intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Nội dung ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 12 (KHTN) năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

6
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh có tài liệu ôn tập những kiến thức trọng tâm của môn học, kỹ năng giải các bài tập nhanh nhất và chuẩn bị cho kì thi sắp tới tốt hơn. Hãy tham khảo "Nội dung ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 12 năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây" dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Nội dung ôn tập học kì 2 môn GDCD lớp 12 (KHTN) năm 2021-2022 - Trường THPT Đào Sơn Tây

  1. TRƯỜNG THPT ĐÀO SƠN TÂY ÔN TẬP HỌC KÌ II 2021 – 2022 (Bài 6 đến Bài 9) Môn: Giáo dục công dân Khối 12 TỰ NHIÊN CẤU TRÚC ĐỀ: Trắc nghiệm 7 điểm (28 câu); Tự luận 3 điểm (3 câu) PHẦN TRẮC NGHIỆM Bài 6 (20 câu) Câu 1. Công an bắt người trong trường hợp nào dưới đây thì không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân? A. Một người đang bẻ khóa lấy trộm xe máy. B. Hai nhà hàng xóm to tiếng với nhau. C. Tung tin, bịa đặt nói xấu người khác. D. Hai học sinh gây mất trật tự trong lớp học. Câu 2. Tự ý bắt và giam giữ người vì những lí do không chính đáng, không có căn cứ pháp lý là xâm hại đến quyền nào của công dân? A. Quyền được đảm bảo an toàn về thân thể của công dân. B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng và sức khỏe. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân D. Quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân. Câu 3. Học sinh A đánh học sinh B gây thương tích. Hành vi của học sinh A là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật A. bảo vệ tính mạng. B. bảo hộ về nhân phẩm của công dân. C. bảo hộ về danh dự của công dân. D. bảo hộ về sức khỏe của công dân. Câu 4. Học sinh có hành vi đăng tin lên trang facebook nhằm hạ uy tín của bạn bè là xâm phạm đến quyền được pháp luật bảo hộ về A. quan hệ thân hữu B. danh dự, nhân phẩm C. quan hệ nhân thân D. nhu cầu cá nhân Câu 5. Công dân tự ý vào nơi cư trú của người khác là vi phạm quyền bất khả xâm phạm về A. bí mật gia truyền B. thông tin riêng biệt C. danh tính D. chỗ ở Câu 6. Công dân có quyền tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước là biểu hiện của quyền nào của công dân? A. Quyền tự do báo chí. B. Quyền văn hóa – xã hội. C. Quyền tự do dân chủ D. Quyền tự do ngôn luận Câu 7. Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định phê chuẩn của Viện Kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang có nghĩa là công dân có quyền A. bất khả xâm phạm về thân thể. B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng. C. bất khả xâm phạm về chỗ ở. D. tự do ngôn luận. Câu 8. Bất kỳ ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất những người thuộc đối tượng A. đang chuẩn bị thực hiện hành vi. B. bị nghi ngờ phạm tội C. có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội. D. đang thực hiện tội phạm. Câu 9. H vì ghen ghét N nên đã tung tin xấu về N có liên quan đến việc mất tiền của một bạn trong lớp. Hành vi của H là hành vi xâm phạm quyền được pháp luật bảo hộ về A. danh dự và nhân phẩm của công dân. B. tính mạng và sức khỏe của công dân. C. bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân. D. tính mạng của công dân. Câu 10. Cho rằng ông T đã cố ý dàn xếp để mình bị giám đốc kỷ luật và cho thôi việc, K đã tố cáo ông T với lý do bịa đặt, rằng ông T có quan hệ bất chính với chị Y. Thấy vậy, con ông T là G đã nhờ P và N đến nói chuyện với K nhưng không được. Do thiếu kiềm chế nên N đã chửi bới vợ anh K, còn P đã đánh anh K bị thương phải nhập viện. Chứng kiến cảnh xô xát đó, chị Q liền quay phim và tung lên mạng với nội dung ông T thuê người đánh chồng mình để xiết nợ nhằm hạ uy tín của ông T. Những ai đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân? A. Ông T, anh P, N và anh K. B. Anh K, anh N và chị Q. C. Anh K, N và anh P. D. Chị Q, ông T, anh K và N. Câu 11. Theo quy định của pháp luật, cơ quan nào dưới đây có thẩm quyền ra quyết định hoặc phê chuẩn lệnh bắt và giam, giữ người? A. Viện kiểm sát B. Ủy ban nhân dân C. Chủ tịch nước D. Quốc hội Câu 12: Công dân bày tỏ quan điểm của mình về các vấn đề chính trị, kinh tế của đất nước là thực hiện quyền A. tự do ngôn luận. B. quản trị truyền thông. C. điều phối cộng đồng. D. chia sẻ kinh nghiệm. Câu 13: Học sinh trong giờ sinh hoạt phát biểu ý kiến, bình bầu ban cán sự lớp là thực hiện quyền tự do cơ bản nào dưới đây? A. Quyền ứng cử, bầu cử. B. Quyền khiếu nại. C. Quyền tự do ngôn luận. D. Quyền tố cáo. Câu 14. Một trong những ý nghĩa quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là nhằm
  2. A. ngăn chặn hành vi tùy tiện bắt giữ người. B. bảo vệ uy tín cho lãnh đạo Nhà nước. C. bảo vệ danh dự nhân phẩm cho công dân. D. bảo vệ thông tin riêng của công dân. Câu 15. Qua các buổi tiếp xúc cử tri “Công dân có quyền đóng góp ý kiến, kiến nghị với các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân về những vấn đề mình quan tâm”, thông qua quyền nào dưới đây? A. Quyền tố cáo. B. Quyền bầu cử, ứng cử. C. Quyền khiếu nại. D. Quyền tự do ngôn luận. Câu 16. Đặt điều nói xấu người khác là vi phạm quyền A. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân. C. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Câu 17. Giam giữ người quá thời hạn qui định là vi phạm quyền A. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân. C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. D. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. Câu 18. Do nghi ngờ bà B lấy điện thoại di động của mình, bà A đã chửi rũa bà B trước mặt nhiều người. Hành vi của bà A là vi phạm quyền A. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng của công dân. C. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. D. được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân. Câu 19. Tự tiện khám chỗ ở của công dân là vi phạm quyền A. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. B. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân. C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. D. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Câu 20. Trong quá trình tác nghiệp nhà báo A đã xâm nhập vào lò giết mổ gia cầm Đại Việt. Sau đó nhân viên quản lý đã thuê một nhóm người hành hung nhà báo A gây thương tích. Hành vi của nhân viên quản lý đã vi phạm quyền A. được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ của công dân. B. bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân. C. được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân. D. bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Bài 7 (20 câu) Câu 1. Quyền ứng cử của công dân được thực hiện bằng cách nào dưới đây? A. Tự ứng cử và được giới thiệu ứng cử. B. Vận động người khác giới thiệu mình. C. Giới thiệu mình với tổ bầu cử. D. Tuyên truyền về bản thân báo chí. Câu 2. Quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội là quyền của ai dưới đây? A. Tất cả mọi người sinh sống ở Việt Nam. B. Mọi công dân. C. Riêng cho những người lớn. D. Riêng cho cán bộ, công chức nhà nước. Câu 3. Chị V bị giám đốc công ty kỷ luật với hình thức “chuyển công tác khác”. Khi cho rằng quyết định của giám đốc công ty là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chị V cần sử dụng quyền nào dưới đây của công dân để khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của mình? A. Quyền tố cáo. B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. D. Quyền khiếu nại. Câu 4. Ở phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp trong bầu cử được thực hiện theo nguyên tắc nào dưới đây? A. Bình đẳng, trực tiếp, dân chủ. B. Trực tiếp, thẳng thắn, tự do. C. Bình đẳng, tự do, dân chủ, tự nguyện. D. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp, bỏ phiếu kín. Câu 5. Người thuộc trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử? A. Đang điều trị ở bệnh viện. B. Đang thi hành án phạt tù. C. Đang đi công tác ở biên giới, hải đảo. D. Đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật. Câu 6. Ở phạm vi cơ sở, quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội được thực hiện tại các hội nghị toàn thể nhân dân hoặc chủ hộ gia đình về các chủ trương và mức đóng góp bằng cách A. Tự do phát biểu ý kiến. B. Không đồng tình với quyết định của chính quyền. C. Không có biểu hiện gì. D. Biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. Câu 7. T và H thấy một nhóm thanh niên đang tiêm chích ma túy trong hẻm nhỏ. Trong trường hợp này T và H nên báo cho ai và thực hiện quyền gì dưới đây của công dân? A. Tố cáo với bất kì người lớn nào. B. Thông báo cho bố mẹ. C. Báo cho bất kì cơ quan nào. D. Tố cáo với công an phường. Câu 8. Nguyên tắc nào không phải là nguyên tắc bầu cử? A. Phổ thông. B. Bình đẳng. C. Công khai. D. Trực tiếp. Câu 9: Nhằm khôi phục lại quyền lợi hợp pháp của các cá nhân và tổ chức là mục đích của A. tố cáo. B. đền bù thiệt hại. C. khiếu nại. D. chấp hành án.
  3. Câu 10. Người nào dưới đây không có quyền bầu cử? A. Người bị nghi ngờ vi phạm pháp luật. B. Người đang tạm trú. C. Người đang chấp hành hình phạt tù. D. Người đang đi công tác ở hải đảo. Câu 11. Dự thảo Hiến pháp năm 2013 trước khi ban hành đã được thông qua thảo luận, lấy ý kiến trong nhân dân. Điều này thể hiện quyền nào dưới đây của công dân ? A. Quyền tự do ngôn luận. B. Quyền tự do dân chủ. C. Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội. D. Quyền tham gia xây dựng đất nước. Câu 12. Tham gia thảo luận, góp ý kiến xây dựng các văn bản pháp luật quan trọng, liên quan đến các quyền và lợi ích cơ bản của công dân là việc thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước ở A. phạm vi cả nước B. phạm vi cơ sở C. phạm vi địa phương D. phạm vi cơ sở và địa phương Câu 13: Theo quy định cùa pháp luật, công dân không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể khi bắt người A. đã tham gia giải cứu nạn nhân. B. đang tìm hiểu hoạt động tín ngưỡng. c. đang thực hiện hành vi phạm tội. D. đã chứng thực di chúc thừa kề. Câu 14. Người có quyền tố cáo là A. mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức B. những cơ quan nhà nuớc có thẩm quyền C. mọi công dân D. những cán bộ công chức nhà nước. Câu 15. Nếu hành vi bị tố cáo có dấu hiệu tội phạm hình sự thì người giải quyết tố cáo là A. người đứng đầu cơ quan, tổ chức, có thẩm quyền quản lý người bị tố cáo. B. cơ quan tố tụng (điều tra, kiểm sát, tòa án). C. người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp trên của cơ quan, tổ chức có người bị tố cáo. D. Thanh tra chính phủ. Câu 16. Mục đích của tố cáo là A. phát hiện, ngăn chặn việc làm trái pháp luật B. khôi phục quyền và lợi ích của công dân C. xâm hại đến quyền tự do công dân D. khôi phục danh dự Câu 17: Theo quy định của pháp luật, tại thời điểm tổ chức bầu cử, cử tri không vi phạm nguyên tắc bầu cử khi A. đồng loạt sao chép phiếu bầu. B. ủy quyền thực hiện nghĩa vụ bầu cử. C. độc lập lựa chọn ứng cử viên. D. công khai nội dung đã viết vào phiếu bầu. Câu 18. Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là hình thức chủ yếu của chế độ dân chủ nào? A. Dân chủ trực tiếp. B. Dân chủ gián tiếp. C. Dân chủ tập trung. D. Dân chủ đại diện. Câu 19. Bầu cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực A. xã hội. B. quản lí. C. văn hóa. D. chính trị. Câu 20. Tại một điếm bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, sau khi được chị N viết hộ phiếu bầu theo ý của mình, cụ M là người cao tuổi nhờ anh A bỏ giúp phiếu bầu đó vào hòm phiếu nhưng anh A lại nhờ chị T và được chị T đồng ý bỏ phiếu bầu của cụ M thay mình. Tranh thủ cơ hội này, chị T đã tự ý sửa phiếu bầu của cụ M theo ý mình rồi mới bò phiếu bầu đó vào hòm phiếu. Những ai sau đây vi phạm nguyên tắc bầu cử bỏ phiếu kín? A. Chị N, cụ M và chị T. B. Chị N, cụ M và anh A. C. Chị N, chị T và anh A. D. Cụ M, chị T và anh A. Bài 8 ( 10 câu) Câu 1. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào dưới đây? A. Quyền được sáng tạo. B. Quyền được phát triển. C. Quyền học tập. D. Quyền tác giả. Câu 2. Tác phẩm văn học do công dân tạo ra được pháp luật bảo hộ theo quy định của pháp luật về ? A. Quyền được sáng tạo của công dân. B. Quyền được phát triển của công dân. C. Quyền học tập của công dân. D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự. Câu 3. Công dân được tự do lựa chọn học bằng nhiều hình thức khác nhau, ở các loại trường khác nhau là biểu hiện của A. quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập. B. quyền học bất cứ ngành nghề nào. C. quyền học thường xuyên, học suốt đời. D. quyền học không hạn chế Câu 4. Việc mở trường trung học phổ thông chuyên ở nước ta hiện nay nhằm A. bảo đảm tính nhân văn trong giáo dục. B. bảo đảm công bằng trong giáo dục. C. đào tạo chuyên gia kỹ thuật cho đất nước. D. bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Câu 5. Việc cộng điểm ưu tiên trong tuyển sinh đại học, cao đẳng cho học sinh là người dân tộc thiểu số đã thể hiện quyền bình đẳng về A. điều kiện chăm sóc về thể chất. B. điều kiện học tập không hạn chế. C. điều kiện tham gia các hoạt động văn hóa. D. điều kiện hưởng thụ các giá trị văn hóa. Câu 6. Công dân có thể học bằng nhiều hình thức khác nhau phù hợp với khả năng và điều kiện của mình là thực hiện hình thức học A. giáo trình liên thông. B. chương trình song ngữ. C. thường xuyên, suốt đời. D. gián đoạn, chuyển tiếp. Câu 7. Nhà trường phát động cuộc thi vẽ tranh với chủ đề “An toàn giao thông – nét đẹp học đường”. H đã tự ý sao
  4. chép bức tranh của anh trai và gửi dự thi với tên mình. H đã vi phạm quyền nào dưới đây của công dân? A. Sáng tạo. B. Ứng dụng. C. Ủy nhiệm. D. Chuyển nhượng. Câu 8. K đạt huy chương vàng Toán cấp quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức nên được một số trường đại học chọn tuyển thẳng. K đã được thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Được ghi nhận. B. Được phát triển. C. Được tôn vinh. D. Được bảo vệ. Câu 9. M có năng khiếu về vẽ và đã thi đỗ vào Trường Đại học Mỹ thuật nhưng bố mẹ bắt M nghỉ học và làm công nhân may để phụ giúp kinh tế gia đình. Bố mẹ M đã vi phạm những quyền nào dưới đây của công dân? A. Học tập và sáng tạo. B. Học tập và lao động. C. Lao động và giải trí. D. Lao động và phát triển. Câu 10. Công dân có quyền học tập ở các bậc học, từ tiểu học đến đại học và sau đại học theo quy định của pháp luật là thể hiện A. quyền học tập không hạn chế. B. quyền học tập thường xuyên. C. quyền học tập ở nhiều bậc học. D. quyền học tập theo sở thích. Bài 9. (5 câu) Câu 1. Văn bản pháp luật nào dưới đây thuộc lĩnh vực pháp luật về xã hội? A. Pháp lệnh Dân số. B. Luật Doanh nghiệp. C. Luật Di sản văn hóa. D. Luật Đầu tư. Câu 2. Công ty sản xuất thực phẩm đảm bảo vệc sinh an toàn thực phẩm là đã thực hiện nghĩa vụ nào dưới đây của người kinh doanh? A. Đảm bảo chất lượng thực phẩm. B. Bảo đảm an toàn sức khỏe cho nhân dân. C. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. D. Bảo đảm chất lượng cuộc sống. Câu 3. Để thực hiện chiến lược phát triển bền vững đất nước, công cụ, phương tiện được xem là có vai trò nổi bật nhất là A. văn hóa. B. pháp luật. C. tiền tệ. D. đạo đức. Câu 4. Pháp luật quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp, căn cứ vào A. uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp. B. ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh. C. thời gian kinh doanh của doanh nghiệp. D. khả năng kinh doanh của doanh nghiệp. Câu 5. Việc đưa ra các quy định về thuế, pháp luật đã tác động đến lĩnh vực A. môi trường. B. kinh tế. C. văn hóa. D. quốc phòng an ninh. PHẦN TỰ LUẬN ÔN TẬP PHẦN CÂU HỎI TÌNH HUỐNG (Nhận biết các quyền tự do, dân chủ) Nếu trong câu hỏi có các cụm từ sau Trả lời quyền Bắt, giam, giữ, nhốt… Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân Đánh, gây thương tích, hành hung, tra tấn, gây chết Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe và tính mạng người… của công dân Chửi bới, sỉ nhục, lăng mạ, bôi nhọ, vu khống, đặt điều, Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm nói xấu… Tự tiện vào khám xét, lục soát nhà, phòng của người Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân khác… Tự tiện bóc, mở thư, xem email, tin nhắn, đăng nhập vào Quyền được đảm bảo an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, trang cá nhân của người khác… điện tín. Phát biểu, bày tỏ quan điểm … trong các cuộc họp, Quyền tự do ngôn luận viết báo, tiếp xúc cử tri viết thư cho đại biểu Góp ý xây dựng Hiến pháp, pháp luật… Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội VÍ DỤ MỘT SỐ TÌNH HUỐNG SAU Câu 1. Do nghi ngờ thanh niên đứng phía sau lưng móc túi lấy tiền của mình, anh T đã bắt giam người thanh niên đó suốt 3 giờ để tra hỏi, sau đó còn đánh người thanh niên gây thương tích. Hành vi của anh T đã vi phạm những quyền tự do cơ bản nào của công dân? TL: Hành vi của anh T đã vi phạm những quyền sau: - Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân (hành vi bắt giam) - Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân (hành vi đánh gây thương tích) Câu 2. Năm 2019 anh M thuê lại một căn phòng trong nhà bà N với hợp đồng có thời hạn 4 năm để sinh sống. Đến đầu năm 2021 nhà bà N bị mất điện thoại iPhone 13, do nghi ngờ anh M lấy cắp điện thoại của mình nên bà N đã chửi bới, sỉ nhục anh M trước sự chứng kiến của nhiều người, sau đó tự tiện vào lục soát phòng anh M để tìm kiếm điện thoại
  5. của mình. Hành vi của bà N đã vi phạm những quyền tự do cơ bản nào của công dân? TL: Hành vi của bà N đã vi phạm những quyền sau: - Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm của công dân (hành vi chửi bới, sỉ nhục) - Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân (hành vi lục soát phòng) Câu 3. Mỗi lần họp tổ dân phố Ông A thường phát biểu ý kiến bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về chủ trương, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Vậy ông A đang thực hiện quyền gì của công dân? TL: Ông A đang thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân. Câu 4. T bỏ quên điện thoại trên bàn, H đã tự ý đọc tin nhắn, vào kiểm tra email của T, H đã vi phạm quyền tự dó cơ bản nào của công dân? TL: H vi phạm Quyền được đảm bảo an toàn, bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2