intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ôn tập tuyển sinh cao học: Đa dạng trong sinh học

Chia sẻ: Đặng Thị Bích Trâm | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:53

199
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thường chỉ sự đa dạng của các loài, nhưng cũng ở mọi mức độ tổ chức, từ gene tới hệ sinh thái. Sản phẩm của gần 3,5 tỉ năm tiến hóa, cực kỳ phong phú, khó có thể biết hết mọi loài đã và hiện sống. “Vũ điệu” sinh vật trong không gian và thời gian. Tính đa d ng l n nh t thu c ạ ớ ấ ộ về côn trùng (gần một triệu loài); hữu nhũ nhỏ nhất (hơn năm ngàn loài). Phần lớn các ngành động vật được tìm thấy trong đại dương....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ôn tập tuyển sinh cao học: Đa dạng trong sinh học

  1. Bùi Trang Việt Bộ môn Sinh lý thực vật, Khoa Sinh học Trường ĐH KHTN TP. Hồ Chí Minh Ôn tập tuyển sinh cao học sinh học, 4-2012 (6 phần) • Phần 4. Đa dạng sinh học • Phần 5. Sinh học thực vật Tài liệu tham khảo • Tài liệu ôn tập Đa dạng sinh học • Sinh học tế bào • Sinh lý thực vật đại cương
  2. Phần 4. Đa dạng sinh học 1. Các khái niệm và nguồn gốc của sự sống 2. Đa dạng sinh học ● Đa dạng của sinh vật nhân sơ ● Đa dạng của nguyên sinh vật ● Đa dạng ở thực vật ● Đa dạng ở nấm ● Đa dạng ở động vật
  3. Phần 4. Đa dạng sinh học 1. Các khái niệm và nguồn gốc của sự sống 1.1. Đa dạng sinh học ♦ Thường chỉ sự đa dạng của các loài, nhưng cũng ở mọi mức độ tổ chức, từ gene tới hệ sinh thái. ♦ Sản phẩm của gần 3,5 tỉ năm tiến hóa, cực kỳ phong phú, khó có thể biết hết mọi loài đã và hiện sống. ♦ “Vũ điệu” sinh vật trong không gian và thời gian.
  4. Tính đa dạng lớn nhất thuộc về côn trùng (gần một triệu loài); hữu nhũ nhỏ nhất (hơn năm ngàn loài). Phần lớn các ngành động vật được tìm thấy trong đại dương. Virus (dạng sống đặc biệt), vi khuẩn, nấm và nguyên sinh vật khó xác định hơn động vật có xương sống và côn trùng.
  5. 1.2. Các giới sinh vật Hệ thống 5 giới: * Monera (vi khuẩn, nhân sơ) * Protista (Nguyên sinh vật) * Plantae (Thực vật) * Fungi (Nấm) * Animalia (Động vật)
  6. Hai hệ thống gần đây hơn: • Hệ thống sáu giới (six-kingdom system): như hệ thống năm giới, nhưng Monera (Prokaryota) được tách ra thành hai giới: vi khuẩn và vi khuẩn cổ. Thực vật bao gồm tảo lục, gọi chung là giới Thực vật xanh (Viridiplantae, green plant kingdom). • Hệ thống ba liên giới (three-domain system): Vi khuẩn, Vi khuẩn cổ, và Nhân thực.
  7. Sáu giới Ba liên giới Vi khuẩn cổ khác biệt về trình tự base của tRNA và rRNA so với vi khuẩn, không nhất thiết “cổ” hơn vi khuẩn, và có liên hệ gần với sinh vật nhân thực hơn vi khuẩn.
  8. 1.3. Sinh vật được xếp theo thứ bậc (7 bậc chính) Giới Động vật (Animalia) Dây sống (Chordata) Ngành Lớp Hữu nhũ (Mammalia) Bộ Linh trưởng (Primates) Họ Hominidae Giống Homo Loài Homo sapiens • Loài (sinh học) gồm các thành viên có thể giao phối và sinh con có khả năng sinh sản. • Không có hai loài cùng tên (tên kép theo Linnaeus)
  9. 1.4. Cây phát sinh chủng loại (sơ đồ phân nhánh) minh họa mối liên hệ tiến hóa giữa các nhóm sinh vật Cây phát sinh chủng loại của 12 loài khỉ (dựa theo vẻ mặt, tiếng gọi, sự phân bố và protein máu).
  10. 1.5. Tương đồng và tương tự Trong phân loại học, cần tránh nhầm lẫn: • Tương đồng (homology) chỉ sự giống nhau về đặc điểm cấu trúc giữa các sinh vật có tổ tiên chung, như chi cá voi, cánh dơi, chân mèo và tay người... • Tương tự (analogy) chỉ sự giống nhau về chức năng của các cấu trúc có nguồn gốc tiến hóa rất khác nhau, như cánh chim và cánh côn trùng.
  11. 1.6. Tuyệt diệt hàng loạt và đa dạng sinh học Đa dạng sinh học giảm mạnh sau tuyệt diệt, nhưng bùng nổ sau đó. Đa dạng sinh học theo dòng thời gian địa chất (các mũi tên chỉ năm lần tuyệt diệt hàng loạt ).
  12. 1.7. Nguồn gốc của sự sống Trái đất có tuổi ≈ 4,54 tỉ năm, ≈ 3,8 tỉ năm trước, nhiệt độ đại dương giảm tới 49-88 C, 0 ≈ 3 ,8 - 2,5 tỉ năm trước, sự sống xuất hiện: khí quyển? bờ đại dương? ống thông thủy nhiệt?
  13. Miller-Urey (1953): C ở dạng CH4 trong hỗn hợp khí (cùng với H2 và NH3) tạo các acid amin. Các chất hữu cơ “tự sinh” từ các chất vô cơ, và các monomer liên kết để thành các polymer: polypeptide, polysacaride, polynucleotide.
  14. Thành lập màng là bước quan trọng dẫn tới tế bào nguyên thủy (tế bào độc lập với môi trường xung quanh). 14
  15. Thuyết “bóng” (bubble hypothesis) do Oparin đề nghị vào những năm 1930: Sự sống phát sinh ở “bờ đại dương”, nơi phơi ra khí quyển, dễ sủi bọt (tạo các bóng) và bị tấn công bởi tia UV. Oparin gọi các bóng (hình cầu với màng phospholipid) chứa vật chất đậm đặc là protobiont. Giả thuyết được Urey ủng hộ, và khuyến khích Miller làm thí nghiệm. Sau Oparin, “bóng” được gọi bởi nhiều tên tùy thành phần hóa học và cấu trúc: microspheres, protocells, protobionts, micelles, liposomes, coacervates.
  16. 2.1. Đa dạng của sinh vật nhân sơ Sinh vật nhân sơ đông đảo và đơn giản nhất, được xem là xưa nhất trên Trái đất. Tế bào nhân sơ Đường kính 1-10 µm (tế bào nhân thực: 10-100 µm) với các bào quan : - Các màng nội (lõm vào trong) có chức năng hô hấp hay quang hợp. - Vùng giống nhân và plasmid (chứa DNA). - Ribosome. (Mesosome không có thật, chỉ do sự cố định hóa học)
  17. Sự đa dạng của vi khuẩn (1) Vi khuẩn thích nhiệt (có thể tới 85 0C). (2) Vi khuẩn Gram-dương có lượng G/C thấp. (3) Vi khuẩn Gram-dương có lượng G/C cao. (4) Sirochaetes dạng xoắn, sống trong nước. (5) Vi khuẩn lam (cyanobacteria) : Anabaena có khả năng cố định N, và Spirulina. (6) Chlamydiae vừa có đặc điểm vi khuẩn (nhạy với kháng sinh), vừa có đặc điểm virus (ký sinh bắt buộc trong tế bào chủ để tái bản). (7) Proteobacteria (Gram-âm, rất đa dạng, theo tên Proteus, vị thần hay thay đổi hình dạng): vi khuẩn đất, vi khuẩn S quang hợp, E. coli, Helicobacter…
  18. Sự đa dạng của vi khuẩn cổ (1) Nhóm sinh methane, kỵ khí nghiêm ngặt (bị ngộ độc bởi những vết O2) (2) Nhóm thích điều kiện khắc nghiệt: mặn, nhiệt, pH rất acid hay rất kiềm, áp suất cao. (3) Nhóm tăng trưởng trong các môi trường bình thường như vi khuẩn.
  19. 2.2. Sự đa dạng của nguyên sinh vật Sự tiến hóa của tế bào nhân thực Màng tự xếp nếp Nội cộng sinh (*)
  20. Hệ thống phân loại ba nhóm nguyên sinh vật (1) Động vật nguyên sinh (dị dưỡng): amip, Trypanosoma (gây bệnh buồn ngủ), Plasmodium (gây sốt rét), Paramecium. (2) Mốc nhầy như Dictyostellium. (3) Tảo (đơn bào và đa bào) quang hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2