intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển du lịch bền vững nông trại Bình Phước và trải nghiệm văn hóa S'tiêng

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu "Phát triển du lịch bền vững nông trại Bình Phước và trải nghiệm văn hóa S'tiêng" nhằm mục đích phân tích thực trạng du lịch tại bình phước trong bối cảnh trên, việc nghiên cứu xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Bình Phước là hết sức quan trọng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển du lịch bền vững nông trại Bình Phước và trải nghiệm văn hóa S'tiêng

  1. PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG NÔNG TRẠI BÌNH PHƯỚC VÀ TRẢI NGHIỆM VĂN HÓA S'TIÊNG Lê Trung Nhân*, Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Thị Phương Châu, Hồ Quốc Cường, Phạm Minh Nghĩa Khoa Quản trị Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, Trường Đại học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đào Thị Tuyết Linh TÓM TẮT Từ lâu Sản phẩm du lịch luôn được coi là vấn đề cốt lõi của nền kinh tế dịch vụ ngành “công nghiệp không khói” này cần được chú trọng đầu tư nghiên cứu. Tuy nhiên, để có thể biến những tiềm năng du lịch to lớn của Bình Phước thành cơ hội hiện thực của du lịch với những đóng góp cụ thể vào phát triển kinh tế - xã hội của địa phương là một trong những nhiệm vụ cần thiết. Nghiên cứu nhằm mục đích phân tích thực trạng du lịch tại bình phước trong bối cảnh trên, việc nghiên cứu xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Bình Phước là hết sức quan trọng. Từ khoá: sản phẩm du lịch, du lịch bền vững, văn hoá Stieng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng và đồng bộ, có giá trị gia tăng cao, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế; phát triển sản phẩm du lịch “xanh”, tôn trọng yếu tố tự nhiên và văn hóa địa phương. Điều này buộc ngành Du lịch tỉnh Bình Phước cần phải đề ra nhiều giải pháp đồng bộ để từng bước mở lối cho du lịch phát triển bền vững, đóng góp vào mục tiêu phát triển của tỉnh trong thời gian tới. Trong bối cảnh trên, việc “Nghiên cứu xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch tỉnh Bình Phước” là hết sức quan trọng và cần thiết. Chiến lược này cho phép tỉnh Bình Phước chủ động trong khai thác những lợi thế về tiềm năng du lịch để xây dựng các sản phẩm du lịch đủ sức cạnh tranh. 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1 Điểm đến du lịch Theo Luật Du lịch Việt Nam, điểm đến du lịch là nơi có tài nguyên du lịch được đầu tư, khai thác phục vụ khách du lịch. Bên cạnh đó, Cooper và cs. [2] định nghĩa điểm đến là tổ hợp cơ sở vật chất và dịch vụ được xây dựng để đáp ứng nhu cầu của du khách. Về mặt không gian vật lý, điểm đến thường có ranh giới vật lý và hành chính để quản lý, có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường “Điểm đến du lịch là vùng không gian mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”. 2.2 Động cơ du lịch 1634
  2. Động cơ du lịch được định nghĩa là "tập hợp các thuộc tính là nguyên nhân khiến một người tham gia vào một hoạt động du lịch". Đặc biệt, động cơ du lịch liên quan đến lý do một người quyết định đi du lịch và chọn ghé thăm một điểm thu hút đặc biệt hoặc điểm đến thay vì những nơi khác. Gnoth [5] đã hình thành một mô hình động cơ – kỳ vọng để nhận biết thái độ của du khách đối với trải nghiệm du lịch. Mô hình mô tả quá trình hình thành động lực bằng cách khảo sát nhu cầu và giá trị bên trong của khách du lịch. 2.2.1 Động cơ đẩy Động cơ đẩy là những yếu tố thúc đẩy hoặc tạo ra ham muốn bên trong của khách du lịch. Theo Crompton [4], nhân tố đẩy bao gồm được thoát ly hiện tại, nghỉ ngơi thư giãn, thể hiện thanh thế, sức khỏe và thể lực, phiêu lưu và tương tác với xã hội, dành thời gian bên gia đình và tìm kiếm niềm vui. 2.2.2 Động cơ kéo Động cơ kéo là các sự tác động từ bên ngoài, liên quan đến tình huống và nhận thức được truyền cảm hứng từ sự hấp dẫn của điểm đến; do đó, những động lực đó đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn điểm đến một khi du khách đã quyết định là sẽ đi du lịch. 3. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN PHẨM DU LỊCH BÌNH PHƯỚC (TỪ NĂM 2022- 2023) 3.1 Tổng quan về hiện trạng hệ thống sản phẩm du lịch Bình Phước: Hiện nay, Bình Phước có các loại hình sản phẩm du lịch đang được khai thác và phát triển chủ yếu, đó là: Du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch tâm linh và du lịch cuối tuần. Tháng 4-2022, đánh dấu mốc quan trọng cho sự phát triển du lịch trở lại gắn với việc thực hiện mở cửa hoạt động du lịch sau đại dịch Covid-19 kéo dài. Toàn tỉnh có 10 công ty lữ hành hoạt động đưa đón khách du lịch và 500 cơ sở được xếp hạng lưu trú du lịch.. hầu hết chỉ mới đáp ứng dịch vụ nghỉ dưỡng, chưa đáp ứng cơ bản dịch vụ phòng ăn, quầy hàng lưu niệm. 3.2 Hiện trạng và tiềm năng kinh tế du lịch của tỉnh Bình Phước Tỉnh Bình Phước có thể kết hợp mở các tuyến du lịch khác trong Tỉnh, trong khu vực hoặc liên vùng, tạo ra sản phẩm du lịch hấp dẫn, mang tính đặc thù của địa phương theo hướng du lịch sinh thái, leo núi, đi bộ xuyên rừng, du lịch khám phá với các điểm đến gồm: Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, Vườn Quốc gia Tây Cát Tiên ... có hệ thống ao hồ, suối tự nhiên tương đối nhiều với mật độ 0,7-0,8km/km2, gắn với sông Bé, sông Đồng Nai, sông Măng Văn hóa đồng bằng và văn hóa miền sơn cước sẽ là tiền đề để phát triển mô hình du lịch homestay. Đặc biệt, mô hình này sẽ thích hợp đối với các thôn sóc của người S’tiêng, Mạ, Kh’mer… ở các địa phương của tỉnh Bình Phước, vốn là điểm hấp dẫn đối với du khách nước ngoài. Hiện nay, Bình Phước lưu giữ nhiều giá trị văn hóa, dân tộc đặc sắc như nghề dệt thổ cẩm, cách ủ rượu cần truyền thống, dân ca dân vũ, các loại hình diễn xướng dân gian và lễ hội truyền thống. Trong năm 2022, UBND tỉnh ban hành 3 quyết định công nhận khu, điểm du lịch; Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp 32 giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các công ty có ngành nghề kinh doanh trong lĩnh vực du lịch. Tổng doanh thu dịch vụ du lịch đạt hơn 417 tỷ đồng, đạt 301,31% kế hoạch năm, tăng 174,86% so cùng kỳ năm 2021. Theo dự thảo đề án phát triển du lịch tỉnh Bình Phước giai đoạn 2022- 1635
  3. 2025, định hướng đến 2030 thì Bình Phước sẽ tập trung nguồn lực xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng, gồm du lịch tìm hiểu lịch sử, tâm linh, sinh thái, nghỉ dưỡng và trải nghiệm… Kêu gọi đầu tư phát triển du lịch, xã hội hóa phát triển 5 dự án trọng điểm về du lịch; 2 dự án đô thị, dịch vụ, nghỉ dưỡng; 2 dự án sân golf và các cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn từ 4 đến 5 sao. Đầu tư kết cấu hạ tầng du lịch, hình thành tua, tuyến, khu, điểm du lịch. 4. NHẬN THỨC CỦA KHÁCH HÀNG VỀ TỈNH BÌNH PHƯỚC VÀ NÔNG TRẠI BÌNH PHƯỚC Khi hỏi về mức độ quan tâm dành cho tỉnh Bình Phước, đa số khách hàng đều chưa được trải nghiệm du lịch tại tỉnh Bình Phước (63,3%) nhưng cũng có một số ít đã từng du lịch tỉnh Bình Phước (36,7%). Điều này chứng tỏ rằng không chỉ có giới trẻ mà còn cả những trung niên muốn quan tâm đến việc du lịch tại tỉnh Bình Phước. Những khách hàng tham gia trả lời đại đa số chưa từng nghe qua du lịch tham quan nông trại tại tỉnh Bình Phước (65,8%). Vì vậy ta có thể phát triển tỉnh Bình Phước bằng việc mở và phát triển chương trình tham quan này để giúp tỉnh Bình phước có thể phát triển nhiều hơn. Phần lớn các khách hàng điều muốn được trải nghiệm thử du lịch tham quan nông trại Bình Phước (94,2%) cho thấy rằng Bình Phước có thể phát triển bền vững. 4.1 Mức độ hứng thú của khách hàng cho các trải nghiệm tại nông trại Bình Phước. Các trải nghiệm tại nông trại Bình Phước có khoảng 121 phiếu phản hồi từ khách hàng tham gia cho biết họ rất hứng thú. Bên cạnh đó, có nhiều hoạt động được bình chọn khá cao đặc biệt là những hoạt động văn hoá và lịch sử của người S’Tiêng, và khách hàng cảm thấy hứng thú khi được đến với rừng cao su và trải nghiệm với các dịch vụ liên quan đến rừng cao su (từ 3,96 - 4,02). Có những hoạt động trải nghiệm đã được nhiều khách hàng trải nghiệm tại các tỉnh thành khác nên so với các hoạt động được yêu thích thì cũng sẽ có những hoạt động không được ưu ái (từ 4,01 – 4,18). Dựa vào bảng đánh giá ta có thể thấy được khách hàng có hứng thú với hệ sinh thái đặc biệt với tỉnh Bình Phước. 4.2 Đánh giá chung 4.2.1 Ưu điểm Trong cuộc khảo sát, không tìm thấy nhiều về sự khác biệt đáng kể giữa các giới tính liên quan đến nông trại Bình Phước. Hơn nữa, khách hàng ở mọi độ tuổi đều được muốn vừa thư giãn vừa trải nghiệm tại nông trại Bình Phước. 4.2.2 Nhược điểm Khảo sát này không thể tránh khỏi những hạn chế. Biểu mẫu khảo sát được thực hiện bởi nhiều nhóm tuổi khác nhau nên sẽ có những nhận thức và sở thích của người trả lời về nông trại Bình Phước. 5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ MÔ HÌNH NÔNG TRẠI THEO HƯỚNG BỀN VỮNG 5.1 Mô tả giải pháp Bù Đăng là một huyện miền núi của tỉnh Bình Phước. Huyện lị: thị trấn Đức Phong. 1636
  4. Với mô hình kinh doanh này, khách hàng không chỉ có cơ hội được trải nghiệm hình thức tham quan mà còn được tìm hiểu quy trình trồng các loại cây trái như cà phê, điều, tiêu, cà chua, cà tím, các loại rau củ khác, vvv... Không những thế, khách hàng còn có thể tự tay thu hoạch nông sản sạch mua mang về hoặc thậm chí là sử dụng những nông sản đó để làm nguyên liệu cho bữa ăn tối hoặc tặng lại cho các trẻ em khuyến học ở vùng sâu vùng xa tại Bình Phước. Bên cạnh đó, khách hàng còn được trải nghiệm những dịch vụ và sản phẩm được chế biến từ thiên nhiên do người dân S’tiêng làm ra. Khi đến đây quý khách sẽ yên tâm đảm bảo với những sản phẩm ăn uống và sử dụng vô cùng sạch sẽ, thân thiện với môi trường. Được ăn những món đặc sản do người S’tiêng tự tại chế biến, buổi tối sẽ được giao lưu và đốt lửa trại cùng người dân. Hình 1. Mô hình du lịch nông trại phát triển theo định hướng bền vững 5.2 Miêu tả chi tiết sản phẩm (Giới hạn mỗi chương trình tour 10-15 người/ 1 lần, 1 tuần/ 2 lần). TOUR 2 NGÀY 1 ĐÊM (TP.HCM-BÌNH PHƯỚC) NGÀY 1: TP.HCM-BÌNH PHƯỚC 5h00: Đón khách tại TP.HCM. 7h00: Cho khách ăn sáng tại Đồng Xoài Bình Phước. 8h00: Khách nhận xe đạp và di chuyển vào bên trong nông trại. (Bù Na) ● Thưởng thức trái cây: bưởi, ổi, hạt điều,…. ● Dùng nước: lá cam thảo; Nghe thuyết minh về cây cao su. ● Mặc đồ chuyên du và thu hoạch cao su cùng với người dân địa phương. ● Tắm rửa bằng thảo mộc của người S’TIÊNG 11h30: Ăn trưa 14h00: Quý khách sẽ tự tay bắt cá, tôm, cua, ốc. ● Tắm suối Xoài; Hái rau và chăn nuôi gia súc. 1637
  5. 18h00: Ăn BBQ và thưởng thức rượu cần của người S’TIÊNG. Giao lưu văn hóa và đốt lửa trại. NGÀY 2: BÌNH PHƯỚC - TP.HCM 5h30: Tham quan và mua đồ tại chợ địa phương cùng người dân. (Chợ Bù Na) 7h00: Ăn sáng. 8h00: Thu hoạch điều- thu hoạch tiêu- thu hoạch mật từ trang trại ong. (Sẽ được tặng một túi sản phẩm 20g) 11h00: Ăn trưa. 13h30: Nướng hạt điều (thưởng thức hạt điều) 15h00: Di chuyển về TP.HCM và ghé chùa của người S’TIÊNG. Lưu ý: Mỗi du khách khi đến nông trại sẽ được gửi tặng một túi vải dệt thổ cẩm của người S’Tiêng. *QUY TẮC CHUNG: 1. Không bẻ cây trong vườn. 2. Không đem lửa vào vườn cây. 3. Không mang bao bì nilon, chai nhựa. 4. Không xả rác bừa bãi. 5. Bảo vệ tài sản công cộng. 6. Giữ gìn vệ sinh chung. 7. Hút thuốc đúng nơi quy định. 8. Tôn trọng văn hóa, tôn giáo địa phương. 9. Chú ý trang phục, cách ăn mặc phù hợp với người trong vùng. 10. Tuân thủ giờ giấc chung. (Quý khách thu hoạch nông sản cùng người dân sẽ được qui đổi thành hiện kim để quyên góp cho hội khuyến học vùng sâu vùng xa tỉnh Bình Phước. Đồng thời sẽ được gửi 1 giấy cảm ơn của trẻ em Bình Phước gửi tặng. Hoặc quý khách cũng có thể quy đổi 1kg hạt điều nguyên hạt= 50g nhân hạt điều, 1kg tiêu sống=70g tiêu thành phẩm, 1kg cà phê=50g cà phê xay). 1638
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 16, tháng 7 năm 2020:https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-va-giai-phap-phat-trien-san-pham-du- lich-ben-vung-tai-tinh-binh-phuoc. 2. Cooper, C., Fletcher, Gilbert, Wanhill (1998), Tourism: Principles and practice, London:Prentice Hall. 3. Cẩm nang du lịch 05/10/2022 - Trần Thị Cẩm Nhi 4. https://travel.com.vn/du-lich-bang-hinh-anh/dinh-vi-toa-do-4-ban-lang-dep-nhat-tay-bac- v7465.aspx. 5. Crompton, J. L. (1979), Motivations of pleasure vacation, Annals of Tourism Research, 6,408– 424. 6. Gnoth, J. (1997), Tourism motivation and expectation formation. Annals of Tourism Research, 24, 283–304. 1639
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2