intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển lực lượng lao động công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong hội nhập quốc tế

Chia sẻ: Nguyễn Văn H | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

68
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong bài viết này, tác giả đã khảo sát 309 công nhân lao động trực tiếp và lao động văn phòng đang làm việc trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tỉnh Đồng Nai nhằm đánh giá thực trạng chất lượng của lực lượng lao động công nghiệp từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của lực lượng lao động công nghiệp tỉnh Đồng Nai đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển lực lượng lao động công nghiệp tỉnh Đồng Nai trong hội nhập quốc tế

Phát triển lực lượng . . .<br /> <br /> Chính trị - Xã hội<br /> <br /> PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG CÔNG NGHIỆP<br /> TỈNH ĐỒNG NAI TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ<br /> Cảnh Chí Hoàng*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Trong bài viết này, tác giả khảo sát 309 công nhân lao động trực tiếp và lao động văn phòng<br /> đang làm việc trong các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tỉnh Đồng Nai nhằm đánh giá thực<br /> trạng chất lượng của lực lượng lao động công nghiệp từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng<br /> cao chất lượng của lực lượng lao động công nghiệp tỉnh Đồng Nai đáp ứng yêu cầu của hội nhập<br /> quốc tế.<br /> Từ khóa: lao động công nghiệp, lực lượng lao động công nghiệp, Đồng Nai<br /> <br /> LABOUR FORCE DEVELOPMENT INDUSTRIAL DONG NAI<br /> INTEGRATION IN INTERNATIONAL<br /> ABSTRACT<br /> In this essay, the authors surveyed 309 manual workers and office employees who are<br /> working in industrial zones and industrial parks in Dong Nai province in order to evaluate the<br /> industrial workforce’s actual quality and then propose some feasible remedies to enhance such<br /> quality in Dong Nai in accordance with the requirements of international integration.<br /> <br /> Keywords: industrial labor, industrial workforce, Dong Nai.<br /> <br /> * Giảng viên khoa QTKD, trường Đại học Tài chính – Marketing TP. HCM - Email: canhchihoang@gmail.com . Điện thoại: 0908807899<br /> <br /> 101<br /> <br /> Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Sản xuất vật chất là cơ sở tồn tại và phát<br /> triển của xã hội loài người, làm nên các thời<br /> đại kinh tế khác nhau của lịch sử nhân loại như<br /> V.I.Lênin đã nói “Lực lượng sản xuất hàng đầu<br /> của toàn thể nhân loại là công nhân, người lao<br /> động”1. Đồng Nai là một trung tâm kinh tế công<br /> nghiệp lớn của cả nước; nơi mà các khu công<br /> nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) xuất<br /> hiện ngày càng nhiều với quy mô và tốc độ<br /> lớn, đang rất cần một lực lượng lao động công<br /> nghiệp (LLLĐCN) với số lượng ngày càng tăng,<br /> chất lượng ngày càng cao với cơ cấu hợp lý.<br /> Đồng Nai hiện có 554.038 người làm việc trong<br /> ngành công nghiệp, GDP công nghiệp ngày<br /> càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế,<br /> GDP công nghiệp chiếm 57% trong cơ cấu GDP<br /> toàn tỉnh. Tuy nhiên, tay nghề của LLLĐCN<br /> không cao, vừa yếu và vừa thiếu. Đánh giá đúng<br /> chất lượng của LLLĐCN, xu thế phát triển và<br /> yêu cầu một LLLĐCN đủ về số lượng, mạnh<br /> về chất lượng và phù hợp về cơ cấu cho phát<br /> <br /> triển công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn tới, sẽ<br /> giúp các nhà lãnh đạo tỉnh Đồng Nai xác định rõ<br /> những điểm mạnh và điểm yếu về vốn nhân lực<br /> của mình để từ đó đưa ra những biện pháp điều<br /> chỉnh kịp thời nhằm nâng cao chất lượng nguồn<br /> nhân lực và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh<br /> doanh trong giai đoạn hội nhập.<br /> 2. Thực trạng phát triển lực lượng lao<br /> động công nghiệp tỉnh Đồng Nai<br /> Đồng Nai hiện có 30 KCN, 904 doanh<br /> nghiệp hoạt động với 430.061 lao động, doanh<br /> nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm<br /> 92%, cơ cấu ngành nghề chủ yếu là các ngành<br /> thâm dụng lao động như dệt may 73.257 lao<br /> động (chiếm 17,03 %); cơ khí 43.501 lao động<br /> (chiếm 10,12%); da giầy 156.262 lao động<br /> (chiếm 36,33%). Quy mô lực lượng lao động<br /> công nghiệp tỉnh Đồng Nai biểu hiện qua số<br /> lượng lao động đang làm việc trong ngành<br /> công nghiệp của tỉnh biểu hiện qua bảng sau:<br /> <br /> Bảng 1. Quy mô lao động trong ngành công nghiệp<br /> Đơn vị: người<br /> Năm<br /> <br /> Dân số<br /> <br /> 2002<br /> 2003<br /> 2004<br /> 2005<br /> 2006<br /> 2007<br /> 2008<br /> 2009<br /> 2010<br /> 2011<br /> 2012<br /> <br /> 2.113.937<br /> 2.149.614<br /> 2.185.694<br /> 2.214.380<br /> 2.263.787<br /> 2.372.648<br /> 2.432.745<br /> 2.499.656<br /> 2.575.063<br /> 2.658.030<br /> 2.720.820<br /> <br /> LĐ đang làm<br /> việc<br /> 989.199<br /> 1.029.150<br /> 1.084.150<br /> 1.149.772<br /> 1.181.993<br /> 1.221.020<br /> 1.263.639<br /> 1.337.670<br /> 1.435.520<br /> 1.532.390<br /> 1.593.030<br /> <br /> LĐ công<br /> nghiệp<br /> 192.035<br /> 232.339<br /> 296.162<br /> 316.546<br /> 363.644<br /> 408.120<br /> 444.034<br /> 449.074<br /> 463.607<br /> 520.728<br /> 554.038<br /> <br /> Tỷ trọng trong công nghiệp (%)<br /> Dân số<br /> LĐ đang làm việc<br /> 9,08<br /> 19,4<br /> 10,8<br /> 22,6<br /> 13,6<br /> 27,3<br /> 14,3<br /> 27,5<br /> 16,1<br /> 30,8<br /> 17,2<br /> 34,4<br /> 18,3<br /> 35,1<br /> 18,0<br /> 33,6<br /> 18,0<br /> 32,3<br /> 19,6<br /> 34,0<br /> 20,4<br /> 34,8<br /> Nguồn: Niên giám thống kê Đồng Nai<br /> <br /> 1. V.I.Lênin Toàn tập (1977), (38), Nxb Tiến bộ, Matxcova, tr.430.<br /> 102<br /> <br /> Phát triển lực lượng . . .<br /> <br /> Như vậy, LLLĐCN ở Đồng Nai trong<br /> những năm qua tăng một cách đáng kể, nếu<br /> như năm 2002 có 192.035 người làm việc<br /> trong ngành công nghiệp của tỉnh chiếm<br /> 9,08% dân số và 19,4% số lao động đang<br /> làm việc trên địa bàn thì đến năm 2008, số<br /> người lao động trong ngành công nghiệp của<br /> tỉnh là 444.034 người chiếm 18,3% dân số<br /> và 35,1% lao động đang làm việc, đây là giai<br /> đoạn lao động làm việc trong ngành công<br /> nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất. Từ năm 2009<br /> đến nay, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế<br /> toàn cầu, số lượng lao động trong ngành công<br /> nghiệp giảm dần nhưng vẫn duy trì khoảng<br /> 33% trong tổng số lao động đang làm việc.<br /> Quy mô của LLLĐCN tỉnh Đồng Nai tăng<br /> lên không ngừng chứng tỏ các ngành công<br /> <br /> nghiệp ngày càng mở rộng và thu hút ngày<br /> càng nhiều lao động vào làm việc. Xu hướng<br /> trên là vấn đề cần quan tâm của các cấp quản<br /> lý, của nhà nước trong việc xây dựng chính<br /> sách phát triển LLLĐCN cho phát triển kinh<br /> tế - xã hội tỉnh.<br /> Cùng với cả nước, Đồng Nai là một<br /> trong những địa phương tiên phong trong<br /> công cuộc CNH, HĐH theo hướng phát triển<br /> công nghiệp hiện đại. KCN là mô hình đã<br /> rất lâu đời trên thế giới nhưng vẫn còn mới<br /> mẻ tại Việt Nam. Thực tế 20 năm hoạt động<br /> các KCN ở Đồng Nai đã thu hút và sử dụng<br /> một LLLĐCN lớn nhưng mới chỉ đáp ứng<br /> khoảng 80%. Số lượng lao động làm việc<br /> trong các KCN tỉnh Đồng Nai biểu hiện cụ<br /> thể qua bảng sau:<br /> <br /> Bảng 2. Quy mô LLLĐ trong các KCN giai đoạn 2006- 2012<br /> Năm<br /> 2006<br /> 2007<br /> 2008<br /> 2009<br /> 2010<br /> 2011<br /> 2012<br /> <br /> Số lao động<br /> (người)<br /> 240.628<br /> 280.176<br /> 314.498<br /> 338.115<br /> 348.473<br /> 375.615<br /> 430.061<br /> <br /> Quy mô<br /> tăng<br /> 33.256<br /> 39.548<br /> 34.322<br /> 23.617<br /> 37.500<br /> 27.142<br /> 27.446<br /> <br /> Tốc độ tăng<br /> %<br /> 11,83<br /> 11,64<br /> 11,23<br /> 10,75<br /> 10,30<br /> 10,78<br /> 10,73<br /> <br /> LĐ trong công<br /> nghiệp<br /> 363.644<br /> 408.120<br /> 444.034<br /> 449.074<br /> 463.607<br /> 520.728<br /> 535.848<br /> <br /> Đơn vị: người<br /> % so với LĐ trong<br /> công nghiệp<br /> 66,17<br /> 68,65<br /> 70,83<br /> 75,29<br /> 75,17<br /> 72,13<br /> 80,26<br /> <br /> Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai<br /> Nhìn vào bảng trên ta thấy, cùng với việc<br /> gia tăng thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Đồng Nai,<br /> đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, LLLĐCN<br /> tham gia làm việc trong các KCN trong tỉnh<br /> ngày càng tăng nhằm đáp ứng nhu cầu của<br /> các doanh nghiệp công nghiệp. Nếu như năm<br /> 2006, LLLĐ trong các KCN chỉ có 240.628<br /> lao động trong tổng số lao động ngành công<br /> <br /> nghiệp thì đến hết 31/12/2012 số lượng lao<br /> động làm việc trong các KCN trong tỉnh đã<br /> là 430.061 lao động, tốc độ tăng lao động<br /> bình quân mỗi năm là 8,98%/năm. Tỷ lệ lao<br /> động trong các KCN trong tổng số lao động<br /> công nghiệp của tỉnh tăng từ 66,17% năm<br /> 2006 lên 75,17% năm 2010, giảm nhẹ ở năm<br /> 2011 còn 62,13% do khủng hoảng kinh tế<br /> 103<br /> <br /> Taïp chí Kinh teá - Kyõ thuaät<br /> <br /> toàn cầu cũng như sự xuất hiện nhiều KCN ở<br /> các địa phương khác trên cả nước. Số lượng<br /> lao động tăng lên đáng kể vào năm 2012 là<br /> 80,26% trong tổng số lao động làm việc trong<br /> ngành công nghiệp của tỉnh. Tỷ lệ phần trăm<br /> lao động trong các KCN luôn cao chứng tỏ,<br /> LLLĐCN ngày càng trở thành nguồn lực<br /> chủ yếu đóng góp cho phát triển ngành công<br /> <br /> nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế - xã<br /> hội của tỉnh nói chung. Trong khoảng 60%<br /> lao động đang làm việc trong các KCN tỉnh<br /> Đồng Nai, thì có đến 50% trong số đó đến từ<br /> các tỉnh miền Bắc và miền Trung. Điều này<br /> cho thấy vấn đề nhà ở cho đối tượng này là<br /> một vấn đề đáng quan tâm, có thể thấy rõ<br /> hơn qua hình sau:<br /> <br /> Hình 1. Nguồn gốc của lao động di cư<br /> <br /> <br /> Nguồn: Tác giả khảo sát năm 2012<br /> Số lượng lao động mặc dù tăng nhanh<br /> nhưng vẫn chưa đáp ứng cho các doanh nghiệp,<br /> nguyên nhân sâu xa là do không đáp ứng đủ<br /> tiêu chuẩn của các nhà tuyển dụng. Tình hình<br /> chung hiện nay, tuy với mức độ khác nhau,<br /> các ngành sản xuất đều “đói lao động đúng<br /> chuẩn”. Thực chất là tay nghề tạo ra chưa bao<br /> quát hết nhu cầu, đồng thời kỹ năng được đào<br /> tạo có nhược điểm nổi bật là chưa theo kịp<br /> tiến độ kỹ thuật công nghệ của thế giới và rất<br /> yếu về thực hành. Hay nói cách khác, một số<br /> lao động lớn vừa dôi ra (thừa) nhưng lại thiếu<br /> do chất lượng của lực lượng này đang bộc lộ<br /> nhiều hạn chế nhất định. Chất lượng lao động<br /> là nhân tố mang tính quyết định, đột phá làm<br /> cho lao động có năng suất cao hơn, là đòn bẩy<br /> thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế bởi<br /> <br /> vì trong nền kinh tế thị trường người ta quan<br /> tâm chủ yếu đến chất lượng chứ không phải là<br /> số lượng lao động.<br /> Thực tế hiện nay chất lượng lao động<br /> công nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu phát triển<br /> các doanh nghiệp. Các dự án đầu tư thu hút<br /> vào các KCN, CCN ở huyện có nhu cầu lớn<br /> về cán bộ quản lý người Việt Nam giỏi, công<br /> nhân có tay nghề cao, kỷ luật lao động tốt,<br /> song đa số các nơi chưa đáp ứng được. Để<br /> có nhìn nhận đầy đủ về thực trạng này, tác<br /> giả phân tích chất lượng lao động công nghiệp<br /> dưới các tiêu chí sau:<br /> Về trình độ học vấn, chuyên môn<br /> Tính đến hết 31/12/2012, các KCN tỉnh<br /> Đồng Nai đã thu hút 430.061 lao động vào<br /> làm việc. Phần lớn số lao động làm trong các<br /> 104<br /> <br /> Phát triển lực lượng . . .<br /> <br /> doanh nghiệp ở KCN có tuổi đời còn rất trẻ.<br /> Theo kết quả khảo sát của tác giả, độ tuổi từ<br /> 16 – 29 chiếm 75,1%. Trong đó, nam chiếm<br /> 69,9% và nữ chiếm 30,1%. Tỷ lệ công nhân<br /> nữ nhiều hơn nam phản ánh sự phù hợp với<br /> tình hình cơ cấu ngành nghề ở các KCN trong<br /> tỉnh. Bởi lẽ các doanh nghiệp trong KCN tỉnh<br /> Đồng Nai phần lớn là chế biến, chế tạo như:<br /> dệt may, giày da, chế biến nông sản... Những<br /> ngành này thường có xu hướng sử dụng nhiều<br /> công nhân nữ hơn công nhân nam.<br /> Theo báo cáo của Ban quản lý các KCN<br /> tỉnh Đồng Nai, trình độ học vấn và tay<br /> <br /> nghề của người lao động làm việc tại các<br /> KCN đang có chiều hướng nâng lên, từng<br /> bước thích ứng với quá trình công nghiệp<br /> hóa. Tỷ lệ lao động phổ thông có xu hướng<br /> giảm, thay vào đó là trình độ lao động từ<br /> cao đẳng trở lên ngày càng tăng. Nếu như<br /> năm 2006, trình độ của lao động phổ thông<br /> chiếm 85,94%; trình độ trung cấp chuyên<br /> nghiệp và trung cấp nghề chiếm 10,28% và<br /> trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên chiếm<br /> 3,78% thì đến năm 2012 các chỉ tiêu này<br /> tương ứng là 82,69%; 11,56% và 5,75%,<br /> cụ thể:<br /> <br /> Bảng 3. Trình độ học vấn của lao động công nghiệp<br /> Đơn vị: %<br /> Trình độ học vấn<br /> LĐPT<br /> THCN/CNKT<br /> CĐ/ĐH &SĐH<br /> Tổng<br /> <br /> 2006<br /> 85,94<br /> 10,28<br /> 3,78<br /> 100<br /> <br /> 2007<br /> 85,06<br /> 10,74<br /> 4,20<br /> 100<br /> <br /> 2008<br /> 83,13<br /> 12,52<br /> 4,35<br /> 100<br /> <br /> Năm<br /> 2009<br /> 84,03<br /> 11,34<br /> 4,63<br /> 100<br /> <br /> 2010<br /> 83,11<br /> 12,08<br /> 4,81<br /> 100<br /> <br /> 2011<br /> 83,62<br /> 11,13<br /> 5,25<br /> 100<br /> <br /> 2012<br /> 82,69<br /> 11,56<br /> 5,75<br /> 100<br /> <br /> Nguồn: Ban Quản lý các KCN tỉnh Đồng Nai<br /> Theo khảo sát của tác giả trong năm 2012<br /> với 309 lao động hiện đang làm việc trong các<br /> KCN tỉnh Đồng Nai, mặc dù là tỉnh có trình<br /> độ dân trí cao, chất lượng nhân lực tốt so với<br /> trung bình của vùng kinh tế trọng điểm phía<br /> Nam, tuy nhiên, xét theo yêu cầu của công<br /> việc thì trình độ chuyên môn của LLLĐCN<br /> trong các KCN của tỉnh còn nhiều hạn chế. Số<br /> công nhân chưa qua đào tạo chiếm 78,6%. Số<br /> công nhân đã qua đào tạo từ trung cấp trở lên<br /> chiếm 21,4%, bộ phận chiếm tỷ lệ ít và chủ<br /> yếu là lao động quản lý, kế toán, văn phòng.<br /> Về tính kỷ luật, ý thức của lao động<br /> Thực tế đại bộ phận người lao động trong<br /> các KCN tỉnh Đồng Nai hiện nay chưa được<br /> <br /> đào tạo về kỷ luật lao động công nghiệp.<br /> Phần lớn trong số họ là lao động xuất thân<br /> từ nông nghiệp, nông thôn còn mang nặng<br /> tác phong sản xuất của một nền kinh tế tiểu<br /> nông, tùy tiện về giờ giấc và hành vi. Người<br /> lao động hầu như chưa được trang bị các<br /> kiến thức và kỹ năng làm việc theo nhóm,<br /> không có khả năng hợp tác và gánh chịu rủi<br /> ro, ngại phát huy sáng kiến và chia sẻ kinh<br /> nghiệm làm việc.<br /> Ý thức chấp hành kỷ luật lao động kém,<br /> hiểu biết kiến thức về luật pháp chưa cao,<br /> nên trong thực tế đã xảy ra không ít những vụ<br /> tranh chấp lao động, xô xát, hành hung giữa<br /> những người lao động với nhau. Họ luôn xem<br /> 105<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2