intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quá trình phát triển và biến đổi trong gia đình Việt Nam: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:512

14
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 2 cuốn sách "Biến đổi gia đình Việt Nam trong quá trình phát triển" trình bày những biến đổi gia đình trong quá trình phát triển, những vấn đề gia đình Việt Nam đang đối diện trong quá trình phát triển. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quá trình phát triển và biến đổi trong gia đình Việt Nam: Phần 2

  1. 321 PHẦN THỨ HAI BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
  2. 322
  3. 323 Chương IX HÔN NHÂN VÀ BIẾN ĐỔI HÔN NHÂN T rong mấy thập niên cuối thế kỷ XX, hôn nhân đã và đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ. Sự quá độ từ hôn nhân truyền thống sang hôn nhân hiện đại diễn ra trên phạm vi toàn cầu, với mức độ và phạm vi khác nhau. Chương này đề cập đến quan niệm, chức năng của hôn nhân và những biến đổi về hôn nhân ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. I- ĐỊNH NGHĨA VÀ CHỨC NĂNG CỦA HÔN NHÂN 1. Định nghĩa về hôn nhân Định nghĩa về hôn nhân của một số nhà nhân học: Edward Westermark (1862-1939) cho rằng, hôn nhân là mối quan hệ kết hợp giữa một nam hoặc vài nam với một nữ hoặc vài nữ được tập tục hoặc pháp luật thừa nhận, bao gồm cả quyền lợi và nghĩa vụ đối với nhau trong thời gian hôn nhân và đối với con cái của họ. G.P. Murdock cho rằng: Hôn nhân phải vừa bao hàm quan hệ tình dục, vừa bao hàm quan hệ kinh tế. Kết hợp quan hệ tình dục không có quan hệ hợp tác kinh tế là thường thấy; đồng thời cũng tồn tại quan hệ có phân công lao động giữa nam và nữ nhưng không bao hàm thỏa mãn tình dục, ví dụ như giữa anh trai và em
  4. 324 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN gái, giữa chủ nhân và người hầu gái, hoặc giữa ông chủ và nữ thư ký. Nhưng chỉ có kinh tế kết hợp với tình dục dưới quan hệ thống nhất thì mới thành hôn nhân. Theo A. Giddens, hôn nhân có thể được định nghĩa như là sự thừa nhận và chấp nhận của xã hội về quan hệ tình dục giữa hai cá nhân trưởng thành. Khi hai người kết hôn, họ trở thành họ hàng của người kia, và mối quan hệ hôn nhân cũng kết nối nhiều người thân hơn với nhau. Cha mẹ, anh chị em và những người khác có quan hệ ruột thịt trở thành họ hàng của cặp vợ chồng kết hôn1. Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì: “Hôn nhân là quan hệ vợ và chồng sau khi kết hôn” (Điều 3, giải thích thuật ngữ). Thời gian chung sống, kể từ khi kết hôn được gọi là thời kỳ hôn nhân. “Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân” (Điều 3, giải thích thuật ngữ). Kết hôn được công nhận về mặt luật pháp bằng bản đăng ký kết hôn, trước kia gọi là giấy giá thú (giấy chứng nhận trai gái kết hôn với nhau). Về ý nghĩa của hôn nhân, theo Đỗ Thận: “Lễ hôn là họp cái tình yêu của hai họ, trên để nối cái mối của ông cha đời trước khiến cho không đến nỗi vì mình mà tuyệt diệt, dưới để... cái mối cho con cháu về sau, khiến cho ngày thêm phồn thịnh”2. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 còn xác định các trường hợp vi phạm luật liên quan đến hôn nhân, cụ thể: Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này. __________ 1. Anthony Giddens: Sociology, 3rd edition, Polity Press, 1997, tr.140. 2. Dẫn theo Lê Thị Nhâm Tuyết: Đặc thù giới ở Việt Nam và bản sắc dân tộc, Tlđd, tr.80.
  5. Chương IX: HÔN NHÂN VÀ BIẾN ĐỔI HÔN NHÂN 325 Cưỡng ép kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn hoặc ly hôn trái với ý muốn của họ. Cản trở kết hôn, ly hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để ngăn cản việc kết hôn của người có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này hoặc buộc người khác phải duy trì quan hệ hôn nhân trái với ý muốn của họ. Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình. Yêu sách của cải trong kết hôn là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn nhằm cản trở việc kết hôn tự nguyện của nam, nữ (Điều 3, giải thích thuật ngữ). 2. Chức năng của hôn nhân Hôn nhân hình thành gia đình, chức năng của hôn nhân ít nhất được thể hiện ở 4 khía cạnh sau: - Duy trì ổn định xã hội: hôn nhân có thể làm giảm bớt xung đột xã hội do nguyên nhân giới tính (cạnh tranh giữa nam giới, giữa phụ nữ). - Tạo điều kiện xã hội và kinh tế thích hợp cho sinh sôi đời sau: hôn nhân mang lại cho thế hệ kế tiếp sự hợp pháp và môi trường thuận lợi và tốt đẹp để trẻ em trưởng thành, cho dù trong xã hội hiện đại có một bộ phận phụ nữ lựa chọn cuộc sống không kết hôn nhưng vẫn có thể làm mẹ đơn thân. - Hôn nhân có thể tạo sự phân công lao động theo giới (ví dụ, trong xã hội săn bắn, hái lượm hay trong xã hội công nghiệp,
  6. 326 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN dịch vụ), nó cũng bảo đảm cho vợ chồng cùng hưởng thụ kết quả mà họ làm ra. - Trong lịch sử, hôn nhân còn có thể tăng cường liên minh, hợp tác giữa các cộng đồng/dân tộc/quốc gia khác nhau. II- PHẠM VI CỦA HÔN NHÂN Có nhiều cách nhìn về phạm vi của hôn nhân, tùy thuộc chúng ta đứng ở góc độ nào. Sau đây là một vài biểu hiện về phạm vi có thể kết hôn hoặc không được kết hôn. 1. Cấm kỵ loạn luân: là sự cấm đối với quan hệ tình dục hoặc quan hệ hôn nhân giữa những người thân thuộc do tập tục hoặc luật pháp quy định. Phổ biến nhất là cấm có quan hệ tình dục và kết hôn giữa mẹ và con trai, bố và con gái, giữa anh chị em ruột với nhau. Cấm loạn luân là cơ sở của việc cấm loạn hôn. Loạn luân và loạn hôn có sự khác biệt cơ bản: loạn hôn là kết hôn giữa cha mẹ với con cái và giữa anh em với nhau. Còn loạn luân là hành vi tình dục giữa cha mẹ với con cái hoặc giữa anh chị em với nhau. Điểm giống nhau của hai trường hợp này là nó cùng là hành vi tình dục giữa những người có cùng huyết thống. Chỉ có điều, hành vi tình dục do loạn hôn kéo dài (đời sống vợ chồng) còn quan hệ tình dục do loạn luân đa số do hoàn cảnh nào đó và không duy trì thường xuyên và lâu dài. Trong Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định một số điều cấm kết hôn, trong đó có điều liên quan đến loạn luân: “Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể,
  7. Chương IX: HÔN NHÂN VÀ BIẾN ĐỔI HÔN NHÂN 327 cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng” (Điều 5, khoản 2). Trong đó, những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau. Còn những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba. Nguyên nhân của cấm loạn luân: Sự chọn lọc tự nhiên, khoa học di truyền hiện đại cho thấy, hôn nhân cùng huyết thống sẽ tạo điều kiện thuần hóa những gien lặn, có hại cho phát triển thể lực và trí tuệ của con người. Bởi vì, nam nữ có cùng quan hệ huyết thống, khả năng gien có được là như nhau, nếu tổ tiên của họ mang gien bệnh lặn, sau khi kết hôn thì cơ hội kết hợp của gien bệnh lặn sẽ tăng lên, từ đó sinh ra đời sau có bệnh di truyền. Nghiên cứu cho thấy, bệnh mang tính bẩm sinh do di truyền cao gấp 2 lần do nhân tố môi trường tạo nên, tỷ lệ mắc bệnh bẩm sinh do nhân tố di truyền trong hôn nhân cùng huyết thống cao hơn 150 lần so với kết hôn không huyết thống, tỷ lệ tử vong của trẻ em cũng cao gấp ba lần. 2. Chế độ nội hôn và ngoại hôn 2.1. Nội hôn (Endogamy): là quy định phải lựa chọn bạn đời trong một cộng đồng (quần thể) mà mình là thành viên trong đó, như dân tộc, tôn giáo, đẳng cấp, giai cấp. Các nhà xã hội học từ lâu đã nhận thấy mũi tên của Cupid - thần tình yêu - mang mục đích xã hội. Hầu hết các cặp vợ chồng lấy nhau cùng độ tuổi, và cùng giai cấp, chủng tộc, dân tộc. Hình mẫu này gọi là hôn nhân cùng tính cách xã hội, nghĩa là hôn nhân
  8. 328 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN giữa những người có cùng đặc điểm xã hội. Điều này được giải thích bằng nhiều cách: Một là, con người có cùng đặc điểm xã hội quan trọng có khuynh hướng kết hợp với nhau, ví dụ, không gian địa lý như trường học, nơi cư trú, v.v. theo cách nói của người Việt Nam “Nhất cự ly...”, “Lửa gần rơm...”. Nghĩa là chúng ta tương tác nhiều nhất với những người có những đặc trưng xã hội giống mình. Hai là, xã hội hóa trong bối cảnh xã hội cụ thể khuyến khích những sở thích và lợi ích mà chúng ta thấy hấp dẫn, rất có thể người khác có cùng nền tảng xã hội cũng quan niệm giống mình1. Nội hôn và phân tầng xã hội: trong xã hội truyền thống, quan niệm “môn đăng hộ đối” có ảnh hưởng đến hôn nhân, và nó là một yếu tố tạo nên phân tầng xã hội giữa các nhóm xã hội, tùy thuộc vào mức độ “môn đăng” của cặp đôi như thế nào. Một trong những tiêu chí của hôn nhân là sự tương đồng về mức sống của hai nhân vật chính của hôn nhân, chúng ta có thấy rõ tiêu chuẩn kết hôn này trong xã hội truyền thống, không chỉ ở sự tương đồng về kinh tế, mà còn cả về vị thế xã hội, dòng dõi và uy tín của gia đình. Trong xã hội hiện đại, quan niệm “môn đăng hộ đối” cũng vẫn còn ảnh hưởng đến hôn nhân, cho dù mức độ có giảm đi nhiều so với xã hội truyền thống. Điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 cho thấy: có 50,2% gia đình người chồng khá giả kết hôn với vợ có gia đình khá giả; 86,3% gia đình người chồng có hoàn cảnh kinh tế trung bình kết hôn với người vợ có hoàn cảnh kinh tế trung bình; 80,3% người chồng nghèo kết hôn với người vợ nghèo2. __________ 1. John J. Macionis: Xã hội học, Sđd, tr.461. 2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Thống kê, UNICEF, Viện Gia đình và Giới: Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006, Tlđd.
  9. Chương IX: HÔN NHÂN VÀ BIẾN ĐỔI HÔN NHÂN 329 2.2. Ngoại hôn: trái ngược với chế độ nội hôn ngoại hôn là lựa chọn bạn đời bên ngoài những nhóm nào đó/tầng lớp xã hội nào đó. Cho đến thập niên 60 của thế kỷ XX, một số tiểu bang của Mỹ vẫn cho rằng các cuộc hôn nhân giữa các chủng tộc là bất hợp pháp. Thế nhưng, số lượng các cuộc hôn nhân giữa người Mỹ gốc châu Phi và người da trắng tại Mỹ tăng lên gấp 6 lần trong những năm gần đây, từ 51.000 năm 1960 lên 307.000 cuộc năm 1999. Thêm nữa, 25% nữ giới Mỹ gốc châu Á và 12% nam giới Mỹ gốc châu Á đã cưới một người không phải gốc châu Á. Chuyện hôn nhân vượt biên giới chủng tộc ở người Mỹ gốc Latinh còn lớn hơn: 27% người Mỹ gốc Latinh có gia đình đã lấy một người không thuộc gốc Latinh. Tuy các ví dụ này có ấn tượng, nhưng chế độ kết hôn cùng loại (nội hôn) vẫn còn là chuẩn tắc của xã hội Mỹ. 2.3. Hôn nhân với anh em chồng: là tập tục hôn nhân sau khi người chồng của người phụ nữ đó chết thì cô ta phải lấy anh em của chồng, còn anh em của chồng có quyền và nghĩa vụ lấy chị dâu, ở Trung Quốc gọi tập tục này là “em trai lấy chị dâu” hoặc “chuyển phòng”. Loại hình này trong xã hội truyền thống khá phổ biến trên thế giới, nhà nhân loại học người Anh Edward B. Tylor đã từng nói, 2/3 dân tộc trên thế giới đều đã từng thực hiện tục lệ này1. Người ta cũng đã thống kê cho thấy với 185 xã hội đương đại, có 127 xã hội trong đó có tập tục kết hôn với anh em chồng. 2.4. Hôn nhân với chị em vợ: là tập tục hôn nhân sau khi người con trai kết hôn với người con gái cả của gia đình nào đó, thì có quyền và nghĩa vụ được lấy các em vợ đến tuổi lấy chồng làm vợ. __________ 1. Edward B. Tylor.: On a Method of Investigating the Development of Institutions; Applied to Laws of Marriage and Descent; The Journal of the Anthropological Institute of Great Britain and Ireland, 1889, Vol. 18 (1889), pp. 245-272.
  10. 330 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Kết hôn với chị em vợ có hai hình thức: một là, khi vợ vẫn còn sống có thể đồng thời hoặc sau đó lấy em gái vợ, hai là phải sau khi vợ mất mới được lấy em gái vợ. III- LOẠI HÌNH HÔN NHÂN 1. Quần hôn: Là hình thức một nhóm nam giới của một cộng đồng/tập thể này kết hôn với một nhóm con gái của một cộng đồng/tập thể khác. Hình thức này rất phổ biến ở thời kỳ đầu của loài người. Đây là thời kỳ khi Morgan (1877) nghiên cứu về sự hình thành phát triển gia đình gọi là hình thái gia đình huyết tộc và gia đình Punalua1. Đặc trưng của hai hình thái gia đình này là hôn nhân lấy lẫn nhau giữa những người anh, chị em ruột hoặc họ hàng gần. 2. Hôn nhân một chồng nhiều vợ: còn gọi là đa thê, là hình thức một nam giới đồng thời có hai hoặc nhiều hơn hai vợ trở lên. Đây là hình thức hôn nhân khá phổ biến trên thế giới, theo thống kê từ dữ liệu nhân học, trong 1.154 xã hội thì có hơn 1.000 xã hội cho phép con trai lấy nhiều vợ2. Điển hình là chế độ phong kiến: “vua có tam cung lục viện”; tù trưởng địa phương, quan lại, người giàu có, v.v. đều có thể lấy nhiều vợ. Theo các nhà nghiên cứu về gia đình, đa thê có chức năng sau: Một là, có thể trợ giúp cho hoạt động kinh tế. Một mặt, người vợ chính là sức lao động, mặt khác đa thê còn sinh con để cung cấp sức lao động mới cho gia đình, nhất là những gia đình khó khăn trong việc sinh con. Trong chế độ nô lệ, có lúc chủ nô còn lấy cho nô __________ 1. L.H. Moorgan: Xã hội cổ đại, người dịch: Nguyễn Hữu Thấu, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2012, tr.454. 2. Clark. G. A.: Human monogamy, 1998, Science 282: 1047-1048.
  11. Chương IX: HÔN NHÂN VÀ BIẾN ĐỔI HÔN NHÂN 331 lệ mấy vợ với mục đích là để sinh nhiều nô lệ hơn, nhằm cung cấp sức lao động. Hai là, đa thê có thể nâng cao địa vị xã hội và danh tiếng của nam giới. Trong rất nhiều dân tộc, danh tiếng và địa vị của nam giới tỷ lệ thuận với có ít hay nhiều thê thiếp của anh ta. Ví dụ, thổ dân Cônggô khi gọi một người là tù trưởng vĩ đại phải tính đến cả số vợ của anh ta. Ba là, đa thê là hình thức để điều chỉnh sự mất cân bằng giới tính trong dân số. Trong đầu những năm 80 của thế kỷ XX, Welch và Glick chọn 15 nước châu Phi để minh họa tỷ lệ (tỷ lệ đa thê trên 100 người đàn ông đã lập gia đình), cường độ (số những người vợ trên mỗi một người đàn ông kết hôn đa thê), và chỉ số chung (số lượng các bà vợ trên mỗi một người đàn ông đã lập gia đình). Tỷ lệ đa thê trên một trăm người thường ở khoảng 20% đến 35%, có nghĩa là, từ khoảng một phần năm đến một trong ba người đàn ông đã lập gia đình có hơn một vợ. Mức độ dao động từ 2,0 đến 2,5, trong đó chỉ ra rằng hầu hết các người đàn ông theo chế độ đa thê có hai người vợ chứ không phải là ba hoặc nhiều hơn. Và đối với mỗi quốc gia, chỉ số chung (số lượng các bà vợ trên mỗi người đàn ông đã lập gia đình) dao động từ 1,1 đến 1,6, điều này chỉ ra rằng người đàn ông tốt nhất trong một đất nước tồn tại phổ biến chế độ đa thê, chỉ nên có một vợ1. Tục đa thê có liên quan tới tôn giáo. Đạo Hindu ở Ấn Độ và đạo Mormon ở Mỹ có tục đa thê. Đạo Islam (ta quen gọi là Hồi giáo) chỉ khuyến khích lấy hơn một vợ khi cần thực hiện công bằng xã hội, ví dụ khi người nữ đó từng bị cưỡng bức hoặc là người mồ côi cha mẹ - những người thường bị xã hội khinh rẻ, không có đường sống - nhưng nhiều nhất chỉ được __________ 1. Welch, C. E., & Glick, P. C.: The incidence of polygamy in contemporary Africa: A research note, Journal of Marriage and the Family, 1981, 43 (2), 191-193; https://doi.org/10.2307/351429.
  12. 332 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN lấy bốn vợ và phải đối xử bình đẳng với họ. Theo báo cáo năm 1975 của một Ủy ban Nữ quyền đạo Islam thì tỷ lệ người Hindu đa thê là 5%, của người Muslim (tín đồ đạo Islam) là 4,31%. Pháp luật Ấn Độ lại chỉ cho phép tín đồ đạo Islam mới được lấy hơn một vợ, còn người Hindu thì không được1. Islam giáo cho phép Muslim lấy tối đa bốn vợ với điều kiện phải đối xử công bằng với vợ về mọi mặt (đồ ăn, thức uống, áo quần, nhà ở, chi tiêu cũng như phân chia thời gian dành cho mỗi người...). Những người không thể làm tròn các nghĩa vụ trên không được lấy hơn một vợ. Tỷ lệ đàn ông đa thê tại các quốc gia Islam giáo không cao. Theo thống kê của bộ Kinh tế quốc dân Oman năm 2013, khoảng 6% nam giới đã kết hôn tại quốc gia này có hơn một vợ và chỉ 0,4% trong số họ có hơn hai vợ. Theo báo cáo của cơ quan thống kê nhà nước Qatar, hiện tượng đa thê tại Qatar đã giảm từ 6,6% (năm 2009) xuống 4% (năm 2010). Tương tự như vậy, tỷ lệ đa thê tại Marocco theo số liệu thống kê của Bộ Tư pháp nước này đã giảm từ 0,35% trên tổng số các cuộc hôn nhân (năm 2011) xuống 0,26% (năm 2012)2. Tại Nigeria, đã tìm thấy mối tương quan giữa số lượng người đàn ông có nhiều vợ và sự ổn định của hôn nhân. Một gia đình có hai người vợ sẽ ổn định hơn so với những người có ba hoặc nhiều vợ hơn. Tuy nhiên, ý thức về sự sở hữu tất cả những người vợ, phải dựa trên sự khác biệt về tuổi tác, giáo dục, tài sản gia đình... của những người đàn ông. Kết hôn với người vợ thứ ba hoặc thứ tư có vẻ như làm tăng lên sự xung đột giữa các người vợ và ràng buộc kinh tế. __________ 1. Nguyễn Hải Hoành: “Tìm hiểu đa thê từ góc độ tôn giáo”, Nghiên cứu quốc tế, ngày 17/2/2021; nghiencuuquocte.org/2021/02/17/tim-hieu- tuc-da-the-tu-goc-do-ton-giao. 2. Đặng Thị Diệu Thúy: “Những quy định của Islam giáo về tình dục, hôn nhân và đời sống gia đình”, Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài, tập 34, số 3 (2018), tr.180-193.
  13. Chương IX: HÔN NHÂN VÀ BIẾN ĐỔI HÔN NHÂN 333 Đa thê xuất hiện là một đặc quyền của những người giàu có. Thường thì việc có nhiều vợ là một dấu hiệu của uy tín, khác biệt và địa vị cao. Những nhà lãnh đạo, những người giàu có, những người thợ săn tốt nhất, và các thủ lĩnh thường có hai đến ba vợ. Tại Israel, trong suốt thời gian Cựu Ước, đa thê đã được thực hành nhưng thường giới hạn trong những người đàn ông giàu, chiếm vị trí hàng đầu, hoặc có một số yêu cầu khác để phân biệt. Ngay cả hiện nay ở Trung Đông, người đàn ông thường chỉ có một người vợ nhưng người đàn ông giàu thì có khả năng có nhiều vợ hơn. Tại sao có nhiều hơn một vợ? Nhiều trường hợp và động cơ góp phần vào việc hình thành chế độ đa thê. Uy tín và địa vị đã được đề cập. Ngoài ra, có đôi khi là một nhu cầu hoặc mong muốn tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh sản, đặc biệt là các trẻ em nam. Thật thú vị, mặc dù việc có nhiều vợ sẽ làm tăng cơ hội có một đứa con trai, nó làm giảm khả năng sinh sản cho phụ nữ trong những cuộc hôn nhân. Đó là, phụ nữ trong hôn nhân của tình trạng đa thê có một tỷ lệ thấp hơn của thai kỳ so với phụ nữ trong chế độ phu thê. Warren Hern tuyên bố đa thê hầu như được liên kết với tiết chế tình dục sau khi sinh, cho con bú vô kinh và khoảng thời gian sinh dài. Yếu tố sinh sản dài có mối liên hệ với khả năng sinh sản thấp, và thấp hơn tỷ lệ tử vong bà mẹ. Khả năng sinh sản thấp có thể là hệ quả từ tuổi của người mẹ kết hôn, thêm vào đó là sự gián đoạn của người vợ trước hôn nhân. Đa thê là bất hợp pháp tại Hoa Kỳ kể từ năm 1878. Nhưng đến nay vẫn còn một số bang, thành phố ở Hoa Kỳ cho phép đa thê1. Khảo sát của Viện Gallup (Hoa Kỳ) năm 2015 cho thấy, __________ 1. The New York Time, theo Minh Hải: Thành phố ở bang Massachusetts cho phép cuộc sống đa phu thê, Tuổi trẻ điện tử, ngày 7/7/2020.
  14. 334 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN tỷ lệ người Mỹ đồng ý hôn nhân đa thê đã tăng lên 16% so với 5% vào năm 20061. Một số tôn giáo ở nhiều quốc gia khác vẫn cho phép nam giới cùng lúc có nhiều vợ. Một vài quốc gia thuộc châu Phi vẫn còn chế độ đa thê. Ví dụ. tỷ lệ đa thê ở các nước: Burkina 4,1% (năm 2005), Uganda 4,1% (năm 2006), Tanzania 2% (năm 2004)2. Hộp 9.1. Người đàn ông có 39 vợ, 94 con, 33 cháu sống cùng nhà Theo trang Express.co.uk (Anh), tất cả 167 thành viên trong đại gia đình ông Ziona Chana sống chung trong tòa nhà bốn tầng có 100 phòng tại một vùng xa xôi miền đông bắc Ấn Độ. Người đàn ông “may mắn” 66 tuổi này chưa có ý định dừng “quy mô phát triển” của đại gia đình. Ông vẫn muốn tiếp tục, nếu có cơ hội, “cơi nới” thêm số thành viên cho ngôi nhà tại ngôi làng miền núi thuộc bang Mizoram, thuộc biên giới giáp ranh giữa Ấn Độ với Myanmar và Bangladesh. Ông Chana luôn muốn có cùng lúc bên mình từ bảy đến tám bà vợ. Có thời điểm ông kết hôn với cả mười bà trong cùng một năm. Ông nói: “Ngay cả bây giờ, tôi vẫn sẵn sàng mở rộng thêm quy mô gia đình mình và lấy thêm vợ mới”. Ông Chana đứng đầu một giáo phái thuộc Thiên chúa giáo, giáo phái này cho phép đàn ông lấy nhiều vợ. Giáo phái này thành lập vào tháng 6/1942, quy tụ thành viên của khoảng 400 gia đình. Ông Chana gặp người vợ đầu tiên của ông năm ông mới 17 tuổi. Khi đó bà nhiều hơn ông ba tuổi. Ngoài nguồn lương thực tự cung tự cấp, gia đình ông cũng được các tín đồ của giáo phái hỗ trợ thêm (Nguồn: TTO, 7/11/2015). __________ 1. Hunter Schwarz.: Support for polygamy is rising. But it’s not the new gay marriage, www.washingtonpost.com/news, July 3, 2015. 2. Ernestina Coast, Sara Randall, Valerie Golaz, Bilampoa Gnoumou: Problematic polygamy implications of changing typologies and definitions of polygamy; https://core.ac.uk › download › pdf.
  15. Chương IX: HÔN NHÂN VÀ BIẾN ĐỔI HÔN NHÂN 335 Các nhà nhân chủng học đã quan sát thấy rằng nếu cùng làm vợ là chị em, họ thường sống trong cùng một nhà, nếu không phải chị em, họ thường sống trong nhà ở riêng lẻ. Như vậy, đối với một số lý do, có vẻ như anh chị em ruột có thể chịu đựng được tốt hơn, và ít cạnh tranh về đời sống tình dục hơn người không có máu mủ ruột thịt. Nguyên nhân của đa thê: Do mất cân bằng giới tính trong dân số: nữ nhiều nam ít, dẫn đến mất cân bằng giữa cung và cầu trong thị trường hôn nhân. Hiện tượng thiếu nam thừa nữ sẽ là một yếu tố thúc đẩy nam giới có cơ hội lấy nhiều vợ. Trên phạm vi toàn cầu, chỉ khoảng 2% dân số sống trong các hộ gia đình đa thê, và ở đại đa số các quốc gia, tỷ lệ đó là dưới 0,5%. Chế độ đa thê bị cấm trên khắp thế giới và Ủy ban Nhân quyền của Liên hợp quốc đã nói rằng: “chế độ đa thê vi phạm nhân phẩm của phụ nữ”, và kêu gọi “dứt khoát xóa bỏ nó ở bất cứ nơi nào nó tiếp tục tồn tại”. Nhưng thường có những giới hạn đối với việc quản lý hôn nhân của chính phủ. Ở nhiều quốc gia, hôn nhân được điều chỉnh bởi luật tôn giáo hoặc luật tục, có nghĩa là việc giám sát nằm trong tay của các giáo sĩ hoặc các nhà lãnh đạo cộng đồng1. 3. Hôn nhân một vợ nhiều chồng: còn gọi là đa phu, là hình thức một người phụ nữ có thể lấy cùng lúc từ hai hoặc nhiều hơn hai chồng trở lên. Nếu những người chồng có quan hệ anh em thì gọi là chế độ anh em chung vợ. Loại hình hôn nhân này khá hiếm, chỉ có ở Hán Tạng, Nepal, người Thác Đạt ở Ấn Độ, người Sinhalese của __________ 1. Stephanie Kramer: Polygamy is rare around the world and mostly confined to a few regions; pewresearch.org/fact-tank/2020/12/07/polygamy-is- rare-around-the-world-and-mostly-confined-to-a-few-regions/, December 7/2020.
  16. 336 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN Sri Lanka. Đa phu có hai hình thức chủ yếu là: anh em cùng vợ và không phải anh em cùng vợ. Ngoài ra còn có bạn bè cùng chung vợ, bố con cùng chung vợ, cậu cháu cùng chung vợ. Stephens đã thực hiện một số khái quát về đa phu như sau: Thứ nhất, những người chồng chung là anh em. Trong một vài trường hợp các ông chồng không phải là anh em, họ tộc, mà có thể họ thuộc về cùng một gia tộc và cùng thế hệ. Trong số các bộ lạc không theo đạo Hindu ở Ấn Độ, khi một người phụ nữ kết hôn với một người đàn ông, cô trở thành vợ của các người anh em của chồng mình trong cùng thời gian đó. Thứ hai, kinh tế là lý do thường được đề cập đến. Việc có chung chồng thường đồng hành với việc thực hiện an ninh kinh tế, do tình trạng thiếu đất. Khi vài người đàn ông kết hôn với một người phụ nữ, những người chồng này sẽ được phân chia các mảnh đất. Cassidy và Lee cho rằng yếu tố kinh tế là chìa khóa để hiểu biết về sự tồn tại của đa phu. Hai tiền đề quan trọng nhất của đa phu, bao gồm: 1- xã hội nghèo đói với điều kiện môi trường khắc nghiệt và 2- vai trò hạn chế cho phụ nữ trong nền kinh tế sản xuất. Bên cạnh đó, theo chúng tôi còn do mất cân bằng giới tính trong dân số, đa phu có thể xuất hiện khi ở cộng đồng, xã hội đó thừa nam thiếu nữ. Phụ nữ trở nên rất cao giá, và nam giới chấp nhận cảnh chung vợ, như một giải pháp “ít rủi ro nhất” so với các giải pháp khác. 4. Hôn nhân nhóm Nhóm hôn nhân tồn tại khi một số người đàn ông và một số phụ nữ đã kết hôn với nhau. Ngoại trừ trên cơ sở thử nghiệm, đây là một sự xuất hiện cực kỳ hiếm và có thể không bao giờ tồn tại như một hình thức hữu hiệu đối với hôn nhân cho bất kỳ xã hội nào trên thế giới.
  17. Chương IX: HÔN NHÂN VÀ BIẾN ĐỔI HÔN NHÂN 337 Nhóm hôn nhân có khó khăn khác nhau bao gồm: việc tất cả các thành viên chấp nhận nhau như vợ chồng, phải tránh ghen tuông trong tình trạng đặc quyền, tình cảm, và tình dục, và các vấn đề liên quan đến nhà ở, thu nhập, trẻ em, sự phân chia riêng tư và lao động nói chung. Vì vậy, nó có vẻ hợp lý để giả định rằng nhóm hôn nhân này sẽ không bao giờ trở nên rất phổ biến. 5. Hôn nhân một chồng một vợ: là hôn nhân một người nam lấy một người nữ. Đây là hình thức hôn nhân hiện đại và phổ biến nhất trong các xã hội hiện nay. IV- CÁC HÌNH THỨC/TẬP TỤC CỦA HÔN NHÂN 1. Hôn nhân cướp đoạt: là hình thức lấy vợ bằng cách con trai dùng bạo lực cướp vợ từ thị tộc khác. Đây là hình thức phổ biến trong xã hội nguyên thủy. Hình thức này hiện nay gần như không còn, tuy một số dân tộc vẫn bảo lưu một số tập tục giả vờ cướp vợ. 2. Hôn nhân mua bán: coi phụ nữ như một thứ hàng hóa, nam giới có thể dùng tiền, vàng mua về làm vợ. Giá cả xác định dựa vào hình thức, năng lực, tuổi tác và khả năng sinh đẻ của cô gái. Phương thức mua bán này chủ yếu là trả hết một lần, cũng có thể trả làm nhiều lần. Dù là phương thức mua bán nào, thì người vợ được mua thường được coi là vật sở hữu của chồng, do chồng định đoạt số phận. 3. Hôn nhân trao đổi: là phương thức lấy nhau mà hai người hoặc hai quần thể trao đổi phụ nữ với nhau. Phạm vi trao đổi hoặc cho gia đình, hoặc là cho thị tộc. Trao đổi có thể là trao đổi cá nhân: một cô gái của bên A gả cho con trai bên B, đồng thời một con gái bên B lấy về cho con trai bên A. Trong khi đó, trao đổi tập thể là trao đổi từ hai cô gái trở lên.
  18. 338 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN 4. Hôn nhân tự do: dựa trên tình yêu làm tiền đề, đặc điểm của loại hình hôn nhân này là không có tính cưỡng chế, nó được xây dựng trên cơ sở tự nguyện của hai bên. 5. Các hình thức hôn nhân khác Ở rể: con trai về ở nhà con gái “Những con trai nhà nghèo đi ở rể”. Nguyên nhân là vì nghèo không có tiền cưới vợ, cũng có nguyên nhân là con trai tham lam nhà con gái giàu có. Đối với nhà gái, do không có con trai hoặc có con trai đần độn, gọi ở rể để duy trì nuôi sống gia đình mình, nuôi dưỡng cha mẹ đến cuối đời. Với những gia đình giàu có, cho ở rể có thể sinh con cháu, kế tục sự gia nghiệp. Nuôi con dâu: khi con gái còn nhỏ, nhà chồng nhận về nuôi, lớn lên thành hôn. Lý do nuôi con dâu: 1- Trong xã hội thịnh hành hôn nhân mua bán, chi phí cưới cô dâu rất lớn, hôn nhân nuôi con dâu tiết kiệm được tiền còn nhà gái cũng do khó khăn kinh tế nên bán con gái đi làm dâu từ nhỏ để có thể giảm bớt gánh nặng; 2- Nuôi con dâu từ nhỏ có thể đảm bảo trinh tiết của cô dâu; 3- Những kẻ giàu có nuôi dưỡng bé gái để đáp ứng nhu cầu tình dục. Hôn nhân tặng và hôn nhân ban: hai hình thức này có tính cưỡng chế, có trong chế độ cũ. Hôn nhân tặng là cha mẹ hoặc người có quyền chi phối cô gái tặng cho người khác làm vợ. Hôn nhân ban cho là chỉ người vợ của người phạm tội hoặc con gái bị bắt làm tù binh bị vua quan ban tặng cho người khác làm vợ, điều này cũng thấy ở chế độ nô lệ. V- MÔ HÌNH CƯ TRÚ SAU HÔN NHÂN 1. Mô hình cư trú một nơi Ở theo cha: còn gọi là ở gia đình chồng, là mô hình cư trú sau khi kết hôn cô dâu chuyển đến sống trong gia đình do bố chú rể
  19. Chương IX: HÔN NHÂN VÀ BIẾN ĐỔI HÔN NHÂN 339 đứng đầu. Nghiên cứu của Murdock cho thấy, trong 565 xã hội điều tra lấy mẫu dân tộc học, có 67% xã hội thực hiện ở theo bố. Ở theo mẹ: hay còn gọi là ở theo vợ, là mô hình cư trú sau khi kết hôn chú rể chuyển đến sống trong gia đình do mẹ cô dâu đứng đầu. Trong thống kê của Murdock, chỉ có 15% xã hội có hình thức này. Mô hình cư trú một nơi (ở gia đình nhà chồng) là hình thức rất phổ biến trong xã hội nông nghiệp truyền thống. Một số ít có thể ở bên gia đình nhà vợ (dân gian gọi là ở rể). Ngày nay, mô hình cư trú một nơi không còn nhiều như trước, do phát triển kinh tế - xã hội, sự thay đổi về quan hệ hôn nhân, cùng với những biến đổi về vai trò làm vợ, làm dâu, nên hình thức cư trú sau kết hôn của các cặp vợ chồng thường là nơi ở mới. 2. Mô hình cư trú hai nơi Có thể cư trú một trong hai nơi là mô hình sau khi cưới vợ chồng có thể lựa chọn đến ở chung với bất cứ bên gia đình chồng hay vợ. Ở hai nơi: vợ chồng sau khi cưới sống thay đổi ở hai bên bố mẹ. Tục lệ của người Dao ở Vân Nam (Trung Quốc), gọi là “lưỡng biên tẩu”: sau khi kết hôn, con trai về ở nhà gái trước, sau khi hai vợ chồng lao động ở nhà gái một thời gian lại đến nhà trai lao động một thời gian. Một năm bốn mùa, hai vợ chồng lần lượt sinh sống và lao động ở hai bên nội, ngoại. Mới đây, báo chí Trung Quốc bàn luận nhiều về hình thức kết hôn mới tại Trung Quốc có tên gọi “hôn nhân hai chiều” (liang tou hun). Theo kênh truyền hình CGTN, đây là một hình thức hôn nhân trong đó người vợ và người chồng có thể lựa chọn sống cùng bố mẹ đẻ như trước ngay cả khi đã kết hôn, cũng như giữ nguyên họ của mình cho thế hệ sau này. Để duy trì họ của cả hai gia đình, một cặp vợ chồng kết hôn theo hình thức này thường có hai người
  20. 340 BIẾN ĐỔI GIA ĐÌNH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN con, trong đó một đứa con mang họ bố, còn một đứa con mang họ mẹ. Ngoài ra, trước khi một cặp đôi tổ chức hôn lễ, chú rể không phải đem tặng cho nhà cô dâu sính lễ và cô dâu cũng không cần có của hồi môn. Đây được coi là một điểm khác biệt rất lớn so với đám cưới truyền thống tại Trung Quốc1. 3. Nơi ở mới: vợ chồng mới cưới chuyển ra ở riêng. Loại hình này phổ biến trong xã hội hiện nay, nhưng trong thống kê của Murdock thì chỉ chiếm 5%. Trong xã hội hiện đại, mô hình này khá phổ biến, cặp vợ chồng sau khi kết hôn không ở nhà cha mẹ chồng cũng không ở nhà cha mẹ vợ. Những cặp vợ chồng có điều kiện thì mua nhà riêng, nếu không thì thuê nhà. 4. Hôn nhân thăm hỏi: với hình thái này, các cặp vợ chồng không chung sống, mà sống xa nhau, và chỉ gặp nhau qua những cuộc thăm hỏi, gặp gỡ. Từ thập niên 60 của thế kỷ XX đến nay, loại hình này khá phổ biến ở nước ta, trong đó các cặp vợ chồng sống mỗi người một nơi vì lý do nghề nghiệp. Phổ biến nhất là cảnh người chồng rời quê hương đi làm việc ở một nơi khác, người vợ và con cái sống tại quê. Trước đây đi công tác (còn gọi là “thoát ly”: đi khỏi nông thôn) hầu hết là nam giới. Vợ chồng chỉ gặp nhau vào cuối tuần hay vào những ngày nghỉ lễ, khi những người chồng cứ thứ bảy hằng tuần lại đạp xe về nhà thăm vợ con. Ở Mỹ những năm 70 của thế kỷ XX cũng gọi những cặp vợ chồng xa nhau vì lý do việc làm là “gia đình vé tháng” (cuối tháng mới gặp nhau). Trong bối cảnh đô thị hóa, công nghiệp hóa đã thúc đẩy các luồng di cư từ nông thôn đến các khu công nghiệp, các đô thị __________ 1. Theo báo Tin tức, ngày 23/1/2021.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2