intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý các loại hình hoạt động trải nghiệm tại các trường tiểu học Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý các loại hình hoạt động trải nghiệm tại các trường tiểu học thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng thông qua bảng thăm dò tự đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý các loại hình hoạt động trải nghiệm tại các trường tiểu học Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh

  1. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 02(34), THÁNG 6 – 2022 QUẢN LÝ CÁC LOẠI HÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THỦ ĐỨC, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH MANAGE TYPESEXPERIENCE ACTIVITIES IN ELEMENTARY SCHOOLS THU DUC CITY, HO CHI MINH CITY NGUYỄN THỤY THÙY LINH Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức, nttlinh.tpthuduc@tphcm.gov.vn THÔNG TIN TÓM TẮT Ngày nhận: 28/01/2022 Việc tổ chức hiệu quả hoạt động trải nghiệm nói chung và hoạt động Ngày nhận lại: 03/02/2022 trải nghiệm lớp 1 nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng Duyệt đăng: 15/6/2022 cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Bài viết trình bày kết quả Mã số: TCKH-S02T6-B09-2022 nghiên cứu thực trạng quản lý các loại hình hoạt động trải nghiệm ISSN: 2354 – 0788 tại các trường tiểu học thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp định lượng thông qua bảng thăm dò tự đánh giá của cán bộ quản lý và giáo viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy, 4 loại hình được đánh giá kết quả thực hiện khá và có sự chênh lệch giữa các đơn vị trên địa bàn khảo sát. Từ khóa: hoạt động trải nghiệm, quản lý ABSTRACT hoạt động trải nghiệm, giáo dục The effective organization of experiential activities, in general, tiểu học, thành phố Thủ Đức. and grade 1 experiential activities, in particular, is of great Key words: significance in improving the educational quality of the experiential activities, managing school. The article presents the results of research on the experiential activities, primary current situation of managing various types of experiential education, Thu Duc city. activities in primary schools in Thu Duc City, Ho Chi Minh City. This study mainly used quantitative methods through self-assessment questionnaires completed by administrators and teachers. Research results show that the performance of the four types is classified as Good and there is a difference between the units in the survey area. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ cơ sở và trung học phổ thông) là hoạt động giáo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ban dục bắt buộc được thực hiện từ lớp 1 đến lớp 12, hành tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày với mục tiêu chung: “… hình thành, phát triển ở 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã qui học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng định hoạt động trải nghiệm (cấp tiểu học) và hoạt lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định động trải nghiệm, hướng nghiệp (cấp trung học hướng nghề nghiệp; đồng thời góp phần hình 54
  2. NGUYỄN THỤY THÙY LINH thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng loại hình hoạt động chủ yếu là sinh hoạt dưới cờ, lực chung quy định trong Chương trình tổng thể” sinh hoạt lớp, hoạt động giáo dục theo chủ đề và [1]. Riêng đối với cấp tiểu học, cấp học được hoạt động câu lạc bộ; với sự tham gia, phối hợp, xem là nền tảng cho việc hình thành và phát triển liên kết của nhiều lực lượng giáo dục trong và toàn diện nhân cách con người, đặt nền móng ngoài nhà trường như: giáo viên chủ nhiệm lớp, vững chắc cho giáo dục phổ thông và cho toàn giáo viên môn học, cán bộ tư vấn tâm lý học bộ hệ thống giáo dục quốc dân thì việc tổ chức đường, cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ hiệu quả hoạt động giáo dục nói chung và hoạt Chí Minh, cán bộ Hội Liên hiệp Thanh niên Việt động trải nghiệm nói riêng lại càng quan trọng Nam, cán bộ phụ trách Đội Thiếu niên Tiền hơn bao giờ hết. phong Hồ Chí Minh, cán bộ quản lý nhà trường, Năm học 2020-2021, giáo dục tiểu học bắt cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ đầu thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông chức, cá nhân trong xã hội [2]. 2018 đối với lớp 1. Điều này rất mới với cán bộ Theo Từ điển tiếng Việt thông dụng: Quản quản lý cũng như với giáo viên và đương nhiên lý là tổ chức, điều khiển hoạt động của một đơn khó tránh khỏi những khó khăn. Hoạt động trải vị, cơ quan. Quản lý là sự tác động có tổ chức, nghiệm lớp 1 đã và đang được tổ chức thực hiện có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng ở tất cả trường tiểu học trên địa bàn Thành phố quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra [5]. Quản lý Hồ Chí Minh, trong đó có thành phố Thủ Đức. giáo dục là quá trình thực hiện có định hướng và Kết quả thực hiện hoạt động trải nghiệm lớp 1 hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ lại chưa đồng bộ giữa các địa phương, giữa các chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu cơ sở giáo dục, thậm chí là giữa các lớp học giáo dục đã đề ra [7]. trong cùng một đơn vị. Kết quả thực hiện từng Quản lý hoạt động trải nghiệm là quá trình loại hình tổ chức hoạt động trải nghiệm lớp 1 sẽ tác động có định hướng của chủ thể quản lý đến góp phần quyết định kết quả thực hiện hoạt động các thành tố của quá trình tổ chức hoạt động trải trải nghiệm lớp 1 tại đơn vị. nghiệm nhằm làm cho hoạt động trải nghiệm đạt 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU hiệu quả, đạt mục tiêu giáo dục theo quy định. 2.1. Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động Xét theo loại hình hoạt động trải nghiệm, quản trải nghiệm lớp 1 tại trường tiểu học lý hoạt động trải nghiệm lớp 1 bao gồm nhiều Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo nội dung như: quản lý sinh hoạt dưới cờ lớp 1; dục được tổ chức theo phương thức trải nghiệm quản lý sinh hoạt lớp ở lớp 1; quản lý hoạt động - phương thức tổ chức cho học sinh hoạt động giáo dục theo chủ đề lớp 1; quản lý câu lạc bộ tự nhằm huy động kinh nghiệm sẵn có, tạo cơ hội chọn lớp 1. cho học sinh tiếp xúc (thông qua các giác quan: 2.2. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý các quan sát, lắng nghe, cầm nắm, nếm ngửi,...) thực loại hình hoạt động trải nghiệm lớp 1 tại các hiện thao tác (thực hành, thử nghiệm, luyện trường tiểu học thành phố Thủ Đức, Thành tập,...) với đối tượng/nhiệm vụ học tập; khuyến phố Hồ Chí Minh khích người học suy ngẫm, hình thành xúc cảm Kết hợp phương pháp điều tra bằng bảng và đúc kết cho bản thân những kinh nghiệm mới, hỏi và phương pháp phỏng vấn, nghiên cứu tiến qua đó hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ, hành khảo sát các cán bộ quản lý và giáo viên giá trị mới [6]. Về loại hình hoạt động, hoạt động lớp 1 tại các trường tiểu học khu vực 3 trên địa trải nghiệm được tổ chức trong và ngoài lớp học, bàn thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí trong và ngoài trường học; theo quy mô nhóm, Minh. Đối tượng khảo sát gồm 242 cán bộ quản lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường; với bốn lý và giáo viên khá đa dạng về giới tính, độ tuổi, 55
  3. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 02(34), THÁNG 6 – 2022 trình độ chuyên môn, chức vụ, vị trí công tác, 2) Thực trạng hoạt động trải nghiệm; 3) Thực thâm niên công tác. Bảng hỏi bao gồm ba phần: trạng quản lý hoạt động trải nghiệm. 1) Các thông tin chung của đối tượng khảo sát; 2.2.1. Thực trạng quản lý sinh hoạt dưới cờ Bảng 1. Thực trạng về mức độ và kết quả thực hiện quản lý sinh hoạt dưới cờ Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Nội dung ĐTB ĐLC MĐ ĐTB ĐLC MĐ Thiết lập các mục tiêu sinh hoạt dưới cờ theo tháng/ 4.17 0.64 TX 4,33 0,72 Tốt học kì/năm học Xây dựng nội dung sinh hoạt dưới cờ theo chủ đề 4,16 0,63 TX 4,35 0,75 Tốt Xác định các biện pháp quản lý sinh hoạt dưới cờ 4,15 0,68 TX 4,33 0,73 Tốt Phân công quản lý sinh hoạt dưới cờ 4,12 0,68 TX 4,34 0,73 Tốt Xây dựng quy trình tổ chức sinh hoạt dưới cờ 4,13 0,68 TX 4,33 0,72 Tốt Trang bị cơ sở vật chất phục vụ tổ chức sinh hoạt 4,08 0,70 TX 4,26 0,76 Tốt dưới cờ Xây dựng cơ chế phối hợp trong quản lý sinh hoạt dưới 4,10 0,70 TX 4,26 0,73 Tốt cờ giữa giáo viên lớp 1 và Tổng phụ trách Đội Tổ chức thông tin thông suốt trong quản lý sinh hoạt 4,12 0,63 TX 4,33 0,70 Tốt dưới cờ Triển khai kế hoạch tổ chức sinh hoạt dưới cờ đến 4,16 0,63 TX 4,30 0,75 Tốt giáo viên lớp 1, Tổng phụ trách Đội Hướng dẫn Tổng phụ trách Đội xây dựng kế hoạch tổ 4,10 0,71 TX 4,28 0,77 Tốt chức sinh hoạt dưới cờ theo tuần Khuyến khích, động viên giáo viên lớp 1, Tổng phụ 4,13 0,67 TX 4,33 0,72 Tốt trách Đội tổ chức tốt sinh hoạt dưới cờ Theo dõi, giám sát tổ chức sinh hoạt dưới cờ 4,12 0,70 TX 4,31 0,72 Tốt Rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch thực hiện 4,11 0,71 TX 4,30 0,73 Tốt (nếu cần) Điểm trung bình chung 4,13 TX 4,31 Tốt Chú thích: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; MĐ: Mức độ; TX: Thường xuyên (Dữ liệu khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học khu vực 3 thành phố Thủ Đức) 56
  4. NGUYỄN THỤY THÙY LINH Thông qua bảng 1 cho thấy phần lớn cán bộ 4,08; Kết quả thực hiện: ĐTB = 4,26). Một cán quản lý và giáo viên nhận xét thực trạng quản lý bộ quản lý chia sẻ về nội dung này như sau: sinh hoạt dưới cờ lớp 1 khá đồng nhất với mức “Hoạt động trải nghiệm mới được đưa vào từ độ thực hiện ở mức “Thường xuyên” và kết quả năm học 2020 - 2021, nhà trường chưa lên dự trù thực hiện ở mức “Tốt”. Nội dung được đánh giá kinh phí cho các hoạt động nên hạn chế trong cao nhất là “Thiết lập các mục tiêu sinh hoạt việc trang bị cơ sở vật chất. Thêm vào đó, từ học dưới cờ lớp 1 theo tháng/ học kì/năm học” (ĐTB kì 2 năm học 2020-2021, học sinh các lớp bắt = 4,17; ĐLC = 0,64). Đây là nội dung được thực đầu học trực tuyến nên không thể tổ chức sinh hiện rất thường xuyên và liên tục vì mỗi giáo hoạt dưới cờ như thường lệ, chưa hình dung viên đều phải xây dựng kế hoạch dạy học cũng được trang thiết bị cần trang bị, chủ yếu thực như kế hoạch giáo dục theo tuần/tháng/học hiện theo kiểu tổ chức đến đâu vận động đến kì/năm học dựa theo kế hoạch chung của nhà đấy”. Mức độ thực hiện và kết quả thực hiện tỉ trường, đảm bảo thống nhất về nội dung, các chủ lệ với nhau, nếu mức độ thực hiện càng nhiều thì đề, chủ điểm. Kết quả thực hiện được đánh giá kết quả thực hiện càng cao và ngược lại. Phần cao nhất là “Xây dựng nội dung sinh hoạt dưới lớn cán bộ quản lý đánh giá cáo nội dung thực cờ lớp 1 theo chủ đề” (ĐTB = 4,35; ĐLC = hiện thuộc chức năng lập kế hoạch: thiết lập mục 0,75). Đầu năm học, mỗi trường đều xây dựng tiêu; xây dụng nội dung; xác định biện pháp kế hoạch, trong đó có nêu rõ chủ đề theo tháng. quản lý vì đây là cơ sở để hoạch định những Đây là cơ sở định hướng cho sinh hoạt dưới cờ bước tiếp theo một cách hiệu quả. lớp 1. Nội dung được đánh giá thấp nhất là 2.2.2. Thực trạng quản lý sinh hoạt lớp tại các “Trang bị cơ sở vật chất phục vụ tổ chức sinh trường tiểu học thành phố Thủ Đức, Thành phố hoạt dưới cờ lớp 1” (Mức độ thực hiện: ĐTB = Hồ Chí Minh Bảng 2. Thực trạng quản lý sinh hoạt lớp Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Nội dung ĐTB ĐLC MĐ ĐTB ĐLC MĐ Thiết lập các mục tiêu hoạt động sinh hoạt lớp 4,17 0,60 TX 4,36 0,68 Tốt theo tháng/ học kì/năm học Xây dựng nội dung sinh hoạt lớp theo chủ đề 4,19 0,60 TX 4,38 0,66 Tốt Xác định các biện pháp quản lý sinh hoạt lớp theo 4,14 0,61 TX 4,38 0,67 Tốt chủ đề Phân công quản lý hoạt động sinh hoạt lớp 4,14 0,61 TX 4,39 0,67 Tốt Xây dựng qui trình tổ chức sinh hoạt lớp 4,18 0,60 TX 4,40 0,67 Tốt Xây dựng cơ chế phối hợp trong quản lý hoạt động sinh hoạt lớp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp 4,13 0,64 TX 4,36 0,69 Tốt 1, giáo viên bộ môn, Tổng phụ trách Đội và cha mẹ học sinh 57
  5. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 02(34), THÁNG 6 – 2022 Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Nội dung ĐTB ĐLC MĐ ĐTB ĐLC MĐ Tổ chức thông tin thông suốt trong quản lý hoạt 4,14 0,63 TX 4,36 0,71 Tốt động sinh hoạt lớp Triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động sinh hoạt lớp đến giáo viên chủ nhiệm lớp 1, giáo viên bộ 4,14 0,65 TX 4,35 0,69 Tốt môn, Tổng phụ trách Đội Hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm lớp 1 xây dựng 4,16 0,62 TX 4,38 0,70 Tốt kế hoạch tổ chức sinh hoạt lớp theo tuần Tuyên dương giáo viên chủ nhiệm lớp 1 tổ chức 4,09 0,70 TX 4,33 0,74 Tốt hiệu quả sinh hoạt lớp Theo dõi, giám sát tổ chức sinh hoạt lớp 4,12 0,69 TX 4,37 0,72 Tốt Rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch thực hiện 4,14 0,70 TX 4,35 0,71 Tốt (nếu cần) Điểm trung bình chung 4,15 TX 4,37 Tốt Chú thích: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; MĐ: Mức độ; TX: Thường xuyên (Dữ liệu khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học khu vực 3 thành phố Thủ Đức) Bảng 2 cho thấy, phần lớn cán bộ quản lý và hoạt lớp chưa phong phú. Nội dung được đánh giá giáo viên lớp 1 nhận xét thực trạng quản lý sinh thấp nhất là “Tuyên dương giáo viên chủ nhiệm hoạt lớp với mức độ thực hiện “Thường xuyên” và lớp 1 tổ chức hiệu quả sinh hoạt lớp” (Mức độ thực kết quả thực hiện ở mức “Tốt”. Mức độ thực hiện hiện: ĐTB = 4,09; kết quả thực hiện: ĐTB = 4,33). được đánh giá cao nhất là “Xây dựng nội dung sinh Với nội dung này, 01 cán bộ quản lý chia sẻ như hoạt lớp theo chủ đề” (ĐTB = 4,19; ĐLC = 0,60). sau: “Nhà trường rất quan tâm đến việc động viên Xây dựng nội dung hoạt động là cơ sở định hướng và hỗ trợ giáo viên trong quá trình thực hiện sinh để tổ chức sinh hoạt lớp tại đơn vị. Nội dung này hoạt lớp. Nhà trường chỉ có thể động viên tinh thần luôn được chỉ đạo và thống nhất thực hiện từ cấp là chủ yếu vì nguồn kinh phí hạn chế và cũng chưa trường, cấp tổ đến từng cá nhân giáo viên dựa theo có trong dự trù”. Hoạt động chuyên môn của các văn bản hướng dẫn chuyên môn ngay từ đầu trường luôn rất nhiều, đôi khi cán bộ quản lý chưa năm học. Kết quả thực hiện được đánh giá cao nhất thật sự bao quát hết các lớp để có thể tuyên dương là “Xây dựng qui trình tổ chức hoạt động sinh hoạt giáo viên kịp thời. Quản lý sinh hoạt lớp là nội lớp” (ĐTB = 4,40; ĐLC = 0,67). Theo chia sẻ của dung được quan tâm và thực hiện khá đồng bộ ở 01 giáo viên: “Trong quá trình thực hiện hoạt động các đơn vị. Trên thực tế nội dung sinh hoạt lớp vẫn trải nghiệm, mọi khó khăn đều được đưa ra thảo còn phụ thuộc vào kế hoạch chung của trường, của luận trong tổ, nhất là qui trình tổ chức sao cho tổ chuyên môn, chưa thật sự gắn với thực tiễn mỗi thống nhất đúng chuyên môn và phù hợp với tình lớp. Hiệu quả tổ chức sinh hoạt lớp ảnh hưởng hình thực tế của lớp”. Thông qua nghiên cứu kế nhiều bởi năng lực và phong thái của giáo viên chủ hoạch giáo dục của giáo viên lớp 1, nội dung sinh nhiệm. Một cán bộ quản lý chia sẻ: “Hiệu quả sinh 58
  6. NGUYỄN THỤY THÙY LINH hoạt lớp tác động rất lớn đến việc giúp học sinh 2.2.3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hình thành các phẩm chất cơ bản, do đó muốn cải theo chủ đề tại các trường tiểu học thành phố thiện hiệu quả sinh hoạt lớp phải chú trọng vào Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh công tác bồi dưỡng giáo viên và đổi mới nội dung tổ chức phù hợp với đối tượng học sinh cụ thể”. Bảng 3. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục theo chủ đề Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Nội dung ĐTB ĐLC MĐ ĐTB ĐLC MĐ Thiết lập các mục tiêu hoạt động giáo dục theo chủ 4,16 0,62 TX 4,33 0,69 Tốt đề theo tháng/ học kì/năm học Xây dựng nội dung hoạt động giáo dục theo chủ đề 4,17 0,61 TX 4,36 0,70 Tốt Xác định các biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục 4,17 0,61 TX 4,33 0,72 Tốt theo chủ đề kinh phí và các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật chất, 4,09 0,65 TX 4,28 0,70 Tốt thiết bị Phân công quản lý hoạt động giáo dục theo chủ đề 4,13 0,64 TX 4,32 0,70 Tốt Xây dựng cơ chế phối hợp trong quản lý hoạt động giáo dục theo chủ đề giữa giáo viên lớp 1 và Tổng 4,15 0,63 TX 4,31 0,71 Tốt phụ trách Đội Trang bị cơ sở vật chất phục vụ tổ chức hoạt động 4,10 0,67 TX 4,29 0,71 Tốt giáo dục theo chủ đề Tổ chức thông tin thông suốt trong quản lý hoạt động 4,15 0,63 TX 4,32 0,71 Tốt giáo dục theo chủ đề Triển khai kế hoạch tổ hoạt động giáo dục theo chủ 4,15 0,63 TX 4,33 0,71 Tốt đề đến giáo viên lớp 1 và Tổng phụ trách Đội Hướng dẫn giáo viên chủ nhiệm lớp 1 và Tổng phụ trách Đội phối hợp tổ chức hoạt động giáo dục theo 4,13 0,64 TX 4,33 0,72 Tốt chủ đề Huy động sự tham gia của các lực lượng GD trong và 4,10 0,66 TX 4,30 0,74 Tốt ngoài nhà trường Theo dõi, giám sát tổ chức hoạt động giáo dục theo 4,15 0,63 TX 4,31 0,73 Tốt chủ đề Rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch thực hiện 4,14 0,64 TX 4,32 0,76 Tốt (nếu cần) 59
  7. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 02(34), THÁNG 6 – 2022 Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Nội dung ĐTB ĐLC MĐ ĐTB ĐLC MĐ Điểm trung bình chung 4,14 TX 4,32 Tốt Chú thích: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; MĐ: Mức độ; TX: Thường xuyên (Dữ liệu khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học khu vực 3 thành phố Thủ Đức) Thông qua bảng 3 cho thấy phần lớn cán bộ cán bộ quản lý chia sẻ: “Hoạt động giáo dục theo quản lý và giáo viên nhận xét thực trạng quản lý chủ đề không thực hiện mỗi tuần như sinh hoạt hoạt động giáo dục theo chủ đề ở mức “Thường dưới cờ và sinh hoạt lớp, chỉ tổ chức theo chủ xuyên” và đạt kết quả “Tốt”. Nội dung được đề, chủ điểm. Tuy nhiên, do hạn chế về cơ sở vật đánh giá cao nhất là “Xây dựng nội dung hoạt chất, kinh phí và thời gian nên hoạt động giáo động giáo dục theo chủ đề” (Mức độ thực hiện: dục theo chủ đề chưa được quan tâm đúng mức, ĐTB = 4,17; ĐLC = 0,61/ Kết quả thực hiện: một số đơn vị còn tổ chức mang tính hình thức ĐTB= 4,36; ĐLC = 0,70). Hoạt động giáo dục và chưa đột phá về nội dung”. Cùng nội dung theo chủ đề được chỉ đạo rất cụ thể thông qua trên, 01 cán bộ quản lý cũng bày tỏ: “Để hoạt các văn bản hướng dẫn chuyên môn từ Bộ, Sở động giáo dục theo chủ đề thật sự hiệu quả cần và Phòng, các trường chủ động và linh hoạt xây phải có sự phối hợp chặt chẽ giữ các bộ phận dựng nội dung phù hợp với thực tiễn đơn vị. trong và ngoài nhà trường. Mức độ và hiệu quả Trong quá trình thực hiện luôn có sự điều chỉnh phối hợp là khác nhau giữa các đơn vị dẫn đến kịp thời. Nội dung được đánh giá thấp nhất là hiệu quả đạt được cũng khác nhau”. Đa số hoạt “Kinh phí và các điều kiện về nhân lực, cơ sở vật động giáo dục theo chủ đề được tổ chức theo chất, thiết bị” (Mức độ thực hiện: ĐTB = 4,09; phạm vi khối hoặc toàn trường. Đòi hỏi phải có ĐLC = 0,65/ Kết quả thực hiện: ĐTB= 4,28; sự phối hợp giữa các bộ phận, nếu thiếu sự phối ĐLC = 0,70). Hoạt động trải nghiệm tuy không hợp ở “một mắc xích” nào đó thì đều ảnh hưởng phải là hoạt động giáo dục mới, chỉ là thay đổi đến kết quả chung của hoạt động. tên gọi, thế nhưng nội dung tổ chức cần bài bản 2.2.4. Thực trạng quản lý câu lạc bộ tự chọn lớp hơn và đương nhiên cần cả kinh phí lẫn cơ sở vật 1 tại các trường tiểu học thành phố Thủ Đức, chất tương ứng. Từ khi thành lập thành phố Thủ Thành phố Hồ Chí Minh Đức trên cơ sở sáp nhập Quận 2, Quận 9 và quận Thông qua bảng 4 cho thấy phần lớn cán bộ Thủ Đức, các đơn vị ở mỗi khu vực chưa quen quản lý và giáo viên nhận xét thực trạng quản lý thực hiện thủ tục xin kinh phí và bổ sung trang câu lạc bộ tự chọn lớp 1 ở mức “Thường xuyên”, thiết bị theo mẫu thống nhất mới nên gặp khó đạt mức kết quả “Khá” Nội dung được đánh giá khăn với việc dự trù kinh phí để trang bị về cơ cao nhất là “Tìm hiểu thực trạng nhu cầu, năng sở vật chất. lực của học sinh; xác định đúng thế mạnh, năng Tất cả các đơn vị đều thực hiện đầy đủ các khiếu của học sinh” (Mức độ thực hiện: ĐTB = nội dung quản lý hoạt động giáo dục theo chủ đề 3,96; ĐLC = 0,81/ Kết quả thực hiện: ĐTB= tuy nhiên hiệu quả còn khác nhau giữa các đơn 4,17; ĐLC = 0,79). Câu lạc bộ tự chọn được vị, một phần do khó khăn về nguồn kinh phí. thành lập dựa vào nhu cầu và năng khiếu của học Bên cạnh đó, nội dung và phương thức tổ chức sinh. Để tổ chức câu lạc bộ tự chọn hiệu quả thì hoạt động giáo dục lớp 1 cũng còn đơn điệu và việc quan trọng nhất là tìm hiểu thực trạng nhu thiếu tính liên kết. Trao đổi về vấn đề này, 01 cầu, năng lực của học sinh. Cán bộ quản lý mới 60
  8. NGUYỄN THỤY THÙY LINH có cơ sở để hoạch định nội dung và hình thức tổ câu lạc bộ tự chọn là cần thiết. Một phần về thời chức phù hợp. Nội dung được đánh giá thấp nhất gian, một phần về kinh phí nên việc tổ chức câu là “Mời chuyên gia hỗ trợ chuyên môn cho các lạc bộ tự chọn ít nhiều bị hạn chế. Trong thời câu lạc bộ tự chọn lớp 1” (Mức độ thực hiện: gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh, nhiều câu ĐTB = 3,81; ĐLC = 0,88/ Kết quả thực hiện: lạc bộ tự chọn của trường cũng tạm ngưng hoạt ĐTB= 4,07; ĐLC = 0,84). Giáo viên chủ nhiệm động nên nội dung này được đánh giá thấp là có không phải ai cũng có năng khiếu ngoài năng lực lý do. chuyên môn, mời chuyên gia hỗ trợ chuyên môn Bảng 4. Thực trạng quản lý câu lạc bộ tự chọn Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Nội dung ĐTB ĐLC MĐ ĐTB ĐLC MĐ Tìm hiểu thực trạng nhu cầu, năng lực của học sinh; 3,96 0,81 TX 4,17 0,79 Khá xác định đúng thế mạnh, năng khiếu của học sinh Xác định mục tiêu hoạt động của các câu lạc bộ tự 3,92 0,83 TX 4,14 0,80 Khá chọn Xây dựng nội dung hoạt động của các câu lạc bộ 3,88 0,84 TX 4,13 0,84 Khá tự chọn Xác định các phương thức hoạt động của các câu 3,88 0,84 TX 4,11 0,84 Khá lạc bộ tự chọn Thành lập các câu lạc bộ tự chọn phù hợp với 3,87 0,83 TX 4,12 0,83 Khá điều kiện đơn vị Trang bị cơ sở vật chất phục vụ tổ chức câu lạc bộ 3,89 0,84 TX 4,12 0,83 Khá tự chọn Phân công quản lý câu lạc bộ tự chọn 3,90 0,87 TX 4,12 0,85 Khá Xây dựng qui chế phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm lớp 1, giáo viên bộ môn, Tổng phụ trách 3,90 0,85 TX 4,15 0,81 Khá Đội và cha mẹ học sinh Mời chuyên gia hỗ trợ chuyên môn cho các câu 3,81 0,88 TX 4,07 0,84 Khá lạc bộ tự chọn Triển khai kế hoạch hoạt động câu lạc bộ tự chọn 3,93 0,84 TX 4,14 0,82 Khá đến cán bộ, giáo viên, nhân viên và cha mẹ học sinh Hướng dẫn thể lệ sinh hoạt câu lạc bộ tự chọn cho 3,88 0,81 TX 4,13 0,83 Khá học sinh 61
  9. TẠP CHÍ KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC SỐ 02(34), THÁNG 6 – 2022 Mức độ thực hiện Kết quả thực hiện Nội dung ĐTB ĐLC MĐ ĐTB ĐLC MĐ Huy động sự tham gia của các lực lượng giáo dục 3,85 0,84 TX 4,15 0,81 Khá trong và ngoài nhà trường, các mạnh thường quân Động viên cán bộ giáo viên tổ chức tốt hoạt động 3,90 0,84 TX 4,13 0,80 Khá câu lạc bộ tự chọn cho học sinh Theo dõi, giám sát hoạt động câu lạc bộ tự chọn 3,89 0,83 TX 4,13 0,81 Khá Rút kinh nghiệm và điều chỉnh kế hoạch thực hiện 3,94 0,83 TX 4,14 0,81 Khá (nếu cần) Điểm trung bình chung 3,89 0,84 TX 4,13 0,82 Khá Chú thích: ĐTB: Điểm trung bình; ĐLC: Độ lệch chuẩn; MĐ: Mức độ; TX: Thường xuyên (Dữ liệu khảo sát cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu học khu vực 3 thành phố Thủ Đức) Đa số trường có quan tâm tổ chức câu lạc 3.2. Sinh hoạt lớp bộ tự chọn nhưng do ảnh hưởng dịch COVID- Cán bộ quản lý cần chú trọng nâng cao nhận 19 nên câu lạc bộ tự chọn ở một số trường tạm thức của giáo viên về vai trò của hoạt động sinh dừng hoạt động, theo số liệu thống kê học kì 1 hoạt lớp thông qua việc tổ chức các chuyên đề năm học 2021-2022, hiện có 17/26 trường tiểu bồi dưỡng kỹ năng quản lý lớp, đặc điểm tâm lý học khu vực 3 thành phố Thủ Đức có tổ chức câu lứa tuổi cho đội ngũ giáo viên, hội thi giáo viên lạc bộ tự chọn. Số lượng và chất lượng câu lạc chủ nhiệm giỏi,… tăng cường sự phối hợp giữa bộ tự chọn ở các trường có sự chênh lệch khá rõ giáo viên chủ nhiệm với giáo viên bộ môn và gia nét, chủ yếu là các câu lạc bộ thể dục thể thao, đình học sinh bằng cách đưa nội dung phối hợp thiếu các câu lạc bộ về nghệ thuật và kỹ năng cụ thể vào các cuổi họp hội đồng, họp ban đại sống. Hiệu quả tổ chức câu lạc bộ tự chọn phụ diện cha mẹ học sinh các khối lớp. Cán bộ quản thuộc vào năng khiếu của học sinh, điều kiện cơ lý và tổ trưởng chuyên môn phối hợp để chỉ đạo sở vật chất và năng lực quản lý. và hỗ trợ giáo viên tổ chức đa dạng các nội dung 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP trong tiết sinh hoạt lớp dựa trên kế hoạch hoạt 3.1. Sinh hoạt dưới cờ động đã xây dựng; giáo viên cần thiết kế các hoạt Thực hiện phân cấp quản lý, xây dựng qui chế động nhằm tăng cường sự tham gia của học sinh phối hợp giữa các bộ phận và các khối lớp, nhất là bộ và xây dựng kênh thông tin liên lạc chặt chẽ với phận Đoàn – Đội chịu trách nhiệm thực hiện lồng ghép cha mẹ học sinh để kịp thời uốn nắn học sinh. nội dung sinh hoạt dưới cờ lớp 1, 2 phù hợp với nội Chú trọng và kịp thời tuyên dương giáo viên tổ dung sinh hoạt dưới cờ lớp 3, 4, 5 nhằm đảm bảo cơ chức hiệu quả hoạt động sinh hoạt lớp nói chung bản về nội dung và thời gian. Một số nội dung tuyên và sinh hoạt lớp lớp 1 nói riêng. Tiếp tục duy trì truyển đưa về lớp hoặc tích hợp trong nội dung các và nâng tầm hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giỏi môn học (nếu có thể). Linh hoạt, sáng tạo trong lồng cấp trường, đồng thời tham gia Hội thi cấp ghép nội dung và phân công lớp chuẩn bị, thực hiện Thành phố để học hỏi kinh nghiệm. xen kẽ để giảm áp lực về thời gian cũng như công sức chuẩn bị cho giáo viên và học sinh. 62
  10. NGUYỄN THỤY THÙY LINH 3.3. Hoạt động giáo dục theo chủ đề mạnh của bản thân từ đó mạnh dạn đăng kí tham Cán bộ quản lý chỉ đạo, hướng dẫn giáo gia các câu lạc bộ tự chọn của trường. Huy động viên xây dựng lộ trình thực hiện cụ thể các hoạt sự hỗ trợ từ cha mẹ học sinh và các mạnh thường động giáo dục theo chủ đề, đưa nội dung này vào quân, tạo nguồn kinh phí để duy trì hoạt động đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn để giáo viên có của câu lạc bộ tự chọn. Giáo viên phụ trách tham cơ hội chia sẻ kinh nghiệm, khó khăn từ đó nâng mưu và mời chuyên gia huấn luyện cho học sinh cao chất lượng tổ chức các hoạt động giáo dục tham gia câu lạc bộ tự chọn để nâng cao chất theo chủ đề. Giáo viên chủ nhiệm phối hợp cùng lượng hoạt động của câu lạc bộ tự chọn. Tổng phụ trách Đội đa dạng hình thức tuyên 4. KẾT LUẬN truyền, thực hiện lồng ghép thông qua nội dung Quản lý các loại hình hoạt động trải nghiệm các môn học để hiệu quả giáo dục học sinh toàn lớp 1 được các trường tiểu học tại thành phố Thủ diện hơn. Đa dạng hoá phương thức tổ chức loại Đức, Thành phố Hồ Chí Minh được thực hiện hình giáo dục theo chủ đề: sinh hoạt khối, mời thường xuyên và ở mức tốt. Tuy nhiên qua khảo báo cáo viên, phối hợp với các trung tâm hoặc sát, các nội dung có độ lệch chuẩn khá cao cho đơn vị chuyên về giáo dục kỹ năng sống,… Tổ thấy chưa có sự thống nhất trong cách nhận định trưởng chuyên môn chú trọng tăng cường sự giữa các đối tượng khảo sát và hiệu quả quản lý giao lưu giữa các lớp, phối kết hợp với các bộ các hoại hình hoạt động trải nghiệm lớp 1 cũng phận trong và ngoài nhà trường để tăng tính chưa đồng đều giữa các đơn vị. Các biện pháp đồng bộ và hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục được đề xuất vừa có tính độc lập tương đối vừa theo chủ đề cho học sinh lớp 1. có mối tương quan với nhau và hướng đến mục 3.4. Câu lạc bộ tự chọn tiêu chung nhất là cải thiện hiệu quả quản lý các Các bộ phận trong và ngoài nhà trường phối loại hình hoạt động trải nghiệm lớp 1, góp phần hợp để tạo ra nhiều sân chơi đa dạng về nội dung, nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động trải nghiệm phong phú về hình thức cho học sinh tham gia, lớp 1, góp phần thực hiện thành công Chương giúp các em khám phá ra năng khiếu hoặc thế trình giáo dục phổ thông 2018. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018), Hà Nội. [2] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình hoạt động trải nghiệm và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (Thông tư số 32/2018 /TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018), Hà Nội. [3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Công văn số 3535/BGDĐT-GDTH ngày 19 tháng 8 năm 2019 về Hướng dẫn thực hiện nội dung hoạt động trải nghiệm cấp tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 từ năm học 2020-2021. [4] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020), Công văn số 3415/BGDĐT-GDTH ngày 04 tháng 9 năm 2020 về Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục tiểu học năm học 2020-2021. [5] Bùi Minh Hiền (2011), Quản lý Giáo dục, Nxb Đại học Sư phạm. [6] Nguyễn Đắc Thanh (2019), Tổ chức hoạt động giáo dục ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. [7] Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2016), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam. 63
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2