intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ôn tập kì thi quốc gia môn: Ngữ Văn - Nguyễn Nhật Quang

Chia sẻ: Nhung Nhung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

94
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi môn Văn, mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu "Ôn tập văn kì thi quốc gia môn: Ngữ Văn" dưới đây. Nội dung tài liệu trình bày về phong cách ngôn ngữ như: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ báo chí,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ôn tập kì thi quốc gia môn: Ngữ Văn - Nguyễn Nhật Quang

  1. ÔN TẬP KỲ THI QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN ÔN TẬP KỲ THI QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN PHẦN 1: PHONG CÁCH NGÔN NGỮ I. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ hằng ngày, mang tính chất tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau truốt Phân loại: văn bản nói, văn bản viết, lời nói tái hiện. Đặc trưng: Tính cụ thể, tính cảm xúc, tính cá thể. 1. Tính cụ thể: cụ thể về hoàn cảnh giao tiếp, nhân vật giao tiếp, cách nói năng, từ ngữ diễn đạt. 2. Tính cảm xúc: cảm xúc được biểu hiện qua giọng điệu, từ ngữ có tính khẩu ngữ, các câu giàu tình cảm. 3. Tính cá thể: vốn từ riêng, cách nói riêng, giọng điệu riêng của mỗi người. II. Phong cách ngôn ngữ báo chí Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong báo chí, thông báo tin tức thời sự Phân loại: Bản tin; Phóng sự; Tiểu phẩm Đặc trưng: Tính thông tin thời sự; Tính ngắn gọn; Tính sinh động, hấp dẫn. III. Phong cách ngôn ngữ hành chính: Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là ngôn ngữ dùng trong các văn bản hành chính để giao tiếp trong phạm vi các cơ quan, hoặc giữa cơ quan với cá nhân, hay giữa các cá nhân với nhau trên cơ sở pháp lý. Đặc trưng: Tính khuôn mẫu, tính minh xác, tính công vụ. 1. Tính khuôn mẫu: thống nhất ba phần: phần đầu, phần chính và phần cuối. Nhiều loại văn bản có mẫu chung, in sẵn. 2. Tính minh xác: Mỗi từ chỉ có một nghĩa, một ý, không dùng phép tu từ, hoặc lối biểu đạt hàm ý. 3. Tính công vụ: tính chất công việc chung của cộng đồng, những biểu đạt tình cảm cá nhân được hạn chế tối đa. IV. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật Phạm vi sử dụng: Dùng chủ yếu trong cách tác phẩm văn chương Đặc trưng cơ bản: tính hình tượng, tính truyền cảm, tính cá thể. 1. Tính hình tượng: để tạo ra hình tượng ngôn ngữ, người viết thường sử dụng rất nhiều phép tu từ: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, thậm xưng, nói giảm nói tránh. So sánh: 1 Nguyễn Nhật Quang
  2. ÔN TẬP KỲ THI QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp Rắn như thép, vững như đồng Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp Cao như núi, dài như sông Chí ta lớn như biển Đông trước mặt! (Tố Hữu, Ta đi tới) Ẩn dụ: Nhưng cũng có những cây vượt lên đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã…Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng. (Nguyễn Trung Thành, Rừng xà nu) Hoán dụ: Ta đã lớn lên rồi trong khói lửa Chúng nó chẳng còn mong được nữa Chặt bàn chân một dân tộc anh hùng. Những bàn chân từ than bụi, lầy bùng Đã bước dưới mặt trời cách mạng (Tố Hữu, Ta đi tới) Hệ quả: TÍNH HÌNH TƯỢNG sẽ dẫn đến TÍNH ĐA NGHĨA (vừa nêu hình ảnh cụ thể, vừa gợi liên tưởng, hàm chứa ý nghĩa sâu xa), TÍNH HÀM XÚC (nói ít mà ý sâu xa, rộng lớn) 2. Tính truyền cảm: trong lời nói thường sử dụng yếu tố tình cảm nhờ vào sự lựa chọn ngôn ngữ, câu, cách nói, giọng điệu qua đó bộc lộ cảm xúc người viết và khơi gợi sự đồng cảm ở người đọc. Đớn đau thay thân phận đàn bà! Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. (Nguyễn Du, Truyện Kiều) 3. Tính cá thể hóa: thể hiện qua phong cách riêng của nhà văn, nhà thơ, lời nói riêng của từng nhân vật, nét riêng trong cách diễn đạt từng sự việc, hình ảnh, tình huống trong tác phẩm. Chú ý: Tính hình tượng được xem là tiêu biểu nhất trong ba đặc trưng trên vì: - Là phương tiện và mục đính sáng tạo nghệ thuật - Trong tính hình tượng đã bao gồm các yếu tố gây truyền cảm - Trong quá trình xây dựng hình tượng người viết đã phải chú ý đến tính cá thể hóa thông qua việc chọn từ ngữ, sử dụng câu. Luyện tập: 1. Hãy lựa chọn từ thích hợp cho trong ngoặc đơn để đưa vào chỗ trống trong các câu văn, câu thơ sau và giải thích lí do lựa chọn từ đó. a) “Nhật ký trong tù”................... một tấm lòng nhớ nước. (Theo Hoài Thanh) (biểu hiện, phản ánh, thấm đượm, canh cánh, bộc lộ) ............................................................................................................................................................ 2 Nguyễn Nhật Quang
  3. ÔN TẬP KỲ THI QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN b) Ta tha thiết tự do độc lập Không chỉ vì một dải đất riêng Kẻ đã........trên mình ta thuốc độc ....... màu xanh cả Trái Đất riêng (Theo Tố Hữu ) - Dòng 3 (gieo, vãi, phun, rắc) - Dòng 4 (hủy, diệt, tiêu, giết) ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ 2. Có nhiều bài thơ của các tác giả khác nhau vết về mùa thu, nhưng mỗi bài thơ mang những nét riêng về từ ngữ, nhịp điệu và hình tượng thơ, thể hiện cá thẻ trong ngôn ngữ. Hãy so sánh những nét riêng đó trong ba đoạn thơ sau: a. Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, b. Em không nghe mùa thu c. Mùa thu nay khác rồi Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu. Lá thu rơi xào xạc Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Nước biếc trông như từng khói phủ Con nai vàng ngơ ngác Gió thổi rừng tre phấp phới Song thưa để mặc bóng trăng vào. Đạp trên lá vàng khô Trời thu thay áo mới (Nguyễn Khuyến , Thu vịnh ) (Lưu Trọng Lư, Tiếng thu) Trong biếc nói cười thiết tha (Nguyễn Đình Thi, Đất nước) Hình tượng Thể thơ Cảm xúc Từ ngữ Bài a Bài b Bài c 3 Nguyễn Nhật Quang
  4. ÔN TẬP KỲ THI QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN V. Phong cách ngôn ngữ chính luận. Phạm vi sử dụng: - Hịch, cáo, thư, sách, chiếu. - Bình luận, xã luận, báo cáo, tham luận, phát biểu trong hội thảo, hội nghị chính trị. Đặc điểm: Tính công khai về chính kiến, lập trường, tư tưởng chính trị, tính chặt chẽ trong lập luận, tính hấp dẫn, thuyết phục (truyền cảm mạnh mẽ nhờ sử dụng từ ngữ, câu). Luyện tập: 1. Có thể khẳng định đoạn văn sau thuộc phong cách chính luận hay không? Vì sao? Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. - Về hình thức ngôn ngữ: Từ ngữ: ....................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... Cú pháp câu: ............................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... Cách tu từ: .................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... - Về nội dung: Quan điểm chính trị: .................................................................................................................................. ................................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................................... Phương pháp lập luận: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................... 2. Phân tích đặc trưng của phong cách ngôn ngữ chính luận thể hiện trong các đoạn trích sau: 4 Nguyễn Nhật Quang
  5. ÔN TẬP KỲ THI QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN a) Tiếng nói là người bảo vệ quý báu của nền độc lập dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của châu Âu, việc giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ niềm hy vọng giải phóng giống nòi. (Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức) - Tính công khai về lập trường chính trị: ............................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ - Tính lập luận chặt chẽ: ...................................................................................................................... ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ - Tính hấp dẫn thuyết phục:................................................................................................................. ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ b) Trước hết nói về Đảng - Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình. Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân - Tính công khai về lập trường chính trị: ............................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ - Tính lập luận chặt chẽ: ...................................................................................................................... ............................................................................................................................................................ 5 Nguyễn Nhật Quang
  6. ÔN TẬP KỲ THI QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN ............................................................................................................................................................ - Tính hấp dẫn thuyết phục:................................................................................................................. ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ 3. Phân tích đặt điểm về phương tiện diễn đạt trong đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận dưới đây. Nay muốn một ngày kia nước Việt Nam được tự do độc lập thì trước hết dân Việt Nam phải có đoàn thể đã. Mà muốn có đoàn thể thì có chi hay hơn là truyền bá xã hội chủ nghĩa trong dân Việt Nam này. (Phan Châu Trinh, Về luân lí xã hội nước ta) - Về từ ngữ: ........................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ - Về câu văn: ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................................... 4. Phân tích tính hấp dẫn, thuyết phục của ngôn ngữ chính luận thể hiện trong đoạn văn sau: Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp, cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước. (Hồ Chí Minh, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến) - Về nội dung: ...................................................................................................................................... ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ - Về hình thúc ngôn ngữ: ..................................................................................................................... ............................................................................................................................................................ 6 Nguyễn Nhật Quang
  7. ÔN TẬP KỲ THI QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ 5. Hãy chỉ ra các yếu tố mang tính biểu cảm trong các đoạn trích chính luận sau đây: a) Dẫu trôi nổi, dẫu cực khổ thế nào mặc lòng, miễn là có kẻ mang đai đội mũ ngất ngưởng ngồi trên, có kẻ áo rộng khăn đen lúc nhúc lạy dưới, trăm nghìn năm như thế cũng xong. Dân khôn mà chi! dân ngu mà chi! dân lợi mà chi! dân hại mà chi! Dân càng nô lệ, ngôi vua càng lâu dài, bọn quan lại càng phú quý. Chẳng những thế mà thôi, “một người làm quan một nhà có phước “, dầu tham dầu nhũng, dầu vơ vét dầu rút tỉa của dân thế nào cũng không ai phẩm bình; dầu lấy của dân mua vườn sắm ruộng xây nhà làm cửa cũng không ai chê bai. Người ngoài thì khen đắc thời, người nhà thì dựa hơi quan, khiến những kẻ ham mồi phú quý không đua chen vào đám quan trường sao được. Quan lại thời xưa đời nay của ta là thế đấy! Luân lí của bọn thượng lưu – tôi không gọi bọn ấy là thượng lưu, tôi chỉ mượn hai chữ thượng lưu nói cho anh em dễ hiểu mà thôi - ở nước ta là thế đấy (Phan Châu Trinh, Đạo đức và luân lý Đông Tây, 1925 ) ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ b) Nước Nam độ bốn mươi năm nay, vận nước ngày một suy, suốt từ trên đến dưới chỉ biết chuyện lười biếng vui chơi. Pháp chế lề luật không còn có cái gì ra trò, nhân tài cũng tiêu diệt đi mất cả. Người trên thì lâu lâu được thăng trật (1), chẳng qua như sống lâu lên lão làng; người dưới thì đem của mua quan, thật là tiền bạc phá lề luật (...) Suốt cả thành thị cho đến hương thôn, đứa gian giảo thì như ma như quỷ, lừa gạt bóc lột, cái gì mà chẳng dám làm; đứa hèn yếu thì như lợn như bò, giẫm cổ dè đầu, cũng không dám ho he một tiếng. (1) cấp bậc phẩm hàm. (Phan Châu Trinh, Thư gửi chính phủ Pháp, 1906) ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ 7 Nguyễn Nhật Quang
  8. ÔN TẬP KỲ THI QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN ............................................................................................................................................................ VI. Phong cách ngôn ngữ khoa học. Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực khoa học – công nghệ Phân loại: + Văn bản khoa học chuyên sâu (công trình nghiên cứu, chuyên luận, luận án) + Văn bản khoa học giáo khoa + Văn bản khoa học phổ cập (sách báo phổ cập, phể biến khoa học cho đông đảo bạn đọc) Đặc điểm: Tính khái quát, trừu tượng, tính lí trí, logic, tính khách quan, phi cá thể. 1. Tính khái quát, trừu tượng: sử dụng thuật ngữ khoa học, kết cấu theo phần chương, mục phục vụ cho việc xây dựng hệ thống luận điểm khoa học. 2. Tính lí trí, logic: - Từ ngữ chỉ được dung một nghĩa, không dùng từ đa nghĩa, phép tu từ. - Câu văn là một đơn vị thông tin, mệnh đề logic, không dùng câu đặt biệt, không dùng các phép tu từ cú pháp. Các câu phải liên kết logic và chặt chẽ với nhau, từ khâu đặt vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận. 3. Tính khách quan, phi cá thể: mang màu sắc trung hòa, ít bộc lộ cảm xúc, hạn chế sử dụng biểu đạt mang tính cá nhân. Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ khoa học: 1. Về chữ viết: Ngoài đặt điểm của chuẩn chính tả tiếng viết, văn bản khoa học còn sử dụng những điểm riêng về ký hiệu khoa học vd: m, m2, kg, S, F, a, H2O 2. Về từ ngữ: sử dụng thuật ngữ khoa học, từ toàn dân. 3. Vè kiểu câu: - Không xác định chủ ngữ, khuyết chủ ngữ vd: Cho một phương trình bậc nhất ẩn x, tham số m. - Câu có nghĩa bị động có từ “là”. - Để trình bày lý luận, suy lý khoa học người ta dùng các kiểu câu phức: nếu…thì…, vì…nên…., tuy ….nhưng….v.v. 4. Về biện pháp tu từ: không sử dụng biện pháp tu từ. 5. Về bố cục: chặt chẽ, logic. Luyện tập: 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi: Những phát hiện của các nhà khảo cổ nước ta đã chứng tỏ Việt Nam xưa kia đã từng là nơi sinh sống của người vượn. Năm 1960 tìm thấy ở núi Đọ (Thiệu Hóa, Thanh Hóa) nhiều thạch đá, mảnh tước, rìu tay có 8 Nguyễn Nhật Quang
  9. ÔN TẬP KỲ THI QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN tuổi 40 vạn năm. Cùng năm đó phát hiện ở núi Voi, cách núi đọ 3km, một di chỉ xưởng (vừa là nơi cư trú, vừa là nơi chế tạo công cụ) của người vượn, diện tích 16 vạn m2. Ở Xuân Lộc (Đồng Nai) cũng đã tìm thấy công cụ đá của người vượn. (Sinh học 12, Sđd) a. Văn bản trên sử dụng phong cách ngôn ngữ nào? Có thể phân loại nó vào nhóm văn bản nào của phong cách ngôn ngữ ấy? ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ b. Chỉ ra cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong đoạn văn trên. ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ c. Phân tích các đặt điểm của phong cách ngôn ngữ trên thông qua đoạn văn. ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ 2. Cho biết mỗi đoạn trích sau thuộc phong cách ngôn ngữ nào? Vì sao? a. CÂY CHUỐI Tự bén hơi xuân tốt lại them Đây buồng lạ màu thâu đêm Tình thư một bức phong còn kín 9 Nguyễn Nhật Quang
  10. ÔN TẬP KỲ THI QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN Gió nơi đâu gượng mở xem (Nguyễn Trãi) ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ b. Chuối. Cây ăn quả nhiệt đới, thân ngầm, lá có bẹ to ôm lấy nhau thành một thân giả hình trụ, quả dài, hơi cong, xếp thành buồn nhiều nải. (Hoàng Phê (chủ biên) – Từ điển tiếng Việt) ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ c. Khu vực Hà Nội: Nhiều mây, có mưa vừa đến mưa to. Gió đông – bắc cấp 3, cấp 4. Trời rét. Nhiệt độ từ 14o đến 25o C (Bản tin dự báo thời tiết) ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ d. Từ chiều, lại bắt đầu trở rét. Gió. Mưa. Não nùng. Đường vắng ngắt. Chưa đến tám giờ mà đường đã vắng ngắt (Nguyễn Công Hoan – Anh xẩm) ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ 3.Hãy phân tích và nhận xét về kết cấu câu văn sau trong một văn bản khoa học: Mặc dù cho đến nay loài người chưa vượt ra khỏi hệ Mặt Trời và chỉ mới khẳng định ở thời điểm hiện tại trong hề Mặt Trời chỉ có ba hành tinh có sự sống, trong đó sự sống trên Quả Đất đạt trình độ cao nhất nhưng chúng ta có căn cứ để tin rằng sự sống trong vũ trụ là phổ biến, và đến ngày nào đó thì việc tiếp nhận tín hiệu ngoài Quả Đất, đón tiếp khách từ vũ trụ sẽ không còn là mơ ước mà là hiện thực. 10 Nguyễn Nhật Quang
  11. ÔN TẬP KỲ THI QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN (Trần Bá Hoành- Nguyễn Minh Công ,Sinh học 12, NXB Giáo dục, 2006) ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ ............................................................................................................................................................ 11 Nguyễn Nhật Quang
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2