intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý chất lượng: Bài tập thực hành - Phần 1

Chia sẻ: Tieuduongchi Duongchi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:154

24
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 của cuốn sách "Quản lý chất lượng: Bài tập thực hành" cung cấp cho bạn những nội dung về: những công cụ của quản lý chất lượng; bảy công cụ thông dụng trong quản lý chất lượng; bảy công cụ mới cho quản lý và cải tiến chất lượng; hướng dẫn áp dụng các công cụ kiểm soát chất lượng;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý chất lượng: Bài tập thực hành - Phần 1

  1. TT TT-TV * ĐHTM 658.56 G ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI BAI JYỄN VĂN HIỆU (Chủ biên) 2002 GT.0000570 GT.0000570 lHà NỘI| nhá xuât bản đại học quốc gia hà nội
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI TS. Nguyễn Văn Hiệu - PGS. TS. Trần Thị Dung TS. Đỗ Thị Ngọc - Trần Đăng Thiên BÀI TẬP THỰC HÀNH QUẨN LÝ CHẤT LƯỢNG tgÁZ2 NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
  3. Chịu trách nhiệm xuất bản Giám đốc: NGUYỄN VĂN THỎA Tổng biên tập-. NGUYỄN THIỆN GIÁP Biên tập và sửa bản in: PHÍ THỊ VÂN Trình bày bìa: NGỌC ANH BÀI TẬP THỰC HÀNH QUÀN LÝ CHẤT LƯỢNG Mã số: 0$3$ẹụ2ỌỌ2 ■ - In 1000 cuồn ìạf Xí nghiệp In 15 Số xuất.bản: 21/ 326 / CXB. số trích ngang j^6 KH/XB In xong và nộp lưu chiểu quý II năm 2002.
  4. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 5 Phạn I. NHỮNG CÔNG cụ CỦA QUẨN LÝ CHẤT LƯỢNG 6 A. BẨY CÔNG CỤ THÔNG DỤNG TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG 6 1. Biểu đồ lưu chuyển 7 2. Biểu đồ Pareto 13 3. Biểu đồ phân bô' 20 4. Sơ đồ nhân - quả 31 5. Biểu đồ kiểm soát 38 6. Phiếu kiểm tra 59 7. Biểu đồ phân tán 67 B. BẨY CÔNG CỤ MỚI CHO QUẢN LÝ VÀ CẢI TIỂN CHẤT LƯỢNG 77 I. VAI TRÒ CỦA CÁC CÔNG cụ MỚI TRONG QUÁN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN 77 1.1. Các công cụ quản lý chất lượng (QC) mối và cải tổ tổ chức thông qua TQM 78 1.2. Sử dụng các công cụ QC mới để phát huy sáng kiến 79 II. KHÁI QUÁT VỀ BẨY CÔNG cụ QC MÓI 82 2.1. Biểu đồ tương đồng (Aílĩnity diagram) 82 2.2. Biểu đồ quan hệ (Relations diagram) 83 2.3. Biểu đồ cây (Biểu đồ hệ thống) (Systematic diagram) 84 2.4. Biểu đồ ma-trận (Matrix diagram) 85 2.5. Biểu đồ mũi tên (Arrow diagram) 87 3
  5. 2.6. Biểu đồ quá trình ra quyết định (PDPC - Process Decision program Chart) 88 2.7. Biểu đồ phân tích dữ liệu ma trận (Matrix data Analysis) 89 III. CÁC LẬP VÀ ÁP DỤNG CÁC CÔNG cụ MỚI 90 3.1. Sử dụng biểu đồ tương đồng để xác định vấn đê' 91 3.2. Sử dụng biểu đồ quan hệ để chỉ rõ nguyên nhân 94 3.3. Sử dụng biểu đồ cây để tìm ra phương pháp cải tiến 99 3.4. Sử dụng biểu đồ ma trận để phân tích các biện pháp khắc phục 100 3.5. Sử dụng biểu đồ mũi tên để lập kế hoạch hành động 104 3.6.SỬ dụng biểu đồ PDPC để lập kế hoạch đốỉ với những trường hợp bất ngờ 114 3.7. Sử dụng biểu đồ phân tích dữ liệu ma trận để phát hiện ra tình trạng của vấn đề 122 IV. HƯÓNG DẪN ÁP DỤNG CÁC CÔNG cự KlỂM soát CHẤT LƯỢNG 135 4.1. Sử dụng hiệu quả các công cụ kiểm soát chất lượng 135 4.2. Bốn điểm quan trọng khi sử dụng bẩy công cụ 136 4.3. Những điểm cần lưu ý khi xây dựng các biểu đồ 145 Phần thứ 2. BÀI TẬP 152 I. NHỮNG CÔNG CỤ CỦA QUẨN LÝ CHẤT LƯỢNG 152 II. LƯỢNG HÓA NHỮNG VẤN ĐẾ VỂ CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ KINH DOANH 156 III. BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 174 Phần thứ ba. PHỤ LỤC 192
  6. LÒI NÓI ĐẦU Để kết hợp giữa học lý thuyết với thực hành, chúng tôi - tập thể tác giả bộ môn quản lý chất lượng, trường Đại học Thương mại, biên soạn cuốn giáo trình "Bài tập thực hành quản lý chất lượng" do tiến sỹ Nguyễn Vãn Hiệu chủ biên. Tài liệu này nhằm giúp sinh viên hiểu sâu sắc và vận dụng được những nội dung cơ bản đã được trình bày ở phần lý thuyết, tạo điểu kiện cho sinh viên làm quen vối việc liên hệ, áp dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn. Giáo trình "Bài tập thực hành quản lý chất lượng" trong lần tái bản này có sửa chữa và bổ sung thêm bẩy công cụ thống kê mói nhằm hoàn chỉnh phần kiến thức sử dụng các công cụ thống kê trong quản lý chất lượng và cải tiến chất lượng. Đồng thời để “lượng hóa” và đánh giá những vấn đề chất lượng quản trị kinh doanh, chúng tôi đã xây dựng những bài tập và bài tập tình huống có liên quan đến nội dung này. Vì điêu kiện tài liệu, kiến thức và thời gian hạn chế nên không thể trầnh khỏi những thiếu sót, chúng tối rất mong nhận được những góp ý của các đồng nghiệp và những ai quan tâm đến môn học quản lý chất lượng. Xin chân thành cảm ơn! Các tác giả 5
  7. Phần một NHỮNG CÔNG CỤ CỦA QUẨN LÝ CHẤT LƯỢNG A. BẨY CÔNG CỤ THÔNG DỤNG TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG. Quản lý chất lượng sử dụng nhiều công cụ khác nhau để đảm bảo và nâng cao chất lượng quản lý và chất lượng sản phẩm. .Trong các công cụ hữu hiệu thì kiểm tra chất lượng bằng thông kê đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển chất lượng của nhiều nưâc trên thế giói. Để góp phần đảm bảo và cải tiến chất lượng các sản phẩm trong nước làm cho chúng đứng vững trên thương trường và tiến tới có thể hòa nhập vào thị trường quốíc tế, chúng ta cần phải áp dụng kiểm tra chất lượng bằng thống kê và cải tiến tổ chức thực hiện kiểm tra chát lượng sản phẩm (KCS) ở các doanh nghiệp. Phần này chúng tôi trình bày 7 công cụ thông dụng của quản lý chát lượng dựa trên 2 ấn phẩm chủ yếu sau: - Kỹ thuật kiểm tra chất lượng sản phẩm của trung tâm III, thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng. Nội dung sách phỏng tác theo GUIDE TO QUALITY CONTROL (Kaoru Ishikavva, Tokyo, 1972, 1984). - Kiểm tra chất lượng xuất khẩu bằng thống kê của Trùng tâm thương mại quốc tế - ITC. 6
  8. I. BIỂU ĐỒ LƯU CHUYỂN Lập và sử dụng biểu đồ này có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp việc kiểm soát quá trình nhích lại gần quá trình điều hành và quá trình sản xuất. Cách tốt nhất để hiểu một quá trình là vẽ ra hình ảnh của nó. Có nhiều cách để vẽ: hoặc dùng hình ảnh, hoặc dùng ký hiệu ,kỹ thuật, hay hình các sơ đồ khối như hình tròn, hình chữ nhật... Mỗi cách có ưu điểm riêng của nó. Người lập biểu đồ lưu chuyển cần tìm ra cách thích hỢp nhất để có thể dễ dàng kiểm tra đúng sai trong từng công đoạn. 1.1. Lập biểu đổ lưu chuyển Việc cung ứng sản phẩm hay dịch vụ cho mỗi quá trình có thể do một hoặc nhiều nhà cung cấp thực hiện. Mỗi quá trình lại cung câp sản phẩm hay dịch vụ cho quá trình sau. Quá trình tổng quát như sau (Hình 1). Kỹ thuật / phương pháp đô'i vởi: Yêu cáu đậc trưng -Thiét kế - Xấc định quá trinh - Thiét ké ■ Yêu cáu đác trưng Khả nâng - định giả -Sự phú hạp - Đo / đánh gá quỉ binh -Sự phú họp - Khả nàng - định giá - Cung img - Cải bén quá trình -Cung ứng -Giá - Kiểm tra quá trinh -Giá Hình 1. Quá trình tổng quát / mô hình cạỉ tiến sản phẩm 7
  9. Quá trình tổng quát để lập biểu đồ quá trình tuân thủ những quy tắc sau: Quy tắc 1: Quy tắc quan trọng nhát là bô trí đúng người, đúng chức năng để tham gia vào việc lập biểu đồ. Những người này bao gồm: Những ngưòi sẽ thực tê làm việc trong quá trình, các nhà cung cấp cho quá trình, các khách hàng của quá trình, người giám sát hoạt động của quá trình và người chủ trì độc lập. Quy tắc 2: Mọi thành viên của nhóm đều phải tham gia. Vai trò của người chủ trì rất quan trọng. Người chủ trì có thể hạn chế, điều tiết ảnh hưởng quá mức của một thành viên đến quá trình. Người chủ trì đã được đào tạo huấn luyện, nên có thể nêu ra các câu hỏi, gợi ý, tìm kiếm, kích thích các nguồp lực ở mỗi thành viên, và giải quyết các xung đột trong nhóm. Nhò có người chủ trì mà các thành viên có thể có đủ điều kiện để chuyên tâm tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu cho quá trình. Quy tắc 3: Tất cả mọi dữ kiện, thông tin đều phải trưng ra trước mọi người - Những dữ liệu, thông tin phải rõ ràng, dễ hiểu. Thứ tự các quá trình, yêu cầu của mỗi quá trình cần dán ở nơi dễ thây, dễ nhìn. Mọi thành viên của nhóm suy nghĩ 'và thu thập ý kiến của mọi người để hiệu chỉnh lại. Quy tắc 4: Phải bô' trí sắp xếp đủ thời gian cho việc lập biểu đồ. Kinh nghiệm cho thây rằng để xây dựng biểu đồ quá trình, cần nhiều thòi gian hơn dự kiến. 8
  10. Quy tắc 5: Mọi thành viên trong nhóm càng đặt nhiều câu hỏi càng tốt. Có thể nói rằng các câu hỏi là những chìa khóa mở đường cho việc lập biểu đồ có hiệu năng cao. Các câu hỏi có thể xoay quanh các vấn đề như: - Dịch vụ, vật liệu có được từ người nào ở đâu? - Làm thê nào để dịch vụ, vật liệu đến vói quá trình? - Ai sẽ ra quyết định (nếu cần)? - Điều gì sẽ xảy ra nếu ý kiến là "đồng ý"? - Điều gì sẽ xảy ra nếu ý kiến là "Không đồng ý”? - ở thời điểm này còn việc gì cần làm? - Sản phẩm, dịch vụ của quá trình này sẽ đi đến đâu? - ơ mỗi công đoạn của quá trình sẽ tiến hành các thử nghiệm nào? - Đốì vối toàn bộ quá trình sẽ tiến hành những thử nghiệm nào? - Sẽ như thê nào nếu thử nghiệm cho thấy sản phẩm không chấp nhận được? Và trong cuộc họp có thể có nhiều câu hỏi khác nữa... được nêu ra. 12. Áp dụng Biêu đồ quá trình được áp dụng cho nhiều mục đích khác nhau: - Áp dụng cho các doanh nghiệp để quản lý tổng thể quá trình (kể cả doanh nghiệp dịch vụ). - Rật tiện lợi cho các quản trị gia thẹo dõi tiến trình sản xuất, kinh doanh 9
  11. - Dựa vào biểu đồ quá trình để kiểm tra quá trình để ký hợp đồng, để đàm phán khi liên doanh... 1.3. Lợi ích của biểu đổ quá trình Các doanh nghiệp áp dụng biểu đồ quá trình sẽ thu được những lợi ích sau: - Giúp cho người tham gia vào quá trình hiểu rõ quá trình họ là người chủ của quá trình chứ không phải là nạn nhân của quá trình. - Xác định được công việc cụ thể cần sửa đổi, cần cải tiến để hoàn thiện quá trình. - Xác định vị trí của mỗi người trong quá trình kể cả người cung cấp, người tiêu dùng, giúp cải tiến thông tin đối với mọi nguyên công trong quá trình. - Những người góp phần xây dựng biểu đồ sẽ nhiệt tình ủng hộ việc nâng cao chất lượng. - Biểu đồ có tác dụng trong việc huấn luyện, đào tạo nâng cao tay nghề. 1.4. Một ví dụ về việc vẽ biểu đồ quá trình Như đã nói ở trên, để vẽ biểu đồ quá trình người ta có thể tiến hành nhiều cách. Thông thường, để dễ kiểm soát quá trình và những người thực thi trong quá trình hiểu sâu sắc và thực hiện một cách chính xác mọi quy định, quy chê do biểu đồ quá trình để ra người ta vẽ ra hình ảnh dưối dạng sơ đồ khổì Theo cách vẽ này người ta sử dụng một số ký hiệu tiêu chuẩn, ví dụ: điểm xuất phát của một quy trình được thể hiện bằng một hình tròn. Mỗi bước của quy trình được thể hiện bằng một hình chữ nhật trong đó chứa đựng sự mô tả vê 10
  12. một hoạt động hữu quan, còn nơi kết thúc quy trình được thể hiện bằng một hình ô van. Một điểm mà ở đó quy trình chia ra thành một số nhánh do một quyết định thì được thể hiện bằng một hình thoi. Các đường vẽ có mũi tên được sử dụng để nôì liền các ký hiệu, thể hiện chiều hưóng của lưu trình, mọi bước hoạt động (hình chữ nhật) và quyết định (hình thoi) cần được nốì liền bằng những con đường dẫn đến vòng tròn xuất phát và điểm cuối cùng (hình ô van). Hình 2 vẽ biểu đồ quá trình: cải tiến đi công tác . Còn biểu đồ quá trình thể hiện một quy trình công nghệ sản xuất một sản phẩm nào đó, thì hình tròn biểu thị cho nguyên liệu, hình thoi là thành phẩm, cuối cùng hình tam giác là phụ phẩm và hình chữ nhật là các công đoạn trung gian. 11
  13. Bálđáu Hình 2 12
  14. II. BIỂU ĐỔ PARETO 2.1. Biểu đổ Pareto là gì? Trong sản xuất kinh doanh ta thu thập được các dữ liệu theo từng vấn đề (bảng 1). Các số liệu này có thể biểu diễn trong biểu đồ Pareto. Bảng 1 Dạng khuyết tật Số sản phẩm bị khuyết tật Tỷ lệ các dạng khuyết tật (%) Hàn 198 47,5 Nối 25 6,2 Độ hở 103 24,7 Lắp ráp 18 4,3 Xoắn không phù hợp 72 17,7 Tổng số 416 100,0 Từ những dữ liệu bảng 1, ta biểu diễn chúng thành các đồ thị hình cột, mỗi cột cho một dạng khuyết tật, Trục tung biểu thị mức độ của khuyết tật, theo %. Trục hoành biểu thị các dạng khuyết tật (Hình 3) Hình 3. Biểu dồ Pareto tổng quát 13
  15. Một ví dụ khác- Công trình xây đập bê tông làm sai quy cách đến mức phải làm lại. Hội đồng giám định đưa ra kết quả như sau: - Sai do thiết kế 55% - Sai do kỹ sư 5% - Sai do vật tư 12% - Sai do công nhân 20% - Sai do nguyên nhân khác 8% Biểu đồ Pareto trong trường hợp này được biểu diễn trên hình 4. Tương tự như vậy biểu đồ Pareto có thể dùng cho nhiều trường hợp, ví dụ: dung biểu thị 5R ở mỗi công đoạn của sản xuất, kinh doanh. Biểu đồ Pareto là một đồ thị hình cột, cho ta thấy một phần quy luật nhân - quả. Đồng thời, nó giúp ta nhận ra vấn đề nào cần giải quyết trước. Biểu đồ Pareto xem như có vẻ .đơn giản, nhưng rất hữu dụng trong kiểm soát và cải tiến chất lượng- So với một bảng thông kê, nó thuận lợi hơn vì giúp cho cán bộ điều hành, các nhân viên tác nghiệp có ấn tương mạnh mẽ về những nguyên nhân đưa đến sai sót. 14
  16. 2.2. Cách xây dựng biểu đổ Pareto Bất kỳ ai đã xây dựng một đồ thị hình cột đểu có thể xây dựng biểu đồ Pareto một cách dễ dàng. Trình tự xây dựng như sau: Bước 1: Thu thập dữ liệu để trả lời câu hỏi đặt ra, chẳng hạn như thiết lập đồ thị tương ứng với các sản phẩm hỏng (không đạt tiêu chuẩn; các dạng khuyết tật tốn phí v.v...) Dữ liệu đã thu thập cần được kiểm tra, hiệu chỉnh và nếu cân thì phân loại. Bước 2: Xác định yếu tô' thời gian của đồ thị (từ thòi điểm nào đến thời điểm nào). Giới hạn vể thời gian có 'thể là một tuần, một tháng, một ngày, một giò v.v... cần duy trì những thời đoạn giống nhau cho tất cả các đồ thị có liên quan cần so sánh sau này. Bước 3: Tổng cộng lại tất cả các dữ liệu đã thu thập được trong thòi đoạn xác định- Tính tỷ lệ phần trăm dữ liệu của từng hạng mục. Bước 4: Vẽ trục hoành, trục tung trên giấy kẻ ly và chia khoảng ứng với các đơn vị thích hợp. Để dễ đọc, dễ hiểu; cố gắng sao cho các số đểu là số chẵn hoặc đều là số lẻ. Bước 5: Hạng mục quan trọng nhất vẽ trước. Sau đó là các hạng mục có tầm quan trọng giảm dần (tùy thuộc, tiêu thức mà ta chọn để trả lời câu hỏi đặt ra). Bước 6. Trên đồ thị chiều cao của cột nên theo hưởng giảm dần. Độ rộng của cột nên bằng nhau. Nếu vẽ các cột cách nhau, thì khoảng cách giữa chúng nên bằng nhau. Bước 7. Viết tiêu-đề về nội dung phải suy xét cẩn thận. Nên ghi tóm tắt các đặc trưng dữ liệu lên đồ thị (như thời gian, khung cảnh... khi thu thập dữ liệu) 15
  17. 2.3. ứng dụng biểu đồ Pareto 2.3.1. Biểu đồ Pareto là cơ sở ban dầu để bắt tay vào việc cải tiến Khi tiến hành cải tiến, cần chú ý các điểm trọng yếu sau đây: 1. Mốì hợp tác của mọi người có liên quan. 2. Các kết quả . đúng. 3. Lựa chọn một mục tiêu chắc chắn. Nếu mỗi công nhân đểu tìm cách cải tiến một cách riêng lẻ, họ sẽ mất nhiều công sức nhưng kết quả đem lại thường có nhiều hạn chế. Do vậy, trong trường hợp này biểu đồ Pareto trỏ nên là một công cụ hữu hiệu để huy động sự hợp tác của tất cả những ai có liên quan. Hơn nữa, vì thường phải xử lý các vấn đề trong những điều kiện giói hạn về khả năng, nhân lực và . thời gian, nên sự hợp tác lại là càng cần thiết để đi sâu vào những vấn đề trọng tâm được ghi rõ trên biểu đồ. Khi nhìn vào biểu đồ mọi người sẽ cùng thấy đâu là vấn để chính phải giải quyết: đó là 2 hoặc 3 cột lớn nhát cần chú ý trước tiên. 2.3.2. Biểu đồ Pareto cho thấy vấn đề nào cần cải tiến Các hoạt động cải tiến của một cơ sở sản xuất, kinh doanh khôrig chỉ là những vấn đê liên quan đến chất lượng sản phẩm mà còn là hàng loạt vấn đê liên quan đến hoạt động cải tiến hiệu quả sản xuât tồn kho nguyên vật' liệu, an toàn lao động, bảo dưỡng thiết bị và nhiều vấn đề khác. Tất’ cả các hoạt động này đểu có thể sử dụng biểu đồ Pareto. 16.
  18. 500 1000 (Giò) —I ■> Nghiêm thu hàng Giải phóng hàng tốn kho Kiểm tra kho Bảo quản kho Báo cáo Nhập hàng Kho không hoạt đống Hình 5. Biểu đồ Pareto về chi phí thời gian (giờ) của các công việc trong nghiệp vụ kho Biểu đồ trên hình 5 được dùng để cải tiến hiệu quả các công việc trong nghiệp vụ kho. Trục hoành biểu thị các loại công việc của công nhân trong kho hàng, còn trục tưng biểu thị thòi gian tiêu tốn (giờ) cho mỗi loại công việc. Dựa trên đồ thị này công ty quản lý kho bãi đã quyết định cải tiến việc tiếp nhận hàng hóa và thu được . kết quả khả quan. Hình 6 cho thấy biểu đồ Pareto được dùng cho hoạt động ngăn ngừa các sự cố kỹ thuật và lập kê hoạch bảo trì. Trục hoành biểu thị vị trí các sự cố. Theo biểu đồ này cần đặt mục tiêu cải tiến đường ông dẫn dầu và lập một sơ đồ nhân quả để xác định nguyên nhân. Kết quả đạt được cho thấy rất tốt. 17
  19. 25 50 (%) Hình 6. Biểu đồ Pareto các sự cố của máy cắt gọt Qua các hình 7 và 8, người ta sử dụng biểu đồ Pareto để cải tiến công tác an toàn lao động. Hình 8 xác định nguyên nhân của những tai nạn này: những vật va chạm vào các ngón tay là nguyên nhân chính gây ra tai nạn. Nhờ đó, ngưòi ta đã đề ra được các biện pháp thích ứng để giải quyết vấn đề nậy. SÓVỊI tai nạn ngốn tay. Ngốn đâm hoặc bị tay bi chạm chạm với vật nào đó Hình 7. Biểu đồ Pareto theo Hình 8. Biểu đồ Pareto theo vị trí thương tích. các nguyên nhân gây thương tích tại các ngón tay 18
  20. 2.3.3. Biểu đồ Pareto giúp ta khẳng định hiệu quà của việc cải tiến Hình 9. Biểu đồ Pareto để xử lý các khuyết tật Trên hình 9: Cột biểu thị tiếng ồn ở bên phải cao hơn đồ thị bên trái. Độ cao của các cột tương ứng với từng hạng mục sẽ thay đổi khi so sánh một loạt các biểu đồ Pareto được vẽ theo cùng giới hạn thòi gian. Sở dĩ độ cao của cột biểu thị tiếng ồn gia tăng trong biểu đồ sau khi cải tiến là do vòng quay giảm đột ngột, và vì vậy tổng số sản phẩm bị khúyết tật giảm xuống. Điều nậy dã làm tàng các sản phẩm bị khuyết tật do tiếng ồn. Trong quá trình xây dựng và sử dụng biểu đồ Pareto cần lưu ý hai vấn đề sau: 1. Thông thường khi bắt đầu thực hiện việc cải tiến thứ tự các cột sẽ thay đổi; nhưng khi tiếp tục kiểm soát, thì sẽ dần dần ít thay đối hơn về thứ tự và cột có độ cao nhất giảm xuống dần. 2. Nếu lập một loạt các biểu đồ có cùng giới hạn thời gian, mặc dù không đặt ra vấn đề cải tiến, người ta vẫn thấy có sự 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2