intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện ĐKTT An Giang giai đoạn 2017 – 2019

Chia sẻ: ViChaeyoung ViChaeyoung | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

27
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phân tích hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc và thực trạng nhận thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế trong hoạt động báo cáo ADR tại BVĐKTT An Giang, hướng đến việc tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, giảm biến cố bất lợi và giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến thuốc.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện ĐKTT An Giang giai đoạn 2017 – 2019

  1. 210 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG BÁO CÁO PHẢN ỨNG CÓ HẠI CỦA THUỐC TẠI BỆNH VIỆN ĐKTT AN GIANG GIAI ĐOẠN 2017 – 2019 Nguyễn Kim Chi, Nguyễn Hà Thục Vân, Đinh T Thùy Trang, Nguyễn Hoàng Em TÓM TẮT Mục tiêu: Phân tích hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc và thực trạng nhận thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế trong hoạt động báo cáo ADR tại BVĐKTT An Giang, hướng đến việc tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, giảm biến cố bất lợi và giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến thuốc. Phương pháp nghiên cứu: mô tả hồi cứu và mô tả cắt ngang không can thiệp thông qua bộ câu hỏi dành cho các đối tượng bác sĩ, dược sĩ và điều dưỡng. Kết quả: Số lượng báo cáo ADR năm 2017 là 110, năm 2018 là 167 và năm 2019 là 172 báo cáo. Các khoa Nội tổng hợp, Ngoại tổng hợp có số lượng báo cáo ADR cao nhất. Các thuốc được nghi ngờ báo cáo ADR nhiều nhất là ceftazidim, ciprofloxacin, levofloxacin. Biểu hiện lâm sàng có thể liên quan đến phản ứng có hại của thuốc thường gặp là: Ngứa, nổi mẫn đỏ chiếm 32,9%; mệt chiếm 11%, nôn ói, buồn nôn là 6,5%; lạnh run là 6,2%. Tuy nhiên, chỉ 42,2% NVYT nhận thức đúng về các thông tin tối thiểu cần điền trong mẫu báo cáo. SUMMARY Objectives: Analyze the activity of reporting adverse drug reactions and the status of awareness, attitudes and practices of health workers in ADR reporting activities at An Giang General Hospital, aiming to increase drug use rationally, reduce adverse events and reduce drug-related mortality. Method: retrospective and cross sectional description without intervention through a questionnaire for physicians, pharmacists and nurses. Results: The number of ADR reports is steadily increasing every year: 110 in 2017, 167 in 2018 and 172 in 2019. The departments of General Internal Medicine, General Surgery with the number of ADR reports for 3 consecutive years are always in the top of the Hospital. The drugs suspected of reporting the most ADR are Ceftazidim, Ciprofloxacin, Levofloxacin. Clinical manifestations. ossibly related to common drug reactions are: Itching, rash accounting for 32.9%; fatigue accounted for 11%, vomiting, nausea was 6.5%; Chills account for 6.2%. The number of ADR reports is steadily increasing every year. However, only 42.2% of health workers were fully aware of the minimum information required to fill in the report form. ĐẶT VẤN ĐỀ Nguy cơ xuất hiện tác dụng không mong muốn do thuốc là hậu quả không thể tránh khỏi của việc dùng thuốc, tất cả các thuốc có hiệu lực dù đã cân nhắc cẩn thận cũng có thể gây ra các phản ứng có hại do thuốc (ADR). Nhằm khuyến khích cán bộ y tế báo cáo phản ứng có hại của thuốc như là nhiệm vụ chuyên môn trong thực hành lâm sàng và là một phần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, hướng đến việc tăng cường sử dụng thuốc hợp lý, giảm biến cố bất lợi và giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến thuốc [2]. Chúng tôi thực hiện đề tài “Phân tích hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Đa khoa Trung tâm tỉnh An Giang giai đoạn 2017- 2019”, với mục tiêu như sau: 1. Phân tích hoạt động báo cáo ADR của BVĐKTT An Giang thông qua số lượng và chất lượng báo cáo gửi tới Trung tâm DI&ADR Quốc gia giai đoạn 2017 - 2019. 2. Phân tích thực trạng nhận thức, thái độ và thực hành của nhân viên y tế trong hoạt động báo cáo ADR tại BVĐKTT An Giang. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu - Tất cả các báo cáo ADR của BVĐKTT An Giang đã gửi đến trung tâm DI&ADR Quốc gia giai đoạn từ tháng 10/2016 đến tháng 09/2019.
  2. 211 - Bác sĩ, điều dưỡng viên tại khoa lâm sàng và dược sĩ tại khoa Dược của Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang. 2. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả hồi cứu và mô tả cắt ngang không can thiệp thông qua bộ câu hỏi dành cho các đối tượng bác sĩ, dược sĩ và điều dưỡng. Cỡ mẫu: Được tính theo công thức - n là cỡ mẫu nhỏ nhất hợp lý; Z: 1,96 (α=0,05, mức tin cậy mong muốn là 95%); d: Sai số d mong muốn là 4% (d = 0,04). Nghiên cứu của Nguyễn Huy Tuấn (2015) tỉ lệ nhân viên y tế nhận thức đúng về phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương là p = 81,6% [5]. Thay vào công thức ta có: n = 360, chọn cỡ mẫu là 400. Xử lý dữ liệu: Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và SPSS 16.0. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 1. Phân tích hoạt động báo cáo ADR tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh An Giang thông qua số lượng và chất lượng báo cáo gửi tới trung tâm DI&ADR Quốc gia giai đoạn 2017-2019. a. Thông tin về báo cáo Biểu đồ 1. Số lượng báo cáo ADR giai đoạn 2017-2019 Nhận xét: Báo cáo ADR tăng đều hàng năm: năm 2017 là 110, năm 2018 là 167 và năm 2019 là 172 báo cáo. Qua đây cho thấy nhân viên các khoa lâm sàng ngày càng thấy được tầm quan trọng và trách nhiệm phải báo cáo về phản ứng có hại của thuốc. - Các khoa phòng tham gia báo cáo. Bảng 1. Các khoa lâm sàng báo cáo ADR số lượng nhiều Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Khoa SL Khoa SL Khoa SL Cấp cứu 14 Ngoại TH 23 Nội TH 20 Nội tổng hợp 13 Nội THHH 14 Nhiễm 17 LCK 13 Cấp cứu 14 Ngoại TH 17 Ngoại TH 9 Nội TH 12 Ngoại thận 14 Nội THHH 9 Nội TK 12 CTCH 12 ……. Ngoại thận 12 Nội TK 12 Nhận xét: Các khoa Nội tổng hợp, Ngoại tổng hợp có số lượng báo cáo ADR 3 năm liền luôn nằm trong tốp đầu của Bệnh viện. - Đối tượng tham gia báo cáo
  3. 212 Biểu đồ 2. Tỉ lệ nhân viên tham gia báo cáo Nhận xét: Tỉ lệ nhân viên tham gia báo cáo ADR nhiều nhất là điều dưỡng từ năm 2017-2019 lần lượt là 78,2%;71,9% và 79,7%. Bác sĩ tham gia báo cáo lần lượt là 20%; 25,1%; 14%. Dược sĩ là từ 1,8% đến 6,4%. b. Thông tin về thuốc nghi nghờ gây ADR Bảng 2. Các thuốc nghi ngờ được báo cáo ADR nhiều nhất Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Thuốc SL Thuốc SL Thuốc SL Ceftazidim 17 Ciprofloxacin 50 Ciprofloxacin 37 Ciprofloxacin 11 Ceftazidim 11 Ceftazidim 14 Amoxicilin + Iobitridol 8 10 Ceftriaxon 13 Sulbactam Levofloxacin 8 Levofloxacin 8 Cefepim 10 Cefotaxim 6 Ceftriaxon 6 NaCl 11 Nhận xét: Các thuốc được nghi ngờ báo cáo ADR nhiều nhất năm cả 3 năm 2017-2019 lần lượt là Ceftazidim, Ciprofloxacin, Levofloxacin. Nghiên cứu của tác giả Ong Thế Vũ tại BVĐK tỉnh Quảng Ninh 2010-2013, thuốc nghi ngờ gây ADR được báo cáo nhiều nhất là Paracetamol, Amoxicillin, thuốc có nguồn gốc dược liệu và nghiên cứu của tác giả Đỗ Ngọc Trâm tại BV Bạch Mai 2011-2012 là Ceftriaxon, Cefoperazon, Ceftazidim…. c) Các biểu hiện ADR được ghi nhận nhiều nhất Bảng 3. Các biểu hiện ADR được ghi nhận nhiều nhất STT Biểu hiện thường gặp Tần suất Tỉ lệ % 1 Ngứa, nổi mẫn đỏ 96 32,9 2 Mệt 32 11,0 3 Nôn ói, buồn nôn 19 6,5 4 Lạnh run, run tay chân 18 6,2 5 Khó thở 17 5,8 6 Phù (môi, mắt, …) 8 2,7 7 Đỏ da, nóng da 7 2,4 8 Vã mồ hôi, lạnh tay chân 4 1,4 9 Nặng ngực 4 1,4 10 Tê tay chân 3 1,0 11 Đau bụng 3 1,0 12 Chóng mặt 2 0,7 Nhận xét: Biểu hiện lâm sàng có thể liên quan đến phản ứng có hại của thuốc thường gặp là: Ngứa, nổi mẫn đỏ chiếm 32,9%; mệt chiếm 11%, nôn ói, buồn nôn là 6,5%; lạnh run chiếm 6,2%… 3.1. Phân tích thực trạng nhận thức, thái độ và thực hành của nhân viên y tế trong hoạt động báo cáo ADR tại Bệnh viện Đa khoa trung tâm An Giang.
  4. 213 a) Thông tin về đối tượng được khảo sát Bảng 4. Đặc điểm người tham gia khảo sát Thông tin Nội dung Số lượng Tỉ lệ % Nam 163 41,2 Giới tính Nữ 221 55,8 Không có thông tin 12 3,0 Bác sĩ 93 23,5 Điều dưỡng 239 60,4 Chuyên môn Dược sĩ 37 9,3 Không có thông tin 27 6,8 < 5 năm 101 25,5 Thời gian Từ 5 - 15 năm 165 41,7 công tác > 15 năm 104 26,3 Không có thông tin 26 6,6 Tổng cộng: 396 100 Nhận xét: Đối tượng tham gia khảo sát là nam chiếm 41,2%; nữ chiếm 55,8% và không có thông tin là 3%. Về chuyên môn: điều dưỡng tham gia khảo sát nhiều nhất chiếm 60,4%; bác sĩ chiếm 23,5%; dược sĩ là 9,3% và không có thông tin là 6,8%. Thời gian công tác chủ yếu từ 5-15 năm. b) Nhận thức của nhân viên y tế về ADR và báo cáo ADR Biểu dồ 3. Tỉ lệ nhân viên y tế hiểu đúng định nghĩa ADR Nhận xét: Nhân viên y tế hiểu đầy đủ khái niệm về ADR theo định nghĩa WHO là 70,7% và hiểu chưa đúng là 29,3%. Nghiên cứu của tác giả Huy Tuấn là 81,6% hiểu đầy đủ khái niệm về ADR. - Nhận thức của cán bộ y tế về mẫu báo cáo ADR hiện hành của Bộ Y tế Biểu dồ 4. Tỉ lệ nhân viên y tế biết mẫu báo cáo ADR Nhận xét: Nhân viên biết mẫu báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) là 76,3%; không biết mẫu báo cáo là 20,2% và không có thông tin là 3,5%. c) Thái độ và thực hành báo cáo ADR của nhân viên y tế - Tỷ lệ nhân viên y tế đã từng gặp ADR
  5. 214 Bảng 5. Tỉ lệ nhân viên y tế đã từng gặp ADR STT Nội dung Số lượng Tỉ lệ % 1 Đã từng gặp ADR xảy ra trên BN 328 82,8 2 Chưa gặp 58 14,6 3 Không có thông tin 10 2,5 Tổng cộng 396 100 Nhận xét: Tỉ lệ nhân viên y tế trả lời đã từng gặp phản ứng có hại xảy ra trên bệnh nhân là 82,8%; chưa gặp là 14,6% và không có thông tin là 2,5%. Tuy nhiên, chỉ có 59,8% trả lời là đã báo cáo về Khoa Dược. Nghiên cứu của tác giả Huy Tuấn là 75,2% đã từng gặp ADR nhưng chỉ 38,7% báo cáo về Khoa Dược. - Những khó khăn khi báo cáo ADR Bảng 6. Những khó khăn khi báo cáo ADR STT NỘI DUNG SỐ LƯỢNG TỈ LỆ % 1 Khó xác định thuốc nghi ngờ 176 44,4 2 Không có thời gian 108 27,3 3 Mẫu báo cáo phức tạp 72 18,2 Khó xác định mức độ nghiêm trọng của 4 161 40,7 ADR 5 Thiếu kiến thức lâm sàng 38 9,6 6 Không có khó khăn nào 47 11,9 7 Ý kiến khác 0 0,0 Nhận xét: Những khó khăn khi báo cáo ADR là khó xác định thuốc nghi ngờ là 44,4%; không có thời gian là 27,3%; mẫu báo cáo phức tạp là 18,2%; khó xác định mức độ nghiêm trọng của ADR là 40,7%; thiếu kiến thức lâm sàng là 9,6%; không có khó khăn là 11,9%. - Các nguyên nhân khiến nhân viên y tế chưa báo cáo ADR. Biểu đồ 5. Các nguyên nhân khiến nhân viên y tế chưa báo cáo ADR Nhận xét: Những nguyên nhân khiến nhân viên y tế chưa báo cáo ADR là do mất thời gian chiếm 36,6%; không biết cách báo cáo chiếm 26,5%; phản ứng nhẹ không đáng để báo cáo chiếm 12,1%. Nghiên cứu của tác giả Huy Tuấn là 24,8%: mất thời gian; 44%: không biết cách báo cáo; 46,5%: %; phản ứng nhẹ không đáng để báo cáo. - Các biện pháp đề xuất bởi nhân viên y tế để cải thiện hoạt động báo cáo ADR.
  6. 215 Bảng 7. Biện pháp cải thiện báo cáo ADR STT NỘI DUNG SỐ LƯỢNG TỈ LỆ % 1 Đào tạo và tập huấn cho cán bộ y tế về ADR 303 76,5 2 Phối hợp dược sĩ để hỗ trợ báo cáo ADR 241 60,9 3 Gửi phản hồi về kết quả đánh giá ADR đến 211 53,3 cán bộ y tế tham gia báo cáo Có quy trình chuyên môn hướng dẫn hoạt 4 225 56,8 động báo cáo ADR 5 Đề xuất khác 4 1,0 Nhận xét: Qua các ý kiến khảo sát, biện pháp cải thiện báo cáo ADR chiếm tỉ lệ cao đó là đào tạo tập huấn cho y tế về ADR chi (76,5%); phối hợp dược sĩ để hỗ trợ báo cáo ADR chiếm 60,9%; gửi phản hồi về kết quả đánh giá ADR đến cán bộ y tế tham gia báo cáo chiếm 53,3% và có quy trình chuyên môn hướng dẫn hoạt động báo cáo ADR chiếm 56,8%. Ngiên cứu của tác giả Huy Tuấn là đào tạo nâng cao nhận thức của NVYT là 94,4% và phối hợp với dược sĩ lâm sàng để hỗ trợ báo cáo ADR là 88,3%. KẾT LUẬN Số lượng báo cáo ADR tăng đều hàng năm: năm 2017 là 110, năm 2018 là 167 và năm 2019 là 172 báo cáo. Các khoa Nội tổng hợp, Ngoại tổng hợp có số lượng báo cáo ADR 3 năm liền luôn nằm trong tốp đầu của Bệnh viện. Các thuốc được nghi ngờ báo cáo ADR nhiều nhất năm cả 3 năm 2017-2019 lần lượt là Ceftazidim, Ciprofloxacin, Levofloxacin. Biểu hiện lâm sàng có thể liên quan đến phản ứng có hại của thuốc thường gặp là: Ngứa, nổi mẫn đỏ chiếm 32,9%; mệt chiếm 11%, nôn ói, buồn nôn là 6,5%; lạnh run chiếm 6,2%. Đa số nhân viên y tế tại BVĐKTT An Giang đều có nhận thức và thái độ đúng đối với hoạt động báo cáo ADR. Số báo cáo ADR tăng đều hàng năm. Tuy nhiên, chỉ 42,2% NVYT nhận thức đúng về các thông tin tối thiểu cần điền trong mẫu báo cáo bao gồm: thông tin người bệnh, về ADR, về thuốc nghi ngờ gây ADR và thông tin về người báo & đơn vị báo cáo. Do đó, đào tạo và tập huấn cho NVYT về phản ứng có hại của thuốc hằng năm là quan trọng nhằm giúp hoạt động cảnh giác dược của bệnh viện ngày càng tốt hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo phản ứng có hại của thuốc Bệnh viện Đa khoa Trung tâm An Giang giai đoạn 2017 - 2019. 2. Bộ Y tế (2012), Dược thư quốc gia Việt Nam, Nhà xuất bản Y học. 3. Bộ Y tế (2013), Quyết định 1088/QĐ-BYT về việc ban hành hướng dẫn hoạt động giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại các cơ sở khám, chữa bệnh”. 4. Đỗ Ngọc Trâm (2013), Khảo sát tình hình báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) tại Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2011- 2012. 5. Lại Quang Phương (2013), Khảo sát tình hình báo cáo ADR trên bệnh nhân nhi trong cơ sở dữ liệu Quốc gia và khảo sát nhận thức, thái độ của cán bộ y tế đối với hoạt động Cảnh giác Dược tại một bệnh viện chuyên khoa Nhi, Khóa luận tốt nghiệp Dược sĩ, Trường Đại học Dược Hà Nội. 6. Nguyễn Huy Tuấn (2015), Khảo sát nhận thức, thái độ và thực hành báo cáo phản ứng có hại của thuốc của nhân viên y tế Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Tạp chí Y - Dược Quân sự số 4, Tr.23 - 28. 7. Ong Thế Vũ (2014), Phân tích hoạt động báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2013. 8. Trần Thị Lan Anh, Trần Ngân Hà, Nguyễn Hoàng Anh, Nguyễn Thị Thanh Hương (2015), Khảo sát kiến thức và thực hành của cán bộ y tế về báo cáo phản ứng có hại của thuốc tại 3 bệnh viện tuyến tỉnh, Tạp chí Dược học ISSN: 0866 - 7861, Tr. 55.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2