intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Pháp luật quốc tế về bảo vệ người lao động di trú

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

32
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đáp ứng yêu cầu của thực tế này, các văn kiện quốc tế liên quan đến vị thế và việc bảo vệ người lao động di trú đã được ban hành trên phạm vi toàn cầu cũng như trong khuôn khổ ASEAN. Trong bài viết, phương pháp phân tích đã được sử dụng để làm rõ nội dung cơ bản của các văn kiện quốc tế quan trọng và phương pháp so sánh đã được sử dụng để đối chiếu nội dung các văn kiện quốc tế với pháp luật Việt Nam có liên quan.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Pháp luật quốc tế về bảo vệ người lao động di trú

  1. HUFLIT International Conference On Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020 doi: 10.15625/vap.2020.0086 PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ Bành Quốc Tuấn Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP. Hồ Chí Minh (UEF) tuanbq@uef.edu.vn TÓM TẮT: Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, đặc biệt với thành lập Cộng đồng ASEAN từ 01/01/2016 mà Việt Nam là một thành viên, việc chuyển dịch lực lượng lao động từ quốc gia này sang quốc gia khác trở nên phổ biến, góp phần đáp ứng nhu cầu việc làm tìm kiếm thu nhập của người lao động, đồng thời cũng góp phần rất quan trọng vào việc giải quyết nhu cầu lao động của các quốc gi a, tái bố trí lại lực lượng lao động trên phạm vi toàn thế giới. Quá trình này đã làm phát sinh các vấn đề liên quan đến lực lượng lao động di trú và yêu cầu bảo vệ lao động di trú bằng pháp luật. Để đáp ứng yêu cầu của thực tế này, các văn kiện quốc tế liên quan đến vị thế và việc bảo vệ người lao động di trú đã được ban hành trên phạm vi toàn cầu cũng như trong khuôn khổ ASEAN. Trong bài viết, phương pháp phân tích đã được sử dụng để làm rõ nội dung cơ bản của các văn kiện quốc tế quan trọng và phương pháp so sánh đã được sử dụng để đối chiếu nội dung các văn kiện quốc tế với pháp luật Việt Nam có liên quan. Từ khoá: Lao động di trú, quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài, bảo vệ người lao động di trú. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Theo Điều 2 Công ước quốc tế về bảo vệ các quyền của tất cả những người lao động di trú và thành viên trong gia đình của họ (ICRMW) thì “người lao động di trú” (migrant worker) là thuật ngữ dùng để chỉ một người đã, đang và sẽ làm một công việc có hưởng lương tại một quốc gia mà người đó không phải là công dân (Việt Nam chưa tham gia công ước này). Khái niệm lao động di trú của ICRMW không bao gồm những người lao động đến làm việc ở một khu vực khác mà lao động đó vẫn là công dân. Tuy nhiên, một số quan điểm còn định nghĩa khái niệm lao động di trú có phạm vi rộng hơn, bao gồm cả những người lao động di cư đến một khu vực khác trong phạm vi quốc gia của mình. Thực tiễn cho thấy lao động di trú giữ vai trò rất quan trọng, đóng góp to lớn cho sự phát triển cũng như quá trình vận hành của nền kinh tế nước nhận lao động (receiving countries) cũng như mang lại giá trị kinh tế lớn cho quốc gia gửi lao động (sending countries). Ở các nước nhận lao động, người lao động di trú giúp giải quyết bài toán thiếu hụt lao động của nhiều ngành kinh tế, đặc biệt là những công việc có mức lương thấp, nặng nhọc, độc hại hoặc bị coi là thấp kém mà người lao động bản xứ không muốn làm. Đối với nước gửi lao động, việc đưa người lao động ra nước ngoài là một trong những biện pháp quan trọng của chính sách tạo việc làm, góp phần làm giảm sức ép của tình trạng thất nghiệp trong nước, tạo cơ hội đào tạo đội ngũ lao động có tay nghề. Bên cạnh đó, thu nhập do người lao động ở nước ngoài gửi về có thể nâng cao mức sống của gia đình, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của nước gửi lao động. Với những đóng góp quan trọng như trên, lao động di trú lẽ ra phải được trân trọng và tôn vinh cả về giá trị vật chất cũng như giá trị tinh thần mà họ đã đóng góp cho từng quốc gia cũng như cho thế giới nói chung. Tuy nhiên, tình hình thực tế lại ngược lại. Lao động di trú khắp nơi trên thế giới đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng như phân biệt đối xử, bị kỳ thị, bị bóc lột, bị lạm dụng và đặc biệt, bị xâm phạm thường xuyên các quyền lợi cơ bản cũng như quyền tự do. Đây là vấn đề có phạm vi toàn cầu chứ không riêng bất cứ một quốc gia nào 1. Chính vì vậy, việc ban hành và hoàn thiện khung pháp lý, hệ thống văn bản pháp luật trên phạm vi toàn thế giới để bảo vệ người lao động di trú đang là một trong những vấn đề cấp bách phải giải quyết của nhân loại trong giai đoạn hiện nay. II. CÁC VĂN KIỆN QUỐC TẾ QUAN TRỌNG LIÊN QUAN ĐẾN VỊ THẾ VÀ VIỆC BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ Những thập niên gần đây, trước thực tế nhiều vấn đề phải giải quyết cũng như tình hình ngày càng nghiêm trọng của người lao động di trú, nhiều tổ chức quốc tế liên chính phủ, tổ chức quốc tế phi chính phủ phạm vi toàn cầu cũng như khu vực, các quốc gia, đã liên tục đấu tranh để đòi hỏi sự công bằng, bảo vệ các quyền, lợi ích cơ bản, thúc đẩy việc cải thiện điều kiện sống của người lao động di trú. Kết quả của quá trình đấu tranh này là hàng loạt các văn bản pháp lý đã được ban hành ở cấp độ quốc tế. Ở cấp độ quốc gia, hầu hết các nước cũng đã ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp hoặc gián tiếp các vấn đề liên quan đến quyền và việc bảo vệ quyền của người lao động di trú. Trên bình diện toàn cầu các văn kiện quốc tế quan trọng liên quan đến vị thế và việc bảo vệ người lao động di trú bao gồm: 1 Xem thêm: Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội - Trung tâm nghiên cứu quyền con người, Quyền công dân (2009), Bảo vệ người lao động di trú – Tập hợp các văn kiện quan trọng của quốc tế, khu vực ASEAN và của Việt Nam liên quan đến vị thế và việc bảo vệ người lao động di trú, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, tr. 5.
  2. Bành Quốc Tuấn 225 Thứ nhất, Công ước quốc tế về bảo vệ các quyền của tất cả những người lao động di trú và thành viên trong gia đình của họ (ICRMW) năm 1990. Công ước bao gồm lời nói đầu và 93 điều, bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2003. Tính đến ngày 01/10/2005, Công ước đã có 33 quốc gia phê chuẩn hoặc gia nhập 2. Công ước là văn kiện toàn diện, tập trung vào việc bảo vệ các quyền của người lao động di trú. Nội dung công ước tập trung vào mối liên hệ giữa di cư và quyền con người. Công ước là kết quả của quá trình thảo luận kéo dài hơn 30 năm cũng như là kết quả của quá trình nghiên cứu về quyền con người của Liên hiệp quốc, các kết luận và khuyến nghị từ các cuộc họp và hội thảo của các chuyên gia, và các nghị quyết của Liên hiệp quốc về người lao động di trú. Công ước quốc tế về bảo vệ các quyền của tất cả những người lao động di trú và thành viên trong gia đình của họ đã củng cố, bổ sung nhiều quy định theo các điều ước chủ yếu của Liên hiệp quốc về quyền con người. Công ước cố gắng thiết lập những chuẩn mực tối thiểu mà các quốc gia thành viên nên áp dụng đối với người lao động di trú và các thành viên gia đình họ. Cơ sở của việc thừa nhận quyền của những người lao động di trú không có giấy tờ tuỳ thân cũng được tái khẳng định trong lời mở đầu, trong đó các quốc gia thành viên công nhận rằng người lao động có địa vị không chính thức thường bị bóc lột và chịu những sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng; và rằng cần khuyến khích những hành động thích hợp nhằm ngăn ngừa và loại trừ sự di chuyển, nhập cư trái phép người lao động di trú đồng thời bảo vệ các quyền của họ 3. Nội dung công ước gồm 9 phần: - Phần I: Phạm vi và định nghĩa (Điều 1 – Điều 6). Phần I của công ước bao gồm định nghĩa toàn diện nhất về lao động di trú được đề cập trong các văn kiện quốc tế liên quan đến người di trú, định nghĩa thành viên trong gia đình của người lao động di trú, phạm vi áp dụng công ước cũng như một số khái niệm có liên quan. - Phần II: Nguyên tắc không phân biệt đối xử (Điều 7). Điều 7 của công ước quy định các quốc gia thành viên phải tôn trọng và đảm bảo các quyền được nêu trong công ước mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào. Điều này cũng dành cho thành viên trong gia đình của người lao động di trú. - Phần III: Quyền con người của tất cả những người lao động di trú (Điều – Điều 35). Phần III Công ước trao nhiều quyền cho tất cả những người lao động di trú và các thành viên gia đình của họ mà không có sự phân biệt nào về địa vị. Những quyền này chính là sự cụ thể hoá việc áp dụng các quyền được nêu trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hoá và những điều ước về quyền con người quan trọng khác đối với người lao động di trú. - Phần IV: Các quyền khác của người lao động di trú và các thành viên của gia đình họ - những người có giấy tờ tuỳ thân hoặc có địa vị chính thức (Điều 36 – Điều 56). Công ước trao quyền bổ sung (quyền được thông báo đầy đủ bởi quốc gia mà họ xuất thân hoặc quốc gia thuê họ về các điều kiện có thể được áp dụng đối với việc chấp nhận họ và liên quan đến thời gian cư trú và các hoạt động được trả thù lao họ có thể tham gia (Điều 37), quyền được di chuyển tự do trong lãnh thổ của nước thuê họ và tự do lựa chọn nơi ở trong nước đó (Điều 38), …) cho người lao động di trú và thành viên của gia đình họ mà có giấy tờ tuỳ thân hoặc có địa vị chính thức. Tuy nhiên, công ước không trực tiếp đề cập đến quyền đoàn tụ gia đình. - Phần V: Các quy định có thể áp dụng đối với những loại hình lao động di trú nhất định (Điều 57 – Điều 63). Các loại hình lao động di trú nhất định được đề cập gồm: nhân công vùng biên, nhân công theo mùa, nhân công lưu động, nhân công theo dự án, nhân công lao động chuyên dụng, nhân công tự chủ. - Phần VI: Việc thúc đẩy các điều kiện hợp lý, công bằng, nhân văn và hợp pháp liên quan đến hoạt động di trú quốc tế (Điều 64 – Điều 71). Các quốc gia thành viên công ước cần có sự quan tâm đúng mực đến các nhu cầu về xã hội, kinh tế, văn hoá và các nhu cầu khác của người lao động di trú và các thành viên của gia đình họ. - Phần VII: Việc áp dụng công ước (Điều 72 – Điều 78). Công ước quy định việc thành lập Uỷ ban bảo vệ các quyền của người lao động di trú và các thành viên của gia đình học. Tại thời điểm công ước có hiệu lực Uỷ ban sẽ có 10 chuyên gia và sau khi công ước có hiệu lực với quốc gia thứ 41, Uỷ ban sẽ có 14 chuyên gia là những người có tư cách đạo đức, công bằng và được công nhận có năng lực trong lĩnh vực chuyên môn của công ước. - Phần VIII: Những quy định chung (Điều 79 – Điều 84). Phần VIII quy định về mối quan hệ giữa Công ước với pháp luật các quốc gia thành viên; Các công ước khác của Liên hiệp quốc có liên quan; Nguyên tắc áp dụng công ước; Cam kết của các quốc gia thành viên về việc thực thi công ước. - Phần IX: Các điều khoản cuối cùng (Điều 85 – Điều 93). Phần IX quy định về hiệu lực công ước; Gia nhận và rút khỏi công ước; Hiệu lực của công ước; Bảo lưu công ước. 2 Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Quyền con người – Tập tài liệu chuyên đề của Liên hiệp quốc, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 482. 3 Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Quyền con người – Tập tài liệu chuyên đề của Liên hiệp quốc, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội, tr. 485-486.
  3. 226 PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ Thứ hai, Nghị định thư về chống buôn bán người di trú qua đường bộ, đường biển và đường không, bổ sung Công ước của Liên hiệp quốc về chống tội phạm xuyên quốc gia năm 2000. Nghị định bao gồm Lời mở đầu và 20 điều, được thông qua và mở cho các quốc gia ký, phê chuẩn và gia nhập theo Nghị quyết số 55/25 ngày 15/11/2000 của đại hội đồng Liên hiệp quốc. Nội dung của Nghị định thư bao gồm 4 phần: - Phần I: Các quy định chung (Điều 1 – Điều 5). Phần I làm rõ mối quan hệ giữa Nghị định thư với các công ước của Liên hiệp quốc về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia; Giải thích các thuật ngữ quan trọng; Phạm vi áp dụng của Nghị định thư. - Phần II: Bảo vệ các nạn nhân của việc buôn bán người (Điều 6 – Điều 8). Phần II quy định các biện pháp hỗ trợ và bảo vệ các nạn nhân của việc buôn bán người; Địa vị của các nạn nhân của việc buôn bán người tại quốc gia tiếp nhận; Việc hồi hương của các nạn nhân của việc buôn bán người. - Phần III: Ngăn ngừa, hợp tác và các biện pháp khác (Điều 9 – Điều 13). Phần III quy định các biện pháp cụ thể ngăn ngừa việc buôn bán người, bao gồm:Trao đổi thông tin và đào tạo; Các biện pháp tại biên giới; An ninh và kiểm soát giấy tờ. - Phần IV: Các điều khoản cuối cùng (Điều 14 – Điều 20). Phần IV quy định vấn đề điều khoản an toàn; Giải quyết tranh chấp; Ký, phê chuẩn, chấp thuận, phê duyệt và gia nhập; Hiệu lực; Sửa đổi; Rút khỏi Nghị định thư; Lưu chiểu và ngôn ngữ. Thứ ba, Công ước số 97 của Tổ chức lao động quốc tế (International Labor Organization – ILO) về di trú và việc làm (bổ sung) năm 1949. Công ước bao gồm 23 điều, 3 Phụ lục, có hiệu lực từ 22/01/1952. Nội dung của công ước tập trung vào việc cung cấp cho Văn phòng lao động quốc tế và các thành viên khác khi được yêu cầu các thông tin liên quan đến lao động di trú và nhập cư của nước mình; Nghĩa vụ hợp tác giữa các quốc gia về lao động di trú; Trách nhiệm cung cấp các dịch vụ cần thiết cho người lao động di trú và thành viên của gia đình họ; Các vấn đề liên quan đến việc làm của người lao động di trú, thanh toán thu nhập, các vấn đề về an ninh của người lao động di trú; Các vấn đề chung về hiệu lực, tham gia và rút khỏi công ước … Hai phụ lục của công ước quy định vấn đề “Tuyển dụng, bố trí và các điều kiện lao động của những người di trú vì việc làm được tuyển dụng mà không theo các thoả thuận do chính quyền bảo trợ để đi theo nhóm” (Phụ lục I); Vấn đề “Tuyển dụng, bố trí và các điều kiện lao động của những người di trú vì việc làm được tuyển dụng theo các thoả thuận do chính quyền bảo trợ để đi theo nhóm” (Phụ lục II); Vấn đề “Tầm quan trọng của tài sản cá nhân, các dụng cụ và thiết bị với những người di trú vì việc làm” (Phụ lục III). Thứ tư, Công ước số 143 của ILO về lao động di trú (các điều khoản bổ sung) năm 1975. Công ước được thông qua tại Hội nghị do Hội đồng quản trị của Văn phòng lao động quốc tế tổ chức tại Gionevo, tiếp theo Khoá họp thứ 60 ngày 04/6/1975. Công ước bao gồm lời nói đầu, 24 điều khoản, có hiệu lực từ ngày 09/12/1978. Nội dung công ước gồm 3 phần: - Phần I: Nhập cư trong hoàn cảnh bị lạm dụng (Điều 1 – Điều 9). Phần I quy định các vấn đề liên quan đến vấn đề nhập cư trái phép và trách nhiệm hợp tác của các quốc gia thành viên trong việc ngăn chặn, hạn chế tình trạng lạm dụng lao động đối với lao động di trú. - Phần II: Bình đẳng về cơ hội và đối xử (Điều 10 – Điều 14). Phần II quy định các biện pháp mà các quốc gia thành viên phải thông qua, thực thi, nhằm thúc đẩy và bảo đảm sự bình đẳng về cơ hội và đối xử trong lao động và việc làm, an sinh xã hội, công đoàn và quyền văn hoá, tự do cá nhân và tập thể đối với người lao động di trú hoặc các thành viên trong gia đình họ sống hợp pháp trên lãnh thổ của quốc gia thành viên. - Phần III: Các điều khoản cuối cùng (Điều 15 – Điều 24). Phần III quy định mối quan hệ giữa công ước với các hiệp định song phương hoặc đa phương mà các quốc gia thành viên ký kết nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện công ước; Vấn đề phê chuẩn, gia nhập, ra khỏi công ước, Hiệu lực của công ước. Thứ năm, Khuyến nghị chung số 26 của Uỷ ban về xoá bỏ sự phân biệt đối xử với phụ nữ (Uỷ ban CEDAW) về lao động di trú nữ năm 2005. Nội dung của khuyến nghị khẳng định “lao động di trú nữ, giống như tất cả mọi phụ nữ khác, không thể bị phân biệt đối xử trong bất kỳ bối cảnh nào trong cuộc sống của họ”. Chính vì vậy, khuyến nghị chung số 26 nhằm “hỗ trợ việc hoàn thiện nghĩa vụ của các quốc gia thành viên trong việc tôn trọng, bảo vệ và thực thi các quyền con người của người lao động di trú nữ, cùng với những nghĩa vụ pháp lý khác hàm chứa trong các điều ước quốc tế khác, những cam kết chứa đựng trong các kế hoạch hành động thông qua ở các hội nghị thế giới và các khuyến nghị quan trọng của các cơ quan giám sát các công ước có nội dung tập trung vào vấn đề di trú, đặc biệt là của Uỷ ban về bảo vệ các quyền của tất cả những người lao động di trú và các thành viên trong gia đình họ”. Trong phạm vi ASEAN, các văn kiện quan trọng liên quan đến vị thế và việc bảo vệ người lao động di trú bao gồm: Thứ nhất, Hiến chương của Hiệp hội các nước ASEAN năm 2008. Hiến chương gồm phần mở đầu, 55 điều khoản, được soạn thảo ngày 20/11/2007 tại Xingapore, thông qua ngày 15/12/2008. Nội dung bản hiến chương điều chỉnh tất cả các vấn đề quan trọng liên qan đến mục tiêu, nguyên tắc, tổ chức, hoạt động của Hiệp hội các nước ASEAN. Liên quann đến vấn đề nhân quyền nói chung, vấn đề vị thế và việc bảo vệ người lao động di trú nói riêng tại Điều 14 Hiến chương đã quy định về Cơ quan
  4. Bành Quốc Tuấn 227 nhân quyền của ASEAN nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, các quyền tự do cơ bản trong phạm vi ASEAN. Đây là những quy định mang tính nguyên tắc vì chứa đựng trong văn bản mang tính tuyên ngôn. Thứ hai, Tuyên bố ASEAN về bảo vệ và thúc đẩy các quyền của người lao động di trú. Tuyên bố bao gồm phần mở đầu và 4 tuyên bố chung, được thông qua tại Hội nghị cấp cao ASEAN ngày 19/02/2007. Các tuyên bố bao gồm: Các nguyên tắc chung; Nghĩa vụ của các nước nhận lao động; Nghĩa vụ của nước gửi lao động; Cam kết của ASEAN. Tuyên bố chứa đựng nhiều nội dung tiến bộ, thừa nhận sự đóng góp của người lao động di trú với các xã hội và nền kinh tế của nước tiếp nhận và nước gửi lao động ở ASEAN, sự cần thiết phải giải quyết những vụ việc lạm dụng và bạo lực chống lại người lao động di trú bất luận xảy ra ở nơi nào, đồng thời tái khẳng định ASEAN cần thúc đẩy tiến trình tiến tới một cộng đồng chia sẻ và cố kết gắn liền với việc tăng cường chất lượng sống và hạnh phúc của các dân tộc trong khu vực, đặc biệt là những bộ phận dễ bị tổn thương và thiệt thòi. Thứ ba, Thoả thuận hợp tác giữa Ban thư ký Hiệp hội các nước ASEAN và Văn phòng ILO năm 2007. Thoả thuận bao gồm phần mở đầu và 7 điều khoản nhằm tăng cường hợp tác, hỗ trợ sự phối hợp giữa Ban thư ký của ASEAN và Văn phòng ILO liên quan đến các vấn đề: Tư vấn song phương; Trao đổi thông tin; Các hội nghị và hội thảo; Các thoả thuận về hành chính và tài chính nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội của ASEAN. III. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ LAO ĐỘNG DI TRÚ Việt Nam là một trong những quốc gia có lực lượng lao động di trú ở nước ngoài lớn. Theo các số liệu do ILO công bố, hàng năm có khoảng 80.000 lao động Việt Nam ra nước ngoài lao động. Tổng cộng hiện tại đang có khoảng 400.000 người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, mỗi năm gửi một lượng tiền khoảng 2 tỷ USD về nước4. Thực tiễn cho thấy lao động di trú người Việt Nam đóng vai trò quan trọng đối với nguồn tài chính của đất nước. Để quản lý lao động di trú Việt Nam ở nước ngoài nhiều quy định pháp luật đã được ban hành, từ Hiến pháp 2013, đến Bộ luật Lao động 2019 (bắt đầu có hiệu lực từ 01/01/2021). Đặc biệt, đạo luật quan trọng nhất liên quan trực tiếp đến vấn đề này là Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 (viết tắt là Luật năm 2006) cùng các văn bản hướng dẫn thi hành mà quan trọng nhất là Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Pháp luật Việt Nam hiện hành về lao động di trú của Việt Nam ở nước ngoài tập trung vào các nội dung cơ bản sau đây: Thứ nhất, các hình thức đi làm việc ở nước ngoài. Theo Điều 6 Luật năm 2006, người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức sau đây: - Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; - Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu hoặc tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài có đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; - Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề với doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc dưới hình thức thực tập nâng cao tay nghề; - Hợp đồng cá nhân. Như vậy, dù đi lao động nước ngoài theo hình thức nào người lao động đều phải có hợp đồng lao động. Nói cách khác, trong quan hệ này chủ thể gồm người sử dụng lao động và người lao động phải được xác định cụ thể. Quy định này của pháp luật nhằm đảm bảo các quan hệ lao động diễn ra trong khuôn khổ pháp luật, kiểm soát được và quan trọng nhất là quản lý được số lượng cụ thể người lao động Việt Nam ra nước ngoài lao động, địa điểm lao động ở nước ngoài cũng như các vấn đề liên quan đến nội dung của quan hệ lao động được rõ ràng, cụ thể nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động di trú Việt Nam. Trong trường hợp cần thiết, quy định của pháp luật về các hình thức đi làm việc ở nước ngoài là cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền xử lý những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động di trú gây ra bởi chủ thể đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài. Thứ hai, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài, bao gồm quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định tại Điều 27 Luật năm 2006; quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trúng thầu, nhận thầu đưa người lao dộng đi làm việc tại công trình, dự án mà doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu ở nước ngoài được quy định tại Điều 30 Luật năm 2006; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định tại Điều 33 Luật năm 2006; Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hình thức thực tập nâng cao tay nghề được quy định tại Điều 33 Luật năm 2006; Quyền và nghĩa vụ của tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định 4 Nguồn: https://www.ilo.org/hanoi/Areasofwork/labour-migration/lang--en/index.htm. Truy cập ngày 08/4/2020.
  5. 228 PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ NGƯỜI LAO ĐỘNG DI TRÚ tại Điều 33 Luật năm 2006. Đây là những quy định cụ thể dành cho chủ thể đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài, làm khuôn khổ pháp lý để quan hệ lao động diễn ra trong khuôn khổ kiểm soát được, tăng cường khả năng kiểm soát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quan hệ lao động của Việt Nam ở nước ngoài. Thứ ba, quyền và nghĩa vụ của người lao động Việt Nam ở nước ngoài, được quy định tại Điều 44 – Điều 49, Điều 53 Luật năm 2006. Những quyền và nghĩa vụ cụ thể được quy định trong Luật năm 2006 một mặt đảm bảo cho lợi ích của người lao động di trú Việt Nam ở nước ngoài. Mặt khác, những quy định này tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tiến hành các biện pháp bảo hộ cần thiết trong trường hợp quyền và nghĩa của của người lao động Việt Nam ở nước ngoài bị xâm phạm. Thứ tư, nội dung quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài, được quy định tại Điều 69 Luật năm 2006. Nội dung các quy định này bao trùm lên các hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền: Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp, cơ quan đại diện ngoại giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài. Nội dung quản lý nhà nước tập trung vào hoạt động thực thi pháp luật, bảo hộ người lao động Việt Nam ở nước ngoài cũng như xử lý các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan. Các văn bản pháp luật hiện hành, đặc biệt là Luật người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2006 đã quy định nhiều quyền của người lao động Việt Nam ở nước ngoài mặc dù trên thực tiễn việc áp dụng các quy phạm này vẫn còn nhiều khó khăn, trong nhiều trường hợp chưa bảo vệ kịp thời, hiệu quả quyền của người lao động Việt Nam ở nước ngoài. Chính vì vậy, việc tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật hiện hành cũng như tiếp tục ban hành văn bản pháp luật bảo vệ quyền của người lao động Việt Nam ở nước ngoài, bao gồm cả lao động hợp pháp và lao động bất hợp pháp là yêu cầu cấp thiết trong giai đoạn sắp tới. Điều này đòi hỏi không những các hoạt động tích cực của Việt Nam mà còn cần đến sự hợp tác quốc tế với các quốc gia có lao động Việt Nam làm việc để đảm bảo được các quyền của tất cả những người lao động di trú và thành viên trong gia đình của họ. Các văn bản pháp luật cùng với hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã bảo vệ kịp thời, hiệu quả quyền của người lao động Việt Nam ở nước ngoài. Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hoá, đối với một vấn đề luôn mang tính quốc tế, liên quan đến nhiều quốc gia như lao động di trú, để sự quản lý cũng bảo vệ quyền của người lao động di trú hiệu quả, một trong những vấn đề quan trọng là cơ chế ràng buộc trách nhiệm của các quốc gia có liên quan thông qua một cam kết quốc tế đa phương bởi lẽ Việt Nam có lao động di trú ở nước ngoài thì ngược lại nhiều quốc gia cũng có lao động di trú tại Việt Nam. Đối với Việt Nam, giải pháp tối ưu giải quyết vấn đề này chính là gia nhập các công ước quốc tế đa phương có liên quan đến bảo vệ quyền của lao động di trú mà Công ước quốc tế năm 1990 là công ước điều chỉnh đầy đủ và toàn diện nhất. Trong giai đoạn sắp tới, để bảo vệ hữu hiệu hơn lao động di trú Việt Nam ở nước ngoài, cần tập trung gồm các vấn đề sau: Thứ nhất, quản lý lao động Việt Nam bất hợp pháp ở nước ngoài. Hệ thống pháp luật hiện hành mới chỉ quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi nước ngoài hợp pháp mà chưa có bất cứ quy định nào điều chỉnh người lao động đi ra nước ngoài bất hợp pháp (còn gọi là lao động „chui”). Trong khi thực tiễn cho thấy mỗi năm số lượng người lao động Việt Nam ra nước ngoài bất hợp pháp là rất lớn và chính điều này đã làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, thậm chí là thảm hoạ nhân đạo. Vụ việc 39 người lao động bất hợp pháp của Việt Nam chết trong container ở Anh là một trong những thảm kịch tồi tệ nhất liên quan đến lao động bất hợp pháp Việt Nam ở nước ngoài. Bên cạnh đó, lực lượng lao động nước ngoài vào Việt Nam cũng gia tăng nhanh chóng trong thời gian vừa qua xuất phát từ nhu cầu của nền kinh tế. Thực tiễn cho thấy nhiều lao động nước ngoài vào Việt Nam bằng con đường không hợp pháp. Điều này cũng đặt ra nhiều thách thức đối với vấn đề quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thứ hai, cụ thể hoá các cơ chế cần thiết bảo vệ quyền của người lao động Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt là kênh liên lạc cụ thể trong những tình huống khẩn cấp. Vấn đề này liên quan đến cơ chế hợp tác quốc tế của Việt Nam trong khuôn khổ các điều ước quốc tế cũng như các thiết chế quốc tế có liên quan. Khoản 5 Điều 19 Luật năm 2006 về “Nội dung quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài” quy định một trong những nội dung quản lý nhà nước đối với lao động Việt Nam ở nước ngoài là “Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực người lao động đi làm việc ở nước ngoài; đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế, thoả thuận quốc tế về người lao động đi làm việc ở nước ngoài”. Tuy nhiên,, để triển khai nội dung này trên thực tế phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan nhà nước Việt Nam khác nhau trong nước cũng như ở nước ngoài. Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động đưa người lao động Việt Nam ra nước ngoài. Hạn chế đến mức thấp nhất việc ra nước ngoài lao động bằng con đường bất hợp pháp hoặc sự dụng các con đường hợp pháp để ra nước ngoài lao động bất hợp pháp như đi du lịch, du học, … Đây cũng là một trong những nội dung của quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài, được quy định tại khoản 8 Điều 69 Luật năm 2006. Thực tiễn cho thấy vấn đề này ngày càng gia tăng về số lượng và phức tạp về tính chất đòi hỏi phải có sự tham gia đồng bộ của tất cả các cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy nhà nước. Tóm lại, bảo vệ lao động di trú bằng pháp luật là một vấn đề quan trọng và cấp thiết trong giai đoạn hiện nay cũng như sắp tới. Đây là vấn đề mang tính toàn cầu mà Việt Nam là một mắc xích quan trọng do lực lượng lao động Việt Nam ở nước ngoài
  6. Bành Quốc Tuấn 229 cũng như lực lượng lao động nước ngoài ở Việt Nam ngày càng gia tăng và ngày càng phát sinh nhiều vấn đề phức tạp trên thực tế/. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội - Trung tâm nghiên cứu quyền con người, Quyền công dân (2009), Bảo vệ người lao động di trú - Tập hợp các văn kiện quan trọng của quốc tế, khu vực ASEAN và của Việt Nam liên quan đến vị thế và việc bảo vệ người lao động di trú, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội. [2] Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Quyền con người - Tập tài liệu chuyên đề của Liên hiệp quốc, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội. [3] Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Quyền con người - Tập tài liệu chuyên đề của Liên hiệp quốc, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội. [4] Labour migration in Viet Nam. Nguồn: https://www.ilo.org/hanoi/Areasofwork/labour-migration/lang--en/index.htm. INTERNATIONAL LAW ON PROTECTING MIGRANT WORKERS Banh Quoc Tuan ABSTRACT: In the context of extensive international integration, especially with the establishment of the ASEAN Community from 1 January 2016 in which Vietnam is a member, the labor force shifts from one country to another becomes disseminating, contributing to meeting the employment needs in search of workers' income, and at the same time, making a very important contribution to addressing labor needs of countries, re-arranging the labor force in the world. This process has generated issues related to the migrant workforce and the requirement to protect migrant workers by law. To meet the requirements of this reality, international documents related to the status and protection of migrant workers have been issued globally as well as within ASEAN. The article initially outlines the most important contents of international law as well as Vietnamese law on this issue. In this paper, the analytical method was used to clarify the basic content of important international documents and the comparative method was used to compare the contents of international documents with the relevant laws of Vietnam.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2