intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phục hồi và quản lí các hệ sinh thái đất ngập nước để thích ứng với biến đổi khí hậu

Chia sẻ: Vương Tâm Lăng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

25
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày về công tác phục hồi đất ngập nước trong bối cảnh hiện nay cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh quan trọng, trong đó cần chú trọng đến các lựa trong bảo tồn, phản ứng của từng loại đất ngập nước đối với biến đổi khí hậu để thiết kế phù hợp cho các kế hoạch phục hồi và quản lí các vùng đất ngập nước đặc thù. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phục hồi và quản lí các hệ sinh thái đất ngập nước để thích ứng với biến đổi khí hậu

  1. PHỤC HỒI VÀ QUẢN LÍ CÁC HỆ SINH THÁI ĐẤT NGẬP NƢỚC ĐỂ THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Đặng Thị Như Ý Khoa Môi trường, Đại học Khoa học Huế TÓM TẮT Các vùng đất ngập nước tự nhiên đã minh chứng được vai trò của mình trong việc giảm thiểu tác động của các sự kiện thời tiết cực đoan cũng như hấp thụ và lưu trữ đáng kể lượng CO2 trong khí quyển. Ngoài ra, các hệ sinh thái đất ngập nước khỏe mạnh còn góp phần cũng cố kinh tế xã hội, sinh kế và an ninh lượng thực thông qua các dịch vụ mà chúng cung cấp. Do đó, phục hồi các vùng đất ngập nước sẽ tạo ra khả năng phục hồi sinh thái xã hội và làm giảm nhẹ tính dễ tổn thương do biến đổi khí hậu. Hơn nữa, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu dựa vào tự nhiên sẽ đóng góp cho việc tăng cường tính Thích ứng dựa vào hệ sinh thái. Vì vậy, bảo tồn và phục hồi các vùng đất ngập nước sẽ đem lại lợi ích trong việc giảm nhẹ biến đổi khí hậu và các chiến lược thích ứng. Tuy nhiên, công tác phục hồi đất ngập nước trong bối cảnh hiện nay cần phải xem xét trên nhiều khía cạnh quan trọng, trong đó cần chú trọng đến các lựa trong bảo tồn, phản ứng của từng loại đất ngập nước đối với biến đổi khí hậu để thiết kế phù hợp cho các kế hoạch phục hồi và quản lí các vùng ĐNN đặc thù. 1. Mở đầu Biến đổi khí hậu toàn cầu đƣợc công nhận nhƣ một mối đe dọa lớn đối với sự sống sót của các loài và sức khỏe của các hệ thống tự nhiên. Biến đổi khí hậu sẽ khiến cho các nổ lực bảo tồn và quản lí đất ngập nƣớc trở nên phức tạp hơn. Các hệ thống đất ngập nƣớc dễ bị tổn thƣơng với những thay đổi về chất lƣợng và số lƣợng nƣớc cấp và biến đổi khí hậu sẽ tác động lên các vùng đất ngập nƣớc thông qua những thay đổi của chế độ thủy văn. Vì vậy, phục hồi và quản lí thành công lâu dài các hệ sinh thái này sẽ xoay quanh các vấn đề liên quan đến ứng phó với biến đổi khí hậu. Các vùng đất ngập nƣớc bao gồm rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, cửa sông, đầm phá nƣớc lợ và nƣớc ngọt, các bãi triều, đầm lầy... Đây là những khu vực thiên nhiên chứa đựng nhiều giá trị nhƣng rất khó để tái tạo vì vậy điều quan trọng là phải bảo tồn và phục hồi chúng. Vùng ĐNN là một trong những loại môi trƣờng có hiệu quả cao nhất trên thế giới và thực hiện một loạt các chức năng sinh thái và thủy văn có ích cho nhân loại, cung cấp nƣớc và năng suất sơ cấp mà vô số loài động thực vật khác phụ thuộc vào đó để tồn tại, là cái nôi của đa dạng sinh học và là ngôi nhà của nhiều loài kinh tế quan trọng nhƣ cá và giáp xác. Ngoài ra, còn hỗ trợ sinh kế và bảo đảm an ninh lƣơng thực cho các cộng đồng ven biển cũng nhƣ cung cấp các dịch vụ hệ sinh thái quan trọng khác. ĐNN ven biển đƣợc xem nhƣ nhƣ một bộ đệm tự nhiên có khả năng chống lại các sự kiện thời tiết khắc nghiệt, bão, xói mòn và hạn chế xâm nhập mặn. Do đó, phục hồi và duy trì các vùng đất ngập nƣớc ven biển và các hệ sinh thái biển sẽ đem lại hàng loạt các lợi ích, bao gồm bảo vệ đƣờng bờ, đảm bảo chu trình dinh dƣỡng, duy trì chất lƣợng nƣớc, kiểm soát lũ lụt, cung cấp nơi cƣ ngụ cho các loài chim, động vật hoang dã khác và đem lại nguồn thu từ thủy sản cũng nhƣ cung cấp thêm cơ hội để phát triển du lịch. Phục hồi các hệ sinh thái ngập nƣớc sẽ đem lại lợi ích kép: giảm thiểu những tổn thất lâu dài và khôi phục lại bể dự trữ carbon để giảm nhẹ biến đổi khí hậu (BĐKH). 78
  2. 2. Vai trò của đất ngập nƣớc trong giảm thiểu khí nhà kính và thích ứng với BĐKH Đất ngập nƣớc (ĐNN) và các hệ sinh thái biển giữ vai trò tích trữ một lƣợng lớn carbon. Chỉ chiếm 2% diện tích mặt đáy biển nhƣng thực vật ngập nƣớc chuyển đổi khoảng 50% lƣợng carbon từ đại dƣơng vào trầm tích. Lƣợng carbon này vẫn có thể đƣợc lƣu trữ trong trầm tích hàng ngàn năm [Bảng 1]. Mất ĐNN ven biển và các hệ sinh thái biển nhƣ đầm lầy mặn, rừng ngập mặn và thảm cỏ biển dẫn đến giảm hấp thụ carbon và giảm khả năng ngăn chặn phát thải trực tiếp một lƣợng lớn khí CO2 vào khí quyển. Bảng 1. Tóm tắt tiềm năng làm giảm khí nhà kính của đất ngập nƣớc ven biển [1] Loại ĐNN Cô lập carbon Sản sinh khí Methane Khí nhà kính bị nhấn chìm Bãi bồi mặn Thấp Rất thấp Thấp đến trung bình Đầm lầy mặn Cao Rất thấp Cao Đầm lầy nƣớc ngọt Rất cao Cao đến rất cao Trung lập hoặc biến đổi Rừng ở vùng cửa Cao Thấp Cao sông Rừng ngập mặn Cao Thấp đến cao Thấp đến cao Cỏ biển Cao Thấp Cao Vùng ĐNN còn có vai trò hấp thụ chất ô nhiễm nhƣ kim loại nặng, chất dinh dƣỡng, chất lơ lững và tác nhân gây bệnh, từ đó giúp duy trì chất lƣợng nƣớc và ngăn chặn hiện tƣợng phú dững và sự mở rộng của các vùng đất chết. Sự đa dạng về sinh cảnh của chúng còn đem lại tính đa dạng sinh học và năng suất sinh học cao cho vùng bởi chúng là vƣờn ƣơm, bãi đẻ và là nơi nuôi dƣỡng cũng nhƣ nơi trú ẩn của nhiều loài thủy sản có tính thƣơng mại cao. Ngoài ra, các hệ sinh thái khỏe mạnh ven biển và hệ sinh thái biển cũng góp phần cố kinh tế xã hội, sinh kế và an ninh lƣợng thực thông qua các dịch vụ mà chúng cung cấp [bảng 2]. Bảng 2. Dịch vụ của các hệ sinh thái đất ngập nƣớc [1] Bốn loại dịch vụ của các hệ sinh thái ngập nƣớc Điều tiết Cung cấp Văn hóa Hỗ trợ Điều tiết khí hậu; Bảo Sinh kế và thủy Du lịch; Giải trí; Chu trình dinh dƣỡng; vệ bờ biển do thiên tai; sản tự nhiên; Tâm linh; Thẩm Sinh cảnh; Đa dạng sinh Điều tiết xói lỡ đất và Nuôi trồng thủy mĩ. học. bờ biển; Ổn định đất; sản; Dƣợc Duy trì chất lƣợng phẩm; Vật liệu nƣớc. xây dựng; Củi; Đồ trang trí. 3. Một số lựa chọn cho thích ứng thông qua việc duy trì/ phục hồi ĐNN Các chƣơng trình bảo vệ vùng ĐNN trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội, ô nhiễm môi trƣờng hay thay đổi sinh cảnh cùng với sự trầm trọng thêm bởi mực nƣớc biển dâng cần đƣợc xem xét trong các chính sách hoặc quy định về sử dụng đất để ngăn chặn việc chuyển đổi ĐNN. Những vấn đề cần xem xét trong tổ chức và quản lí để phát triển các chiến lƣợc thích ứng để bảo vệ vùng ĐNN trong bối cảnh BĐKH nên bao gồm: thực 79
  3. thi quy hoạch đất đai và nƣớc dựa trên nhu cầu vùng; hạn chế khai thác cát, đánh bắt thủy sản, chặt phá rừng ngập mặn và các hoạt động khác trong vùng ĐNN đã đƣợc bảo vệ; tăng cƣờng hiệu quả quản lí, phát triển các kế hoạch phục hồi các sinh cảnh của ĐNN sau thiên tai; xác định các vấn đề cần quan tâm đối với ĐNN ở các khu vực đô thị hóa cao để tìm giải pháp bảo vệ chức năng của ĐNN trong điều kiện phát triển nhanh về kinh tế xã hội. Bảng 3. Một số lựa chọn cho thích ứng thông qua việc duy trì/phục hồi các vùng ĐNN [3] 1. Cho phép ĐNN ven biển mở rộng về phía nội địa Giải quyết căng Nƣớc biển dâng. thẳng khí hậu Giải quyết mục Bảo vệ sinh cảnh cho các loài dễ bị tổn thƣơng; bảo vệ đất ven tiêu quản lí biển. Lợi ích Duy trì sinh cảnh cho các loài; duy trì sự bảo vệ cho các hệ sinh thái nội địa. Hạn chế Ở những khu vực phát triển cao thƣờng không có đất để phát triển ĐNN. 2. Thúc đẩy bồi tụ ở vùng ĐNN Giải quyết căng Nƣớc biển dâng. thẳng khí hậu Giải quyết mục Duy trì sự vận chuyển trầm tích. tiêu quản lí Lợi ích Duy trì sự duy chuyển trầm tích đến ĐNN mà nó có thể bảo vệ đất ven biển. Hạn chế Đòi hỏi quá trình quản lí liên tục và khá tốn kém. 3. Kết hợp bảo vệ ĐNN vào các kế hoạch về cơ sở hạ tầng (giao thông vận tải, hệ thống thoát nƣớc). Giải quyết căng Nƣớc biển dâng; thay đổi lƣợng mƣa. thẳng khí hậu Giải quyết mục Duy trì chất lƣợng nƣớc; bảo tồn sinh cảnh cho các loài dễ bị tiêu quản lí tổn thƣơng. Lợi ích Hỗ trợ cho việc bảo vệ cơ sở hạ tầng. 4. Bảo tồn và phục hồi cấu trúc và đa dạng sinh học của thực vật ở đầm ngập triều, thảm cỏ biển và rừng ngập mặn. Giải quyết căng Thay đổi nhiệt độ của nƣớc; thay đổi lƣợng mƣa. thẳng khí hậu Giải quyết mục Duy trì chất lƣợng nƣớc; duy trì đƣờng bờ; quản lí các loài sinh tiêu quản lí vật ngoại lai. 80
  4. Lợi ích Thảm thực vật chống xói mòn, bảo vệ đất liền và bờ biển do thủy triều, cƣờng độ bão và sóng lớn, thanh lọc chất ô nhiễm và hấp thụ CO2 khí quyển. 5. Xác định và bảo vệ những khu vực quan trọng về mặt sinh thái nhƣ nơi ƣơm nuôi, bãi đẻ, khu vực có độ đa dạng sinh học cao. Giải quyết căng Thời điểm chuyển mùa; nhiệt độ nƣớc và không khí tăng. thẳng khí hậu Giải quyết mục Quản lí các loài sinh vật ngoại lai; Bảo vệ môi trƣờng sống cho tiêu quản lí những loài dễ bị tổn thƣơng. Lợi ích Việc bảo vệ những khu vực quan trọng sẽ tăng cƣờng đa dạng sinh học và các dịch vụ hệ sinh thái. Hạn chế Có thể cần sự tham gia quản lí và bảo vệ của cả chính quyền địa phƣơng và trung ƣơng. Một trong những trở ngại cho việc bảo vệ ĐNN là các vấn đề liên quan đến việc ƣu tiên cho xây dựng các công trình thích ứng “cứng” để ổn định đƣờng bờ. Chẳn hạn, đê biển làm cản trở sự thích ứng và mở rộng của ĐNN về phía đất liền, do vậy cần cân nhắc và lập kế hoạch thiết kế chi tiết cho việc xây dựng các công trình bảo vệ đƣờng bờ trong khu vực có ĐNN. Nếu bảo tồn ĐNN với nƣớc biển dâng trong tƣơng lai không đƣợc tính đến thì các công trình thích ứng “cứng” ven biển sẽ góp phần làm mất ĐNN hoặc chuyển đổi nghiêm trọng các chức năng của chúng. Tuy nhiên, có một số cách để khắc phục những trở ngại này. Cụ thể là khi thực hiện các chƣơng trình bảo tồn và phục hồi ĐNN, cần minh bạch quá trình ra quyết định, tạo cơ hội tham vấn và đàm phán với các bên liên quan trong vùng cảnh quan. Hơn nữa, cần phát triển các phƣơng pháp tiếp cận cộng đồng để bảo vệ và phục hồi các vùng ĐNN dựa trên kiến thức và tập quán địa phƣơng cùng với sự ƣu đãi, hỗ trợ cho phát triển sinh kế bền vững. 4. Đáp ứng của ĐNN đối với BĐKH và ý nghĩa đối với công tác phục hồi BĐKH sẽ tác động đến các sinh cảnh ĐNN với mức độ và quy mô khác nhau nên tầm quan trọng của việc xác định các biện pháp phục hồi và quản lí đặc thù đƣợc đặc ra đối với từng loại sinh cảnh. - Đồng bằng ngập lũ: Đây là loại hình hệ sinh thái có độ đa dạng sinh học rất cao nhƣng cũng dễ bị đe dọa do sự phát triển của đê điều, thay đổi chế độ thủy văn. Sự suy thoái của loại hình ĐNN này sẽ dẫn đến suy giảm nhanh chóng đa dạng sinh học nƣớc ngọt mà nguyên nhân chính là do có sự thay đổi về môi trƣờng sống, kiểm soát dòng chảy và lũ lụt, các loài ngoại lai và ô nhiễm môi trƣờng. Trong tƣơng lai không xa, những vùng ngập lũ bị đe dọa nhiều nhất có thể thấy ở Trung Quốc, Đông Nam Á, Châu Phi và Bắc Mĩ. Do đó, nhu cầu bảo vệ các vùng này đƣợc đặt ra nhƣ một chiến lƣợc toàn cầu để bắt đầu phục hồi lại các động lực thủy văn, vận chuyển trầm tích và các thảm thực vật để khôi phục tính toàn vẹn sinh thái. Nếu không sẽ phải đối mặt với sự tuyệt chủng của sinh vật thủy sinh và suy kiệt các dịch vụ hệ sinh thái trong vài thập kỉ tới. - Rừng ngập mặn: BĐKH sẽ làm thay đổi đáng kể nhiều hệ sinh thái ven biển và vùng ĐNN trên thế giới. Trong lịch sử, rừng ngập mặn đã có thể đáp ứng với những thay đổi tƣơng đối nhỏ của mực nƣớc biển (8-9mm/năm trong vùng biển Caribê) trong khi 81
  5. những thay đổi lớn hơn của mực nƣớc biển đã dẫn đến sự suy thoái của các hệ sinh thái rừng ngập mặn. Trong tƣơng lai, sẽ có sự thay đổi trong thành phần loài và cấu trúc quần xã do có những biến đổi về sinh lý do nƣớc biển dâng và hàm lƣợng CO2 trong khí quyển tăng cao. Về ngắn hạn, việc bảo vệ và phục hồi sinh cảnh rừng ngập mặn là quan trọng để giảm nhẹ một số tác động của BĐKH nhƣ làm suy giảm cƣờng độ của lũ lụt, lốc xoáy. Về lâu dài, cần thành lập các vùng rừng ngập mặn mới nơi không có sự xung đột với quá trình phát triển của con ngƣời để thay thế rừng bị ngập do nƣớc biển dâng hoặc chết. Nếu điều này không đƣợc thực hiện, trong tƣơng lai nhiều khu vực rộng lớn của rừng ngập mặn sẽ biến mất và sẽ mất đi nguồn cung cấp carbon cho hệ sinh thái biển nhiệt đới. - Thảm cỏ biển: tính bền vững của các thảm cỏ biển ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới phụ thuộc và khả năng của chúng trong việc thích ứng với những thay đổi về độ mặn do thay đổi chế độ thủy văn ở thƣợng nguồn cũng nhƣ sự gia tăng nhiệt độ. Các loài nhiệt đới thƣờng thƣờng bị giới hạn sinh lí về độ mặn và nhiệt độ do đó những thay đổi về nhiệt độ và độ mặn trong tƣơng lai và sự suy giảm nguồn nƣớc ngọt sẽ gây ra những hậu quả xấu đối với các thảm cỏ biển đặc biệt là ở các cửa sông có sự lƣu thông kém và bốc hơi nƣớc nhanh. Mặt khác, lƣợng mƣa cao hơn có thể làm tăng lƣợng nƣớc ngọt đổ ra và làm giảm độ mặn gây suy giảm độ phủ của cỏ biển. Phục hồi thảm cỏ biển đã đƣợc tiến hành ở nhiều quy mô khác nhau trong hơn 30 năm qua với sự thành công khá khiêm tốn do sự suy giảm chất lƣợng môi trƣờng đã làm giảm khả năng phục hồi của chúng. - Đầm lầy mặn: BĐKH có thể tác động đến đầm lầy mặn theo nhiều cách bao gồm nƣớc biển dâng, đặc biệt các đê biển ngăn cản sự di chuyển của thực vật vào nội địa. Tuy nhiên, bằng chứng từ phía đông nam nƣớc Anh đã chỉ ra rằng mực nƣớc biển tăng không dẫn tới việc mất các khu vực đầm lầy vì chúng có thể mở rộng hoặc thay đổi độ dài và đƣợc bổ sung trầm tích. McKee và cộng sự (2004) đã nhận định việc gia tăng nhiệt độ và giảm lƣợng mƣa liên quan với biến đổi khí hậu có thể ảnh hƣởng đáng kể đến các đầm lầy ngập triều. 5. Kết luận Không thể phủ nhận rằng trên quy mô toàn cầu đang có nhu cầu rất lớn cho việc đảo ngƣợc các căng thẳng nghiêm trọng do con ngƣời tạo ra cho hệ sinh thái kể cả phát triển không bền vững. Do đó, thực hiện các chƣơng trình phục hồi ĐNN và thực hiện quản lí hệ sinh thái bền vững để giảm khí thải CO2 và đảo ngƣợc hay thay đổi xu hƣớng khí hậu hiện tại. Chúng ta cần phải hiểu đƣợc bản chất của những biến đổi khí hậu và sinh thái cho từng khu vực để thiết kế các kế hoạch phục hồi và quản lí ĐNN. TÀI LIỆU THAM KHẢO Kevin L. Erwin, 2009, Wetlands and global climate change: the role of wetland restoration in a changing world, Wetlands Ecol Manage (2009) 17:71–84. 1. Stephen Crooks, Dorothée Herr, Jerker Tamelander, Dan Laffoley & Justin Vandever, 2011, Mitigating climate change through restoration and management of coastal wetlands and near-shore marine ecosystems: challenges and opportunities, the World Bank, 69p. 2. USAID, 2009. Adapting to coastal climate change-A guidebook for development planners, USA, 148p. 3. U.S. Environmental Protection Agency, 2009, Synthesis of adaptation options for coastal areas, USA, 32p. 82
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2