intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Ôn thi THPT quốc gia môn Hóa lớp 12 năm 2018 - Đề luyện tập 8

Chia sẻ: Nguyễn Thị Bích | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

63
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị bước vào kì thi có thêm tài liệu ôn tập, TaiLieu.VN giới thiệu đến các bạn Ôn thi THPT quốc gia môn Hóa lớp 12 năm 2018 - Đề luyện tập 8 để ôn tập nắm vững kiến thức. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong kì thi!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Ôn thi THPT quốc gia môn Hóa lớp 12 năm 2018 - Đề luyện tập 8

  1. Ôn thi THPTQG 2018. Môn: Hóa học 12. ĐỀ LUYỆN TẬP SỐ 8. Thời gian làm bài: 50 phút. Cho biết khối lượng nguyên tử (theo u) của các nguyên tố:  H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Si = 28, P = 31, S = 32, Cl = 35,5, Br = 80, Li = 7, Na = 23,   Mg = 24, Al = 27, K = 39, Ca = 40, Cr = 52, Mn = 55, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Rb = 85,   Sr = 88, Ag = 108, Ba = 137, Pb = 207. Câu 1: Công thức nào sau đây của buta­1,3­đien? A. CH2=CH2. B. CH2=CH­CH=CH2. C. CH2=CH­CN. D. CH2=CH­Cl. Câu 2: Dạng nào của tinh bột có mạch phân nhánh? A. xenlulozơ. B. amilozơ. C. gluczơ. D. amilo pectin. Câu 3: Chất có mùi chuối chín là A. đimetyl ete. B. isoamyl axetat. C. axit axetic. D. glixerol. Câu 4: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? A. H2O. B. C6H6. C. NaCl. D. CaCO3. Câu 5: Số nhóm OH trong một phân tử glucozơ là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 6: Trong sản xuất công nghiệp axit nitric, xuất phát chủ yếu từ A. NaNO3. B. NH3. C. NO2. D. KNO3. Câu 7: Trong phân tử chất béo có chứa nhóm chức nào? A. ­COO­. B. ­COOH. C. ­CO­. D. ­CHO. Câu 8: Chất nào có khả năng "ăn mòn thủy tinh"? A. SiO2. B. HCl. C. NaOH. D. HF. Câu 9: Phản ứng nhiệt nhôm oxit sắt chứng tỏ tính khử của sắt so với nhôm là A. yếu hơn. B. mạnh hơn. C. bằng nhau. D. lúc yếu lúc mạnh. Câu 10: Crom (III) oxit phản ứng được với A. dd NaCl. B. dd CuSO4. C. dd NH3. D. dd NaOH. Câu 11: Một đoạn peptit X chứa 3 liên kết peptit trong phân tử. Số mắt xích trong X là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 12: Dung dịch CuSO4 không phản ứng với dung dịch chất nào? A. NaOH. B. KNO3. C. BaCl2. D. Na2S. Câu 13: Chất nào sau đây không phản ứng với nước ở điều kiện thường? A. Mg. B. Na2O. C. CaO. D. K. Câu 14: Vôi tôi (CaO) để lâu trong không khí bị “chết” do phản ứng với chất nào? A. H2O. B. O2. C. N2. D. CO2. Câu 15: Số liên kết xích­ma (δ) có trong 1 phân tử metyl axetat là A. 8. B. 11. C. 9. D. 10. Câu 16: Saccarozơ và glucozơ cùng phản ứng với A. dd Brom. B. Cu(OH)2. C. dd HCl. D. dd AgNO3/NH3. Câu 17: Sắt kim loại phản ứng với chất nào tạo ra hợp chất sắt(II)? A. dd HNO3. B. dd NaOH. C. dd CuSO4. D. dd AgNO3. Câu 18: Để phân biệt ancol etylic và glixerol, có thể dùng De so 8­Trang­1/3.
  2. Ôn thi THPTQG 2018. Môn: Hóa học 12. A. quỳ tím. B. Cu(OH)2. C. dd Brom. D. Na kim loại. Câu 19: Cho các chất: O2 (to), S (to), dd HNO3 đặc, dd HCl đặc, dd H2SO4 đặc. Crom kim loại có  thể phản ứng được với mấy chất? A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 20: Cho phản ứng: Fe + HNO3   Fe(NO3)3 + NO + H2O. Chất bị khử là A. N . +5 B. HNO3. C. Fe. D. NO. Câu 21:  Cho các chất: axit axetic, phenol, ancol etylic, metyl fomat, tristearin, fomanđehit. Số  chất phản ứng với dung dịch NaOH đun nóng là A. 3. B. 4. C. 5. D. 2. Câu 22: Este X có công thức C4H8O2. Thủy phân hoàn toàn một lượng X bằng NaOH, thu được  sản phẩm C2H3O2Na. Tên gọi của X là A. metyl axetat. B. etyl axetat. C. metyl propionat. D. propyl fomat. Câu 23: Cho sơ đồ chuyển hóa: Al2O3   Al   NaAlO2   Al(OH)3   Al2O3. Có mấy phản ứng oxi hóa­khử xảy ra trong sơ đồ trên? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 24: Cho các phát biểu sau: (1) Metyl axetat là đồng phân của axit axetic. (2) Thủy phân este thu được axit và ancol. (3) Ở điều kiện thường, chất béo no tồn tại ở trạng thái rắn. (4) Nhiệt độ sôi của este thấp hơn axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon. (5) Glixerol được dùng trong sản xuất chất dẻo, mĩ phẩm, ... Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 1. D. 4. Câu 25:  Khối lượng phân tử  trung bình của xenlulozơ  trong sợi bông là 1750000đvC. Số  gốc   glucozơ C6H10O5 trong phân tử xenlulozơ là A. 21604. B. 1621. C. 422. D. 10802. Câu 26: Cho 3,6 gam anđehit HCHO phản ứng với dung dịch AgNO 3/NH3 (dư), thu được m gam  Ag. Tìm m. A. 10,8 gam. B. 25,92 gam. C. 51,84 gam. D. 21,6 gam. Câu 27: Hòa tan m gam Mg trong dung dịch H2SO4 loãng (dư), thu được 2,24 lít khí (đktc). Tìm  m. A. 2,4 gam. B. 3,6 gam. C. 4,8 gam. D. 1,2 gam. Câu 28: Cho m gam C6H12O6 phản ứng tráng bạc hoàn toàn thu được 16,2 gam Ag. Cũng cho m  gam C6H12O6 lên men hoàn toàn, thu được thể tích CO2 (đktc) là A. 1,68 lít. B. 2,24 lít. C. 3,36 lít. D. 1,12 lít. Câu 29: Cho 2,24 gam kim loại R (hóa trị n) tác dụng với H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được 784 ml  khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Tìm R. A. Fe. B. Al. C. Cu. D. Ag. Câu 30: X là một α­amino axit chứa 1 nhóm NH2 và 1 nhóm COOH. Cho m gam X phản ứng vừa  đủ với 120 ml dung dịch HCl 1M, thu được 18,42 gam muối. Tên gọi của X là A. glyxin. B. axit glutamic. C. alanin. D. valin. Câu 31:  Xà phòng hóa hoàn toàn 106,8 gam một chất béo trung tính X, cần 360 ml dung dịch  NaOH 1M. Khối lượng xà phòng thu được là A. 100,56 gam. B. 100,65 gam. C. 110,61 gam. D. 110,16 gam. De so 8­Trang­2/3.
  3. Ôn thi THPTQG 2018. Môn: Hóa học 12. Câu 32: Thủy phân hoàn toàn 8,88 gam metyl axetat bằng 150 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn  dung dịch sau phản ứng, thu được m gam chất rắn. Tìm m. A. 1,2 gam. B. 9,84 gam. C. 11,04 gam. D. 12,3 gam. Câu 33: Thể tích dung dịch HNO3 67,5% (d = 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo   thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là (H = 80%) A. 70 lít. B. 49 lít. C. 81 lít. D. 55 lít. Câu 34:  Nhiệt nhôm hoàn toàn 2,56 gam hỗn hợp X gồm CuO và Fe 2O3, cần vừa đủ  m gam  nhôm và thu được 1,888 gam hỗn hợp kim loại. Tìm m. A. 0,27 gam. B. 0,54 gam. C. 0,756 gam. D. 0,81 gam. Câu 35: Hỗn hợp X gồm ancol etylic và phenol. Cho 1,768 gam X phản  ứng hết với natri kim  loại, thu được 313,6 ml khí H2 (đktc). Nếu cho X tác dụng với dung dịch NaOH thì số mol NaOH   cần để tham gia phản ứng là A. 0,028. B. 0,018. C. 0,01. D. 0,02. Câu 36: Hỗn hợp X gồm Fe và FeS. Hòa tan 2,6 gam X trong dung dịch HCl (dư), thu được 784  ml hỗn hợp khí (đktc). Phần trăm khối lượng Fe trong X là A. 45,45%. B. 54,55%. C. 32,31%. D. 67,69%. Câu 37: Đốt cháy một anđehit X đơn chức, mạch hở  cần dùng 8,4 lít O2 (đktc), thu được 13,2  gam CO2 và 5,4 gam H2O. Mặt khác, cho X phản  ứng với H2 thu được hợp chất hữu cơ Y. Tên  của Y là A. ancol metylic. B. ancol butylic. C. ancol propylic. D. ancol etylic. Câu 38:  Đốt cháy 268,8 ml hơi (đktc) este X, thu được 806,4 ml khí CO2  (đktc) và 0,648 gam  H2O.  Cũng lượng este trên thủy phân hoàn toàn bằng NaOH, thu được 0,984 gam muối Y và  ancol Z. Tổng số liên kết có trong ancol Z là A. 5. B. 8. C. 11. D. 9. Câu 39: Hỗn hợp X gồm Fe và Fe3O4. Hòa tan 4,464 gam X trong dung dịch HNO 3 loãng (dư), thu  được 761,6 ml khí NO (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là A. 0,322 mol. B. 0,232 mol. C. 0,122 mol. D. 0,211 mol. Câu 40: Hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat của hai kim loại kiềm  ở 2 chu k ỳ k ế ti ếp nhau. Cho   3,28 gam X phản ứng với dung dịch HCl (dư), thu được 896 ml khí CO2 (đktc). Hai kim loại là A. Li­Na. B. Na­K. C. K­Rb. D. Li­K. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ HẾT ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ De so 8­Trang­3/3.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2