intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phòng và điều trị các bệnh đau đầu: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:287

27
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuốn "Phòng và chữa các loại đau đầu": Phần 1 trình bày các nội dung chính sau: Đại cương về đau đầu, các phương pháp khám và chẩn đoán đau đầu, các chứng bệnh đau đầu, đau đầu căn nguyên màng não, đau đầu do tăng huyết,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phòng và điều trị các bệnh đau đầu: Phần 1

  1. PGS. VŨ QUANG BÍCH THẦY THUỐC ƯU TÚ CAC LOAI ĐAU ĐAU ♦ NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC
  2. v ũ QUANG BÍCH Phó giáo sư, T hầy thuốc ưu tú (Nguyên C hủ n h iệm Bộ m ôn và K hoa T h ầ n kinh, Phó giám đốc nội khoa, Bệnh viện 103 - Học viện Q uâny) PHÒNG VÀ CHỮA CÁC LOẠI ĐAU ĐẦU (T á i b ả n lầ n th ứ h a i có s ủ a c h ữ a v à bô su n g ) NHÀ XUẤT BẢN Y HỌC HÀ NỘI - 2008
  3. LỜI NÓI ĐẦU Con người sinh ra và lớn lên, sau đó sẽ già và chết. Suốt cuộc đời mình không ai tránh khỏi những chứng đau. Đau là phản ứng, phản xạ nhậy nhất của cơ thể người, cũng như các động vật đối với mọi tác động bất lợi từ môi trường sông bên ngoài và bên trong cơ thể. ở những chứng đau do sự va chạm trực tiếp của các vật thể lên cơ thể như trường hợp bị thương, chấn thương do chiến đấu hoặc do tai nạn trong sản xuất, sinh hoạt hàng ngày. Lại có những chứng đau do sự biến đổi sinh học như sự thoái hoá, lão hoá của các cơ quan, các tổ chức trong cơ thể. Trong thế giới văn minh hiện nay, một yếu tô" rất quan trọng là yếu tô" tâm lý của con người trong mô"i quan hệ xã hội, nghề nghiệp, gia đình và môi trường sông có khả năng gây đau hay làm biến đổi hoặc điều chỉnh (tăng đau, giảm đau hoặc làm mất đau) những chứng đau thực thể. Đó là những chứng đau tâm thần (psychalgie), hay những rối loạn tâm thần - thể xác (psycho - somatique) thường gặp trong hầu hết các bệnh. Trong các loại đau, chứng đau đầu là loại đau thường gặp nhất, gây khó chịu nhất và nhiều khi còn làm cho người bệnh khổ tâm nhất. Trong tất cả các thời đại và ở tất cả các nước, đau đầu là triệu chứng có tác dụng mạnh nhất và làm cho loài người đau khổ nhất (Riley). Vì lẽ đau đầu không phải chỉ là triệu chứng của một bệnh, mà là biểu hiện của nhiều bệnh khác nhau, có thể xuất hiện ở mọi người không kể giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp, thành phần xã hội và cũng không kể hoàn cảnh, điều kiện nào. Sô" người đau đầu nói chung rất nhiều. Ví dụ hàng năm ở Mỹ có khoảng 42 triệu người đã đến các thầy thuốc để chữa đau đầu (S. Diamond, 1981). Song khó có thể tính 3
  4. được tỷ lệ người bị đau đầu theo sô" dân, vì sô" lớn người bệnh hoặc không có điều kiện đến vối thầy thuốc, hoặc tự điều trị lấy trong trường họp những chứng đau đầu còn ở mức có thể chịu đựng được. Trên lâm sàng, đau đầu được biểu hiện dưới nhiều hình thái, nhiều kiểu khác nhau. Đau đầu có thể do một nguyên nhân duy nhất gây nên (ví dụ như bệnh đau nửa đầu (Migraine), đau dây thần kinh mặt, đau dây thần kinh tam thoav.v...)còn phần lốn do nhiều nguyên nhân với nhiều cơ chế cùng phối hợp gây nên. Đặc điểm lâm sàng của những loại đau đầu triệu chứng này lại phụ thuộc riêng vào từng căn nguyên nên vị trí, cường độ và tính chất của mỗi loại đau đầu đó có khác nhau. Đau đầu lại là một triệu chứng chủ quan nên nó phụ thuộc vào đặc điểm tâm lý, tính cách và trình độ hiểu biết riêng của từng người bệnh. Cho đến nay vẫn chưa có một thử nghiệm (test) nào có thể cho phép đánh giá một cách khách quan triệu chứng đau đầu. Bởi vì cái "nút" gay cấn, khó khăn nhất đối với người thầy thuốc là thường đứng trưốc người bệnh đau đầu có kèm theo nhiều thâm niên bệnh sử với nhiều kết quả khám xét bổ trợ âm tính, trước sau cũng chỉ có một triệu chứng đau đầu đơn thuần, không có các triệu chứng khác kết hợp. Chẩn đoán chính xác căn nguyên từng loại đau đầu đã là việc khó, nhưng điều trị khỏi hẳn đau đầu lại còn khó hơn... Trên thực tế, có không ít bệnh nhân bị đau đầu dai dẳng trong nhiều tháng, nhiều năm, đã được nhiều thầy thuốc thuộc các chuyên khoa khác nhau (mắt, tai - mũi - họng, răng, tâm thần v.v...) điều trị và có khi còn nhò cả thầy xem tướng số, nhưng không mang lại kết quả gì, nên bệnh nhân lâm vào trạng thái thất vọng, mang tâm lý nặng nề như bị y học bỏ rơi. Thực ra, từ thời Thượng cổ y học đã biết về đau và đã tìm nhiều biện pháp để loại trừ đau (nhất là đau đầu) ra 4
  5. khỏi cuộc sống của con người. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công trình chuyên nghiên cứu về đau đầu. Ó nhiều nước đã có những phòng khám vạ, những khoa chuyên điều trị đau đầu và đã có hội nghị quốc tế về phân loại đau đầu. Các nhà y học trên thế giới đang cô" gắng tìm những biện pháp điều trị đau đầu. về thuốc điều trị đau đầu đến nay đã có những bước tiến rõ rệt, nhất là các loại thuốc chữa đau đầu căn nguyên mạch máu (Migraine, đau đầu từng chuỗi), đặc biệt là các loại thuốíc hưống tâm thần (ví dụ thuốc chống trầm cảm dùng điều trị đau đầu tâm căn), sau đó đến thuốc trấn tĩnh thần kinh. Những biện pháp trị liệu đau đầu cổ truyền dân tộc như: châm cứu, bấm huyệt, và các cây - con thuốc, những bài thuốc gia truyền đang được áp dụng, thừa kế, kết hợp với y học hiện đại ở nhiều nước trên thế giới và ở nước ta. Đau đầu là vấn đề lớn, phức tạp. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu nhiều mặt về vấn đề này đã làm sáng tỏ một phần cơ chế, hình thái, chức năng, đã biết khá rõ về các thụ cảm thể, về các đường dẫn truyền, các trung khu tiếp nhận đau, cũng như các cơ chế trong đau trung ương. Các cơ sở khoa học này đã giúp nhiều cho việc chẩn đoán và tìm các biện pháp điều trị đau đầu ngày càng có hiệu quả hơn. Các cuộc hội thảo chuyên đề về đau đầu: bệnh Horton (1988), bệnh Migraine (1996) tại Khoa Thần kinh Viện 103, với sự tham gia của các nhà thần kinh học đầu ngành, đã xác định tầm quan trọng mang tính thòi sự của đau đầu. Cuốn sách này ra đời nhằm giối thiệu những hiểu biết hiện nay về đau đầu, vối hy vọng giúp các thầy thuốc đa 5
  6. khoa, chuyên khoa thần kinh, tâm thần và các chuyên khoa khác liên quan, cũng như người bệnh trong việc tìm hiểu, nghiên cứu dự phòng và điều trị trong thực hành hàng ngày. Ngoài ra còn một sô" vấn đề có liên quan đến đau đầu cũng được đề cập đến trong nội dung của sách. Phạm vi vấn đề đau đầu rất rộng, lại liên quan đến nhiều chuyên ngành khác nhau nên chắc chắn những nội dung trình bày ở đây không thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của từng chuyên khoa và không thể tránh khỏi thiếu sót. Tác giả xin chân thành cảm ơn và tiếp thu những ý kiến nhận xét, bổ sung của bạn đọc. Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 1997 Tác giả PGS. Vũ Q uang B ích 6
  7. MỤC LỤC Lời nói đầu 3 Mục lục 7 CHƯƠNG I: ĐẠI CƯƠNG VE ĐAU ĐAU 13 I. Khái niệm 13 A. Khái niệm y học phương Đông 13 về đau và đau đầu B. Khái niệm y học hiện đại về đau và đau đầu 16 II. Giải phẫu và sinh lý học đau đầu 28 A. Cấu trúc giải phẫu nhạy cảm đau ở đầu 28 B. Các cơ chế đau đầu 35 CHƯƠNG II: CÁC PHƯƠNG PHÁP KHÁM VÀ CHAN 47 ĐOÁN ĐAU ĐẦU I. Cách khám bệnh nhân đau đầu 47 A. Khám lâm sàng 47 B. Các khám xét bổ trợ 55 c. Các khám xét cận lâm sàng 55 II. Định hướng chẩn đoán 67 A. Đau đầu cấp 67 B. Đau đầu mạn tính 69 CHƯƠNG III. CÁC CHỨNG BỆNH ĐAU ĐAU 73 Đau đầu do u não 73 I. Phân loại u não 74 A. Phân loại u não và khối giống u 74 B. Ư não ở người lớn 74 c. Tỷ lệ mắc bệnh tương đối của các u não 75 7
  8. II. Sinh lý bệnh 76 III. Triệu chứng chung của đau đầu do u não 82 IV. Chẩn đoán phân biệt đau đầu do các u não 92 V. Thái độ xử trí 95 VII. Điều trị 96 A. Điều trị căn nguyên 96 B. Điều trị theo cơ chế sinh lý bệnh 97 Đ au đ ầ u do rối loan áp lực dịch não tuỷ 100 I. Tăng áp lực nội sọ 100 II. Đau đầu do giảm áp lực dịch não tuỷ sau chọc sống thắt lưng Phù n ề não 112 I. Đại cương 112 II. Triệu chứng 113 III. Chẩn đoán phân biệt 114 IV. Điều trị 114 Đau đầu căn nguyên m àng não (Viêm m àng não và chảy m áu dưới m àng nhên) 120 A. Đại cương 120 B. Lâm sàng 121 c. Điều trị 122 Đ au đ ầu sau chấn thương so não 123 I. Đau đầu sau chấn thương sọ não sóm 125 II. Đau đầu sau chấn thương sọ não muộn 127 III. Cơ chê của đau đầu sau chấn thương sọ não 133 IV. Tiến triển và điều trị 138 Rối loan th ần kin h thưc v ậ t 140 I. Tuổi già và hệ thần kinh thực vật 140 8
  9. II. Trương lực của hệ thần kinh thực vật 145 III. Các cơn thần kinh thực vật 151 IV. Chẩn đoán và điêu trị rối loạn kinh thực vật 162 Đ au đ ầ u do tă n g huyết áp 167 I. Đặc điểm đau đầu do tăng huyết áp 168 II. Tiến triển 171 III. Điều trị 172 Đ au đ ầ u tro n g bệnh lý m ạch m áu não 174 I. Cơn tăng huyết áp 175 II. Các cơn thiếu máu cục bộ 176 III. Đau đầu trong cơn thiếu máu tạm thời 178 rv. Đau đầu trong huyết khối động mạch cảnh trong 180 V. Đau đầu trong nhồi máu não 181 VI. Đau đầu trong chảy máu não 181 VII. Phồng động mạch não 182 VIII. Dị dạng động mạch não 183 IX. u mạch não (Angiome) 184 X. Đau đầu do xơ cứng động mạch não 184 XI. Điều trị co thắt mạch não 186 M ất ngôn ngủ 189 I. Đại cương 189 II. Cơ sở bố cục giải phẫu 192 III. Nguyên nhân 196 IV. Những triệu chứng và dấu hiệu 197 A. Ngôn ngữ nói 198 B. Ngôn ngữ viết 202 c. Những loại mất ngôn ngữ chính 204 D. Các rối loạn đơn thuần 206 V. Tiên lượng phục hồi chức năng 208 9
  10. Bệnh đ au nửa đầu (M igraine) 210 I. Đại cương 210 II. Migraine thông thường 216 III. Migraine có triệu chứng thần kinh kèm theo 219 IV. Migraine tương đương 224 V. Migraine ở trẻ em 225 VI. Những yếu tố liên quan với Migraine 227 VII. Yếu tô khởi phát Migraine 231 VIII. Những thực tế lâm sàng cần bàn luận 236 IX. Một vài khái niệm về bệnh lý học 238 X. Khám bệnh và các xét nghiệm bổ trợ 247 XI. Chẩn đoán bệnh đau nửa đầu 249 XII. Điều trị 254 XIII. Dự phòng cơn đau nửa đầu 279 Đ au đ ầu từng chuỗi (c lu ster headache) 282 I. Thuật ngữ 282 II. Lâm sàng 283 III. Sinh lý bệnh học 295 IV. Điều trị 299 Đ au d ầu nguyên p h á t căn nguyên tĩn h m ach 304 I. Đại cương 304 II. Đặc điểm lâm sàng 304 III. Điều trị 305 Bênh H orton 305 I. Đại cương 305 II. Lâm sàng 317 III. Điều trị 329 IV. Kết quả nghiên cứu 332 10
  11. Đ au đ ầu căn nguyên cổ 338 I. Những cấu trúc cổ nhạy cảm đau 339 II. Đau đầu do đau dây thần kinh nguồn gốc cổ 340 III. Đau đầu do đau cơ nguồn gốc cổ 343 IV. Đau đầu do tổn thương cột sông cổ đoạn thấp 344 V. Hội chứng giao cảm cổ sau 345 VI. Hội chứng cướp máu động mạch dưới - đòn 347 VII. Hội chứng cổ - đầu 352 Đ au d â y th ầ n kinh sọ não nguyên p h á t 360 I. Đau dây thần kinh tam thoa 360 II. Đau dây thần kinh thiệt hầu (dây IX) 368 III. Đau dây thần kinh chẩm lớn hay dây thần kinh Arnold 369 IV. Đau dây thần kinh trung gian Wrisberg 370 Đ au m ặ t hỗn hợp 370 I. Đau mặt hỗn hợp thần kinh giao cảm 371 II. Đau mặt hỗn hợp mạch - thần kinh 372 III. Cơ chê của đau mặt 373 Các loai đ a u m ặ t khác 374 Đ au đ ầ u căn nguyên toàn th ăn 376 Đau đầu do ngô đôc các chất không p h ả i thuốc 379 I. Đại cương 379 II. Đau đầu do chất độc thần kinh 379 III. Các chất độc dân dụng gây đau đầu 380 Đ au đ ầ u do tá c du n g ph u của thuốc 386 I. Đại cương 386 II. Các thuổíc có tác dụng phụ đau đầu 388 Đ au đ ầu do các bênh ngũ quan 394 Đ au đ ầu căn nguyên tâm lý 398 I. Triệu chứng 398 11
  12. II. Nguyên nhân 409 III. Cơ chế 411 IV. Điều trị 413 V. Đau đầu căn nguyên tâm lý ở trẻ em 416 B ệnh suy nhược thần kin h 421 I. Đại cương 421 II. Lâm sàng 421 A Trạng thái suy kiệt về hoạt động trí óc và thể lực 421 B. Một số triệu chứng đặc trưng 422 c. Chẩn đoán 422 D. Hướng điều trị 423 Đ au đ ầu do căn g th ẳn g 424 Các trường hơp đau đầu căn nguyên không xác địn h 425 Chương IV: Các biện pháp điều trị đau đầu 427 I. Biện pháp chông đau bằng thuốc 427 A. Thuốc trấn tĩnh thần kinh 428 B. Thuốc chống trầm cảm 440 c. Thuốc giảm đau 449 D. Thuốc thư giãn cơ tác dụng chủ yếu trên hệ thần kinh trung ương và ngoại vi 468 E. Các thuốc chống ngưng kết tiểu cầu 470 II. Các biện pháp trị liệu phương Đông 478 A. Học thuyết “hai cửa kiểm tra ” 478 B. Châm cứu và bấm huyệt 485 c. Một số đơn thuốc nam 489 D. Liệu pháp khí công dưỡng sinh 493 E. Phương pháp Shiatzu N hật Bản 494 F. Phương pháp Yumeiho N hật Bản 497 Tài liệu tham khảo 12
  13. PHÒNG VÀ CHỬA CÁC BỆNH ĐAU ĐẦU Chương I ĐẠI CƯƠNG VỂ ĐAU ĐẦU I. KHÁI NIỆM A. KHÁI NIỆM CỦA Y HỌC PHƯƠNG ĐÔNG VỀ ĐAU VÀ ĐAU ĐẦU 1. K hái n iệm về đau Đau là một trong các chứng trạng mà bệnh nhân tự cảm thấy, có thể xuất hiện trong các bệnh nội thương và ngoại cảm. Chỗ nào cũng có thể phát sinh đau nhức với những nguyên nhân rất phức tạp. Cơ chế của đau nhức, nói chung là do khí huyết không điều hoà, kinh lạc bị ngăn cản. Nguyên nhân bệnh sinh, có thể do tà khí trở trệ ở mạch lạc và dinh vệ hoặc do khí huyết bất túc, mạch lạc mất sự nuôi dưỡng. Theo Thiên ứng thống luận sách Nội kinh, đau chia làm nhiều loại dựa vào nguyên nhân và vị trí đau. Cương lĩnh chữa bệnh căn cứ vào 8 loại: hàn - nhiệt, hư - thực, biểu - lý, âm - dương. 2. Đ au đầu Đầu là nơi dương khí tụ hội, khí thanh dương của lục phủ, tinh hoa của huyết ở ngũ tạng đều tụ hội ở đó. Vì thế, bất luận là các tà khí ngoại cảm, hoặc các chứng nội 13
  14. ĐAI CƯƠNG thương bất túc, hoặc ứ đọng đường kinh lạc và tinh hoa của huyết, đều làm cho khí thanh dương không được thư thái mà sinh ra các chứng đau đầu. Đau đầu có thể xuất hiện đơn thuần, nhưng phần nhiều thường có những chứng khác xen lẫn. Nguyên nhân có thể do ngoại cảm hoặc nội thương: a. Ngoại cảm: có thể do tà khí (phong, hàn, thử, thấp, táo, hoả) từ bên ngoài tác động, như cảm lạnh (nằm ngủ trước gió, sương lạnh, bị ẩm ướt), cảm nắng. Có thể do dịch khí truyền nhiễm cũng gây nên đau đầu. Nói chung, đau đầu do ngoại cảm thường là thực chứng, cấp tính. b. Nội thương: do 2 nguyên nhân - Trạng thái nội tạng: vì nguyên khí suy kém, huyết phận không đầy đủ hoặc có đờm ẩm tích đọng, thức ăn đình trệ ở trung tiêu; hoặc do tinh khí không hoà. - Trạng thái tâm lý: do thất tình (hỷ, nộ, bi, ưu, tự, khủng, kinh) buồn giận làm cho hoả khí ở can đởm bị uất lại. Nói chung, đau đầu do nội thương thường mang tính chất hư chứng, mạn tính, đau liên miên, kéo dài. 3. P h ân loại đau đầu a. Theo nguyên nhân bệnh sinh - Đau đầu thuộc về phong: đau mắt, choáng váng, nóng, sợ gió, co giật; mạch phù, hoãn. - Đau đầu thuộc về nhiệt: có cảm giác nóng, ra nhiều mồ hôi, khát nước, mặt đỏ, mắt đỏ, tiểu tiện ngắn đỏ, đại tiện bí kết, tâm phiền, thích mát, sợ nóng, mạch hồng sác. 14
  15. PHÒNG VÀ CHỮA CÁC BÊNH ĐAU ĐẦU - Đau đầu vì thấp: đầu nặng mà nhức, khi trời râm thì đau nặng hơn, mạch tế nhu. - Đau đầu vì hàn: nhức ở toàn đầu như búa bổ, rét run cầm cập, chân tay lạnh, hơi thở lạnh, mạch trầm trì. - Đau đầu vì khí hư: + Cảm giác đầu như trống rỗng, buổi sáng đau đầu nặng, buổi chiều đau nhẹ, làm việc quá sức thì đau tăng lên. + Thở ngắn, yếu sức, kém ăn, tinh thần mỏi mệt. - Đau đầu vì huyết hư: + Tuy không dữ dội nhưng thấy trong đầu thỉnh thoảng nhức nhối như đâm, quá trưa thì nhức nặng hơn. + Sắc mặt vàng nhợt, môi miệng xanh bạc, hay hồi hộp, đánh trống ngực, ngũ tâm phiền nhiệt. - Đau đầu vì đàm: + Choáng váng, tối sầm, rạo rực, lợm giọng, muôn mửa. + Cảm giác mình nặng như đá, thường ngày nhiều đờm, mạch hoạt đại. - Đau đầu vì thức ăn đình trệ: + Đau đầu kèm theo rối loạn tiêu hoá: thức ăn đình trệ, Ợ khí nóng lên trên ngực, bụng đầy chướng, Ợ hăng, nuốt chua, kém ăn. + Mạch hoạt. - Đau đầu vì thất tình: + Đau đầu này thường xảy ra ở những người hay buồn giận. + Hoả ở can đởm bị uất lại, mỗi khi xúc phạm đến nguyên nhân gây bệnh thì đau đầu xuất 15
  16. ĐẠI CƯƠNG hiện và đau lan xuống 2 bên sườn, mạch huyền sác. b. Phân loại đau đầu theo vị trí Người xưa còn phân chia bệnh đau đầu qua lục kinh như: - Đau đầu ở gáy, chỗ chân tóc: thuộc về kinh thái dương. - Đau đầu ở trán: thuộc kinh dương minh. - Đau đầu ở hai bên: kinh thiếu dương. - Đau đầu buốt lên óc: kinh thiếu âm. - Đau đầu kèm nặng mình mẩy, bụng đau: kinh thái âm. - Đau đầu ở đỉnh đầu: thuộc về kinh quyết âm. Tóm lại, học thuyết đông y về đau và đau đầu rất phong phú, rất phức tạp. Do đó, ở đây chúng tôi chỉ nêu lên một số khái niệm và phân loại phổ biến để làm cơ sở vận dụng những phép chữa đau đầu bằng những biện pháp y học cổ truyền và đối chiếu, kết hợp với những hiểu biết hiện nay của y học hiện đại. B. KHÁI NIỆM CỦA Y HỌC HIỆN ĐẠI VỀ ĐAU VÀ ĐAU ĐẦU 1. K hái n iệm về đau Đau là cảm giác đặc biệt, là thuộc tính chung cho tất cả các cơ thê động vật. Đau báo hiệu sự rốì loạn tại chỗ có tính chất đe doạ toàn bộ cơ thể và gây ra trạng thái lo lắng, sợ hãi. ở động vật cũng như ở người, kích thích đau thường gây ra phản ứng tự vệ (hoặc chạy trốn, hoặc tấn công) và 16
  17. PHÒNG VÀ CHỬA CÁC BÊNH ĐAU ĐẦU các phản xạ thực vật như: tăng nhịp tim, tăng hô hấp, tăng huyết áp, co mạch, tiết mồ hôi v.v... Riêng ở người, đau còn gây ra một trạng thái có thể ý thức được (Head, 1910), nên ngoài các biểu hiện trên còn quan sát được những biểu hiện thuộc hành vi, tập tính khi bị đau. Do đó, đau được xem là một yếu tô" quan trọng trong hành vi của con người. Barcroft (1937) coi đau như là "một tính chất tâm lý được kèm theo của phản ứng tự vệ". Sherrington (1938) cũng cho rằng: đau là "trợ thủ tinh thần của phản xạ tự vệ cấp bách". Theo quan niệm này, phản xạ tự vệ dược xem là phản ứng sơ cấp trả lòi lại kích thích gây hại đối với cơ thể, còn đau là tín hiệu được kèm theo, hay còn gọi là tín hiệu bổ sung, là phản ứng thứ cấp. Quan niệm này phù hợp với ý kiến của nhiều tác giả về sự tiến hoá của các cơ chế bảo vệ, trong đó phản xạ tự vệ là phản ứng đơn giản nhất. Phản xạ tự vệ xuất hiện trong quá trình tiến hoá khá lâu trước khi xuất hiện các cảm giác đặc hiệu, ví dụ cảm giác đau. Đặc điểm tiến hoá của cảm giác đau như một cơ chê bảo vệ được biểu hiện bằng sự phân bô" các thụ cảm thể tiếp nhận kích thích gây đau. Ví dụ ở các cơ quan nội tạng, số- lượng của thụ cảm thể tiếp nhận cảm giác đau ít hơn nhiều so với ở da. Điều này được giải thích bằng khả năng được bảo vệ khỏi các tác nhản kích thích từ bên ngoài lên các cơ quan nội tạng. Vấn đề đau và làm cho hết đau (điều trị đau) đã lôi cuốn sự chú ý của y học thực hành từ thời xa xưa. Đến thời Descartes, người ta đã thử tìm hiểu các cơ chế làm xuất hiện cảm giác đau. Năm 1894, hầu như cùng một lúc đã xuất hiện hai công trình của Frey và Goldscheider đặt nền móng cho con đường khoa học nghiên cứu về sự đau. Frey đề xuất thuyết về tính đặc hiệu của đau với nội dung như sau: đau là cảm giác đặc 17
  18. ĐẠI CƯƠNG hiệu có bộ máy trung ương và ngoại vi riêng. Các kích thích gây đau hoạt hoá các thụ cảm thể tiếp nhận đau ở ngoại vi, tức là các tận cùng thần kinh tự do. Ngưỡng hưng phấn của chúng khá cao, bởi vì cảm giác đau chỉ xuất hiện khi kích thích có cường độ khá lớn. Mặc dù cảm giác đau có thể xuất hiện khi tác dụng bởi các kích thích khác nhau (nhiệt, cơ, hoá, điện), nhưng không thể loại trừ ý kiến cho rằng các thụ cảm thể đau có đặc điểm chuyển hoá, chúng chỉ hoạt hoá dưới tác dụng của một loại kích thích nhất định. Ngược lại Goldscheider cho rằng không có các thụ cảm thể đau đặc hiệu. Đau là kết quả của các quá trình cộng hưởng trung ương xuất hiện khi kích thích mạnh vào các thụ cảm thể ở da. Mỗi thuyết nói trên đều có tính đúng đắn và thiếu sót nhất định và khó nói là thuyết nào đúng hơn thuyết nào. Về sau, 2 thuyết này đã được phổ biến rộng rãi và đã được nhiều người thừa nhận. Ví dụ, Sweet (1959) dã ủng hộ thuyết của Frey; còn Sinclair (1995) và Laborit (1952) thì ủng hộ học thuyết của Goldscheider. Laboritcho rằng không có các cơ quan tiếp nhận đặc hiệu các kích thích đau và cũng không có các đường dẫn truyền đặc hiệu cảm giác đau. Đau xuất hiện do sự tăng cao một cách bền vững quá trình chuyển hoá của tế bào, phụ thuộc vào sự khử cực màng và có khuynh hướng phục hồi điện thế màng về mức ban đầu. Gần đây, Melzack và Wall (1965) khi đê' xuất giả thuyết mới về đau cũng đã chọn lọc một scí điểm cơ bản của 2 thuyết nói trên. Thuyết về đau của hai tác giả mối này, một mặt bao gồm tính chất chuyển hoá chức năng, mặt khác, bao gồm sự tổng hợp trung tâm các kích thích khác nhau theo cường độ, theo kiểu thuyết Goldscheider. 18
  19. PHÒNG VÀ CHỮA CÁC BỆNH ĐAU ĐẦU Hiện nay, nhiều người quan niệm rằng đau là chức năng tích hợp của cơ thể, nhằm động viên các hệ thông chức năng khác nhau để bảo vệ cơ thể khỏi tác dụng của các yếu tố gây hại, là bao gồm nhiều thành phần khác nhau như: ý thức, cảm giác, trí nhớ, động lực, các phản ứng thực vật, phản ứng soma và tập tính, cảm xúc (Anokhin, 1976). Từ quan điểm này, có thể thấy rõ tính chất vô cùng phức tạp của cơ chế gây đau và chống đau. Để dễ hình dung tính chất phức tạp, nhiều thành phần của đau, Charpentier (1972) đã nêu thành công thức: p = Che + Veg + Mot + Psy, trong đó.' p là đau. Che: yếu tô" hoá học. Veg: phản xạ thực vật. Mot: động lực xúc cảm. Psy: yếu tô" tâm lý. Cảm giác đau, đầu tiên mang tính chất của phản xạ tự vệ, song đau kéo dài, về sau thường gây ra những rối loạn trong các hệ thông chức năng của cơ thể và dẫn đến tàn phê", khổ sở và chết chóc. Đau làm thay đổi trạng thái tinh thần và hành vi của con người, có thể tách người bệnh khỏi các hoạt động của xã hội. Do đó, đau không phải chỉ là vấn đề riêng của y học, mà còn là vấn đề của xã hội. Đau kéo dài, còn thường là nguyên nhân làm mất khả năng lao động và đây lại là vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tê" (Petrovski, 1979). Hyppocrate cho rằng mục tiêu đầu tiên của người thầy thuốc là làm giảm sự đau đớn cho người bệnh. Và kinh nghiệm đã giúp cho tổ tiên ta phát hiện được những chất có tác dụng giảm đau như: thuốc phiện và các chất có chứa salicylat. Tổ tiên ta cũng đã tìm ra biện pháp chông đau không dùng thuốc (ví dụ: phương pháp châm cứu). 19
  20. ĐẠI CƯƠNG Ngày nay, việc tìm kiếm những biện pháp mới có hiệu quả trong việc chông và loại trừ cảm giác đau đang được đặt ra một cách mạnh mẽ. Các nhà khoa học trong lĩnh vực y học đang cần có sự hiểu biết một cách chính xác và đầy đủ về các cơ chế sinh lý - sinh hoá, tâm - sinh lý của sự phát sinh cũng như ức chế cảm giác đau. 2. K hái n iệm củ a y học h iệ n đ ại về đau đầu Đau đầu là một trong những triệu chứng thường gặp nhất trong các chuyên khoa khác nhau. Đau đầu là một triệu chứng thuộc về cảm giác chủ quan của từng người bệnh, thuộc mọi bệnh với nhiều loại và kiểu đau đầu khác nhau; cũng có khi nó chỉ là một triệu chứng của một căn nguyên cần khám xét và điều trị. Tính chất rất đa dạng của triệu chứng lại phụ thuộc không phải chỉ do tổn thương thực thể tại chỗ ở đầu hay ở các cơ quan khác trong cơ thể gây đau, mà còn do tác động và ảnh hưởng không nhỏ của những yếu tố tâm lý, xã hội và trình độ văn minh, văn hoá của từng người bệnh. Bởi vậy, có thể trong cùng một thể bệnh, cùng trong một giai đoạn bệnh như nhau, đau đầu được bệnh nhân diễn đạt, mô tả, tự phán đoán, thể hiện bằng nhiều hình ảnh, tính chất, với nhiều khái niệm khác nhau, thậm chí có khi thuộc duy tâm, mê tín. Về phương diện y học hiện đại, dựa trên sự tiến bộ khoa học, bằng những phương pháp nghiên cứu hiện đại trên nhiều mặt (sinh lý, điện sinh lý, hoá tổ chức, vi cấu trúc, thực nghiệm kết hợp vối lâm sàng thần kinh, phẫu thuật... tâm lý xã hội), người ta đã có những bằng chứng khoa học đê hiểu biết những cấu trúc nhậy cảm đau, dẫn truyền cảm giác đau nói chung và đau đầu nói riêng, tối những chất gây đau và giảm đau. Mặc dầu, có nhiều kết quả nghiên cứu về đau và đau đầu của một số tác giả cũng 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2