intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội dung ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 12 (KHTN) năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:15

5
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh tham khảo "Nội dung ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 12 (KHTN) năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây", tài liệu tổng hợp nhiều câu hỏi bài tập khác nhau nhằm giúp các em ôn tập và nâng cao kỹ năng giải bài tập. Chúc các em ôn tập hiệu quả và đạt được điểm số như mong muốn!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội dung ôn tập học kì 2 môn Địa lí lớp 12 (KHTN) năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  NỘI DUNG TRỌNG TÂM ÔN TẬP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (2021­2022) TRƯỜNG THPT ĐÀO SƠN TÂY Môn: ĐỊA LÍ   –  Khối: 12 KHTN TỔ SỬ ­ ĐỊA Phần 1: Trắc nghiệm Nội dung 1. Vấn đề phát triển kinh tế vùng Duyên hải Nam Trung Bộ. Câu 1: Các tỉnh/thành phố nào sau đây không thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi. C. Ninh Thuận, Bình Thuận. B. Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa. D. Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng. Câu 2. Hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là phần lãnh thổ không thể tách rời của 2  tỉnh/thành phố thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ lần lượt là A. TP. Đà Nẵng và Quảng Nam. C. TP. Đà Nẵng và Khánh Hòa. B. TP. Đà Nẵng và Quảng Ngãi. D. TP. Đà Nẵng và Bình Định. Câu 3. Thương hiệu nước mắm nổi tiếng thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Cát Hải. B. Phú Quốc. C. Phan Thiết. D. Long Hải. Câu 4. Duyên hải Nam Trung Bộ có điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước  sâu, trong đó chủ yếu là do A. có đường bờ biển dài, ít đảo ven bờ. B. có nhiều vũng vịnh rộng. C. bờ biển có nhiều vũng vịnh, thềm lục địa sâu, ít bị bồi lấp. D. có nền kinh tế phát triển nhanh nên nhu cầu vận tải lớn. Câu 5. Loại khoáng sản nào sau đây không có ở vùng biển Duyên hải Nam Trung Bộ? A. Dầu khí. B. Muối. C. Cát thủy tinh. D. Than bùn. Câu 6. Cảng trung chuyển quốc tế lớn nhất nước ta sẽ được xây dựng tại khu vực  vịnh A. Cam Ranh (Khánh Hòa). D. Vân Phong (Khánh Hòa). B. Xuân Đài (Phú Yên). C. Dung Quất (Quảng Ngãi). Câu 7. Phát biểu nào sau đây không đúng với nghề cá ở Duyên hải Nam Trung Bộ hiện  nay? A. Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng. B. Cần khai thác hợp lí và bảo vệ nhuồn lợi hải sản. C. Chỉ tạo ra hàng hóa phục vụ nhu cầu xuất khẩu. D. Nuôi trồng thủy sản đang phát triển ở nhiều tỉnh.
  2. Câu 8. Nhân tố không đúng khi nói về thuận lợi đối với việc sản xuất muối ở Duyên  hải Nam Trung Bộ là A. không có các hệ thống sông ngòi lớn. C. địa hình bờ biển có nhiều vũng vịnh. B. số giờ nắng và gió trong năm nhiều. D. người dân có kinh nghiệm. Câu 9. Hiện nay, Duyên hải Nam Trung Bộ đang phát triển mạnh lĩnh vực nào sau  đây? A. Khai thác than nâu và điện gió. C. Sản xuất muối và đánh bắt gần bờ. B. Du lịch biển, đảo và đánh bắt xa bờ. D. Trồng cây ăn quả và nuôi gia cầm. Câu 10. Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ thuộc  tỉnh/thành phố A. Đà Nẵng và Quảng Ngãi. C. Đà Nẵng và Phan Thiết. B. Đà Nẵng và Quy Nhơn. D. Đà Nẵng và Nha Trang. Câu 11.Vai trò của Duyên hải Nam Trung Bộ với Tây Nguyên, Nam Lào và Đông Bắc  Thái Lan sẽ ngày càng quan trọng hơn cùng với việc A. nâng cấp quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam. B. xây dựng đường Hồ Chí Minh qua vùng. C. xây dựng và nâng cấp các tuyến đường ngang trong vùng. D. nâng cấp các sân bay nội địa và quốc tế trong vùng. Câu 12. Sân bay quốc tế thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ là A. Chu Lai (Quảng Nam). C. Phù Cát (Bình Định). B. Đà Nẵng (Tp. Đà Nẵng). D. Cam Ranh (Khánh Hòa). Câu 13. Các ngành công nghiệp chủ yếu hiện nay của Duyên hải Nam Trung Bộ là A. vật liệu xây dựng, chế biến nông – lâm – thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng. B. đóng tàu, chế biến nông – lâm – thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng. C. điện tử, chế biến nông – lâm – thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng. D. cơ khí, chế biến nông – lâm – thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng. Câu 14. Hướng giải quyết vấn đề năng lượng (điện) ở Duyên hải Nam Trung Bộ  không phải là A. mua điện của Lào, Thái Lan. B. sử dụng điện lưới quốc gia qua đường dây 500 KV. C. Xây dựng một số nhà máy thủy điện có quy mô trung bình. D. nghiên cứu xay dựng nhà máy điện nguyên tử. Câu 15. Ở Duyên hải Nam Trung Bộ, dầu khí được khai thác tại tỉnh A. Khánh Hòa. B. Phú Yên. C. Bình Thuận. D. Ninh Thuận. Nội dung 2: Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây Nguyên
  3. Câu 16. Các tỉnh nào sau đây không thuộc Tây Nguyên? A. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Ninh Thuận. B. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước. C. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng. D. Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Thuận. Câu 17. Ý nào sau đây không đúng với vị trí của vùng Tây Nguyên? A. Có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng và kinh tế. B. Giáp với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và vùng Đông Nam Bộ. C. Giáp với Hạ Lào và Đông Bắc Cam­pu­chia. D. Giáp với Vịnh Thái Lan. Câu 18. Điều kiện tự nhiên thuận lợi hàng đầu để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên  canh cây công nghiệp là A. đất bazan có tầng phong hóa sâu. B. khí hậu cận Xích Đạo, nhiệt ­ ẩm dồi dào. C. đất feralit phân bổ trên các cao nguyên xếp tầng. D. đất bazan giàu dinh dưỡng, khí hậu cận xích đạo. Câu 19. Tây Nguyên có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng là do A. có nhiều cửa khẩu quốc tế thông thương với nước ngoài. B. khối cao nguyên xếp tầng có quan hệ chặt chẽ với khu vực Duyên hải Nam Trung  Bộ. C. án ngữ một vùng trên cao, tiếp giáp với Lào và Cam­pu­chia. D. tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua toàn bộ vùng. Câu 20. Nhân tố tự nhiên gây nhiều khó khăn đối với sản xuất nông nghiệp ở Tây  Nguyên là A. địa hình có sự phân hóa theo độ cao. C. chịu ảnh hưởng của bão, sương  B. mùa khô sâu sắc và kéo dài. muối. D. sông ngòi ngắn và dốc. Câu 21. Mùa khô kéo dài khoảng 4 – 5 tháng ở Tây Nguyên cũng có tác dụng đối với  sản xuất nông nghiệp là A. để phơi sấy, bảo quản nông sản. C. xây dựng cơ sở hạ tầng. B. phát triển du lịch. D. tổ chức các hoạt động lễ hội. Câu 22. Ở Tây Nguyên có các cây công nghiệp nhiệt đới tiêu biểu là A. cà phê, hồ tiêu, bông. C. cà phê, cao su, hồ tiêu. B. cao su, hồ tiêu, điều. D. cà phê, điều, bông. Câu 23. Có thể trồng cây công nghiệp cận nhiệt như chè ở Tây Nguyên là do A. có nhiều hồ đảm bảo nước tưới. B. có các cao nguyên cao trên 1000m.
  4. C. đất bazan thích hợp với cây chè. D. ở đây không có gió mùa Đông Bắc. Câu 24. Khó khăn lớn nhất về khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của Tây  Nguyên là A. sự phân hóa theo mùa của khí hậu. C. hiện tượng khô nóng diễn ra quanh  B. sự phân hóa theo độ cao của khí hậu. năm. D. khí hậu diễn biến thất thường. Câu 25. Yếu tố nào sau đây không chứng minh Tây Nguyên thwucj sự là “kho vàng  xanh” của nước ta? A. Độ che phủ rừng lớn. B. Trong rừng có nhiều loại gỗ quý và chim, thú quý. C. Sản lượng gỗ có thể khai thác cao nhất nước ta. D. Có nhiều vườn quốc gia nhất cả nước. Câu 26. Biện pháp hiệu quả nhất để hạn chế nạn chặt phá rừng bừa bãi ở Tây  Nguyên là A. tăng cường kiểm tra, xử phạt những vi phạm. B. tích cực trồng rừng để bù lại diện tích đã mất. C. chỉ khai thác rừng thứ sinh. D. giao đất, giao rừng để người dân quản lí. Câu 27. Công nghiệp chế biến của Tây Nguyên đang được đẩy mạnh chủ yếu là nhờ A. điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi. B. việc tăng cường nguồn lao động cả về số lượng và chất lượng. C. việc tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng và mở rộng thị trường. D. nền nông nghiệp hàng hóa cua vùng phát triển mạnh. Cau 28. Hiện nay Tây Nguyên phát triển mạnh về lĩnh vực nào sau đây? A. Thủy điện, trồng cây công nghiệp  C. Thủy điện, trồng cây công nghiệp. lâu năm. D. Nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia  B. Nhiệt điện, trồng cây công nghiệp. súc. Câu 29. Thành phố nổi tiếng về trồng hoa và rau quả ôn đới ở Tây Nguyên là A. Plei Ku. C. Đà Lạt. B. Buôn Ma Thuột. D. Kon Tum. Câu 30. Ý nào sau đây không phải là vai trò của các công trình thủy điện ở Tây  Nguyên? A. Dự trữ nguồn nước tưới quan trọng cho mùa khô. B. Cung cấp điện cho sản xuất và đời sống. C. Điều hòa khí hậu của vùng và các vùng xung quanh. D. Tạo cảnh quan có giá trị du lịch và mặt nước nuôi trồng thủy sản.
  5. Nội dung 3: Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ Câu 31. Các tỉnh/thành phố nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ hiện nay? A. TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu. C. Bình Dương, Bình Phước. B. Bình Thuận, Lâm Đồng. D. Tây Ninh, Đồng Nai. Câu 32. Đặc điểm nào sau đây không đúng với vùng Đông Nam Bộ? A. Diện tích vào loại nhỏ, dân số vào loại trung bình so với các vùng khác. B. Dẫn đầu cả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị xuất khẩu. C. Có nền kinh tế hàng hóa mới phát triển gần đây. D. Có cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển hơn các vùng khác. Câu 33. Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu được coi là vấn đề tiêu biểu trong sự phát  triển của vùng Đông Nam Bộ vì A. đây là vùng có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng sự phát triển chưa tương  xứng và vì lãnh thổ hẹp. B. đây là vùng có cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn  so với các vùng khác. C. đây là vùng có GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị xuất khẩu cao nhất cả  nước. D. sức ép dân số lên các vấn đề kinh tế xã hội và môi trường của vùng. Câu 34. Ý nào sau đây không phải là giải pháp để giải quyết vấn đề năng lượng nhằm  phục vụ khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam Bộ? A. Mua điện của nước ngoài. C. Xây dựng các nhà máy thủy điện. B. Sử dụng điện lưới quốc gia. D. Xây dựng các nhà máy nhiệt điện. Câu 35. Nhiệm vụ quan trọng nhất để phát triển bền vững công nghiệp ở vùng Đông  Nam Bộ là A. tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng. B. bảo vệ môi trường đi đôi với phát triển công nghiệp theo chiều sâu. C. hình thành thêm nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất mới. D. phát triển mạnh công nghiệp khai thác dầu khí. Câu 36. Đặc điểm nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ? A. Chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của vùng. B. Các hoạt động dịch vụ ngày đa dạng. C. Dẫn đầu cả nước về sự tăng trưởng nhanh và phát triển có hiệu quả các ngành dịch  vụ. D. Bà Rịa – Vũng Tàu là trung tâm dịch vụ lớn nhất của vùng. Câu 37. Vai trò quan trọng nhất của công trình thủy lợi Dầu Tiếng là
  6. A. đảm bảo tiêu nước cho các tỉnh thượng nguồn sông Đồng Nai. B. đảm bảo cân bằng cho hệ sinh thái nông nghiệp. C. tạo cảnh quan có giá trị tham quan du lịch. D. tưới nước cho diện tích canh tác của tỉnh Tây Ninh và huyện Củ Chi (TP. Hồ Chí  Minh). Câu 38. Lợi thế nhất về tự nhiên để phát triển cây cao su ở Đông Nam Bộ là A. nguồn nước mặt phong phú và đất đỏ badan diện tích lớn. B. khí hậu cận xích đạo và nguồn nước tưới đảm bảo. C. đất badan màu mỡ và địa hình bằng phẳng. D. đất xám thoát nước tốt, khí hậu nóng ẩm và không có gió mạnh. Câu 39. Công trình thủy lợi Dầu Tiếng lớn nhất nước ta thuộc tỉnh/thành phố nào sau  đây của vùng Đông Nam Bộ? A. Đồng Nai. C. Bình Dương. B. Tây Ninh. D. TP. Hồ Chí Minh. Câu 40. Biện pháp kĩ thuật quan trọng để tăng năng suất, sản lượng cây trồng mà  Đông Nam Bộ đã tiến hành gần đây là A. áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất và mở rộng thị trường. B. tăng cường phân bón, thuốc trừ sâu và công nghệ chế biến. C. sử dụng các giống mới và ứng dụng công nghệ trồng mới. D. nâng cao trình độ cho nguồn lao động và mở rộng thị trường. Câu 41. Ý nghĩa quan trọng nhất của hệ sinh thái rừng ngập mặn ở Đông Nam Bộ là A. bảo tồn những di tích thời kháng chiến chống Mĩ. B. tham quan du lịch. C. bảo tồn các hệ sinh thái rừng ngập mặn. D. cung cấp gỗ, củi và diện tích cho nuôi trồng thủy sản. Câu 42. Vấn đề khai thác tổng hợp kinh tế biển ở Đông Nam Bộ không được thể hiện  qua việc phát triển ngành nào sau đây? A. Khai thác tài nguyên sinh vật biển. B. Khai thác khoáng sản vùng thềm lục địa. C. Du lịch biển và giao thông vận tải biển. D. Trồng rừng ven biển. Câu 43. Đông Nam Bộ có thế mạnh về đánh bắt hải sản chủ yếu là do A. có đường bờ biển dài và ít bão. B. có nhiều rừng ngập mặn và nhiều bãi triều. C. có các ngư trường lớn và vùng biển rộng. D. có lực lượng lao động động và thị trường lớn.
  7. Câu 44. Về nông nghiệp, Đông Nam Bộ là vùng A. chuyên canh cây lương thực hàng đầu nước ta. B. chuyên canh cây công nghiệp hàng đầu nước ta. C. chuyên canh cây thực phẩm hàng đầu nước ta. D. chăn nuôi gia súc hàng đầu nước ta. Câu 45. Việc phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu  khí ở Đông Nam Bộ A. tạo nhiều việc làm cho người lao động. B. góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng. C. làm đa dạng hóa các sản phẩm công nghiệp của vùng. D. thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự phân hóa lãnh thổ của vùng. Nội dung 4: Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu  Long Câu 46. Các tỉnh/thành phố nào sau đây không thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long? A. An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Tiền Giang. B. TP. Cần Thơ, Long An, Vĩnh Long, Bạc Liêu. C. Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương. D. Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Tháp. Câu 47. Loại tài nguyên quan trọng hàng đầu ở Đồng bằng sông Cửu Long là A. đất đai. B. khoáng sản. C. nguồn nước. D. khí hậu. Câu 48. Nhóm đất phù sa ngọt ở Đồng bằng sông Cửu Long phân bố tập trung chủ  yếu ở A. Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng ở Cà Mau. B. dọc sông Tiền và sông Hậu. C. hạ lưu sông Tiền và sông Hậu. D. ven Biển Đông và Vịnh Thái Lan. Câu 49. Nhóm đất phèn ở Đồng bằng sông Cửu Long phân bố tập trung chủ yếu ở A. Đồng Tháp Mười, Hà Tiên, vùng trũng ở Cà Mau. B. dọc sông Tiền và sông Hậu. C. hạ lưu sông Tiền và sông Hậu. D. ven Biển Đông và Vịnh Thái Lan. Câu 50. Đặc điểm không đúng với khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long là A. mưa tập trung từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. B. chế độ nhiệt cao, ổn định với nhiệt độ trung bình năm 25 – 270C. C. tổng số giờ nắng nhiều, mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
  8. D. khí hậu thể hiện rõ tính chất cận xích đạo. Câu 51. Giao thông vận tải đường thủy nội địa ở Đồng bằng sông Cửu Long được  thuận lợi là nhờ vào A. vị trí giáp với Biển Đông ở phía đông và vịnh Thái Lan ở phía tây nam. B. mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, cắt xẻ châu thổ thành nhiều ô. C. đội tàu thuyền đa dạng và ngày càng được hiện đại. D, dân số đông, có kinh nghiệm. Câu 52. Các loại khoáng sản có quy mô và giá trị đáng kể ở Đồng bằng sông Cửu Long  là A. đá vôi, than bùn. C. dầu khí, than đá. B. bô xít, quặng sắt. D. đá vôi, than nâu. Câu 53. Hiện nay Đồng bằng sông Cửu Long đứng đầu cả nước về lĩnh vực nào sau  đây? A. Khai thác hải sản và chuyên canh cây công nghiệp. B. Cây ăn quả cận nhiệt và khai thác gỗ xuất khẩu. C. Sản xuất lương thực và nuôi trồng thủy sản nước ngọt. D. Nuôi thủy sản nước mặn và trồng rau đậu các loại. Câu 54. Ý nào sau đây không phải là khó khăn về tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế  ­ xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long? A. Tài nguyên khoáng sản hạn chế. C. Mùa khô kéo dài 4 – 5 tháng. B. Một vài loại đất thiếu dinh dưỡng. D. Gió mùa Đông Bắc và sương muối. Câu 55. Mùa khô kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long không gây ra hậu quả nào sau  đây? A. Xâm nhập mặn sâu vào trong đất liền. B. Làm tăng độ chua và chua mặn trong đất. C. Thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt. D. Sâu bệnh phá hoại mùa màng. Câu 56. Trong những năm gần đây, diện tích rừng ở Đồng bằng sông Cửu Long bị  giảm sút chủ yếu là do A. hiện tượng biến đổi khí hậu và nước biển dâng. B. nhu cầu về gỗ, củi phục vụ sản xuất và đời sống gia tăng. C. liên tục xảy ra cháy rừng vào mùa khô. D. phá rừng phát triển diện tích nuôi thủy sản và cháy rừng. Câu 57. Biện pháp nào sau đây không phù hợp với việc cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng  sông Cửu Long? A. Lai tạo các giống lúa chịu phèn, chịu mặn.
  9. B. Đẩy mạnh khai thác các nguồn lợi từ mùa lũ. C. Chia ruộng thành các ô nhỏ nhằm thuận tiện cho việc thau chua, rửa mặn. D. Tăng cường phá rừng ngập mặn để mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. Câu 58. Phương hướng chủ yếu để ứng phó với lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện  nay là A. đào thêm kênh, rạch để thoát lũ nhanh. B. xây dựng hệ thống đê bao để ngăn lũ. C. trồng rừng ở thượng nguồn để chống lũ. D chủ động sống chung với lũ. Câu 59. Khó khăn lớn nhất đối với việc phát triển nông nghiệp ở Đồng bằng sông  Cửu Long vào mùa khô là A. thiếu nước ngọt. C. thủy triều tác động mạnh. B. xâm nhập mặn và phèn. D. cháy rừng. Câu 60.  Phương hướng chính để khai  B. tạo thế kinh tế liên hoàn (mặt biển –  thác kinh tế biển ở Đồng bằng sông  đảo – quần đảo – đất liền). Cửu Long là C. xây dựng các cảng biển nước sâu. A. đầu tư đội tàu công suất lớn để đánh  D. đầu tư phát triển du lịch biển, đảo. bắt xa bờ. Nội dung 5: Nhận dạng biểu đồ, nhận xét biểu đồ và bảng số liệu. Câu 1. Cho bảng số liệu: Cơ cấu lao động đang làm việc ở nước ta năm 2005 và 2020 Đơn vị: % Năm 2005 2020 Nông – lâm – thủy sản 55,1 33,1 Công nghiệp – xây dựng 17,6 30,8 Dịch vụ 27,3 36,1 Để thể hiện cơ cấu lao động đang làm việc theo ngành kinh tế ở nước ta năm 2005 và  2020, biểu đồ nào sau đây thích hợp? A. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ đường. Cho bảng số liệu: Diện tích một số cây công nghiệp hàng năm ở nước ta, giai đoạn 2000 – 2020 (Đơn vị:  nghìn ha) Loại cây 2000 2005 2010 2015 2020 Mía 302,3 266,3 269,1 284,2 185,7
  10. Lạc  244,9 269,6 231,4 200,2 169,7 Đậu  124,1 204,1 197,8 100,8 41,6 tương Dựa vào bảng số liệu trên, trả lời các câu hỏi từ Câu 2 đến Câu 4: Câu 2. Từ bảng số liệu trên, nhận xét nào sau đây đúng về diện tích một số cây công  nghiệp hàng năm ở nước ta trong giai đoạn 2000 – 2020? A. Diện tích gieo trồng các cây công nghiệp hàng năm có xu hướng tăng nhưng không  ổn định. B. Nhìn chung, diện tích các cây công nghiệp hàng năm giảm và không ổn định. C. Diện tích đậu tương tăng liên tục trong giai đoạn 2000 – 2010, nhưng sau đó có xu  hướng giảm khá nhanh. D. Diện tích mía có xu hướng tăng nhẹ nhưng không ổn định. Câu 3. Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích một số cây  công nghiệp hàng năm ở nước ta giai đoạn 2000 – 2020 là A. Biểu đồ tròn. C. Biểu đồ cột. B. Biểu đồ miền. D. Biểu đồ đường. Câu 4. Căn cứ vào kết quả xử lí số liệu từ bảng trên, nhận xét nào sau đây không đúng  về diện tích một số cây công nghiệp trong giai đoạn 2000 – 2020? A. Diện tích mía giảm nhiều nhất. B. Diện tích các cây công nghiệp hàng năm đều có xu hướng giảm. C. Diện tích lạc giảm ít hơn so với diện tích mía. D. Diện tích lạc giảm nhiều hơn so với diện tích đâu tương. Câu 5.Cho bảng số liệu: Giá trị xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 2010 ­ 2015 Đơn vị: Triệu đô la Mỹ Năm 2010 2013 2014 2015 Xuất khẩu 72 236,7 132 032,9 150 217,1 162 016,7 Nhập khẩu 84 838,6 132 032,6 147 849,1 165 775,9 Căn cứ  vào bảng số  liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về  giá trị  xuất, nhập  khẩu của nước ta, giai đoạn 2010 ­ 2015? A. Xuất   khẩu   tăng,   nhập  C. Xuất   khẩu   giảm,   nhập  khẩu giảm. khẩu tăng B. Xuất   khẩu   tăng,   nhập  D. Xuất   khẩu   giảm,   nhập  khẩu tăng. khẩu giảm
  11. E. Câu 6. Cho biểu đồ về GDP nước ta: F. G. Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? H. A. Quy mô tổng giá trị GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn  1990 – 2020. I. B. Tốc độ tăng trưởng GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai đoạn  1990 – 2020. J. C. Quy mô và sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước  ta giai đoạn 1990 – 2020. K. D. Sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta giai  đoạn 1990 – 2020. L. Câu 7. Cho biểu đồ: M. Cơ cấu xuất nhập khẩu ở nước ta giai đoạn 2010 ­ 2020
  12. N. O. Theo biểu đồ, nhận xét nào sau đây không đúng về tình hình xuất nhập khẩu  của nước ta giai đoạn 2010 – 2020? P. A. Cơ cấu xuất nhập khẩu của nước ta có sự chuyển dịch. Q. B. Cán cân xuất nhập khẩu có sự thay đổi qua các năm. R. C. Cán cân xuất nhập khẩu luôn trong tình trang  xuất siêu. S. D. Năm 2016, cán cân xuất nhập khẩu ít chênh lệch nhất. T. Câu 8. Cho biểu đồ về GDP của nước ta năm 2010 – 2020:
  13. U. V. Biểu đồ thể hiện nội dung nào sau đây? W. A. Sự thay đổi cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta năm 2010 –  2020. X. B. Sự thay đổi quy mô GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta năm 2010 –  2020. Y. C. Quy mô và cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta năm 2010 –  2020. Z. D. Tốc độ tăng trưởng GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta năm 2010 –  2020. AA. Câu 9. Cho biểu đồ: AB. Diện tích các loại cây công nghiệp ở nước ta giai đoạn 1990 ­ 2020
  14. AC. AD. Dựa vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện  tích các loại cây công nghiệp ở nước ta giai đoạn 1990 – 2020? AE. A. Diện tích cây công nghiệp hàng năm tăng. AF. B. Diện tích cây công nghiệp hàng năm giảm. AG. C. Diện tích cây công nghiệp lâu năm tăng liên tục. AH. D. Diện tích cây công nghiệp lâu năm luôn cao hơn diện tích cây công  nghiệp hàng năm. AI. Câu 10. Cho biểu đồ:
  15. AJ. AK. Căn cứ vào biểu đồ trên, cho biết nhận xét nào sau  không đúng về lượng mưa,  lượng bốc hơi và cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế và TP Hồ Chí Minh? A. Lượng mưa tăng dần từ Bắc vào Nam. B. Lượng bốc hơi tăng dần từ Bắc vào Nam. C. TP Hồ Chí Minh có lượng cân bằng ẩm thấp nhất. D. Cân bằng ẩm của Huế cao hơn Hà Nội. AL. Phần 2: Tự luận AM. ­ Xử lí số liệu: tính tỉ trọng, cán cân xuất nhập khẩu, năng suất. AN. ­ Nhận xét biểu đồ và bảng số liệu. AO. ­­­­­­ HẾT ­­­­­­ AP. AU. AY. Thủ Đức, ngày 08. tháng 4 năm 2022 AQ. GIÁO VIÊN AV. NHÓM TRƯỞNG SOẠN ĐỀ AZ.TỔ TRƯỞNG AW. (họ tên và AR. chữ ký) AS. AX. BA. AT. Nguyễn Thị Thủy BB.Trần Thị Hải BC.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2