hàng G hóa, nếu tính riêng giai đoạn 2016-2019, vận chuyển hàng hóa bình quân mỗi N năm tăng 9,7% và luân chuyển hàng hóa tăng 6,1%/năm. Tính chung cả giai TO đoạn 2016-2020, vận chuyển hàng hóa ước tính đạt 7.476,3 triệu tấn, bình quân mỗi năm tăng 7,2% và luân chuyển hàng hóa đạt 1.345,8 tỷ tấn.km, tăng 4,3%/năm, trong đó năm 2020 vận chuyển hàng hóa giảm 2,6% so với năm trước và luân chuyển hàng hóa giảm 2,9%. Thị trường viễn thông trong những năm gần đây đang đối mặt với tình trạng bão hòa của các dịch vụ viễn thông truyền thống. Số thuê bao điện thoại cố định có xu hướng giảm dần, tính đến thời điểm cuối năm 2020 chỉ còn 3,2 triệu thuê bao, giảm 12,2% so với cùng thời điểm năm 2019; số thuê bao điện thoại di động đạt 123,6 triệu thuê bao, giảm 2%. Số thuê bao internet băng rộng duy trì mức tăng cao trong giai đoạn 2016-2020, bình quân mỗi năm tăng 18
  19. 16,9%. Doanh thu viễn thông năm 2020 ước tính đạt gần 315,2 nghìn tỷ đồng, mặc dù tăng 11% so với năm 2015 nhưng giảm 13,6% so với năm 2019 do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Tính chung 5 năm giai đoạn 2016-2020, doanh thu dịch vụ viễn thông tăng 2,1%/năm. 8. Một số vấn đề xã hội Dân số trung bình cả nước năm 2020 ước tính khoảng 97,58 triệu người, tăng 4,6% so với năm 2016. Tốc độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2016-2020 là 1,13%, trong đó dân số thành thị tăng 3,1%; dân số nông thôn tăng 0,1% do luồng di cư từ nông thôn ra thành thị tăng và xu thế đô thị hóa ngày càng nhanh tại một số địa phương. Tỷ số giới tính khi sinh của Việt Nam có xu hướng tăng lên. Năm 2020, tỷ số giới tính của dân số (số nam/100 nữ) ước tính là 99,24 E (trong đó thành thị là 97,52; nông thôn là 100,24), cao hơn năm 2016 là 98,59. K Năm 2020, tuổi thọ trung bình là 73,7 tuổi, trong đó nam giới là 71 tuổi; nữ giới G là 76,4 tuổi. N Tốc độ tăng bình quân của lực lượng lao động giai đoạn 2016-2019 ước O tính đạt 0,68%/năm, thấp hơn khoảng 0,8 điểm phần trăm so với giai đoạn TH 2011-2015. Năm 2020, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính là 54,8 C triệu người, tăng 360,1 nghìn người so với năm 2016 nhưng giảm 924,5 nghìn U người so với năm trước do tác động tiêu cực của dịch Covid-19 nhiều lao động C bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm. G Năm 2020, lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm trong khu vực nông, lâm N nghiệp và thuỷ sản chiếm 33,1% (giảm 8,5 điểm phần trăm so với năm 2016); TO khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 30,8% (tăng 5,6 điểm phần trăm); khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất 36,1% (tăng 2,9 điểm phần trăm). Năm 2016 đến năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi lần lượt là: 2,29%; 2,22%; 2,19%; 2,17%. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi liên tục giảm từ 1,88% năm 2016 xuống còn 1,50% năm 2019. Riêng năm 2020, do tác động của đại dịch Covid-19, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi của Việt Nam tăng cao 2,48%; tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi là 2,52%. Lao động qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật có bằng cấp, chứng chỉ của Việt Nam tăng mạnh từ 20,9% năm 2016 lên đến 22,8% vào năm 2019 và đạt 24,1% năm 2020. 19
  20. Trong năm 2020, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng chung theo giá hiện hành ước tính đạt 4.249 nghìn đồng, tăng 37,2% so với năm 2016; tỷ lệ nghèo đa chiều của cả nước là 4,8%, giảm 4,4 điểm phần trăm, trong đó khu vực khu vực thành thị là 1,1%, giảm 2,3 điểm phần trăm; khu vực nông thôn là 7,1%, giảm 4,8 điểm phần trăm. Khái quát lại, mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức, nhưng tình hình kinh tế - xã hội nước ta 5 năm 2016-2020 diễn biến theo chiều hướng tích cực, kinh tế tăng trưởng với tốc độ tương đối cao, đặc biệt là kết quả kiềm chế và kiểm soát lạm phát; đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, sự nghiệp văn hóa, giáo dục, y tế thu được thành tựu mới. Năm 2020, đại dịch Covid-19 đã tác động lớn đến mọi mặt về kinh tế và xã hội, làm gián đoạn hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch… Tuy nhiên, với sự điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự ủng hộ, đồng lòng của người E dân, doanh nghiệp nên tình hình kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục được duy trì K ổn định. Tuy một số chỉ tiêu không đạt so với kế hoạch đề ra tại Nghị quyết số G 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 Quốc hội khóa XIII về Kế hoạch phát triển N kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 nhưng có thể nói giai đoạn 2016-2020 là giai O đoạn thành công trong phát triển kinh tế và ổn định xã hội, tô đậm thêm thành TH tựu của 35 năm đổi mới của đất nước. C U C G N TO 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2