intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ôn tập học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:8

14
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để giúp ích cho việc làm bài kiểm tra, nâng cao kiến thức của bản thân, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “NÔn tập học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5” bao gồm nhiều dạng câu hỏi bài tập khác nhau giúp bạn nâng cao khả năng, rèn luyện kỹ năng giải đề hiệu quả để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ôn tập học kì 1 môn Tiếng Việt lớp 5

  1. ÔN TẬP HỌC KÌ 1 MÔN TIẾNG VIỆT LỚP 5 PHÂN MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHUYÊN ĐỀ DẠY LIÊN KẾT CÂU CHO HỌC SINH LỚP 5 1. Dạy liên kết câu bằng phép lặp: Về cách dạy,GVcần lưu ý quy trình giảng dạy ở 2 kiểu bài: Bài lí thuyết và bài thực hành. a. Đối với kiểu bài lí thuyết: GV sử dụng quy trình 3 bước là: *Hình thành khái niệm: GV hướng dẫn học sinh phân tích dữ liệu cho sẵn (các câu thơ, câu văn, đoạn thơ, đoạn văn..). Rồi từng bước dẫn dắt học sinh đi tới khái niệm lí thuyết cần dạy. *Miêu tả nội dung khái niệm: GV hướng dẫn HS nắm chắc từng khía cạnh về nội dung của khái niệm, tìm các ví dụ minh họa thích hợp để HS có thể ghi nhớ kiến thức ngay tại lớp. *Luyện tập: GV hướng dẫn HS lần lượt làm từng bài tập theo trình tự: Xác định yêu cầu bài => tự làm bài => nêu kết quả => trao đổi, nhận xét. Chẳng hạn, khi dạy bài Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ GV cần chú ý giúp HS hiểu: - Thế nào là Liên kết các câu trong bài bằng cách lặp từ ngữ? - Biết cách sử dụng lặp từ ngữ để liên kết câu. Về cơ bản, GV vẫn sử dụng qui trình trên. Nhưng nếu chỉ dạy hình thành khái niệm với lượng câu hỏi trong SGK thì chưa đủ mà GV nên gợi mở như sau: Trong ví dụ: “Đền Thượng nằm chót vót trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh. Trước đền, những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm nhiều màu sắc bay rập rờn như đang múa quạt xòe hoa.” ? Từ nào được dùng trong cả 2 câu trên?( từ đền)
  2. ? Nội dung của 2 câu có điểm gì chung? ( đều tả cảnh đền Thượng. Câu 1 tả vị trí đền Thượng, câu 2 tả cảnh sắc trước đền) ? Nếu ta thay từ “ đền” ở câu 2 bằng 1 từ khác như : nhà, chùa, trường, lớp thì hai câu trên có còn gắn bó với nhau không? Tại sao? Học sinh thay từ đền ở câu thứ hai bằng từ nhà, chùa, trường, lớp và thấy nội dung hai câu không còn ăn nhập gì với nhau vì mỗi câu nói đến một sự vật khác nhau: Một vế nói về đền Thượng còn vế kia lai nói về ngôi nhà hoặc trường, lớp. ?Việc lặp lại từ “ đền” có tác dụng gì? (có tác dụng liên kết các câu văn) *Rút ra ghi nhớ 1: Trong bài văn, đoạn văn, các câu phải liên kết chặt chẽ với nhau. ?Làm thế nào để liên kết các câu văn với nhau? (Lặp lại từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước) *Rút ra ghi nhớ 2: Để liên kết các câu với câu đứng trước nó, ta có thể lặp lại trong các câu ấy những từ ngữ đã xuất hiện ở câu trước. Trong số các kiểu lặp từ như một phương tiện liên kết câu thì dạng đơn giản nhất và dễ sử dụng nhất là việc lặp từ hoặc cụm từ ở các câu tiếp giáp nhau. Vì vậy, để củng cố kiến thức liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ cuối tiết học tôi cho các em chơi trò chơi: Với câu “ Buổi sáng, em dậy sớm, ngồi học bài”. Hãy dùng biện pháp lặp từ để nói câu tiếp theo. Có thể xảy ra nhiều tình huống sau: - Buổi sáng, em dậy sớm, ngồi học bài. Buổi sáng, không khí thật trong lành. - Buổi sáng, em dậy sớm, ngồi học bài. Em dậy sớm hơn cả chú gà trống choai. - Buổi sáng, em dậy sớm, ngồi học bài. Dậy sớm vốn là thói quen của em. - Buổi sáng, em dậy sớm, ngồi học bài. Học bài cũ và đọc trước bài mới để chuẩn bị cho một ngày học mới đạt kết quả tốt hơn.
  3. Qua trò chơi, học sinh thấy được: Ta có thể lặp bất cứ từ hoặc cụm từ nào đã xuất hiện ở câu trước. Nếu như coi mỗi từ lặp là một cách lặp thì trong câu có bao nhiêu từ là có bấy nhiêu cách lặp. Điều này chứng tỏ cách lặp từ là rất phong phú. Ngoài kiểu lặp từ trực tiếp như trên còn có cách lặp từ hoặc cụm từ ở những câu đứng cách xa nhau hoặc đứng trong những đoạn văn khác nhau ( phần này các em sẽ học kĩ hơn ở lớp trên) b.Đối với kiểu bài thực hành: ( luyện tập củng cố lí thuyết) Thực hiện “học đi đôi với hành” nên ngoài việc yêu cầu HS làm bài luyện tập ở SGK, vào tiết rèn Tiếng Việt sau đó tôi cho các em làm một số bài tập . Bài 1: Tìm từ ngữ được lặp lại trong các đoạn văn, đoạn thơ sau: a. Biển rất đẹp, buổi sáng, nắng sớm tràn trên mặt biển. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. b. Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cách đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa. Với dạng bài tập này, các em dễ dàng tìm được các từ ngữ được lặp lại trong câu. (Câu a: mặt biển, Câu b: đây là của chúng ta, Những) Mở rộng câu hỏi cho học sinh mức độ 3 ? Nêu tác dụng của việc lặp từ ngữ đó? Như vậy các em không những xác định được các từ ngữ được lặp mà còn hiểu được ý nghĩa biểu thị của chúng. Bài 2: Cho đoạn văn: “ Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre! Anh hùng lao động. Tre! Anh hùng chiến đấu”. Chọn câu trả lời đúng nhất
  4. 1. Các câu trong đoạn văn trên liên kết với nhau bằng cách gì? a. Bằng từ “ giữ” được lặp lại nhiều lần. b. Bằng từ “tre” được lặp lại nhiều lần. c. Bằng từ “ anh hùng” được lặp lại nhiều lần. d. Bằng từ “ giữ, tre, anh hùng” được lặp lại nhiều lần. - Học sinh sẽ có lựa chọn khác nhau. Lúc này GV cần cho HS thấy được lặp từ có hai chức năng cơ bản: chức năng liên kết và chức năng biểu cảm (nhấn mạnh) . Với đoạn văn này phép lặp thể hiện cả hai chức năng: liên kết và biểu cảm. Từ “ giữ” và từ “anh hùng” thể hiện chức năng biểu cảm,còn từ “tre” thể hiện chức năng liên kết. Vậy chọn đáp án b là đúng. - Qua bài tập này, HS hiểu sâu hơn về phép lặp, các em sẽ biết phân biệt lặp từ thể hiện chức năng liên kết với lặp từ thể hiện chức năng biểu cảm (phần này lên lớp trên các em sẽ được học kĩ hơn) 2. Phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên gọi là gì? a. Phép so sánh b. Phép lặp từ ngữ c. Phép nhân hóa Rõ ràng với loại bài tập này các em phải phân tích và hiểu được phép so sánh là gì? Phép lặp từ ngữ là gì? Phép nhân hóa là gì?. Từ đó có cách lựa chọn chính xác, và củng cố kiến thức bài học. Bài 3: Viết một đoạn văn ngắn về một vấn đề em tự chọn, trong đó có sử dụng các từ ngữ lặp lại để liên kết câu. Loại bài tập này rất cần thiết cho học sinh liên kết câu. Với yêu cầu rộng, hướng mở, học sinh cả ba mức độ đều làn được theo ý hiểu của mình. Vì thế giáo viên cần khuyến khích mọi đối tượng học sinh trong lớp.
  5. 2. Dạy liên kết câu bằng phép thế Cùng với phép lặp từ vựng, thế từ đồng nghĩa cũng là một phương tiện liên kết câu. Khi dạy phần này GV cần chú ý HS: ở những vị trí xuất hiện các từ lặp đều có khả năng xuất hiện các từ thế đồng nghĩa. Thay thế từ đồng nghĩa là việc thay thế tên gọi của đối tượng bằng những tên gọi khác. Cụ thể khi dạy bài 2 Tiết “ Luyện tập thay thế từ ngữ để liên kết câu” ( TV5 – tập 2 trang 86) tôi hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm với nội dung sau: - Tìm từ lặp trong 2 đoạn văn - Tìm từ đồng nghĩa, đại từ chỉ Triệu Thị Trinh - Thay thế từ đồng nghĩa, đại từ vừa tìm vào từ lặp Khi đó các em có nhiều phương án thay thế, chẳng hạn: “Triệu Thị Trinh ở vùng núi Quan Yên (Thanh Hóa). Người thiếu nữ ấy xinh xắn, tính cách mạnh mẽ, thích võ nghệ. Nàng bắn cung rất giỏi, thường theo các phường săn đi săn thú. Có lần nàng đã bắn hạ một con báo gấm hung giữ trước sự thán phục của trai tráng trong vùng. Hằng ngày chứng kiến cảnh nhân dân bị giặc Ngô đánh đập, cướp bóc Triệu Thị Trinh vô cùng uất hận, nung nấu ý chí trả thù, đền nợ nước, quét sạch chúng ra khỏi bờ cõi. Năm 248, người con gái vùng núi Quan Yên cùng anh là Triệu Quốc Đạt lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược. Cuộc khởi nghĩa tuy không thành công nhưng tấm gương anh dũng của Triệu Thị Trinh sáng mãi với non sông đất nước”. Chú ý cần nhấn mạnh cho các em câu đầu giới thiệu về nhân vật Triệu Thị Trinh nên ta cần viết đầy đủ tên của bà. Câu cuối cần lặp lại tên bà nhằm khắc sâu hình ảnh nhân vật. Như vậy ta có thể vừa dùng phép lặp, vừa dùng phép thế trong đoạn văn. Khi sử dụng phép thế cần chú ý đến sự chuyển đổi các từ thay thế, phản ánh những nét khác nhau trong sự nghiệp của một con người. ( lúc trẻ dùng từ thiếu nữ, nàng, lúc già dùng từ cô, bà..)
  6. Sử dụng phép thế để sửa lỗi về câu cho bài văn, đoạn văn của học sinh rất hiệu quả. Cụ thể theo 3 bước sau: B1: Xác định từ lặp lại (đối tượng được lặp). B2: Tìm từ đồng nghĩa, đại từ cùng chỉ đối tượng đó. B3: Thay thế từ đồng nghĩa, đại từ thích hợp, đọc lại xem đoạn văn có hợp không? Qua việc sửa lỗi đoạn văn bằng phương pháp thế HS sẽ rất thích thú, tư duy lô gic hơn,các em hiểu về đối tượng được viết đến hơn và chắc chắn kết quả học Tiếng Việt sẽ nâng cao hơn. 3. Dạy liên kết câu bằng phép nối Khi dạy bài “Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối” (TV5 tập 2) tôi tổ chức cho học sinh học theo kiểu bài lí thuyết giúp các em hiểu: Để thể hiện mối quan hệ về nội dung giữa các câu trong bài, ta có thể liên kết các câu ấy bằng quan hệ từ hoặc một số từ ngữ có tác dụng kết nối như: nhưng, tuy nhiên, thậm chí, cuối cùng, ngoài ra, trái lại, đồng thời, mặt khác… Ngoài ra tôi còn cung cấp cho học sinh một số kiến thức về từ nối. + Về vị trí: Khi làm nhiệm vụ liên kết hai câu, từ nối thường đứng ở đầu câu thứ 2 để liên kết câu thứ 2 với câu đứng trước. Còn khi làm nhiệm vụ nối các bộ phận lớn hơn như 2 đoạn văn, thì từ nối đứng ở đầu đoạn thứ hai. + Về nghĩa của từ nối: Các từ ngữ có tác dụng nối đều có nghĩa và có tác dụng liên kết câu hoặc liên kết đoạn văn, bài văn. Vì vậy khi sử dụng các từ ngữ này các em phải chú ý đến nghĩa và tác dụng nối của nó. Ta phải dựa vào nội dung cụ thể của từng câu văn, đoạn văn có liên quan nối với nhau. Ví dụ:
  7. . Từ nhưng, trái lại nối hai câu văn hoặc hai đoạn văn có nghĩa đối lập nhau. . Từ thậm chí có nghĩa nhấn mạnh ý của câu văn, đoạn văn trước. . Từ ngoài ra có nghĩa nhấn mạnh bổ sung thêm nội dung đã nói đến ở câu, đoạn trước. . Từ cuối cùng có nghĩa tổng kết, chốt lại nội dung đã nói đến ở câu, đoạn văn trước… Để củng cố kiến thức về Liên kết các câu trong bài bằng từ ngữ nối ngoài việc yêu cầu HS làm bài tập luyện tập ở SGK, vào tiết rèn Tiếng Việt sau đó tôi cho các em làm một số bài tập . Bài 1: Khoanh vào chữ cái trước từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống làm cho các câu các đoạn được chuyển tiếp một cách tự nhiên mạch lạc. 1. Khắp vườn chưa có cây nào ra hoa. …….cây mận đã ra hoa. Bông hoa trắng xinh giản dị, hiền lành mà ngời sáng cả bầu trời đông còn giá rét. A. Chỉ có B. Nhưng C. Riêng D. Còn 2. Có người bảo cây đa, cây đề là cây tiêu biểu cho nước ta…Tôi thấy cây bàng là thứ cây đặc biệt nhất: cành lá xum xuê đứng xa trông về lại đẹp…, cả cái cây, từ lá cho đến rễ, từ búp cho đến cành đều dùng được việc, không có một cái gì bỏ phí. A. Riêng, mặt khác B. Còn, tuy vậy C. Còn, thế nhưng D. Riêng, ngoài ra Kiểu bài này (thuộc dạng bài trắc nghiệm) thoạt nhìn có vẻ đơn giản nhưng nếu các em vội vàng thì rất dễ nhầm vì ý nghĩa của các từ nối gần giống nhau. Vì vậy tôi yêu cầu học sinh dành thời gian nhất định để xác định rõ yêu cầu bài, phân ý cần tìm hiểu rồi thực hiện từng bước. Với sự gợi mở khéo léo của giáo viên, học sinh sẽ chọn dễ từ đúng. ( câu 1: đáp án C. câu 2: đáp án A) Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn kể về một tấm gương hiếu học, trong đó có sử dụng phép nối để liên kết câu.
  8. Với bài luyện tập này, bên cạnh việc củng cố cho học sinh những kiến thức về phép nối, các em còn hiểu sâu hơn về ý nghĩa của dùng phép nối, từ đó học sinh có thể viết được nhiều đoạn văn hay, hoạt động giao tiếp đạt hiệu quả hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2