intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

NƯỚC ANH VÀ PHÁP TRONG NHỮNG NĂM 50 - 70 CỦA TK XIX_1

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

98
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Vào những năm 50-70, trong khi các nước khác tiếp tục hoàn thành cách mạng tư sản thì Anh và Pháp đã là những nước tư bản phát triển

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: NƯỚC ANH VÀ PHÁP TRONG NHỮNG NĂM 50 - 70 CỦA TK XIX_1

  1. NƯỚC ANH VÀ PHÁP TRONG NHỮNG NĂM 50 - 70 CỦA THẾ KỶ XIX Vào những năm 50-70, trong khi các nước khác tiếp tục hoàn thành cách mạng tư sản thì Anh và Pháp đã là những nước tư bản phát triển, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xác lập hoàn toàn, cách mạng công nghiệp hoàn thành đã thúc đẩy nền kinh tế của các nước này phát triển vượt bậc. I. ANH Ðến những năm 50- 60, nền công nghiệp Anh đã phát triển tới mức phồn thịnh, đứng đầu thế giới. Cuộc cách mạng công nghiệp bắt đầu và hoàn thành sớm ở Anh làm cho công nghiệp Anh trong thời kỳ này phát triển cực mạnh, đưa Anh lên địa vị bá chủ trong nền kinh tế thế giới. 1. Tình hình kinh tế: 1.1. Công nghiệp: Giữa thế kỷ XIX, Anh đứng hàng đầu trong số những nước công nghiệp
  2. phát triển trên thế giới. Anh là công xưởng của thế giới. Các ngành công nghiệp đều phát triển với một tốc độ cực kỳ nhanh, các ngành công nghiệp dệt, than, sắt phát triển mạnh. 1850, Anh đã sản xuất 1/2 sản lượng gang, hơn 1/2 sản lượng than đá và gần 1/2 sản lượng bông của thế giới. Những trung tâm khai thác than lớn ở Anh là: New Castle, Cadiff, Glasgow. Ngành dệt phát triển vượt bậc, số suốt sử dụng trong máy dệt gấp 6 lần Pháp, 20 lần Phổ (30 triệu ống suốt). Các trung tâm dệt: Manchester, Liverpool... đã sử dụng 80% sản lượng bông vải của thế giới. Hệ thống đường sắt cũng phát triển nhanh, phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế. Năm1850, Anh có 11.000km đường sắt. Năm1860, Anh có 25.000km đường sắt. Trên biển, Anh đã sử dụng tàu vỏ sắt chạy bằng hơi nước thay cho tàu buồm vỏ gỗ. Anh còn cung cấp tàu biển cho thế giới. Sự kiện có ảnh hưởng đối với sự phát triển kinh tế ở Anh là việc phát hiện ra mỏ vàng ở California (1847) và ở Australia (1851). Hầu hết số vàng khai thác được đều rơi vào tay những nhà kinh doanh Anh. Từ 1852-1861, hàng hóa xuất cảng từ Anh sang Australia tăng 60 lần so với
  3. 10 năm trước đó. Yêu cầu phát triển kinh tế thúc đẩy qui mô các xí nghiệp tăng lên. Từ những năm 50, người ta thấy ở Anh đã có các xí nghiệp tập trung hàng ngàn, hàng vạn công nhân. Qui mô của các xí nghiệp ngày càng lớn phản ánh quá trình tập trung tư bản, đưa đến sự thành lập các công ty cổ phần. Trong những năm 60, ở Anh đã xuất hiện từ 3000 đến 4000 công ty cổ phần với số vốn xấp xỉ 600 triệu bảng Anh. Anh là nước đã thành lập các công ty cổ phần đầu tiên trên thế giới. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển. Từ 1800-1870, xuất nhập khẩu Anh tăng gấp đôi. Anh chiếm vị trí thứ nhất trong nền thương mại quốc tế. London trở thành trung tâm thương mại lớn nhất thế giới. Khẩu hiệu "Tự do mậu dịch, tự do thông thương" được đề cao hơn bao giờ hết. 1.2. Nông nghiệp: Cùng với sự lớn mạnh của công nghiệp, nông nghiệp nước Anh cũng không ngừng phát triển. Trong những năm 50-70 của thế kỷ XIX, nông nghiệp Anh bước vào thời kỳ phồn vinh chưa từng thấy. Tư bản đầu tư vào nông nghiệp lên đến 1/3 và có khuynh hướng phát triển ngành chăn nuôi.
  4. 2. Chế độ chính trị: Từ sau cuộc cách mạng 1640, Anh theo chính thể Quân chủ lập hiến. Nữ hoàng Victoria cai trị Anh từ 1837-1901. Quyền hành thực tế nằm trong tay Quốc hội. Trong Quốc hội có hai Ðảng đối lập: Ðảng Tự do (Whigs) lãnh tụ là Palmerston, đại diện cho tư sản công thương. Ðảng Bảo thủ (Tories) lãnh tụ là Disraeli, đại diện cho đại địa chủ, chủ tàu, thương nhân ở các thuộc địa. Tuy có những chính sách khác biệt nhau, nhưng cả hai đảng đều phục vụ cho tầng lớp có của. Sự khác biệt của hai đảng không đáng kể vì trước sự lớn mạnh của phong trào công nhân, hai đảng đều xích lại với nhau để bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản. Nhìn chung, trên phạm vi châu Âu bấy giờ, Anh là một nhà nước ít tính chất quan liêu, quân sự hơn những nhà nước khác. Ðồng thời Anh còn là nơi mà những quyền tự do dân chủ phát triển rộng rãi nhất: quyền tự do xuất bản, hội họp, mít tinh... Quyền tự do công đoàn và bãi công cũng được thừa nhận. Thực chất của nền tự do ấy là do đường lối chính trị của giai cấp thống trị Anh. Họ biết nhượng bộ và thỏa hiệp khi cần thiết để củng cố quyền thống trị của mình, họ bỏ tiền ra mua chuộc một tầng lớp công nhân quí tộc để ủng hộ chính phủ. 3. Chính sách đối ngoại và xâm lược.
  5. Anh dùng địa vị ưu thế về công nghiệp để chinh phục các nước khác. Do đó, chính sách đối ngoại của Anh cũng là chính sách xâm lược thuộc địa. Người hăng hái thực hiện chính sách xâm lược ở Anh lúc bấy giờ là Palmerston, thuộc Ðảng tự do. Cho đến giữa thế kỷ XIX, Anh dẫn đầu thế giới về qui mô và tốc độ phát triển thuộc địa. (1870, Anh có số dân thuộc địa là 200 triệu người). Ấn độ là thuộc địa quan trọng nhất của Anh. Ðây là nơi cung cấp nguyên liệu và là thị trường tiêu thụ hàng hóa của Anh. Thực dân Anh đã thực hiện sự thống trị hà khắc tại Ấn độ, làm cho hàng triệu con người chết đói. Ngoài ra, Anh còn gây chiến tranh thuốc phiện với Trung quốc để nhằm thôn tính thị trường rộng lớn này. Năm1863, tàu Anh bắn phá cảng Kagosima của Nhật để buộc Nhật phải bồi thường chiến phí và mở cửa cho Anh buôn bán. Những năm 30, 60, Anh đã chiếm toàn bộ Miến điện và một số nước Châu Á khác. Ở Châu Phi, Anh chiếm Ethiopie, gây chiến với những bộ lạc Nam Phi...Ở Châu Mỹ: Anh đàn áp cuộc khởi nghĩa của những người nô lệ chống chủ đồn điền ở Jamaica. Ngoài ra Anh còn mở rộng sự thống trị của mình đến một số đảo ở
  6. Australia. Trong nước thì Anh đàn áp và thống trị Ireland, xem đây là thuộc địa gần gũi nhất của mình. Sự thống trị tàn nhẫn của Anh làm cho nhân dân Ireland nhiều lần nổi dậy chống đối. Trong chính sách thuộc địa, Anh cho các thuộc địa da trắng được quyền tự trị rộng rãi còn những thuộc địa theo chế độ phong kiến và có dân da màu thì phải phục tùng chính quyền một cách tuyệt đối. Ðối với những thuộc địa có sẳn dân cư đông đúc như Ấn Ðộ thì Anh biến thành những tỉnh thuộc Anh và bòn rút của cải ở đây, còn những thuộc địa dân cư thưa thớt thì Anh nhanh chóng tiêu diệt thổ dân, những người còn sống sót thì bị dồn vào những vùng thuộc địa và sáp nhập vào đất Anh. 4. Phong trào công nhân. Trong những năm 50 của thế kỉ XIX, phong trào công đoàn phát triển mạnh ở Anh. Tuy nhiên phong trào công đoàn trong thời kì này còn phân tán, hẹp hòi về mặt tổ chức, mục tiêu thuần túy kinh tế. Các công đoàn từ chỗ là những tổ chức mang tính đấu tranh giai cấp biến thành những hội ái hữu, hội tương tế. Ðiểm nổi bật trong thời kì này là sự xuất hiện tầng lớp " công nhân quí tộc", những công nhân này đã làm hạn chế tinh thần đấu tranh của giai cấp công nhân.
  7. Cũng trong những năm 50-60, một phong trào đòi cải cách tuyển cử nổ ra. Trung tâm của phong trào ở Manchester. Cuộc đấu tranh của công nhân dẫn đến kết quả là chính quyền phải thông qua một đạo luật cải cách tuyển cử năm 1867. Quyền tuyển cử được mở rộng cho một số người tiểu tư sản và một số công nhân lớp trên; phần lớn công nhân và nông dân vẫn không được tham gia bầu cử. II. PHÁP Cách mạng 48 thất bại đã đưa nước Pháp sang một thời kỳ mới: Ðế chế thay cho nền cộng hòa tư sản. Triều đình Napoléon III đã thi hành một chính sách chính trị phản dân chủ để phục vụ cho giai cấp tư sản. Thời kỳ tồn tại của Ðế chế thứ hai cũng là thời kỳ mà nền kinh tế Pháp phát triển mạnh. Pháp giữ vị trí thứ hai trong số các nước phát triển trên thế giới. 1. Tình hình kinh tế: 1.1. Công nghiệp. Mười tám năm tồn tại của Ðế chế cũng là thời kỳ phát triển mạnh của chủ nghĩa tư bản và là thời kỳ hoàn thành cách mạng công nghiệp ở Pháp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2