intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích dữ liệu kinh doanh với Power BI

Chia sẻ: Liễu Yêu Yêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

26
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Phân tích dữ liệu kinh doanh với Power BI" giới thiệu về Power BI - nền tảng hàng đầu trong việc phân tích dữ liệu và ứng dụng 67 thành công BI (Business Intelligence). Power BI là nền tảng phân tích và báo cáo mạnh mẽ, chi phí thấp, nổi tiếng vì tính đơn giản và hiệu quả của nó. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích dữ liệu kinh doanh với Power BI

  1. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU KINH DOANH VỚI POWER BI Trương Đình Hải Thụy, Nguyễn Thị Thanh Tâm Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính - Marketing Email: tdh.thuy@ufm.edu.vn Khoa Kinh tế Quản trị, bộ môn Hệ thống thông tin quản lý, Trường Đại học Hoa Sen Email: tam.nguyenthithanh@hoasen.edu.vn Tóm tắt: Dữ liệu (data) chính là tài nguyên quan trọng nhất của doanh nghiệp. Và ở thời đại Công nghệ 4.0 với nhiều công nghệ mới nổi như IOT, AI, máy học – Machine Learning, Big data… thì tài nguyên này là vô tận và không ngừng tăng lên. Dữ liệu chính là tài sản chiến lược, có tính chất quyết định lên hoạt động kinh doanh, cần phải được quản lý. Do đó, dữ liệu và quản trị dữ liệu có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi tổ chức trong nền kinh tế. Từ khóa: Power BI, phân tích dữ liệu kinh doanh, BI. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tại Việt Nam, khái niệm quản trị dữ liệu và phân tích dữ liệu đã xuất hiện khá sớm, tuy nhiên quá trình xây dựng hệ thống quản trị dữ liệu gặp nhiều khó khăn và thách thức như: dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn, có rất nhiều loại dữ liệu trong hệ thống, nghiệp vụ phức tạp, khuôn khổ pháp lý hỗ trợ cho việc khai thác dữ liệu lớn, bảo mật thông tin cho khách hàng và điều quan tâm nữa là nguồn nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu. 2. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU KINH DOANH THÔNG MINH Business Intelligence (BI) kết hợp phân tích kinh doanh, khai thác dữ liệu, trực quan hóa dữ liệu, công cụ, cơ sở hạ tầng, các phương pháp phân tích … giúp cho tổ chức xem xét kỹ hơn các dữ liệu bán lẻ một cách đa chiều từ đó dự đoán được nhu cầu khách hàng, đưa ra các quyết định kinh doanh. Ví dụ điển hình như Starbucks – một thương hiệu cà phê nổi tiếng - đã sử dụng BI để phân tích báo cáo ngành về mức độ tiêu thụ đồ uống tại nhà và cách khách hàng đặt mua sản phẩm ở trong cửa hàng Starbucks, công ty đã sử dụng thông tin này để tạo ra K-Cup và đồ uống đóng chai để bán tại các hàng tạp hóa và điều này đã giúp tăng cường thương hiệu và doanh thu; hay Starbucks đã sử dụng phương pháp phân tích dự đoán trong việc đẩy mạnh bán hàng nhờ các bảng điện tử hiển thị theo phân tích tại cửa hàng. Hiện nay Power BI là một trong những công cụ BI được dùng để thực hiện các công việc phân tích dữ liệu. Nó là nền tảng hàng đầu trong việc phân tích dữ liệu và ứng dụng 66
  2. thành công BI (Business Intelligence). Power BI là nền tảng phân tích và báo cáo mạnh mẽ, chi phí thấp, nổi tiếng vì tính đơn giản và hiệu quả của nó. Power BI là gì? Power BI là tên gọi chung của một bộ các ứng dụng và dịch vụ trên nền tảng đám mây với giao diện thân thiện. Power BI là quá trình trực quan hóa dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau để trở thành những báo cáo dashboard có thể tương tác trực tiếp. Power BI giúp dễ dàng tạo những bảng điều khiển chi tiết dễ đọc, dễ phân tích thông tin, chia sẻ thông tin và vẫn duy trì tính bảo mật. Power BI giúp người dùng tìm hiểu sâu hơn về dữ liệu, tìm nhanh, nhóm, dự báo, phân cụm dữ liệu và người dùng có toàn quyền kiểm soát mô hình dữ liệu (Data model). Bên cạnh đó, Power BI còn cung cấp những tính năng cao hơn như trực quan hóa bản đồ địa lý tương tác được Bing Maps cung cấp và khả năng phân tích dự đoán thông qua các tập lệnh và hình ảnh R, Microsoft Azure Machine Learning và Azure Stream Analytics. Power BI được tạo ra tử nền tảng của trí tuệ nhân tạo (AI) và máy học (ML). Power BI tích hợp chặt chẽ với các sản phầm lưu trữ thông tin phổ biến khác của Microsoft như Microsoft Excel, Azue và SQL Server cùng các giải pháp quản lý của Microsoft gồm Microsoft Flow (quản lý quy trình) và Microsoft Dynamics (giải pháp ERP). Các công cụ của Power BI có thể được dùng với nhiều mục đích khác nhau như: - Power BI có thể kết nối và chuyển đổi dữ liệu rất dễ dàng. Nó có thể truy cập dữ liệu từ hàng trăm nguồn như Excel, các hệ quản trị cơ sở dữ liệu truyền thống như SQL Server, Oracle, dữ liệu từ CRM, từ các phần mềm quản lý, …, kho dữ liệu đám mây như Google BigQuery hay Azue,… và xử lý các dữ liệu đó thành các thông tin dễ hiểu hơn; - Power BI là một công cụ mạnh khi xử lý lượng dữ liệu lớn, nó không chỉ cho phép mô hình hóa dữ liệu và phân tích dữ liệu dựa trên thời gian thực (real-time analytics) mà còn cho phép người dùng tùy chỉnh sử dụng theo ý muốn; - Power BI là một ứng dụng trong hệ sinh thái của Microsoft do đó nó có khả năng tích hợp cao các Power BI trong cộng đồng doanh nghiệp sử dụng Microsoft Office trên toàn cầu. Việc triển khai và vận hành ứng dụng mang tính bảo mật cao và tích hợp dữ liệu được đảm bảo tuyệt đối cho người dùng. 67
  3. Hình 1: Power BI là hệ thống đa nền tảng, đa thiết bị Power BI hiện đang cung cấp 3 giải pháp khác nhau như sau: (1) Power BI Desktop dùng cho desktop/laptop; (2) dịch vụ phần mềm SaaS online Power BI Service và (3) ứng dụng Power BI Mobile dành cho các thiết bị di động tương thích với cả ba hệ điều hành Windows, iOS và Android. Cả ba giải pháp này đều cho phép người dùng tạo, chia sẻ và khai thác insight cho doanh nghiệp một cách hiệu quả. Power BI Service là gì: Power BI Service là một giải pháp phân tích kinh doanh dựa trên đám mây và cung cấp các dịch vụ liên quan như nhau. Các dịch vụ Power BI bao gồm chia sẻ và xem các báo cáo và bảng điều khiển Power BI trên các nền tảng dựa trên đám mây như trang web Power BI (Workspace). Người dùng có thể truy cập các báo cáo BI mà họ quan tâm để phân tích trên trang web Power BI bằng email công việc. Power BI Service là một nền tảng dựa trên web từ đó có thể chi sẻ các báo cáo được thực hiện trên Power BI Desktop, cộng tác với các người dùng khác và tạo bảng điều khiển. Dịch vụ Power BI Service có sẳn trong ba phiên bản: phiên bản miễn phí, phiên bản Pro và phiên bản Premium. Sau đây là một vài tính năng của Power BI Service và Power BI Mobile: Hỗ trợ các bộ dữ liệu sơ cấp cho báo cáo được phân loại: Power BI Report Builder có khả năng kết nối với bộ dữ liệu Power BI, do đó bất kỳ ai cũng có thể kết nối và xuất báo cáo cục bộ với bất kỳ bộ dữ liệu Power BI nào. 68
  4. Tính khả dụng chung của các tập hợp Power BI: các tập hợp phân quyền cho phép từng user có những quyền phân tích tương ứng trên bộ dữ liệu (DataSet) quy mô, đầy đủ và đa dạng. Đồng thời các tổ chức có quyền kiểm soát tốt hơn cấu trúc hạ tầng BI, tạo sự cân bằng tối ưu giữa chi phí, hiệu suất và độ chính xác của dữ liệu. Ngoài ra các tập hợp BI còn có thể sử dụng cho các mô hình ngữ nghĩa cấp doanh nghiệp trong các tổ chức, tập đoàn lớn với yêu cầu bảo mật chi tiết bằng cách tận dụng tính năng Tầng/Lớp bảo mật (Row Level Security – RLS) của Power BI. Gửi thông báo lỗi làm mới cho người dùng khác: đây là một tính năng mới trong Scheduled Refresh. Việc gửi thông báo làm mới cho người dùng khác là rất quan trọng, nó cho phép theo dõi các lần làm mới theo lịch trình một cách đáng tin cậy. Cấu trúc của Power BI: Data Sources: Power BI cho phép người dùng kết nối dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau như file, database hay các dịch vụ online. Power BI Gateway: cổng Power BI cho phép người dùng lấy dữ liệu theo thời gian thực và đảm bảo bằng Azure Service Bus. Power BI Desktop: ứng dụng miễn phí. Mobile Reports Publisher: với SQL Server Mobile Report Publisher, người dùng có thể tạo các báo cáo Dashboard trên các thiết bị di động dễ dàng và nhanh chóng. Power BI Publisher for Excel: Power BI hỗ trợ phân tích trong excel bởi công cụ Power Query, Power Pivot và Power View. Power BI Mobile Apps: hỗ trợ người dùng truy cập và xem các dashboard trên các thiết bị di động. Đây là một điểm rất thuận tiện cho người dùng. Power BI Service: đây là ứng dụng đám mây, cho phép đăng tải báo cáo Power BI và trực quan hóa dữ liệu. Power BI dashboards: dashboards là một tính năng của Power BI Service. Người dùng có thể tạo và thiết kế những báo cáo dashboard tùy chỉnh dữ liệu theo thời gian thực 24/7. Luồng công việc trong Power BI: (i) Power BI được bắt đầu bằng các kết nối với các nguồn dữ liệu; 69
  5. (ii) Xây dựng báo cáo trong Power BI Desktop; (3i) Xuất báo cáo Power BI Desktop lên Power BI service và chia sẻ cho người dùng cuối trong dịch vụ Power BI và thiết bị di động có thể xem và tương tác. Các công cụ chính của Power BI bao gồm Power Query để trích xuất và chuyển đổi dữ liệu; Power Pivot để mô hình hóa và phân tích; và Power View và Map để trực quan hóa dữ liệu. Một số tiện ích của Power BI: Tương tác trực quan, dễ dàng tích hợp với các phần mềm tin học khác: Power BI mang lại giá trị nhờ khả năng trực quan hoàn hảo và Dashboard điều khiển tương tác đem lại cái nhìn toàn cảnh về hiệu suất của doanh nghiệp. Power BI tích hợp chặt chẽ với các phần mềm lưu trữ thông tin phổ biến khác của Microsoft khác như Microsoft Excel, Azure và SQL Server cùng các giải pháp quản lý của Microsoft gồm Microsoft Flow (quản lý quy trình) và Microsoft Dynamics (giải pháp ERP) Truy cập không giới hạn vào dữ liệu cục bộ và dữ liệu đám mây: Power BI có thể thực hiện data mashup, kết hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và phân tích dữ liệu bán cấu trúc (semi – structured data). Power BI có thể kết nối được với mọi loại hình kho lưu trữ dữ liệu tại chổ khác nhau như SQL Server, Oracle hoặc Hadoop. Đối với kho dữ liệu điện toán đám mây như Google BigQuery hay Azue, Power BI đã có sẳn các trình kết nối được nhà phát triển xây dựng trước nhằm tạo nên trải nghiệm đa nhiệm nhất. Power BI cho phép truy cập báo cáo và dashboard ngay lập tức: Power BI cho phép chia sẽ thông tin dữ liệu và báo cáo với người khác, không bị phụ thuộc vào thời gian hay thiết bị. Hệ thống này cũng có tính linh hoạt vì nó hoạt động với các hệ điều hành Windows, iOS và Android. Tích hợp không giới hạn với ứng dụng của bên thứ ba: Power BI có thể tích hợp trong bất kỳ hệt sinh thái phần mềm nào. Chia sẻ an toàn các báo cáo và phân tích dữ liệu: người dùng có thể gửi các báo cáo trực quan trực tiếp lên mạng internet và gửi email cho những bên liên quan. Power BI cho phép phân quyền trên báo cáo, phân quyền trên các vùng dữ liệu đặc thù. Khả năng mô hình hóa dữ liệu: Mô hình hóa dữ liệu là một trong những chức năng được sử dụng để kết nối nhiều nguồn dữ liệu trong phần mềm Power BI. Với tính năng này, 70
  6. người dùng có thể tạo các tính toán tùy chỉnh trên những dashboard hiện có, kết quả tính toán sẽ được trình bày trực tiếp trong các báo cáo quản trị trực quan. Tính năng này giúp Power BI phù hợp với tất cả các lĩnh vực kinh doanh, trong mọi hoạt động của doanh nghiệp từ vận hành đến quản lý hiệu suất nhân viên, quản lý dòng tiền… có thể áp dụng để xây dựng mọi mẫu báo cáo quản trị trong tất cả doanh nghiệp, phòng ban. Thêm nguồn dữ liệu: Power BI có thể kết nối với hơn 60 giải pháp phổ biến như Spark, Hadoop, SAP. Người dùng không cần phải mô hình hóa dữ liệu trong hệ thống nguồn mà dữ liệu có thể được tích hợp trực tiếp với phần mềm Power BI. Không đòi hỏi phải có kiến thức lập trình: một điểm cộng cho Power BI là người dùng không cần có kiến thức lập trình. Với những người có nhiệm vụ thực hiện phân tích dữ liệu theo yêu cầu cụ thể thì Power BI chính là một sự lựa chọn sáng suốt, Power BI giúp thực hiện công việc một cách đơn giản, dễ dàng, thực hiện phân tích, tính toán nhanh, khả năng hiển thị lớn giúp tiết kiệm thời gian. Tài liệu hướng dẫn sử dụng rõ ràng: hầu hết mọi người đều quen thuộc với giao diện của Microsoft do đó sẽ nhanh chóng làm quen với Power BI. Bên cạnh đó Microsoft cũng cung cấp rất nhiều bản chỉ dẫn, video, bài viết… nhằm tối đa hóa tiềm năng công cụ. Khả năng tìm kiếm thông minh: một trong những tính năng nổi trội của Power BI là chức năng tìm kiếm thông minh. Với tính năng này, người dùng có thể đưa ra những câu hỏi như tìm kiếm với Google, Yahoo, Bing… và xem kết quả, biểu đồ liên quan đến truy vấn. Tiện ích thông minh này cho phép quét các thông tin chi tiết ẩn trong vài giây, và cũng có thể tìm ra được mối tương quan, các ngoại lệ, xu hướng theo mùa, xu hướng theo thời vụ … và các yếu tố chính khác. Tích hợp Microsoft Excel tuyệt vời, đảm bảo rất quen thuộc với người dùng excel, bất kỳ người dùng excel nào cũng dễ dàng kết nối các truy vấn, mô hình dữ liệu và báo cáo excel với bảng điều khiển Power BI, giúp nhanh chóng thu thập, phân tích, xuất bản và chia sẻ dữ liệu kinh doanh. Kết nối dữ liệu thông minh: Power BI cho phép nhập dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau (với hơn 70 nguồn dữ liệu trên thực tế). Có thể kết nối dữ liệu với các tập dữ liệu, cơ sở dữ liệu Excel, SQL Server, nguồn Azure, nguồn dựa trên đám mây, các dịch vụ trực tuyến như Google Analytics, Facebook, zalo.. Ngoài ra Power BI cũng có thể truy cập trực 71
  7. tiếp các nguồn dữ liệu lớn. Người dùng có được một nền tảng cấp độ doanh nghiệp đáng tin cậy, có độ mở rộng cao và bảo mật. Hiện nay Power BI có tích hợp Python và R – là 2 ngôn ngữ lập trình cho phép người dùng có thể ứng dụng các kiến thức thống kê, mô hình dữ liệu để đưa ra dự đoán trong tương lai. Microsoft đang đầu tư vào bốn phạm vi trọng tâm phát triển “văn hóa dữ liệu” gồm: (1) Self – service analytics cho mọi người: người dùng có khả năng tự xử lý và phân tích dữ liệu mà không cần nhiều kiến thức chuyên môn về lập trình và phân tích dữ liệu. Microsoft đầu tư các tính năng đựa trên tiêu chí đơn giản được tích hợp với Office 365 và được cập nhật thường xuyên; (2) Nền tảng BI cho doanh nghiệp lớn: cho phép doanh nghiệp tạo nên nền tảng BI toàn cầu; (3) Phân tích dữ liệu lớn với Azure Data Services; Và (4) trí tuệ nhân tạo kế hợp BI: việc đưa AI vào BI nhằm hỗ trợ người dùng trong việc khám phá dữ liệu, hiểu được ý nghĩa tiềm ẩn của dữ liệu. Ứng dụng của Power BI trong doanh nghiệp Đối với doanh nghiệp, việc phân tích, phân luồng dữ liệu trong hoạt động kinh doanh, vận hành rất quan trọng, mang tính sống còn của doanh nghiệp. Các vấn đề mà hầu như cấp quản lý hiện nay đang gặp phài là (1) quá nhiều báo cáo riêng lẻ dẫn đến không nhìn thấy được bất kỳ insight nào về tổng quan và về bức tranh toàn cảnh marketing, bán hàng..; (2) và cũng vì nhiều báo cáo riêng lẻ nên khó đánh giá được hiệu quả Marketing so với KPI đặt ra; (3) dữ liệu bị phân mành, không tập hợp, nằm rải rác ở các nền tảng khác nhau như Facebook Ads, Google Ads, Google Sheet,…Một trong những giải pháp để giải quyết các vấn đề mà doanh nghiệp đang gặp phải là nhiều doanh nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam sử dụng Power BI – Power Business Intelligence – như một nền tảng tối ưu trong việc phân tích kinh doanh phục vụ cho các yêu câu cụ thể. Với Power BI, nhà quản lý có thể nhận biết được thông tin cốt lõi từ dữ liệu, tạo nên “văn hóa doanh nghiệp”, đưa ra các quyết định kinh doanh, Sau đây là một số ứng dụng của Power BI trong hoạt động của doanh nghiệp: 72
  8. - Đưa các thông tin của doanh nghiệp lên dashboard: với Power BI, tất cả các dữ liệu đều được hiển thị như là một bảng điều khiển hoặc những báo cáo tổng quát, biểu đồ theo thời gian; - Tạo ra các báo cáo có tính tương tác cao: Power BI cung cấp các công cụ để chuyển đổi, phân tích và hiển thị dữ liệu, chia sẻ báo cáo; - Phân tích mức độ ổn định: với Power BI cho phép tạo ra mô hình tái sử dụng dữ liệu (reuseable data) để đảm bảo sự nhất quán giữa các báo cáo, tiến hành các dự đoán, đưa ra các xu thế trong tương lai dựa vào các dữ liệu hiện tại và quá khứ; - Nhúng báo cáo và các ứng dụng: Power BI cho phép tích hợp các ứng dụng khác, các báo cáo tương tác và biểu đồ thời gian thực… Mô hình Power BI trong doanh nghiệp vừa và nhỏ Hình 2: Mô hình Power BI cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) (Nguồn: https://powerbi.soft365.vn) Để thiết lập mô hình đầu tiên, người dùng cần kết nối các nguồn dữ liệu doanh nghiệp với Power BI. Sau khi kết nối các nguồn dữ liệu và mô hình hóa dữ liệu, người dùng bắt đầu tạo báo cáo và biểu đồ trực quan hóa tương tác với dữ liệu và có thể chia sẻ các biểu đồ đó. Cụ thể quy trình như sau: o Kết nối dữ liệu nguồn vào Power BI Desktop; 73
  9. o Thiết lập mô hình; o Tạo các báo cáo và biểu đồ trực quan hóa dữ liệu; o Đăng báo cáo lên Power BI service để trực quan hóa dữ liệu và xây dựng các dashboard; o Chia sẻ dashboard với thành viên liên quan như nhà quản trị, những người có liên quan đến công việc; o Xem và tương tác với các báo cáo, các dashboard trên ứng dụng Power BI Mobile. Một số vấn đề cần lưu ý khi doanh nghiệp triển khai Power BI: Sau đây là một số lỗi phổ biến mà các doanh nghiệp thường mắc phải khi triển khai phân tích dữ liệu với Power BI: - Bỏ qua tính năng phân tích dữ liệu chuyên sâu của Power BI: thường người dùng chỉ tập trung vào các con số thô, không phải dữ liệu chi tiết; thay vì chỉ hiển thị các con số, các báo cáo thường có KPI (Key Performance Indicator – chỉ số đánh giá thực hiện công việc), xu hướng, chi tiết, khả năng tương tác và phân tích tương lai. Việc hiển thị chi tiết này rất có ý nghĩa cho các nhà quản lý, cung cấp hướng đi cho doanh nghiệp. - Một số doanh nghiệp đã quen thuộc với quy trình điển hình cho các báo cáo là gửi yêu cầu cho bộ phận IT và IT sẽ viết các câu truy vấn SQL để lấy dữ liệu cho yêu cầu này và dữ liệu này sẽ được thể hiện dưới dạng bảng hoặc biểu đồ. Với Power BI, sẽ giúp thực hiện yêu cầu này một cách nhanh chóng và có thể thể hiện dữ liệu dưới những biểu đồ trực quan hóa dữ liệu, Power BI chủ yếu được thiết kế cho người dùng doanh nghiệp do đó có các tính năng vay mượn các phương pháp hay nhất từ công nghệ thông tin. - Không sử dụng mô hình dữ liệu hoặc bỏ qua các báo cáo tự phục vụ: mô hình dữ liệu của Power BI chứa tất cả các siêu dữ liệu cần thiết để báo cáo, bao gồm logic nghiệp vụ và chuyển đổi dữ liệu. Tuy nhiên việc tạo và duy trì các mối quan hệ này mất rất nhiều thời gian, với Power BI người dùng có thể sử dụng lại các mô hình dữ liệu và giữ một nguồn nhất định cho nhiều báo cáo. Hơn nữa, người dùng có thể kết nối và xây dựng báo cáo áp dụng Power BI của riêng họ bằng cách sử dụng các mô hình tùy chỉnh. 74
  10. - Xem Power BI là một sản phẩm độc lập, không phải là một phần của dữ liệu lớn hoặc giải pháp AI: Power BI là một công cụ thông tin chi tiết về doanh nghiệp, đó là một cách để phục vụ và truyền đạt thông tin trong tổ chức. Ngoài ra người dùng có thể đưa vào phân tích dự đoán, cũng như các quy trình ETL, lưu trữ và bảo mật dữ liệu. - Ở một vài doanh nghiệp hiện nay yêu cầu chuyển đổi tất cả báo cáo excel sang Power BI, tuy nhiên 2 sản phẩm này khác nhau và có những công dụng, thế mạnh khác nhau, do đó chúng ta nên sử dụng kết hợp cả hai để nhận những kết quả tối ưu nhất. - Chỉ dùng Power BI cho những báo cáo đột xuất. Khi sử dụng Power BI, chúng ta nên xây dựng các mô hình dữ liệu có thể được sử dụng lại được thiết kế cho nhiều báo cáo. 3. KẾT LUẬN Tóm lại, với những tính năng nổi bật, hoạt động linh hoạt cũng như khả năng xử lý lượng dữ liệu lớn, xử lý đa nguồn dữ liệu, Power BI là một công cụ đắc lực hỗ trợ cho các nhà quản lý trong việc xây dựng chiến lược, lập kế hoạch, nâng cao năng lực kinh doanh, nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay rất nhiều doanh nghiệp trên thế giới và ở nước ta đang sử dụng Power BI như một nền tảng tối ưu trong phân tích dữ liệu phục vụ cho các yêu cầu cụ thể, với Power BI doanh nghiệp sẽ nhận biết được các thông tin cốt lõi từ dữ liệu, tạo nên “văn hóa dữ liệu”, đưa ra các quyết định kinh doanh thay vì sự cảm tính chủ quan. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://congthuong.vn/quan-ly-du-lieu-thong-minh-huong-de-phat-trien-vung-manh- hien-dai-144578.html [2] Allberto Ferrari, Marco Russo, Introducing Microsoft Power BI, Microsoft Press, 2016. ISBN: 978-1-5093-0228-4 [3] https://csc.edu.vn/tin-hoc-van-phong/tin-tuc/kien-thuc-tin-hoc-thvp/Vi-sao-nen-chon- Power-BI-de-phan-tich-kinh-doanh-7248 [4] https://powerbi.soft365.vn/mo-hinh-power-bi-cho-doanh-nghiep-vua-va-nho/ [5]. https://gitiho.com/blog/power-bi-la-gi-va-uu-diem-cua-no-huong-dan-cach-cai- dat.html [6] https://dtmconsulting.vn/phan-tich-du-lieu-trong-kinh-doanh-va-marketing/ 75
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2