intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân biệt chủ ngữ với tân ngữ dựa vào kết trị của động từ - vị ngữ

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

73
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dựa vào kết trị và sự hiện thực hóa kết trị hạt nhân của động từ - vị ngữ, bài báo tiến hành phân biệt chủ ngữ với tân ngữ trong một số kiểu câu có ý kiến tranh luận trong tiếng Việt. Thuộc số này là: a) Kiểu câu có vị ngữ là động từ nội hướng trung tính (Ví dụ: Trong túi còn tiền, Ở đây thường xảy ra tai nạn giao thông). b) Kiểu câu có vị ngữ là động từ ngoại hướng trung tính. (Ví dụ: Tôi có tiền. Y khẽ lắc đầu). c) Kiểu câu có vị ngữ là động từ ngoại hướng được dùng trong ý nghĩa nội hướng chỉ trạng thái (Ví dụ: Trên bàn đặt một cuốn sách, Trên tường treo một bức tranh).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân biệt chủ ngữ với tân ngữ dựa vào kết trị của động từ - vị ngữ

Nguyễn Mạnh Tiến<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 80(04): 37 - 40<br /> <br /> PHÂN BIỆT CHỦ NGỮ VỚI TÂN NGỮ DỰA VÀO KẾT TRỊ<br /> CỦA ĐỘNG TỪ - VỊ NGỮ<br /> Nguyễn Mạnh Tiến*<br /> Khoa Đào tạo Giáo viên THCS, Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Dựa vào kết trị và sự hiện thực hóa kết trị hạt nhân của động từ - vị ngữ, bài báo tiến hành phân<br /> biệt chủ ngữ với tân ngữ trong một số kiểu câu có ý kiến tranh luận trong tiếng Việt. Thuộc số này<br /> là: a) Kiểu câu có vị ngữ là động từ nội hướng trung tính (Ví dụ: Trong túi còn tiền, Ở đây thường<br /> xảy ra tai nạn giao thông). b) Kiểu câu có vị ngữ là động từ ngoại hướng trung tính. (Ví dụ: Tôi có<br /> tiền. Y khẽ lắc đầu). c) Kiểu câu có vị ngữ là động từ ngoại hướng được dùng trong ý nghĩa nội<br /> hướng chỉ trạng thái (Ví dụ: Trên bàn đặt một cuốn sách, Trên tường treo một bức tranh).<br /> Từ khóa: Kết trị; động từ; vị ngữ; chủ ngữ; hiện thực hóa<br /> <br /> Trong cách phân tích câu theo quan điểm<br /> truyền thống, vấn đề ranh giới giữa chủ ngữ<br /> và bổ ngữ được coi là một trong những vấn đề<br /> nan giải. Theo cách phân tích câu theo kết trị,<br /> chủ ngữ được coi là một kiểu bổ ngữ (bổ ngữ<br /> chủ thể) nên vấn đề phân biệt chủ ngữ như là<br /> thành phần chính với bổ ngữ như là thành<br /> phần phụ không còn được đặt ra. Tất cả<br /> những từ có ý nghĩa cú pháp chủ thể dù có vị<br /> trước hay sau vị ngữ (vị từ) đều được coi là<br /> chủ ngữ (tức là bổ ngữ chủ thể). Chẳng hạn,<br /> cụm danh từ chỉ chủ thể (một con cú mèo)<br /> trong hai câu: Một con cú mèo từ trong hang<br /> bay ra và Từ trong hang bay ra một con cú<br /> mèo đều là chủ ngữ (bổ ngữ chủ thể). Tuy<br /> nhiên, trong việc xác định chủ ngữ, vấn đề phân<br /> biệt chủ ngữ với tân ngữ (bổ ngữ đối thể hay<br /> khách thể) vẫn được đặt ra vì mặc dù giữa chủ<br /> ngữ và tân ngữ không có sự đối lập về đẳng cấp<br /> (tôn ti) hay về chức năng cú pháp (chúng đều là<br /> thành phần phụ), nhưng giữa chúng vẫn có sự<br /> đối lập về nội dung chức năng, tức là sự đối lập<br /> về ý nghĩa và hình thức cú pháp.*<br /> Như vậy, thực chất của việc phân biệt chủ ngữ<br /> với tân ngữ là phân biệt chúng theo đặc điểm<br /> về ý nghĩa cú pháp và hình thức cú pháp tương<br /> ứng đặc trưng cho mỗi thành phần câu này.<br /> Trong bài viết này, để phân biệt chủ ngữ và<br /> tân ngữ theo ý nghĩa và hình thức cú pháp,<br /> chúng tôi chủ trương dựa vào số lượng và đặc<br /> *<br /> <br /> Tel: 0986.200.477<br /> <br /> tính của kết trị bắt buộc (kết trị hạt nhân)<br /> được hiện thực hóa của động từ - vị ngữ. Khi<br /> dựa vào số lượng kết trị để xác định, phân<br /> biệt chủ ngữ với tân ngữ, chúng ta có thể tìm<br /> thấy những gợi ý bổ ích từ ý kiến của S.D.<br /> Kanelson, S.M. Kibardina và N.I. Tjapkina.<br /> Theo S.M.Kibardina, “nếu ở động từ chỉ có<br /> một tham tố (acgument, diễn tố) duy nhất thì<br /> nó là chủ ngữ của câu không phụ thuộc vào<br /> hình thức biều hiện của nó. Nếu ở động từ có<br /> một vài tham tố thì một trong chúng là chủ<br /> thể, còn lại là đối thể ” [2;22]. S.D. Kanelson<br /> cho rằng “chủ thể (chủ ngữ) của câu là tham<br /> tố (acgument) duy nhất của vị từ một vị trí<br /> hoặc là một trong những tham tố của vị từ<br /> nhiều vị trí thường biểu hiện chức năng chủ<br /> đề” [1;16]. Đối với N.I.Tjapkina thì để phân<br /> biệt chủ ngữ với bổ ngữ (tân ngữ), điều quan<br /> trọng nhất cần quan tâm trước hết là số lượng<br /> kết trị hạt nhân được hiện thực hóa của động<br /> từ - vị ngữ. Bà viết: “Nếu danh từ trong hình<br /> thức cú pháp zero (không được dẫn nối bởi<br /> giới từ hay hậu từ ) hiện thức hóa kết trị hạt<br /> nhân của động từ (chỉ chủ thể) đứng trước kết<br /> cấu động – danh mà ở đó danh từ chỉ đối thể<br /> hành động cũng hiện thực hóa kết trị hạt nhân<br /> của động từ thì câu sẽ là câu song trị và danh<br /> từ đứng sau động từ là bổ ngữ. Nếu danh từ<br /> trong tổ hợp với giới từ (hậu từ) đứng trước<br /> cấu trúc động – danh từ thì câu sẽ là câu đơn<br /> trị với ý nghĩa tồn tại, còn danh từ đứng sau<br /> động từ như là danh từ duy nhất hiện thực hóa<br /> kết trị hạt nhtân của động từ - vị ngữ và<br /> không có bên mình hư từ (giới từ - hậu từ) sẽ<br /> giữ chức năng chủ ngữ (phụ thuộc)”[53;305].<br /> 37<br /> <br /> Nguyễn Mạnh Tiến<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Theo chúng tôi, ngoài việc dựa vào số lượng<br /> kết trị cần dựa vào đặc tính của kết trị bắt<br /> buộc (hạt nhân) được hiện thực hóa.<br /> Về thủ pháp, để xác định số lượng và đặc tính<br /> của kết trị bắt buộc được hiện thực hóa bên<br /> động từ - vị ngữ, cần dùng các thủ pháp hình<br /> thức như lược bỏ (để kiểm tra, xác định các<br /> yếu tố bắt buộc), bổ sung (để kiểm tra, xác<br /> định các yếu tố bị tỉnh lược), thay thế (để xác<br /> định yếu tố tương đương về ý nghĩa, chức<br /> năng), cải biến (để xác định hình thức cơ bản).<br /> Vận dụng các nguyên tắc và thủ pháp trên<br /> đây, chúng ta có thể xác định, phân biệt chủ<br /> ngữ, tân ngữ.<br /> Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét một vài trường<br /> hợp tiêu biểu trong số những trường hợp<br /> tranh luận.<br /> Trường hợp 1: Câu có vị ngữ là động từ<br /> trung tính nội hướng.<br /> Đây là những câu có vị ngữ là các động từ với<br /> ý nghĩa tồn tại, xuất hiện, tiêu biến (có, còn,<br /> hết, diễn ra, xảy ra, tan, cháy, đổ, vỡ, gãy,<br /> rơi…). Những câu này thường có hai biến thể<br /> trật tự: danh từ + động từ (N - V) và động từ<br /> + danh từ (V - N).<br /> Ví dụ: Tiền còn -> Còn tiền.<br /> Tai nạn đã xảy ra -> Đã xảy ra tai nạn.<br /> Vé hết -> Hết vé.<br /> Nhà cháy -> Cháy nhà.<br /> Trong một số trường hợp bên động từ còn có<br /> kết tố chỉ vị trí được cấu tạo bởi tổ hợp giới từ<br /> (thời vị từ) + danh từ. Ví dụ: Trong túi còn<br /> tiền. Ở đây thường xảy ra tai nạn giao thông.<br /> Trong việc phân tích cú pháp, N trong biến thể<br /> V – N được coi là chủ ngữ hoặc bổ ngữ. Theo<br /> quan điểm kết trị, để xác định bản chất của N,<br /> cần dựa vào đặc tính của V. Các động từ - vị<br /> ngữ trong kiểu câu này có đặc điểm sau:<br /> - Về nghĩa, chúng chỉ hoạt động vừa có tính<br /> nội hướng, vừa có tính ngoại hướng, tức là có<br /> đặc điểm trung tính.<br /> - Về kết trị, chúng chỉ có một kiểu kết trị bắt<br /> buộc duy nhất vừa có tính chủ thể vừa có tính<br /> đối thể (khách thể).<br /> - Về khả năng hiện thực hóa kết trị, chúng<br /> cho phép kết tố bắt buộc có thể chiếm hai vị<br /> trí (liền trước và liền sau mình). Mặt khác,<br /> 38<br /> <br /> 80(04): 37 - 40<br /> <br /> trong một số trường hợp, chúng còn cho phép<br /> xuất hiện đồng thời hai kết tố thuộc cùng một<br /> kiểu kết trị (ý nghĩa). Ví dụ: Xe hỏng lốp, Vịt<br /> còn hai con. Hai kết tố này luôn có khả năng<br /> chuyển về một phía, vì vậy, chúng thuộc một<br /> kiểu kết tố. Ví dụ: Lốp xe hỏng. Hỏng lốp xe<br /> rồi. Hai con vịt vẫn còn. Vẫn còn hai con vịt.<br /> Kết tố bắt buộc bên những động từ này có các<br /> đặc điểm sau:<br /> - Là kiểu kết tố bắt buộc duy nhất bên động từ.<br /> - Vừa có nét nghĩa chủ thể (nét nghĩa đặc trưng<br /> cho chủ ngữ) vừa có nét nghĩa đối thể (khách<br /> thể) là nét nghĩa đặc trưng cho tân ngữ.<br /> - Có khả năng chiếm cả hai vị trí: liền trước<br /> động từ (vị trí đặc trưng của chủ ngữ) và liền<br /> sau động từ (vị trí đặc trưng của tân ngữ).<br /> Áp dụng nguyên tắc và thủ pháp xác định<br /> thành phần câu đã nêu trên đây thì phải cho<br /> rằng kết tố bắt buộc bên các động từ tồn tại,<br /> xuất hiện, tiêu biến trên đây không hoàn toàn<br /> giống chủ ngữ cũng không hoàn toàn giống<br /> tân ngữ mà có đặc tính trung gian giữa hai<br /> thành phần câu này. (Tính trung gian của<br /> chúng do tính trung gian của động từ vị ngữ<br /> quy định).<br /> Tuy nhiên, vì kiểu kết tố này là kiểu kết tố bắt<br /> buộc (diễn tố, tham tố) duy nhất bên động từ<br /> nên theo nguyên tắc trên đây, có thể xếp nó<br /> vào phạm trù chủ ngữ.<br /> Trường hợp 2: Câu có vị ngữ là động từ<br /> trung tính ngoại hướng. Đây là những câu có<br /> vị ngữ là động từ với ý nghĩa sở hữu (có, còn)<br /> và động từ chỉ hoạt động của bộ phận cơ thể<br /> (lắc, gật, nháy, há, nghển, kiễng…). Ví dụ:<br /> Tôi có tiền, Y khẽ lắc đầu.<br /> Trong các công trình nghiên cứu về cú pháp,<br /> ý kiến tranh luận về kiểu câu trên đây thường<br /> tập trung chủ yếu ở danh từ đứng sau động từ.<br /> Một số tác giả coi các danh từ đứng sau động<br /> từ (tiền, đầu) là bổ ngữ trong khi một số tác<br /> giả khác lại coi chúng là chủ ngữ (phụ thuộc)<br /> [45;134-135]. Có sự bất đồng này là do cách<br /> hiểu khác nhau về đặc tính của động từ - vị<br /> ngữ (coi có, lắc là động từ nội hướng hay<br /> ngoại hướng). Như vậy, để xác định tư cách<br /> thành phần câu của các danh từ ở cuối câu,<br /> trước hết, cần làm rõ đặc tính ý nghĩa và kết<br /> trị của động từ - vị ngữ.<br /> <br /> Nguyễn Mạnh Tiến<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Các động từ - vị ngữ trong những câu trên<br /> đây có những đặc điểm đáng chú ý sau:<br /> - Về ý nghĩa: Chúng chỉ hoạt động của chủ thể<br /> hướng tới đối thể (khách thể). Chẳng hạn, có<br /> chỉ hoạt động sở hữu của chủ thể tôi hướng<br /> tới đối thể là tiền đồng thời, lại chỉ sự tồn tại<br /> của tiền. Lắc chỉ hoạt động xuất phát từ chủ<br /> thể y hướng tới đối thể đầu (đối thể không<br /> hẳn ở ngoài chủ thể), đồng thời, lại chỉ trạng<br /> thái của đầu (Trạng thái lắc của đầu chính là<br /> kết quả của hành động điều khiển (lắc) có chủ<br /> ý của chủ thể y ). Như vậy, về nghĩa, các động<br /> từ trên có đặc điểm trung tính (vừa có tính nội<br /> hướng, vừa có tính ngoại hướng).<br /> - Về kết trị: Phù hợp với đặc điểm ý nghĩa đã<br /> chỉ ra, các động từ trên đây có hai kết trị bắt<br /> buộc. Kết trị chủ thể hoạt động (không điển<br /> hình) và kết trị đối thể (cũng không điển<br /> hình), (Ai có? Có gì? Ai lắc? Lắc gì?). Tính<br /> không điển hình của kế trị chủ thể và kết trị<br /> đối thể ở các động từ trên đây thể hiện ở chỗ:<br /> + Trong cấu trúc Tôi có tiền, tôi vừa là chủ<br /> thể hoạt động sở hữu (kẻ sở hữu), vừa là vị trí<br /> tồn tại của tiền, còn tiền vừa là đối thể sở hữu,<br /> vừa là chủ thể tồn tại. Trong cấu trúc Y khẽ<br /> lắc đầu, Y vừa là chủ thể của hành động lắc (y<br /> điều khiển đầu mình lắc); vừa là kẻ mang<br /> trạng thái lắc (vì trạng thái lắc thuộc về bộ<br /> phận bất khả li đầu cũng đồng thời thuộc về<br /> chỉnh thể y), còn đầu vừa là đối thể chịu sự<br /> điều khiển của hành động lắc xuất phát từ chủ<br /> thể y, vừa là kẻ mang trạng thái lắc. Nét trung<br /> tính của động từ (có, lắc) và nét trung gian<br /> của các kết tố hiện thực hóa kết trị của chúng<br /> được xác nhận qua khả năng chuyển các cấu<br /> trúc trên đây thành các cấu trúc với ý nghĩa<br /> tồn tại hoặc trạng thái (Ví dụ: Tôi có tiền - ><br /> Ở tôi có tiền. Tiền ở tôi có. Y khẽ lắc đầu -><br /> Đầu y khẽ lắc).<br /> Như vậy, các danh từ đứng sau động từ - vị<br /> ngữ trong những câu trên đây (tiền, đầu) có<br /> đặc điểm hỗn hợp của chủ ngữ và tân ngữ.<br /> Tuy nhiên, vì các động từ - vị ngữ trong<br /> những câu trên đây có hai kết trị bắt buộc với<br /> đặc tính đối lập nhau (một có tính chủ thể và<br /> một có tính đối thể), đồng thời, chúng cũng<br /> cho phép hiện thực hóa hai kết trị này (bên<br /> <br /> 80(04): 37 - 40<br /> <br /> chúng xuất hiện hai kết tố có nét nghĩa đối<br /> lập: chủ thể và đối thể) nên theo nguyên tắc<br /> nêu trên, có thể xếp các động từ trên đây vào<br /> động từ ngoại hướng (trung tính) và phù hợp<br /> với điều đó, bên chúng sẽ có một kết tố chủ<br /> thể hay chủ ngữ (là danh từ đứng trước) và<br /> một kết tố đối thể hay tân ngữ (là danh từ<br /> đứng sau).<br /> Trường hợp 3: Câu có vị ngữ vốn là động từ<br /> ngoại hướng (chỉ hành động) được dùng trong<br /> ý nghĩa nội hướng (chỉ trạng thái). Ví dụ:<br /> (1) Trên tường treo một bức tranh.<br /> (2) Trước cửa nhà trồng hai cây dừa.<br /> (3) Trong sân buộc hai con ngựa.<br /> (4) Trên bàn đặt một lọ hoa.<br /> Những câu kiểu trên đây có một số đặc điểm<br /> đáng chú ý sau:<br /> Khuôn hình phổ biến của chúng gồm ba thành<br /> tố: trạng ngữ (chu tố) chỉ vị trí, động từ - vị<br /> ngữ và danh từ có vai trò diễn tố. Với khuôn<br /> hình này, kiểu câu trên đây rất giống với câu<br /> tồn tại với vị ngữ là các động từ chỉ sự tồn tại,<br /> xuất hiện, tiêu biến đã được nói đến trên đây.<br /> - Về nội dung, kiểu câu trên đây thiên về ý<br /> nghĩa tồn tại, tức là miêu tả sự tồn tại của sự<br /> vật trong tư thế, trạng thái nhất định ở vị trí<br /> nào đó.<br /> - Các động từ - vị ngữ trong kiểu câu này mặc<br /> dù vốn là động từ ngoại hướng (chúng chỉ<br /> hành động mà kết quả tạo ra ở đối thể một<br /> trạng thái tồn tại nào đó nên còn được gọi là<br /> động từ chỉ hành động lưu kết quả) nhưng<br /> trong cách dùng cụ thể ở kiểu câu này, ý<br /> nghĩa hành động ở chúng rất mờ nhạt trong<br /> khi ý nghĩa trạng thái (tồn tại) lại là ý nghĩa<br /> chủ đạo. Bằng chứng về điều này là: a) Trong<br /> một số trường hợp, chúng có thể được dùng<br /> hoàn toàn với ý nghĩa trạng thái. Ví dụ: Trên<br /> nền trời xanh ngắt treo lơ lửng mấy đám mây<br /> – Đầu súng, trăng treo (Chính Hữu). Trong<br /> những câu vừa dẫn ra, rõ ràng không hề có<br /> hành động treo mà chỉ có trạng thái treo. b)<br /> Có thể thay thế chúng bằng động từ tồn tại có.<br /> Ví dụ: Trên tường có một bức tranh. Trong<br /> sân có hai con ngựa. Trên bàn có một lọ hoa.<br /> Trước cửa nhà có hai cây dừa. c) Không thể<br /> 39<br /> <br /> Nguyễn Mạnh Tiến<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> thay thế chúng bằng các động từ chỉ hành<br /> động mà kết quả không tạo ra ở đối thể một<br /> trạng thái tồn tại nào đó mà không làm thay<br /> đổi nghĩa vốn có của câu. Chẳng hạn, không<br /> thể nói: Trước cửa nhà chặt hai cây dừa.<br /> Trong sân đánh hai con ngựa.<br /> - Các danh từ đứng sau động từ cũng có<br /> những đặc điểm đáng chú ý: a) Có thể coi<br /> chúng là diễn tố (tham tố, actant, acgument)<br /> duy nhất bên động từ - vị ngữ vì việc thử<br /> nghiệm bổ sung vào trước động từ một danh<br /> từ chỉ chủ thể làm mất ý nghĩa tồn tại vốn có<br /> của câu và sẽ tạo ra một cấu trúc không tự<br /> nhiên, bình thường. Hơn nữa, trong nhiều<br /> trường hợp, hoàn toàn không thể thực hiện<br /> việc bổ sung như vậy được. Chẳng hạn, trong<br /> các câu: Giữa hai hàm răng trắng đều đặn<br /> của Moan ngậm một nhánh cỏ bị cắn đến nát<br /> (Văn miêu tả, kể chuyện chọn lọc. H.1973,<br /> trang 181); Trên nền trời xanh ngắt treo lơ<br /> lửng mấy đám mây, không thể bổ sung bất cứ<br /> danh từ (diễn tố, tham tố) nào vào trước các<br /> động từ - vị ngữ (ngậm, treo). Điều này<br /> chứng tỏ những câu đang xem xét đều là câu<br /> hoàn chỉnh về ngữ pháp (tức là trong nó<br /> <br /> 80(04): 37 - 40<br /> <br /> không có hiện tượng lược bỏ). b) Trước các<br /> danh từ này thường phải có từ chỉ số lượng<br /> (hoặc từ chỉ số lượng kết hợp với từ chỉ đơn<br /> vị). Nói cách khác, các danh từ này không có<br /> vị trí liền sau động từ, vị trí cơ bản (đặc<br /> trưng) của tân ngữ. c) Có thể chuyển các danh<br /> từ này lên vị trí trước động từ là vị trí cơ bản<br /> của chủ ngữ. Ví dụ: Bức tranh treo trên<br /> tường. Hai con ngựa buộc trong sân. Mấy<br /> đám mây treo lơ lửng trên nền trời xanh ngắt.<br /> (L. Tônxtôi. Chiến tranh và hòa bình).<br /> Với những đặc điểm đã chỉ ra, những câu<br /> được xem xét trên đây rõ ràng có đặc điểm<br /> của câu tồn tại đơn trị và danh từ đứng sau<br /> động từ có đặc điểm của chủ ngữ.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> [1]. S.D. Kasnelson: Loại hình ngôn ngữ và tư<br /> duy bằng lời nói. L.1972. bằng tiếng Nga.<br /> [2]. S.M.Kibardina: Phạm trù chủ thể, đối thể và<br /> lí thuyết kết trị. (Trong tuyển tập: Phạm trù chủ<br /> thể, đối thể trong các loại hình ngôn ngữ khác<br /> nhau. L.1982; bằng tiếng Nga).<br /> [3]. N.I. Tjapkina: Câu động từ trong các ngôn<br /> ngữ đơn lập (Trong tuyển tập: Các ngôn ngữ<br /> Đông Nam Á. M. 1967; bằng tiếng Nga).<br /> <br /> SUMMARY<br /> PHÂN BIỆT CHỦ NGỮ VỚI TÂN NGỮ DỰA VÀO KẾT TRỊ<br /> CỦA ĐỘNG TỪ - VỊ NGỮ<br /> Nguyen Manh Tien*<br /> College of Education - TNU<br /> <br /> Based on the theory and the realization of the valence of the predicative verb, the paper was<br /> conducted to distinguish the subject from the object in three types o sentence which are being<br /> debated:<br /> a) The preadicate is a neutral internal verb; for example: There is some money in the bag or<br /> Accident often happen here.<br /> b) The preadicate is a extenal internal verb; for example: I have some money or He quietly shook<br /> his head.<br /> c) The preadicate is an extenal internal verb but the verb is used in the sense as a internal state<br /> verb; for example: On the wall hangs a picture or On the table lies a book.<br /> Keywords: Valence, verb, subject, predicate, realize<br /> <br /> *<br /> <br /> Tel: 0986.200.477<br /> <br /> 40<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2