intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phát triển thương hiệu nhà tuyển dụng trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Chia sẻ: Lý Mân Hạo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

76
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày những ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) tới công tác tuyển dụng ở các doanh nghiệp. Từ việc phân tích thương hiệu tuyển dụng ở các doanh nghiệp, bài viết chỉ ra những phương hướng để nhà tuyển dụng có thể xây dựng thương hiệu nhằm thu hút được nhân tài. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phát triển thương hiệu nhà tuyển dụng trong thời kỳ cách mạng công nghiệp lần thứ tư

  1. PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NHÀ TUYỂN DỤNG TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ ThS. Đinh Thị Tâm- Vũ Thúy Anh Trường Đại học Lao động – Xã hội (CS2) TÓM TẮT Bài viết trình bày những ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) tới công tác tuyển dụng ở các doanh nghiệp. Từ việc phân tích thương hiệu tuyển dụng ở các doanh nghiệp, bài viết chỉ ra những phương hướng để nhà tuyển dụng có thể xây dựng thương hiệu nhằm thu hút được nhân tài. Từ khóa: Thương hiệu tuyển dụng, nhà tuyển dụng, CMCN 4.0, phần mềm tuyển dụng. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là sự hợp nhất giữa các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật số, sinh học để giải quyết những vấn đề kinh tế, xã hội, sự kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực, các hệ thống kết nối internet. Có nghĩa là máy móc và các phương tiện công nghệ hiện đại dần thay thế sức lao động của con người. Lĩnh vực nào cũng bị ảnh hưởng như ngành nhân sự Công tác tuyển dụng trong lĩnh vực nhân sự có thể thấy sự ảnh hưởng rõ rệt. Các nhà tuyển dụng trong thời kỳ CMCN 4.0 có thể tìm kiếm ứng viên dễ dàng hơn do thông tin cá nhân được đưa lên trên mạng xã hội nhiều hơn. Bên cạnh đó, qua mạng xã hội, nhà tuyển dụng đã có kết nối với các ứng viên tiềm năng trước khi có nhu cầu tuyển dụng. Công nghệ cũng giúp họ có thể ứng dụng các phần mềm để quảng bá nhu cầu tuyển dụng của mình với ứng viên, chỉ ra được hoặc làm nổi bật những chủ đề nội dung mà ứng viên quan tâm. Thách thức lớn đặt ra với nhà tuyển dụng hiện nay là: sự thay đổi về môi trường làm việc, ví dụ từ trực tiếp sang trực tuyến cho phép người lao động muốn làm việc bất cứ chỗ nào hoặc bất cứ lúc nào hoặc làm việc cho nhiều công ty một lúc và điều này các doanh nghiệp lớn, truyền thống không muốn. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ thông tin cùng với nhận thức của ứng viên về thương hiệu doanh nghiệp đã tạo ra nhiều khó khăn cho việc tuyển dụng. Nhà tuyển dụng cần có những thay đổi nhất định để nâng cao hiệu quả tuyển dụng nếu 173
  2. muốn tìm kiếm các nhân tài, một trong những cách đó là xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng. Đây chính là những nội dung tiếp theo của bài viết. 174
  3. 2. Tìm hiểu về thương hiệu nhà tuyển dụng Khái niệm Employer Brand (tạm dịch: Thương hiệu nhà tuyển dụng) đã được đưa ra từ giữa những năm 1990. Thương hiệu nhà tuyển dụng được hiểu là uy tín thương hiệu công ty dưới tư cách là nhà tuyển dụng thay vì uy tín của một doanh nghiệp trên thị trường. Theo Brett Minchington của The Em ployer Brand Instituts, thương hiệu nhà tuyển dụng là hình ảnh của nhà tổ chức như một nới làm việc tuyệt vời trong tâm trí nhân viên và ứng viên tiềm năng. Dựa trên khái niệm trên Anphabe đã đưa ra các tiêu chí đo lường thương hiệu nhà tuyển dụng gồm4: Làm tốt những yếu tố trên, doanh nghiệp tạo ra thương hiệu tuyển dụng riêng mà ai cũng muốn làm việc cho tổ chức như vậy Nhờ có thương hiệu tuyển dụng sẽ tiết kiệm thời gian và chi phí tuyển dụng, thu hút nhân tài và giữ chân nhân viên. Theo thống kê gần đây cho biết: “có tới 56% người tìm việc cho rằng thương hiệu người sử dụng lao động đang trở nên quan trọng hơn so với 5 năm trước. Lý do là kinh nghiệm làm việc trong một tổ chức có thương hiệu mạnh rất có giá trị đối với con đường sự nghiệp tương lai của ứng viên. Khi đưa ra quyết định về nơi nộp đơn xin việc, 84% người tìm việc nói rằng danh tiếng của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Trong khi đó, 50% các ứng viên cho biết họ sẽ không 4 https://odclick.com/chuyen-san/tu-duy-va-cong-cu/phat-trien-thuong-hieu-nha-tuyen-dung/ 175
  4. làm việc cho một doanh nghiệp có danh tiếng xấu ngay cả khi được đề nghị mức lương cao”.5 Trong nghiên cứu gần đây về thương hiệu tuyển dụng cho thấy: 41% nhân viên cho rằng lãnh đạo cần biết phân quyền cho cấp dưới để tạo ra sức mạnh tổng hợp, 35% đồng ý rằng môi trường mạng xã hội là nơi thích hợp nhất để xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng., 60% CEO được hỏi đều cho rằng họ chính là người cần chịu trách nhiệm trực tiếp việc xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng.6 Do vậy, thương hiệu công ty mạnh sẽ là nền tàng quan trọng để xây dựng một thương hiệu nhà tuyển dụng. 3. Vai trò của thương hiệu nhà tuyển dụng Thương hiệu nhà tuyển dụng tốt sẽ giúp doanh nghiệp trở thành nơi lý tưởng để làm việc, giữ chân nhân tài, đặc biệt là các tài năng trẻ. Quá trình tuyển dụng sẽ dễ dàng hơn khi thương hiệu của doanh nghiệp đã quen thuộc với các ứng viên tiềm năng. Doanh nghiệp sẽ giảm chi phí tuyển dụng và giảm tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên. Các ứng viên tìm hiểu về công ty qua các sản phẩm, dịch vụ hoặc từ kiến thức và kinh nghiệm cá nhân của họ. Thương hiệu nhà tuyển dụng cũng có thể giúp tăng gắn kết cho các nhân viên vì họ hiểu rõ công ty của họ, và họ biết mục tiêu mà cả tập thể đang cùng hướng tới. Một thương hiệu nhà tuyển dụng mạnh mẽ sẽ thu hút nhiều tài năng hơn và giúp doanh nghiệp dẫn đầu trong thị trường việc làm cạnh tranh. Thương hiệu của nhà tuyển dụng sẽ đi kèm với văn hóa của doanh nghiệp. Bằng cách tạo ra văn hóa làm việc tích cực, doanh nghiệp có thể định hình nhận thức của các 5 https://blog.trginternational.com/vi/3-thach-thuc-tuyen-dung-ma-doanh-nghiep-viet-phai-doi-mat-hien-nay 6 https://www.brandsvietnam.com/7875-Employer-Branding-Xay-dung-thuong-hieu-cho-nha-tuyen-dung 176
  5. ứng viên về thương hiệu nhà tuyển dụng của công ty. Những quyền lợi hấp dẫn như khen thưởng khi họ đạt thành tích, chương trình phúc lợi linh hoạt, và hỗ trợ sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của các nhân viên, hợp nhất mục tiêu của nhân viên và doanh nghiệp sẽ đóng góp đáng kể vào thương hiệu nhà tuyển dụng của doanh nghiệp7. Thương hiệu nhà tuyển dụng của doanh nghiệp được phản ánh tốt nhất qua nhân viên và mức độ sẵn sàng quảng bá cho thương hiệu doanh nghiệp của họ. Những đánh giá của nhân viên là nguồn thông tin giá trị nhất cho quá trình sàng lọc doanh nghiệp của ứng viên. Các nhân viên tiềm năng nhận thấy sự tôn trọng của doanh nghiệp đối với ý kiến của nhân viên, và do đó, họ cảm thấy việc ứng tuyển cho doanh nghiệp trở nên hấp dẫn hơn. 4. Xây dựng thương hiệu nhà tuyển dụng Xu hướng của các ứng viên hiện nay là muốn làm cho các doanh nghiệp có thương hiệu nhiều hơn. Do vậy, để thu hút được các ứng viên tài này, nhà tuyển dụng cần phải xây dựng thương hiệu riêng cho mình. Thương hiệu tuyển dụng được xây dựng những sứ mệnh, tinh thần mà doanh nghiệp đang theo đuổi. Phần này sẽ là những giá trị mà nhà tuyển dụng muốn truyền tải tới ứng viên như sứ mệnh, văn hóa, phúc lợi. Giá trị càng nhiều hoặc càng tiềm năng, doanh nghiệp càng dễ thu hút nhiều tài năng. Tuy nhiên, thương hiệu tuyển dụng đòi hỏi ở nhà tuyển dụng phải đầu tư và mất nhiều thời gian để xây dựng. Thương hiệu tuyển dụng thể hiện bên ngoài chính là những hình ảnh mà doanh nghiệp bạn thể hiện ra bên ngoài từ mạng xã hội như Facebook hay LinkedIn, website của công ty cho đến việc cách mỗi nhân viên trong công ty bạn kể câu chuyện về nơi mà mình làm việc... phần này là bề mặt của thương hiệu tuyển dụng có thể làm và dễ dàng thiết lập nhờ công nghệ. Khi xây dựng thương hiệu tuyển dụng cần doanh nghiệp cần chú ý: - Đánh giá thực trạng, điều kiện hiện tại của mình, nhìn nhận lại hình ảnh của doanh nghiệp hiện tại từ môi trường làm việc, năng lực lãnh đạo, văn hóa doanh nghiệp và cơ chế đãi ngộ. Tiếp theo đó là xác định các đặc trưng, lợi ích của doanh nghiệp nhằm thu hút ứng viên hoặc tạo động lực gắn kết lâu dài cho nhân viên hiện tại. - Truyền bá thương hiệu bằng hình ảnh: hình ảnh này có thể các bức ảnh chụp hoặc các video về doanh nghiệp. Nội dung có thể là các hoạt động hoặc sự kiện đặc sắc, hàng ngày của công ty… giúp ứng viên sẽ tương tác với doanh nghiệp nhiều hơn. 7 https://blog.trginternational.com/vi/thuong-hieu-nha-tuyen-dung-dang-tro-nen-quan-trong-hon-bao-gio-het 177
  6. - Xây dựng trang tuyển dụng doanh nghiệp đảm bảo các tiêu chí: dễ nhìn, đơn giản, cập nhật, tương tác, thể hiện văn hóa doanh nghiệp. Đây là nơi ứng viên tìm kiếm những thông tin, lợi ích và những ấn tượng ban đầu về công ty. Và nó là công cụ đề giúp nhà tuyển dụng tạo ra sức hút với các ứng viên. - Xây dựng bản mô tả công việc: bản mô tả công việc cần phải rõ ràng, mạch lạc để phân công nhân viên dễ dàng, ứng viên nhìn vào để thấy việc cần phải làm và những yêu cầu tối thiểu mà bản thân phải có hoặc cần được nâng cao. Bản mô tả công việc sẽ giúp sàng lọc những nhân tố sáng giá, là bằng chứng cho sự chuyên nghiệp của công ty. - Xây dựng văn hóa tổ chức: bằng cách tạo ra văn hóa làm việc tích cực, doanh nghiệp có thể làm cho các ứng viên nhìn nhận về thương hiệu nhà tuyển dụng. Những quyền lợi hấp dẫn như khen thưởng khi họ đạt thành tích, chương trình phúc lợi linh hoạt, hỗ trợ sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống, hợp nhất mục tiêu của cá nhân và tổ chức sẽ đóng góp đáng kể vào thương hiệu nhà tuyển dụng của doanh nghiệp. Thực hiện xây dựng được thương hiệu tuyển dụng sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển hàng năm và điều chỉnh theo những thay đổi từ thị trường, cải tiến từ khoa học công nghệ. 5. Kết luận Nền kinh tế đang trong tình trạng khó khăn và thắt chặt chi tiêu. Thương hiệu tuyển dụng là một cách để có được lợi nhuận đầu tư tốt nhất từ những nhân viên của mình. Nó sẽ cho chúng ta biết nơi để phân bổ nguồn lực quý báu của tổ chức, để chắc chắn rằng chúng ta đang thu hút đúng ứng viên để phát triển doanh nghiệp. Một thương hiệu mạnh là một điểm cộng cho cả công ty và người tìm việc, tất nhiên nó cũng là một thắng lợi đối với chúng ta – những nhà quản lý nhân sự trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Nguyễn Đức Sơn (2015). Employer Branding – Xây dựng thương hiện cho nhà tuyển dụng Tầm quan trọng của thương hiệu nhà tuyển dụng, truy cập tại: [Ngày 29 tháng 9 năm 2019] Tiếng Anh 178
  7. Anphabe (2018) . Báo cáo 100 nơi làm việc tốt nhất năm 2018. Sarah Lybrand (2018). What is employer branding and how can it grow your business 179
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2