intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển giao thông nông thôn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Tuyên Quang

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

92
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, có trên 86 % dân số sống ở nông thôn, kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, tỉnh đã quan tâm đến phát triển nông nghiệp, nông thôn với nhiều chương trình, dự án đã được nhà nước đầu tư xây dựng, điển hình là chương trình bê tông hoá đường giao thông nông thôn; kiên cố hoá kênh mương, trường học...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển giao thông nông thôn trong công cuộc xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Tuyên Quang

Nguyễn Thị Thuận và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 105(05): 9 - 13<br /> <br /> PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG NÔNG THÔN TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG<br /> NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH TUYÊN QUANG<br /> Nguyễn Thị Thuận1, Nguyễn Xuân Trường2*<br /> 1<br /> <br /> Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh<br /> 2<br /> Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, có trên 86 % dân số sống ở nông thôn, kinh tế - xã hội còn<br /> nhiều khó khăn. Trong những năm gần đây, tỉnh đã quan tâm đến phát triển nông nghiệp, nông<br /> thôn với nhiều chương trình, dự án đã được nhà nước đầu tư xây dựng, điển hình là chương trình<br /> bê tông hoá đường giao thông nông thôn; kiên cố hoá kênh mương, trường học...Mặc dù vậy, nông<br /> thôn Tuyên Quang vẫn còn nhiều mặt hạn chế, đặc biệt là hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đáp ứng<br /> được yêu cầu phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá, cũng như cải thiện đời sống của nhân dân.<br /> Vì vậy, phát triển hạ tầng nông thôn, trong đó lựa chọn giao thông nông thôn (GTNT) là khâu đột<br /> phá là sự cần thiết để tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới.<br /> Từ khóa: Giao thông nông thôn, Tuyên Quang, hạ tầng kỹ thuật, phát triển nông thôn.<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ *<br /> Tuyên Quang là tỉnh miền núi có trên 86%<br /> dân số sống ở nông thôn, trong những năm<br /> qua, tỉnh đã quan tâm đến phát triển nông<br /> nghiệp, nông thôn với nhiều chương trình,<br /> dự án đã được nhà nước đầu tư. Bộ mặt nông<br /> thôn từng bước thay đổi, sản xuất nông<br /> nghiệp đã đảm bảo an ninh lương thực, giá<br /> trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân<br /> 8,1%/năm (giai đoạn 2005-2010); tỷ lệ hộ<br /> nghèo giảm còn 29,08% (năm 2011); đời<br /> sống văn hoá, tinh thần của nhân dân được<br /> cải thiện. Nhờ phát triển cơ sở hạ tầng, đặc<br /> biệt là giao thông nông thôn (GTNT), các<br /> hoạt động sản xuất, dịch vụ phát triển, đáp<br /> ứng nhu cầu giao lưu, trao đổi hàng hóa và<br /> đời sống văn hóa tinh thần của người dân ở<br /> khu vực nông thôn.<br /> Mặc dù vậy, nông thôn Tuyên Quang vẫn còn<br /> nhiều mặt hạn chế, đặc biệt là sự phát triển hạ<br /> tầng kinh tế - xã hội (KT-XH) nông thôn chưa<br /> đồng đều và chưa vững chắc, nhất là các xã<br /> vùng cao, vùng sâu, vùng di dân tái định cư<br /> thủy điện Tuyên Quang. Vì vậy, phát triển hạ<br /> tầng nông thôn, trong đó lựa chọn GTNT là<br /> khâu đột phá để tổ chức thực hiện xây dựng<br /> nông thôn mới là một chủ trương đúng đắn và<br /> phù hợp với điều kiện của tỉnh miền núi<br /> Tuyên Quang.<br /> *<br /> <br /> Tel: 0914765087; Email: truongdhtn2009@gmail.com<br /> <br /> XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TỈNH<br /> TUYÊN QUANG VÀ LỰA CHỌN KHÂU<br /> ĐỘT PHÁ<br /> Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Tuyên<br /> Quang là 586.732,74 ha. Trong đó, đất nông<br /> nghiệp 531.609,79 ha; đất phi nông nghiệp<br /> 43.385,75 ha. Dân số của tỉnh có trên 734.900<br /> người, gồm 22 dân tộc cùng sinh sống, trong<br /> đó chủ yếu là các dân tộc: Kinh, Tày, Dao,<br /> Cao Lan, Mông… Dân số khu vực nông thôn<br /> có 638.764 người, chiếm 86,9 % dân số toàn<br /> tỉnh. Đơn vị hành chính tỉnh Tuyên Quang<br /> được chia thành 6 huyện và 1 thành phố,<br /> với 141 xã, phường, thị trấn (trong đó có<br /> 129 xã, 7 phường và 5 thị trấn).<br /> Là tỉnh miền núi, Tuyên Quang có địa hình<br /> khá phức tạp, được chia làm 3 khu vực: Khu<br /> vực núi cao phía Bắc gồm toàn bộ huyện Lâm<br /> Bình, Na Hang, các xã vùng cao của các<br /> huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên và Yên Sơn;<br /> Khu vực núi thấp gồm các xã phía Nam của<br /> các huyện Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn và<br /> Sơn Dương; Khu vực đồi thấp và thung lũng<br /> dọc Sông Lô, Sông Phó Đáy gồm thành phố<br /> Tuyên Quang và phần còn lại của các huyện:<br /> Yên Sơn và Sơn Dương. Địa hình đồi núi đan<br /> xen thuận lợi cho phát triển sản xuất nông,<br /> lâm nghiệp. Tuy nhiên, đặc điểm địa hình kết<br /> hợp với sự chia cắt của dòng chảy sông suối,<br /> cộng với điều kiện khí hậu miền núi khắc<br /> nhiệt đã gây trở ngại không nhỏ cho việc xây<br /> dựng và phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn.<br /> 9<br /> <br /> 14Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Thị Thuận và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> Thực hiện Quyết định 800/QĐ-TTg ngày<br /> 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê<br /> duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây<br /> dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020,<br /> tỉnh Tuyên Quang đã xây dựng Đề án xây<br /> dựng nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang giai<br /> đoạn 2012-2020, định hướng đến 2030 ban<br /> hành kèm theo Quyết định số 70/QĐ-UBND<br /> ngày 29/3/2012. Đề án xác định mục tiêu:<br /> Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng<br /> kinh tế - xã hội đồng bộ và từng bước hiện<br /> đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức<br /> sản xuất hợp lý, gắn sản xuất nông lâm<br /> nghiệp với phát triển công nghiệp, tiểu thủ<br /> công nghiệp, dịch vụ; từng bước nâng cao đời<br /> sống vật chất, tinh thần của người dân nông<br /> thôn; xây dựng nông thôn ổn định, dân chủ<br /> được phát huy, giàu bản sắc văn hóa dân tộc;<br /> môi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật<br /> tự được giữ vững.<br /> Tuyên Quang đã lựa chọn phát triển GTNT và<br /> bê tông hóa giao thông làm khâu đột phá.<br /> Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Tuyên<br /> Quang lần thứ 15 đã xác định việc bê tông<br /> hóa đường giao thông nông thôn là một trong<br /> 4 khâu đột phá phát triển kinh tế xã hội nhiệm<br /> kỳ 2010 - 2015. Theo đó, trên cơ sở thành tựu<br /> phát triển đường giao thông nông nôn giai<br /> đoạn 2006-2011, đề án bê tông hóa giao thông<br /> nông thôn gắn với tiêu chí giao thông xây<br /> dựng nông thôn mới đặt chỉ tiêu trong 5 năm<br /> từ 2011 đến 2015, số km đường giao thông<br /> nông thôn cần bê tông hóa gần 2200 km.<br /> KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO<br /> THÔNG NÔNG THÔN TỈNH TUYÊN QUANG<br /> Những thay đổi trong phát triển hạ tầng<br /> giao thông nông thôn giai đoạn 2006 - 2011<br /> Giai đoạn 2006-2011, cùng với công cuộc đổi<br /> mới nông thôn cả nước nói chung, cơ sở hạ<br /> tầng KT- XH nông thôn Tuyên Quang đã có<br /> những chuyển biến rõ rệt. Bộ mặt nông thôn<br /> đổi mới toàn diện, theo hướng công nghiệp<br /> hoá, hiện đại hoá. Kết cấu hạ tầng nông thôn,<br /> trong đó quan trọng nhất là GTNT tiếp tục<br /> được đầu tư xây dựng mới và nâng cấp phát<br /> triển cả về chiều rộng và chiều sâu, tạo điều<br /> kiện cho sản xuất phát triển, bộ mặt nông thôn<br /> của tỉnh có nhiều đổi mới.<br /> <br /> 105(05): 9 - 13<br /> <br /> Hệ thống đường GTNT tỉnh Tuyên Quang có<br /> nhiều khởi sắc (bảng 1,2,3). Theo kết quả<br /> điều tra nông thôn, nông nghiệp, năm 2006<br /> toàn tỉnh có 132 xã có đường ô tô đến trụ sở<br /> UBND quanh năm và đạt tỉ lệ 100,0 %, đến<br /> năm 2011 có 129 xã vẫn duy trì tỷ lệ này<br /> 100%. Nếu so với các xã vùng Trung du và<br /> miền núi phía Bắc, Hệ thống đường GTNT<br /> của Tuyên Quang được xếp vào loại nhất nhì<br /> cùng Thái Nguyên với 100% số xã có đường<br /> ô tô đến trụ sở UBND xã quanh năm (toàn<br /> vùng Trung du và miền núi phía Bắc là<br /> 95,60% và cả nước là 97,16%).<br /> Chất lượng hệ thống đường giao thông đến<br /> trung tâm xã từng bước được nâng cấp và<br /> hoàn thiện. Năm 2006, toàn tỉnh có 44/132 xã<br /> có đường ô tô đến UBND xã được nhựa hoá,<br /> bê tông hóa, chiếm tỷ lệ 33,33% tổng số xã và<br /> có 8 xã (chiếm 6,06%) số xã có đường ô tô<br /> được nhựa hóa, bê tông hóa trên 50,0%. Đến<br /> năm 2011, toàn tỉnh có 77/129 xã có đường ô<br /> tô đến UBND xã được nhựa, bê tông hóa,<br /> chiếm tỷ lệ 59,69% (tăng 26,36%). Nhìn<br /> chung, về chất lượng đường GTNT của<br /> Tuyên Quang còn thấp hơn các tỉnh khác<br /> trong vùng Trung du miền núi phía Bắc và<br /> thấp xa so với cả nước. Năm 2011, tỷ lệ<br /> nhựa hóa và bê tông hóa từ 75% trở lên<br /> đường GTNT của tỉnh là 5,43% thấp hơn so<br /> với tỷ lệ của vùng là 6,30% (trong đó cao<br /> nhất là Phú Thọ 10,84%, Bắc Giang 8,7%,<br /> Bắc Kạn 8,04%) và cả nước là 9,52%.<br /> Đến nay ở hầu hết các thôn (bản) trong tỉnh<br /> đều có đường giao thông, nhiều tuyến đường<br /> liên xã, liên thôn được xây dựng và mở mới.<br /> Giao thông phát triển đã tạo điều kiện thuận<br /> lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa, tạo đà<br /> cho kinh tế phát triển. Năm 2011 đã có 97,8%<br /> số thôn có đường xe ô tô đi đến được, cao<br /> hơn mức bình quân của cả nước và khu vực<br /> (cả nước là 89,5%, Trung du miền núi phía<br /> Bắc là 85,4%). Trong đó có huyện Lâm Bình<br /> và huyện Sơn Dương đạt 100% số thôn có<br /> đường xe ô tô đi đến được.<br /> <br /> 10<br /> <br /> 15Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Thị Thuận và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 105(05): 9 - 13<br /> <br /> Bảng 1: Kết cấu hạ tầng giao thông nông thôn tỉnh Tuyên Quang<br /> năm 2006 và 2011 so với cả nước và vùng Trung du-miền núi phía Bắc<br /> <br /> ( Đơn vị: %)<br /> Tuyên Quang<br /> <br /> Chỉ tiêu<br /> Xã có đường ô tô đến trụ sở<br /> UBND xã<br /> Xã có đường đến trụ sở UBND xã<br /> được nhựa, bê tông hóa<br /> <br /> Vùng Trung du miền<br /> núi phía Bắc<br /> 2006<br /> 2011<br /> <br /> 2006<br /> <br /> 2011<br /> <br /> 100<br /> <br /> 100<br /> <br /> 99,4<br /> <br /> 33,3<br /> <br /> 59,7<br /> <br /> 45,8<br /> <br /> Cả nước<br /> 2006<br /> <br /> 2011<br /> <br /> 99,5<br /> <br /> 96,9<br /> <br /> 98,6<br /> <br /> 70,9<br /> <br /> 70,1<br /> <br /> 87,4<br /> <br /> Nguồn: Kết quả Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản năm 2006, 2011. Nxb Thống kê,<br /> Hà Nội, 2007, 2012.<br /> Bảng 2: Thay đổi kết cấu hạ tầng giao thông nông Tuyên Quang thời kỳ 2006 - 2011<br /> Đơn vị<br /> tính<br /> <br /> Chỉ tiêu<br /> Xã có đường ô tô đến trụ sở UBND xã<br /> Trong đó: Xã có đường ô tô đến quanh năm<br /> Xã có đường đến trụ sở UBND xã được<br /> nhựa/bê tông hoá<br /> <br /> Số lượng<br /> 2006<br /> 2011<br /> 132<br /> 129<br /> 132<br /> 129<br /> <br /> Xã<br /> Xã<br /> Xã<br /> <br /> 44<br /> <br /> 77<br /> <br /> Tỷ lệ so với tổng số (%)<br /> 2006<br /> 2011<br /> 100,0<br /> 100,0<br /> 100,0<br /> 100,0<br /> 33,3<br /> <br /> 59,7<br /> <br /> Nguồn: Kết quả TĐT nông thôn, nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang năm 2011<br /> Bảng 3: Tình hình phát triển giao thông nông thôn Tuyên Quang năm 2011 chia theo huyện, thành phố<br /> Đơn vị hành chính<br /> STT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> 7<br /> <br /> TP. Tuyên Quang<br /> Huyện Lâm Bình<br /> Huyện Nà Hang<br /> Huyện Chiêm Hoá<br /> Huyện Hàm Yên<br /> Huyện Yên Sơn<br /> Huyện Sơn Dương<br /> Toàn tỉnh<br /> <br /> Xã có đường đến trụ sở UBND xã<br /> được nhựa/bê tông hoá<br /> Số lượng<br /> Tỷ lệ (%)<br /> 6<br /> 100,0<br /> 3<br /> 37,5<br /> 6<br /> 54,5<br /> 15<br /> 60,0<br /> 10<br /> 58,8<br /> 19<br /> 63,3<br /> 18<br /> 56,3<br /> 77<br /> 59,7<br /> <br /> Thôn có đường xe<br /> ô tô đi đến được<br /> Số lượng<br /> Tỷ lệ (%)<br /> 98<br /> 94,2<br /> 74<br /> 100,0<br /> 88<br /> 82,2<br /> 353<br /> 99,4<br /> 299<br /> 98,7<br /> 455<br /> 98,3<br /> 399<br /> 100,0<br /> 1 766<br /> 97,8<br /> <br /> Nguồn: Kết quả TĐT nông thôn, nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang năm 2011.<br /> <br /> Đề án bê tông hóa đường giao thông nông<br /> thôn giai đoạn 2011-2015 và kết quả thực<br /> hiện trong năm 2011 và 2012<br /> Đề án bê tông hóa đường GTNT giai đoạn<br /> 2011-2015 được phê duyệt năm 2011 theo<br /> Quyết định số 63/QĐ-UBND của UBND tỉnh<br /> Tuyên Quang. Theo đó, GTNT được tỉnh<br /> Tuyên Quang chọn là khâu đột phá trong xây<br /> dựng nông thôn mới, làm sức bật để đổi mới,<br /> phát triển trên tất cả các lĩnh vực. Với phương<br /> châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”, tỉnh<br /> Tuyên Quang đã trích nguồn kinh phí hỗ trợ<br /> <br /> 100% xi măng, ống cống; chi phí vận chuyển<br /> xi măng, ống cống đến cơ sở và kinh phí phục<br /> vụ công tác quản lý là 2 triệu đồng/1km. Bằng<br /> việc phân cấp triệt để cho UBND các xã,<br /> phường thị trấn phê duyệt dự toán, quyết toán,<br /> chương trình đã nhận được sự ủng hộ và<br /> hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân. Chính<br /> quyền cơ sở và các thôn, bản, tổ, xóm tự giải<br /> phóng mặt bằng; nhân dân tự nguyện đóng<br /> góp vật liệu, công lao động.<br /> Theo kế hoạch thực hiện Đề án bê tông hóa<br /> đường GTNT, trong 5 năm (2011- 2015) toàn<br /> 11<br /> <br /> 16Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Thị Thuận và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> tỉnh phấn đấu làm 2.183,88 km đường bê tông<br /> nông thôn. Năm 2011 là năm đầu tiên tỉnh<br /> Tuyên Quang thực hiện đề án, các huyện<br /> đăng ký hoàn thành 584 km đường bê tông<br /> nông thôn. Tính đến 31/12/2011, các xã trong<br /> tỉnh đã thực hiện bê tông hóa được 664,8 km<br /> đường, đạt 121,3% kế hoạch của năm. Trong<br /> đó, các huyện đạt vượt kế hoạch là Na Hang:<br /> đạt 127,2% ; Hàm Yên: 142,0% ; Yên Sơn:<br /> 123,0% ; Sơn Dương: 121,4% ; Lâm Bình:<br /> 130,0%. Chỉ duy nhất huyện Chiêm Hóa đạt<br /> 92,7% kế hoạch.<br /> Phát huy kết quả năm 2011, năm 2012 chỉ tiêu<br /> kế hoạch đặt ra toàn tỉnh là bê tông hóa 470<br /> km đường. Tính đến 31/12/2012, các địa<br /> phương trong tỉnh đã bê tông hóa thêm được<br /> 535,2 km, đạt 114,0% kế hoạch của năm 2012.<br /> Như vậy, trong hai năm 2011 và 2012, tỉnh<br /> Tuyên Quang đã thực hiện bê tông hóa được<br /> gần 1200 km, đạt trên 50% kế hoạch 5 năm.<br /> Cùng với sự hỗ trợ của tỉnh, các huyện, thành<br /> phố, xã, thị trấn đã tích cực vận động nhân dân<br /> hưởng ứng chương trình làm đường GTNT.<br /> Nhiều xã làm đường bê tông vượt kế hoạch,<br /> như: Mỹ Bằng, Nhữ Hán (Yên Sơn); Cấp Tiến<br /> (Sơn Dương); Phúc Thịnh (Chiêm Hóa); Tân<br /> Thành (Hàm Yên); Thượng Nông (Na Hang);<br /> phường Ỷ La (thành phố Tuyên Quang).<br /> Hệ thống giao thông nông thôn đã phát triển<br /> về số lượng và nâng cấp về chất lượng, góp<br /> phần tích cực tạo điều kiện thuận lợi để thu<br /> hút các nhà đầu tư về khu vực nông thôn, tạo<br /> công ăn, việc làm, xoá đói, giảm nghèo và<br /> giải quyết được nhiều vấn đề về kinh tế - xã<br /> hội khác. Đến nay ở hầu hết các thôn (bản)<br /> trong tỉnh đều có đường giao thông, nhiều<br /> tuyến đường liên xã, liên thôn được xây dựng<br /> và mở mới. Giao thông phát triển đã tạo điều<br /> kiện thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi hàng<br /> hóa, tạo đà cho kinh tế phát triển.<br /> Việc lựa chọn đúng khâu đột phá là bê tông<br /> hóa giao thông nông thôn gắn với tiêu chí về<br /> <br /> 105(05): 9 - 13<br /> <br /> giao thông trong thực hiện triển khai Chương<br /> trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Tuyên<br /> Quang theo Quyết định số 63/QĐ-UBND của<br /> Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã huy<br /> động được cả cộng đồng vào cuộc, tạo ra một<br /> không khí phấn khởi thi đua trong xây dựng<br /> nông thôn mới.<br /> KẾT LUẬN<br /> Trên cơ sở phân tích các cơ sở pháp lý về<br /> định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh<br /> Tuyên Quang, đánh giá những mặt mạnh và<br /> hạn chế của hiện trạng phát triển hạ tầng nông<br /> thôn tỉnh Tuyên Quang, theo chúng tôi, sự phát<br /> triển hạ tầng GTNT trong những năm tiếp theo<br /> cần chú ý đến các nội dung sau: (i) Chú trọng<br /> công tác quy hoạch phát triển hạ tầng giao<br /> thông nông thôn; (ii) Nâng cao hiệu quả sử<br /> dụng đất đai cho phát triển giao thông nông<br /> thôn; (iii) Huy động đa dạng các nguồn vốn cho<br /> đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn; (iv) Áp<br /> dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào xây dựng<br /> và quản lý, khai thác các công trình của hạ<br /> tầng nông thôn; (v) Tăng cường tổ chức quản<br /> lý quá trình khai thác, sử dụng hạ tầng nông<br /> thôn; (vi) Lồng ghép có hiệu quả các chương<br /> trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông<br /> thôn mới, chương trình 135,...để tăng thêm<br /> nguồn lực thực hiện đề án phát triển GTNT.<br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1. Cục thống kê tỉnh Tuyên Quang ( 2012), Kết<br /> quả điều tra nông nghiệp nông thôn tỉnh Tuyên<br /> Quang năm 2011. Nxb Thống kê.<br /> 2. Quyết định số 100/2008/QĐ-TTg ngày<br /> 15/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt<br /> Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh<br /> Tuyên Quang đến năm 2020.<br /> 3. UBND tỉnh Tuyên Quang. Đề án xây dựng<br /> nông thôn mới tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 20122020, định hướng đến năm 2030. Năm 2012<br /> 4. UBND tỉnh Tuyên Quang. Báo cáo kết quả<br /> thực hiện bê tông hóa đường giao thông nông thôn<br /> năm 2011 và sáu tháng đầu năm 2012. Năm 2012.<br /> <br /> 12<br /> <br /> 17Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br /> Nguyễn Thị Thuận và Đtg<br /> <br /> Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br /> <br /> 105(05): 9 - 13<br /> <br /> SUMMARY<br /> DEVELOPMENT OF RURAL TRANSPORTATION SYSTEM IN THE NEW<br /> RURAL CONSTRUCTION PROGRAM OF TUYEN QUANG PROVINCE<br /> Nguyen Thi Thuan1, Nguyen Xuan Truong2*<br /> 1<br /> <br /> Quang Ninh Department of Education and Training<br /> 2<br /> Thai Nguyen University<br /> <br /> Tuyen Quang is a mountainous province whose population mostly live in rural areas with difficult<br /> socio-economic conditions. In recent years, the province had many programs and projects on the<br /> development of agriculture and rural areas. However, the rural areas in Tuyen Quang province<br /> keep poor, especially their infrastructure has not met the demand for production toward<br /> commodity development and improvement of people’s living standards. Therefore, developing<br /> rural infrastructure, particularly transportation, is an important part in the new rural construction.<br /> Key words: Rural transportation, Tuyen Quang, infrastructure, development of rural areas.<br /> <br /> Ngày nhận bài: 14/5/2013; Ngày phản biện: 22/5/2013; Ngày duyệt đăng: 06/6/2013<br /> <br /> *<br /> <br /> Tel: 0914765087; Email: truongdhtn2009@gmail.com<br /> <br /> 13<br /> <br /> 18Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên<br /> <br /> http://www.lrc-tnu.edu.vn<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2