intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý và phát triển du lịch bền vững ở Kiên Giang-Hà Tiên-Đông Hồ: Phần 1

Chia sẻ: Na Na | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:34

175
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung của Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Hướng dẫn phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Kiên Giang và cụ thể cho khu vực Hà Tiên – Đông Hồ: Phần 1 thể hiện tiềm năng du lịch của tỉnh Kiên Giang với các nguồn lực sản phẩm phong phú và hướng dẫn các cách thức thực hiện, kế hoạch phát triển, đồng thời các tình khác cũng có thể áp dụng các hành động chiến lược này để phát triển du lịch cho địa phương mình. Mời bạn đọc tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý và phát triển du lịch bền vững ở Kiên Giang-Hà Tiên-Đông Hồ: Phần 1

  1. Tóm tắt Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: HƯỚNG DẪN PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TẠI TỈNH KIÊN GIANG VÀ CỤ THỂ CHO KHU VỰC HÀ TIÊN – ĐÔNG HỒ NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP TP. Hồ Chí Minh - 2013 i
  2. Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ ii
  3. Lời nói đầu Lời nói đầu Sự gia tăng nhanh chóng lượng du khách tới Kiên Giang là một minh chứng về sự hấp dẫn của tự nhiên và văn hóa của tỉnh đối với du khách. Các đảo, các bãi biển, các di tích tôn giáo, lịch sử và các khu vực tự nhiên là những nguồn lực có thể phát triển để trở thành một khu du lịch sôi động. Tuy nhiên, nguồn lực quan trọng nhất đối với du lịch là con người, bởi vì nếu không có sự hỗ trợ, đầu tư và cam kết của con người, du lịch sẽ không thể phát triển bền vững trong tương lai. Chính phủ đã nhận thấy tiềm năng du lịch của tỉnh Kiên Giang và hỗ trợ việc phát triển Kiên Giang trở thành một vùng du lịch trọng điểm ở phía Nam. Chính phủ sẽ cấp kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch và các nhà đầu tư lớn sẽ xây dựng các khách sạn, nhà nghỉ cần thiết, nhưng sự thành công của du lịch lại phụ thuộc vào các hoạt động cụ thể nhằm giới thiệu các đặc sản du lịch địa phương. Đây chính là vai trò của các doanh nghiệp và cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, các cam kết về chính sách và đầu tư cần thiết vẫn chưa bắt kịp được với tốc độ tăng trưởng của du lịch. Các sản phẩm du lịch để quảng bá sự đa dạng các tài nguyên du lịch của Kiên Giang nhằm đạt được mục tiêu du lịch bền vững còn kém phát triển. Vì vậy mà các điểm du lịch bị quá tải và xuống cấp, thiếu các loại hình phòng nghỉ ngơi và ăn uống có chất lượng như mong muốn và không đạt được lợi nhuận tối đa khoản thu từ du lịch. Tài liệu này nhấn mạnh sự cần thiết phải đánh giá và củng cố các giá trị, tài sản du lịch đang tồn tại, bảo vệ các giá trị tự nhiên và văn hóa cho tương lai, xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ tăng trưởng du lịch, phát triển thị trường du lịch hiện có, đào tạo cộng đồng về kỹ năng phát triển và giới thiệu các sản phẩm mới. Các sản phẩm này sẽ là hình thức tốt nhất để thúc đẩy ngành du lịch bền vững cho tỉnh Kiên Giang. Thay mặt Ban Quản lý Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang, tôi ủng hộ cách tiếp cận về thúc đẩy du lịch bền vững trong tỉnh Kiên Giang được trình bày trong tài liệu này. Thạc sĩ Lương Thanh Hải Phó Trưởng Ban quản lý Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang iii
  4. Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ TÓM TẮT Tiềm năng du lịch Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang (DTSQ) rất đa dạng về tự nhiên, văn hóa và có giá trị để thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế. Sự hấp dẫn này cùng với các thị trường du lịch liền kề hiện nay ở Việt Nam và các điểm du lịch khác trong vùng Đông Nam Á. Đây là cơ hội để Kiên Giang phát triển các sản phẩm du lịch và hình ảnh du lịch có chất lượng khác biệt với các điểm du lịch khác ở khu vực Đông Nam Á. Nghiên cứu này giới thiệu kế hoạch phát triển du lịch dựa trên những kết quả quy hoạch hiện có, xác định các hành động dựa trên các thế mạnh du lịch của Khu DTSQ và khắc phục những điểm yếu hiện tại. Những tiềm năng du lịch của Kiên Giang sẽ: • Tạo sinh kế của người dân địa phương và cải thiện cuộc sống cộng đồng thông qua các hoạt động phát triển cơ sở hạ tầng công cộng; • Khuyến khích bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ tính nguyên vẹn của môi trường và làm phong phú thêm nền văn hóa và phong tục địa phương; • Hỗ trợ tốt hơn cho công tác bảo tồn thiên nhiên và văn hóa của các địa điểm thông qua tăng cường nhận thức về môi trường và văn hóa, mối quan tâm và cam kết thông qua sự hiểu biết và trân trọng hơn; • Thúc đẩy các trải nghiệm và đánh giá cao về các giá trị tự nhiên và văn hóa của tỉnh; • Mang lại những lợi ích của du lịch (ngoại hối và cơ hội việc làm), đồng thời giảm thiểu tác động tiêu cực về môi trường và xã hội; • Tăng cường sự hiểu biết giữa các nền văn hóa du lịch cộng đồng địa phương thông qua sự tương tác xã hội; • Trình diễn mô hình điểm về sự phát triển bền vững; • Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế của các cộng đồng địa phương. Những kết quả mong muốn trên sẽ không thể đạt được nếu không có chiến lược bảo vệ trạng thái tự nhiên của các điểm du lịch, đặc biệt là ý nghĩa của yếu tố cảnh quan và văn hóa ở các khu vực đó. Điều này cần phải được thể hiện trong các qui hoạch, kế hoạch phát triển, quản lý và duy trì các địa điểm, các sản phẩm và dịch vụ du lịch. Chiến lược quan trọng Các chiến lược quan trọng có thể hỗ trợ việc thực hiện các tiềm năng du lịch của Kiên Giang như sau: • Đảm bảo việc bảo vệ các nguồn lực du lịch tự nhiên, du lịch văn hóa và khôi phục lại các nguồn tài nguyên bị suy thoái để phát triển du lịch bền vững, hỗ trợ sinh kế cộng đồng bền vững; • Xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng (ví dụ như hệ thống xử lý nước thải, nước sạch và viễn thông) có chất lượng, đủ năng lực để hỗ trợ phát triển du lịch, môi trường lành mạnh và hỗ trợ cộng đồng theo hướng đảm bảo không làm suy giảm môi trường hơn nữa do sự tăng trưởng kinh tế du lịch; • Đảm bảo cộng đồng địa phương được hưởng lợi từ hoạt động du lịch bằng cách mở rộng các cơ sở du lịch và dịch vụ cộng đồng hoạt động trên cơ sở lịch sử, văn hóa, đời sống và trải nghiệm thiên nhiên, do đó thu hút các thị trường mới, mở rộng các thị trường du lịch dài ngày hiện có và thu lợi nhiều hơn từ du lịch; • Thúc đẩy “phát triển trung tâm du lịch và các nhánh” để giảm thiểu tác động đối với cộng đồng, các nguồn lực tự nhiên và văn hóa trong khu vực; • Phát triển các khu vui chơi giải trí và các điểm du lịch hiện có trở thành các khu du lịch đạt tiêu chuẩn tốt nhất, tạo thêm các cơ hội và dịch vụ thăm quan trong ngày cho khách du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa của các điểm tham quan; iv
  5. Tóm tắt • Thu lệ phí thích hợp đối với các dịch vụ và các sản phẩm tương xứng với hiện trạng về nhân lực và Khu Dự trữ sinh quyển, tạo cơ hội trải nghiệm phong cảnh thiên nhiên, các giá trị lịch sử lâu dài và sử dụng khoản thu này để quản lý các điểm du lịch một cách tốt nhất. • Tập trung tiếp thị các giá trị của Khu Dự trữ sinh quyển, trước tiên phát triển dịch vụ đối với các thị trường hiện có để quảng bá du lịch và các sản phẩm đáp ứng nhu cầu và mong đợi của khách du lịch, cải thiện năng lực cộng đồng để quản lý và tiếp nhận các cơ hội du lịch và đưa ra các biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch để giảm thiểu tác động. Các hành động chiến lược Tỉnh Kiên Giang 1. Đảm bảo việc bảo vệ các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa • Bảo đảm việc bảo vệ tất cả các thảm thực vật (rừng) còn sót lại ở tỉnh và các địa điểm mang ý nghĩa văn hóa quan trọng thông qua hoạt động bảo tồn. • Khôi phục cảnh quan bị suy thoái và các nguồn lực du lịch thông qua việc hạn chế các hoạt động đe dọa và làm suy giảm môi trường tự nhiên và đồng thời hỗ trợ quá trình phục hồi tự nhiên. 2. Xây dựng cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường • Nâng cấp hệ thống xử lý nước thải ở Hà Tiên. • Yêu cầu khi xây dựng phòng nghỉ cho du khách phải đảm bảo có hệ thống xử lý nước thải và chất thải để giảm thiểu tác động môi trường. • Tăng cường năng lực thu gom, xử lý và tái chế rác thải rắn ở tất cả các trung tâm đô thị. • Thiết lập một hệ thống cung cấp nước sạch đáng tin cậy cho Hà Tiên. 3. Phát triển trung tâm du lịch và các nhánh • Phát triển Rạch Giá thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn thông qua tiếp thị, phát triển nhiều loại hình phòng nghỉ và mở rộng các dịch vụ, các sản phẩm du lịch ở các khu vực xung quanh. • Sử dụng hệ thống kênh, rạch để tiếp cận tới các sản phẩm du lịch mới, phát triển cơ hội kinh doanh của cộng đồng địa phương và tạo ra một trải nghiệm du lịch văn hóa đặc trưng độc đáo. • Phát triển Phú Quốc thành một trung tâm du lịch khác biệt cung cấp nhiều loại hình phòng nghỉ và dịch vụ nhằm tăng cường giới thiệu và bảo vệ các giá trị tự nhiên và văn hóa của hòn đảo. • Phát triển Hà Tiên thành một trung tâm du lịch thứ cấp, cung cấp phòng nghỉ để hỗ trợ các dịch vụ và sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng. 4. Phát triển mới và xây dựng lại các điểm du lịch • Phát triển trung tâm du lịch huyện theo từng chủ đề (như Kiên Lương, Hòn Đất, U Minh Thượng và đầm Đông Hồ) bằng cách tổ chức và cung cấp các chuyến du lịch trong ngày để liên kết với các trung tâm dịch vụ du lịch ở Rạch Giá và Hà Tiên. • Phát triển các chủ đề du lịch về lối sống, văn hóa và đời sống, lịch sử và cảnh quan văn hóa địa phương trong chủ đề tổng thể về du lịch di sản ở Khu DTSQ và trong tỉnh. • Tái cấu trúc các điểm du lịch hiện có để tách riêng hoạt động buôn bán khỏi khu vực trung tâm. 5. Đảm bảo lợi ích của cộng đồng địa phương • Mở rộng và đa dạng hóa phạm vi của các sản phẩm du lịch dựa vào văn hóa, thiên nhiên và dịch vụ hiện có ở Rạch Giá và Hà Tiên. • Tổ chức đào tạo để cải thiện các kỹ năng cho các công ty, tổ chức cung cấp dịch vụ du lịch và các chương trình đào tạo cụ thể cho cộng đồng địa phương để họ có thể được hưởng lợi từ sự tăng trưởng du lịch thông qua việc cung cấp các sản phẩm du lịch, văn hóa và các dịch vụ liên quan. v
  6. Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ 6. Thu lệ phí thích hợp • Thu một khoản lệ phí của du khách và những người buôn bán để hỗ trợ việc quản lý các khu du lịch. • Thu phí vào cổng và lệ phí bán hàng để hỗ trợ phát triển, tái phát triển, duy trì các điểm du lịch và nâng cao tiêu chuẩn dịch vụ du lịch trong nước và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. 7. Tiếp thị các giá trị Khu DTSQ và phát triển các thị trường hiện có • Tiếp tục phát triển, quảng bá và tiếp thị giá trị Khu DTSQ Kiên Giang thành một điểm đến lý thú và là một ví dụ về sự hòa hợp giữa con người và sinh quyển. Đề cao các giá trị di sản của các địa điểm du lịch. • Xây dựng các chiến lược và các chương trình tiếp thị với các quốc gia lân cận và các trung tâm du lịch quốc tế; và giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ du lịch. • Thiết lập cơ chế phối hợp và hợp tác giữa tất cả các khu vực và địa điểm du lịch. • Ưu tiên phát triển thị trường trong nước và địa phương, tiếp theo là Trung Quốc và các thị trường Đông Nam Á và sau đó là thị trường phương Tây. Các định nghĩa Du lịch dựa vào cộng đồng (CBT) là hoạt động du lịch được sở hữu và hoạt động tại địa phương, góp phần vào sự cường thịnh của cộng đồng thông qua việc hỗ trợ sinh kế bền vững, bảo vệ các tài sản tự nhiên và truyền thống văn hóa - xã hội có giá trị. Các từ viết tắt asl trên mực nước biển Australian AID Cơ quan Hợp tác Phát triển quốc tế Úc, trước đây là AusAID CCCEP Chương trình Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biển DED Dịch vụ phát triển Đức GIZ Tổ chức Phát triển quốc tế Đức (Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit) GTZ Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức IUCN Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên quốc tế UNESCO Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc vi
  7. Mục lục Mục lục Lời nói đầu .................................................................................................................................. iii Tóm tắt ....................................................................................................................................... iv Các định nghĩa ...............................................................................................................................vi Các từ viết tắt ...............................................................................................................................vi Mục lục ........................................................................................................................................ vii PHẦN A: BỐI CẢNH QUY HOẠCH DU LỊCH ..................................................................................... 1 A1. Nhiệm vụ và nguyên tắt quy hoạch ....................................................................................... 2 A1.1 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính ............................................................................... 2 A1.2 Khung pháp lý và mục tiêu quy hoạch ........................................................................... 2 A1.3 Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang và đầm Đông Hồ ..................................................... 3 A1.4 Các nguyên tắc quy hoạch ............................................................................................. 4 A2. Đặc điểm của tỉnh đối với du lịch ........................................................................................... 4 A2.1 Đặc điểm khí hậu ........................................................................................................... 4 A2.2 Đặc điểm sinh học, địa chất .......................................................................................... 5 A2.2.1 Đồng bằng sông Cửu Long ................................................................................ 5 A2.2.2 Núi đá vôi.......................................................................................................... 5 A2.2.3 Các đảo và bờ biển ........................................................................................... 5 A2.2.4 Hệ thống giao thông đường thủy ..................................................................... 6 A2.3 Đặc điểm lịch sử và di sản văn hóa ............................................................................... 6 A2.3.1 Lịch sử .............................................................................................................. 6 A2.3.2 Di sản văn học .................................................................................................. 6 A2.3.4 Di sản văn hóa và tôn giáo ............................................................................... 7 A2.4 Đặc điểm về dân số và phát triển ................................................................................. 7 A2.4.1 Đặc điểm về dân số và kinh tế .......................................................................... 7 A2.4.2 Dịch vụ hỗ trợ du lịch ....................................................................................... 8 A2.4.3 Các dự án đã được phê duyệt ........................................................................ 10 A3. Xu hướng du lịch đối với Kiên Giang .................................................................................... 11 A3.1 Tăng số lượng du khách ............................................................................................... 11 A3.2 Lượng du khách qua đêm thấp .................................................................................... 11 A3.3 Dịch vụ phòng nghỉ cho du khách ................................................................................ 11 PHẦN B: CÁC NGUỒN LỰC VÀ CƠ HỘI DU LỊCH CỦA KIÊN GIANG ............................................. 13 B1. Nguồn lực di sản tôn giáo, lịch sử và văn hóa ..................................................................... 14 B1.1 Lễ hội và các địa điểm tôn giáo (chùa và đền) ............................................................ 14 B1.1.1 Khu vực Rạch Giá ........................................................................................... 14 B1.1.2 Khu vực Hà Tiên ............................................................................................. 14 B1.1.3 Các khu vực khác của Kiên Giang ................................................................... 15 B1.1.4 Hiện trạng các địa danh tôn giáo ................................................................... 15 B1.1.5 Ý nghĩa đối với du lịch .................................................................................... 15 B1.2 B1.2 Các khu di tích chiến tranh và đài tưởng niệm anh hùng dân tộc ....................... 15 B1.2.1 Khu vực Rạch Giá ............................................................................................ 15 B1.2.2 Khu vực Hà Tiên ............................................................................................. 16 B1.2.3 Khu vực Hòn Đất ............................................................................................ 16 B1.2.4 Khu vực Phú Quốc .......................................................................................... 16 B1.2.5 Hiện trạng của các khu di tích chiến tranh ..................................................... 16 B1.2.6 Ý nghĩa đối với du lịch .................................................................................... 16 B1.3 Lối sống của cộng đồng và nguồn lực di sản văn hóa .................................................. 16 B1.3.1 Truyền thống canh tác .................................................................................... 17 B1.3.2 Đánh bắt truyền thống và nuôi trồng thủy sản .............................................. 17 B1.3.3 Cộng đồng làng nghề và sản xuất hàng thủ công ........................................... 17 B1.3.4 Lối sống sông nước ........................................................................................ 18 B1.3.5 Di sản văn học ................................................................................................ 18 B1.3.6 Di sản khảo cổ học .......................................................................................... 18 B1.3.7 Các hoạt động hiện thời tại Phú Quốc ........................................................... 18 B1.3.8 Hiện trạng lối sống của cộng đồng ................................................................. 18 B1.3.9 Ý nghĩa đối với du lịch .................................................................................... 18 B1.4 Các địa điểm giải trí và sử dụng chúng để giải trí ....................................................... 19 B1.4.1 Trong đất liền ................................................................................................. 19 B1.4.2 Trên đảo Phú Quốc ......................................................................................... 19 B1.4.3 Hiện trạng của các hoạt động giải trí ............................................................. 19 vii
  8. Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ B1.4.4 Ý nghĩa đối với du lịch ..................................................................................... 20 B2. Nguồn lực thiên thiên và đa dạng sinh học ......................................................................... 20 B2.1 Những khu vực đất ngập nước ................................................................................... 20 B2.1.1 Dải đồng bằng ven biển, đất lau sậy và rừng tràm ......................................... 20 B2.1.2 Hiện trạng khu vực đất ngập nước ................................................................. 21 B2.1 3 Ý nghĩa đối với du lịch .................................................................................... 21 B2.2 Sông, rừng ngập mặn và cửa sông .............................................................................. 21 B2.2.1 Sông và rừng ngập mặn .................................................................................. 21 B2.2.2 Đầm Đông Hồ ................................................................................................. 22 B2.2.3 Hiện trạng sông, rừng ngập mặn và cửa sông ................................................ 22 B2.2.4 Ý nghĩa đối với du lịch .................................................................................... 22 B2.3 Bờ biển ....................................................................................................................... 22 B2.3.1 Bãi biển cát ..................................................................................................... 22 B2.3.2 Bờ biển đá ...................................................................................................... 23 B2.3.3 Hiện trạng bờ biển ......................................................................................... 23 B2.3.4 Ý nghĩa đối với du lịch .................................................................................... 23 B2.4 Núi đá và khu vực núi đá vôi ....................................................................................... 23 B2.4.1 Núi và mỏm đá ............................................................................................... 23 B2.4.2 Khu vực núi đá vôi .......................................................................................... 23 B2.4.3 Vườn quốc gia Phú Quốc ................................................................................ 23 B2.4.4 Hiện trạng các núi đá và khu vực đá vôi ......................................................... 24 B2.4.5 Ý nghĩa đối với du lịch ..................................................................................... 24 B2.5 Các đảo và san hô ........................................................................................................ 25 B2.5.1 Các đảo nhỏ ................................................................................................... 25 B2.5.2 Đảo Phú Quốc ................................................................................................. 25 B2.5.3 Hiện trạng các đảo .......................................................................................... 25 B2.5.4 Ý nghĩa đối với du lịch .................................................................................... 25 B2.5.5 San hô và cỏ biển ............................................................................................ 26 B2.5.6 Hiện trạng san hô và cỏ biển .......................................................................... 26 B2.5.7 Ý nghĩa đối với du lịch .................................................................................... 26 PHẦN C: CÁC HÀNH ĐỘNG CHIẾN LƯỢC MANG LẠI THÀNH CÔNG CHO DU LỊCH ..................... 27 C1. Chiến lược quan trọng .......................................................................................................... 28 C2. Các chiến lược hành động .................................................................................................... 29 C2.1 Bảo vệ các nguồn lực tự nhiên và văn hóa .................................................................. 29 C2.2 Cung cấp cơ sở hạ tầng bảo vệ môi trường ................................................................. 30 C2.3 Phát triển trung tâm du lịch và các nhánh ................................................................... 31 C2.3.1 Khái niệm trung tâm và nhánh ....................................................................... 31 C2.3.2 Các chiến lược hành động để đạt được mô hình phát triển trung tâm du lịch và phân nhánh ................................................................................................ 32 C2.4 Tái phát triển và phát triển các điểm du lịch theo chủ đề mới .................................... 33 C2.4.1 Du lịch theo chủ đề......................................................................................... 33 C2.4.2 Khả năng tương hợp giữa việc sử dụng các địa điểm, các chủ đề và các giá trị nguồn lực ................................................................................................ 34 C2.4.3 Hành động chiến lược đối với tái phát triển và giới thiệu các điểm du lịch ... 34 C2.4.4 Chiến lược hành động phát triển và giới thiệu các sản phẩm du lịch ............. 36 C2.5 Các tiêu chuẩn dịch vụ và lợi ích của cộng đồng địa phương ...................................... 37 C2.5.1 Các tiêu chuẩn dịch vụ du lịch ........................................................................ 37 C2.5.2 Du lịch dựa vào cộng đồng ............................................................................. 37 C2.5.3 Hành động chiến lược để nâng cao tiêu chuẩn dịch vụ và đảm bảo cộng đồng địa phương được hưởng lợi từ du lịch ........................................................... 37 C2.6 Thu lệ phí dịch vụ hợp lý ............................................................................................. 38 C2.6.1 Đầu tư ............................................................................................................ 38 C2.6.2 Tự bù đắp chi phí vận hành và bảo trì ............................................................ 38 C2.6.3 Giải ngân ........................................................................................................ 39 C2.6.4 Chiến lược hành động để tăng nguồn tài chính cho bảo trì tài sản du lịch và xác định việc giải ngân .................................................................................... 39 C2.7 Quảng bá các giá trị của Khu Dự trữ sinh quyển ......................................................... 40 Tài liệu tham khảo ....................................................................................................................... 43 viii
  9. PHẦN A. Bối cảnh quy hoạch du lịch PHẦN A. BỐI CẢNH QUY HOẠCH DU LỊCH Phần này cung cấp một cái nhìn tổng quan về hiện trạng quy hoạch du lịch, các nhiệm vụ quy hoạch và xu hướng du lịch. Qua phân tích hiện trạng quy hoạch du lịch cho thấy Kiên Giang có tiềm năng du lịch rất lớn bởi các giá trị đặc trưng về di sản thiên nhiên và văn hóa của tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn thiếu các sản phẩm du lịch có chất lượng cao để thể hiện các lợi ích kinh tế của du lịch, hỗ trợ việc bảo tồn các giá trị di sản và cải thiện sinh kế cộng đồng. 1
  10. Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ PHẦN A: BỐI CẢNH QUY HOẠCH DU LỊCH A1. Nhiệm vụ và nguyên tắc quy hoạch A1.1 Vị trí địa lý và ranh giới hành chính Báo cáo này tập trung giới thiệu các đặc điểm của tỉnh Kiên Giang và đặc biệt là Hà Tiên - vùng đầm phá Đông Hồ. Tỉnh Kiên Giang nằm ở Đồng bằng sông Cửu Long, ở mũi phía Tây Nam của Việt Nam. Phía Đông và Đông Nam giáp với tỉnh An Giang, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. Phía Nam giáp với tỉnh Cà Mau và phía Bắc giáp với Campuchia (hình A1). Theo ranh giới hành chính, Kiên Giang có một thành phố (Rạch Giá - thành phố tỉnh lỵ), một thị xã (Hà Tiên) và 13 huyện. Toàn tỉnh có 200 km bờ biển và 105 hòn đảo, hầu hết không có dân sinh sống. Hình A1. Ranh giới các huyện của tỉnh Kiên Giang và các điểm du lịch chính A1.2 Khung pháp lý và mục tiêu quy hoạch Năm 2001, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã phê duyệt quy hoạch tổng thể Đông Hồ (Quyết định số 712/UB-QD ngày 14 tháng 4 năm 2001). Theo quy hoạch, Kiên Giang sẽ phát triển các dịch vụ du lịch, trồng rừng sinh thái và nuôi trồng thủy sản. Cù lao Cừ Đức được đề xuất là một “làng du lịch sinh thái” và Tô Châu là các cơ sở du lịch ven bờ. Phục hồi “rừng sinh thái – đầm nước mặn” và phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững (Mai, 2011b). Quyết định này khẳng định ý nghĩa văn hóa, tâm linh và sinh thái của Đông Hồ, vai trò tiềm năng của nó trong phát triển nền kinh tế địa phương. Năm 2009 và 2011, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đã điều chỉnh quy hoạch tổng thể cho đầm Đông Hồ để đảm bảo bảo tồn bền vững, phục hồi và phát triển, bao gồm bảo vệ các giá trị lịch sử và văn hóa của nó và sử dụng chúng cho du lịch sinh thái (Thông báo số 149/TBVP và Thông báo số 110/TB-VP của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang). Ủy ban nhân dân thị xã Hà Tiên đã đồng ý với các quan điểm của quy hoạch này (Văn bản số 60/TTr-UBND, ngày 24/6/2009). 2
  11. PHẦN A. Bối cảnh quy hoạch du lịch Năm 2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang đề nghị Dự án Bảo tồn và Phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang (do GIZ và Australian AID tài trợ) hỗ trợ thực hiện quy hoạch chiến lược du lịch trong khu vực Hà Tiên và Đông Hồ. A1.3 Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang và đầm Đông Hồ Năm 2006, Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang được UNESCO công nhận. Diện tích của Khu DTSQ là 1.118.105 ha (thuộc tỉnh Kiên Giang), trong đó diện tích vùng lõi là 36.935 ha, vùng đệm 172.578 ha và vùng chuyển tiếp 978.591 ha. Khu DTSQ có nhiệm vụ bảo tồn rừng mưa nhiệt đới, rừng và núi đá vôi, đầm lầy, rừng tràm, rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô, các vùng đất ngập nước ven biển và đồng cỏ ngập nước theo mùa. Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang là cơ quan quản lý Khu DTSQ. Trong đề xuất thành lập Khu DTSQ, đầm Đông Hồ nằm trong vùng chuyển tiếp. Vào thời điểm đó, thông tin và nghiên cứu về khu vực này không có nhiều. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây (từ năm 2004) đã phát hiện ra vùng đất ngập nước này rất quan trọng bởi vì nó các giá trị đa dạng sinh học cao và rất cần được bảo tồn (Phùng, 2011). a. Dự án Bảo tồn và phát triển Khu Dự trữ sinh quyển Kiên Giang Khu DTSQ là trọng tâm của dự án Bảo tồn và phát triển Khu DTSQ Kiên Giang. Đây là dự án hợp tác giữa GIZ và Australian AID thuộc Chương trình biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái ven biển. Mục tiêu của dự án là thúc đẩy việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên của tỉnh Kiên Giang thông qua việc quản lý hiệu quả Khu Dự trữ sinh quyển và rừng ngập mặn ven biển. Dự án sử dụng cách tiếp cận có sự tham gia và các hoạt động định hướng theo nhu cầu. Báo cáo này phản ánh đầy đủ cách tiếp cận đó nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý Khu Dự trữ sinh quyển. b. Sáng kiến bảo tồn và phát triển tổng hợp đầm Đông Hồ Phù hợp với các mục tiêu tổng thể và phương pháp tiếp cận của dự án GIZ, sáng kiến bảo tồn và phát triển tổng hợp đầm Đông Hồ nhằm xây dựng năng lực của chính phủ và cộng đồng địa phương trong việc cân bằng nhu cầu phát triển kinh tế với bảo vệ và nâng cao các giá trị sinh thái, cảnh quan. Quy hoạch tổng hợp bảo tồn và phát triển bền vững đầm Đông Hồ được lựa chọn là hoạt động thí điểm để Ban Quản lý Khu DTSQ hỗ trợ và tư vấn cho Ủy ban nhân dân tỉnh về các quyết định quản lý tổng hợp. Sáng kiến này tập trung vào đầm Đông Hồ nằm tiếp giáp với biên giới Campuchia - Việt Nam và phía Đông Hà Tiên. Có nhiều dấu hiệu về suy thoái môi trường ở đầm Đông Hồ, bao gồm quá trình bồi lắng, ô nhiễm nước thải và khai thác tài nguyên quá mực. Điều này làm cho đầm Đông Hồ rất dễ bị tổn thương trước những tác động của nước biển dâng và thay đổi chế độ ngập lũ. Cộng đồng ở đây nhận ra hiện trạng không bền vững hiện nay và tin rằng trong tương lai khu vực sẽ thay đổi theo hướng phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và phát triển của các hoạt động ít ảnh hưởng đến môi trường và sinh kế người dân như du lịch môi trường - là hình thức du lịch dựa vào chất lượng cảnh quan. Các cán bộ quản lý dự án do GIZ Kiên Giang đã trao đổi với Ban quản lý Khu Dự trữ sinh quyển rằng du lịch có thể: • Hỗ trợ sinh kế cho người dân địa phương và cải thiện an sinh cộng đồng thông qua việc phát triển cơ sở hạ tầng công cộng. • Thúc đẩy bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ sự toàn vẹn của môi trường và làm phong phú thêm nền văn hóa và phong tục địa phương. • Hỗ trợ tốt hơn cho công tác bảo tồn bằng cách tăng cường nhận thức về môi trường và văn hóa, mối quan tâm và cam kết thông qua sự hiểu biết và trân trọng các giá trị. • Xây dựng mô hình thí điểm về sự phát triển bền vững. • Đa dạng hóa các cơ sở, hoạt động kinh tế của cộng đồng địa phương. 3
  12. Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ A1.4 Các nguyên tắc quy hoạch Các nguyên tắc chủ yếu của quy hoạch bảo tồn và phát triển tổng hợp Đông Hồ đã được trình bày trong Tài liệu hướng dẫn quy hoạch tổng hợp cho bảo tồn và phát triển đầm phá Đông Hồ- Việt Nam (Carter, 2012a) và được Thạc sỹ Lương Thanh Hải, phó trưởng ban quản lý Khu DTSQ thay mặt cho BQL thông qua vào tháng 3 năm 2012. Nguyên tắc đó là “Cam kết đầm Đông Hồ không bị xuống cấp hơn nữa, phục hồi các giá trị sinh thái và cảnh quan. Đây là các giá trị đã tồn tại và truyền cảm hứng cho du khách và cư dân ít nhất là từ thời Mạc Thiên Tích và 31 nhà thơ của Tao Đàn Chiêu Anh Các (năm 1736)”. Theo nguyên tắc chủ yếu này, quy hoạch phải tìm cách: • Bảo vệ tối đa các quần xã thực vật còn sót lại và tìm cách tái sinh, phục hồi chúng. • Phục hồi các quần xã thực vật làm vật đệm nhằm hạn chế ô nhiễm nước trong đầm do ô nhiễm chất dinh dưỡng và bồi lắng trầm tích. • Giảm thiểu các nguồn bồi lắng, chất dinh dưỡng và chất ô nhiễm hóa học độc hại vào trong đầm. • Duy trì các quá trình thủy động lực học của đầm và hệ thống biển liền kề. • Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. • Thúc đẩy việc bảo vệ và quảng bá các giá trị tự nhiên, văn hóa của Đông Hồ và khu vực xung quanh như là giá trị đặc trưng về văn hóa - xã hội của cộng đồng địa phương cũng như của tỉnh Kiên Giang và Việt Nam (Carter, 2012a). Ý nghĩa của nghiên cứu Trong bối cảnh của Kiên Giang, Khu Dự trữ sinh quyển liên kết với lịch sử phát triển của tỉnh bắt đầu từ giai đoạn họ Mạc xây dựng nền móng quản lý hành chính cho thị trấn Hà Tiên, dựa trên nguyên tắc này và những tác động của nó đều có liên quan đến toàn tỉnh được áp dụng trong báo cáo này để củng cố các định hướng du lịch chiến lược. A2. Đặc điểm của tỉnh đối với du lịch A2.1 Đặc điểm khí hậu1 Tỉnh Kiên Giang nằm trong vành đai nhiệt đới gió mùa ẩm. Nhiệt độ trung bình là 27,40C, nóng nhất trong tháng 4 (290C) và lạnh nhất trong tháng 1 (25,60C); độ ẩm trung bình 82% (do ảnh hưởng của biển nên nhiệt độ và độ ẩm ở đây được cải thiện tốt hơn). Kiên Giang có hai mùa rõ rệt, tương tự như các khu vực khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng mùa mưa xảy ra hơi sớm hơn và kết thúc muộn hơn, nên độ ẩm cao hơn. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa hàng năm tương đối cao (1.600- 2.100 mm trong đất liền và 2.400 – 2.900 mm trên đảo Phú Quốc). Trong mùa mưa, có 4 - 6 giờ nắng mỗi ngày và gió thường thổi từ phía Tây và Tây Nam, nhưng vào mùa khô gió chuyển sang phía Bắc và Đông Bắc (Lê & Trường, 2011; Mai, 2011a). Trong mùa khô, một ngày thường có từ 7 đến 8 giờ nắng. Ý nghĩa đối với sự thành công của du lịch Mặc dù nhiệt độ ấm và giờ nắng dồi dào, nhưng khí hậu 2 mùa ẩm - khô rõ rệt đã tạo nên tính chất mùa vụ trong hoạt động du lịch. Hơn nữa, hiện trạng lũ lụt hàng năm ở Đồng bằng sông Cửu Long cũng làm ảnh hưởng tới du lịch, gây khó khăn cho du khách muốn tới thăm các điểm du lịch thôn dã. Tính chất mùa vụ và hiện tượng lũ lụt là hạn chế trong phát triển du lịch, bao gồm cả việc phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch ở những nơi ít bị phụ thuộc vào thời tiết. 1 Theo Lê và Trường (2011), Hiệp và Sơn (2011) và Mai (2011) 4
  13. PHẦN A. Bối cảnh quy hoạch du lịch A2.2 Đặc điểm sinh học, địa chất Nghiên cứu địa chất, địa mạo (Metcalfe et al., 1999) cho thấy Kiên Giang rất phong phú về địa chất và địa mạo (ví dụ, sự hiện diện của các tầng trầm tích lâu đời nhất ở phía Nam, cảnh quan núi đá vôi, nhiều hang động, mỏm đất ngoài khơi, đảo và quần đảo). Thông tin cơ bản về địa chất này cung cấp nền tảng cho bảo tồn hệ sinh thái và có ý nghĩa du lịch. A2.2.1 Đồng bằng sông Cửu Long Sông Mekong là một trong những con sông lớn của thế giới, xếp hạng thứ mười hai về độ dài và thứ sáu về lượng nước xả trung bình hàng năm. Vùng tam giác sông Mekong này có diện tích khoảng 5,5 triệu ha, trong đó 3,9 triệu ha nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Độ sâu trầm tích thay đổi từ 500 m ở gần các cửa sông đến 30 m ở phía trong vùng đồng bằng, tiếp tục lắng đọng về phía Nam và phía Tây bán đảo Cà Mau lên đến 150 m mỗi năm. Hệ thống đồng bằng, sông và kênh rạch rất quan trọng đối với sinh kế và đa dạng sinh học (đặc biệt là chim), cả hai đều có thể là đặc điểm quan trọng thu hút du khách. Các đồng bằng của Kiên Giang gồm có một số khu vực đồng cỏ ngập nước theo mùa cuối cùng còn lại và cộng đồng rừng ngập nước ở Đồng bằng sông Cửu Long. Quần thể Tràm (Melaleuca cajuputi), Dừa nước (Nypa fruticans), đất lau lách và rừng ngập mặn có giá trị rất quan trọng về sinh kế cũng như động vật hoang dã. Kiên Giang được coi là một trong những nơi quan trọng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò bảo tồn các loài chim nước lớn, chẳng hạn như Sếu đầu đỏ (Grus antigone sharpii), Cò quắm vai trắng (Pseudibis davisoni) - loài cực kỳ nguy cấp trên toàn cầu, Ô Tác (Houbaropsis bengalensis) - loài có nguy cơ tuyệt chủng trên toàn cầu, Hạc cổ trắng (Ciconia episcopus), Cò Sơn (Mycteria leucocephala), và Bồ nông (Pelecanus philippensis) - loài dễ bị tổn thương trên toàn thế giới (Buckton et al., 1999). Ý nghĩa đối với sự thành công của du lịch Hầu hết các dải đồng bằng ở Kiên Giang là đối tượng chuyển đổi sang sản xuất lúa gạo và nuôi trồng thủy sản, thì các khu vực còn sót lại ngày càng có giá trị về du lịch. Tuy nhiên, tính bền vững (sự tồn tại) của các khu vực này vẫn còn chưa chắc chắn và do đó giá trị du lịch cũng chưa chắc chắn. A2.2.2 Núi đá vôi Rải rác khắp các vùng đồng bằng phía Tây của Kiên Giang là núi đá vôi nhô lên (vùng núi đá vôi) được phân lập từ các khu vực núi đá vôi khác ở Đông Dương. Mực nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết đã tạo nên các vách đá thẳng đứng, hang động thạch nhũ và các đặc trưng do xói mòn. Mặc dù các đá vôi nhỏ, nhưng mức độ đa dạng sinh học của chúng rất cao. Trong khu vực núi đá vôi có 322 loài thực vật được ghi nhận, với ít nhất 114 loài chim và 31 loài động vật có vú, gồm cả 9 loài dơi. Nổi bật trong các loài không xương sống là ốc sên trên cạn, với 65 loài được ghi nhận, trong đó có 36 loài mới được xác định gần đây và là loài đặc hữu của Kiên Giang. Ý nghĩa của núi đá vôi với du lịch Ngoài việc sử dụng giá trị văn hóa, lịch sử và tôn giáo, núi đá vôi và hang động là các điểm nóng đa dạng sinh học và là điểm du lịch giá trị hấp dẫn ở nhiều nơi trên thế giới. Đây cũng có thể là điểm nhấn cho du lịch ở tỉnh Kiên Giang. Tuy nhiên, hiện nay đa dạng sinh học của các núi đá vôi ở Kiên Giang vẫn chưa được sử dụng như một tiềm năng trọng tâm trong phát triển du lịch. A2.2.3 Các đảo và bãi biển Có rất nhiều hòn đảo có kích thước khác nhau ở ngoài khơi, trong đó lớn nhất là đảo Phú Quốc (574 km2) và nhỏ nhất là các núi đá đơn lẻ. Sự đa dạng này phản ánh đặc điểm địa chất lục địa. Các mảnh vụn từ các rạn san hô ngầm, cát từ đá granit bị xói mòn và trầm tích từ sông Mekong hình thành sự đa dạng về bãi cát, đá cuội và cồn cát trên các bãi biển. Ngoài các bãi biển, khu vực này còn có các mũi đá và các đai rừng ngập mặn còn sót lại. 5
  14. Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ Ý nghĩa của các đảo và bãi biển trong phát triển du lịch Hòn đảo nhiệt đới và những bãi biển tự nhiên là điểm thu hút khách du lịch tìm kiếm sự thư giãn. Tỉnh Kiên Giang có rất nhiều hòn đảo và loại bãi biển có khả năng thu hút các thị trường du lịch khác nhau, tuy nhiên cần duy trì sự đa dạng với nhiều loại hình trải nghiệm. A2.2.4 Hệ thống giao thông đường thủy Vào cuối mùa mưa, nước lũ ở sông, nước mưa và ảnh hưởng của thủy triều có thể gây ra lũ lụt 3.400.000 ha vùng đồng bằng sông Mekong ở phần lãnh thổ Việt Nam, trong đó phần nhiều ở tỉnh Kiên Giang. Để giảm bớt tác động của lũ lụt và hình thành vùng sản xuất nông nghiệp có năng suất cao, một hệ thống kênh rạch được xây dựng cắt ngang vùng đồng bằng. Vai trò trong phát triển du lịch Hệ thống giao thông đường thủy rất quan trọng đối với Kiên Giang. Tuy nhiên nó vẫn chưa được khai thác để phục vụ cho hoạt động du lịch mặc dù rất hấp dẫn khách du lịch. A2.3 Đặc điểm lịch sử và di sản văn hóa A2.3.1 Lịch sử Đế chế Phù Nam vào đầu thế kỷ thứ nhất và sau đó là Chân Lạp (thế kỷ 6) hình thành ở vùng Tây Nam bộ trong đó có tỉnh Kiên Giang. Nghiên cứu khảo cổ Óc Eo ở tỉnh láng giềng An Giang cho thấy khu vực này đã có cảng và kênh rạch thương mại nhộn nhịp vào thế kỷ thứ nhất. Đế chế này dần dần bị suy tàn và diệt vong do sự xâm lấn của Chân Lạp (Campuchia) và Champa. Vùng đất này hầu như bị “bỏ quên” một thời gian dài. Vào những năm 1620, dưới thời vua Khmer Chey Chettha II (1618-1628) người Việt Nam đã đến định cư trong khu vực và cho thành lập các tòa nhà chính phủ ở Prey Nokor. Dần dần dân số người Việt tăng nhanh chiếm phần lớn dân số. Trong thời gian cuối thế kỷ 17, Mạc Cửu - người sáng lập Hà Tiên - mở rộng ảnh hưởng của mình trong khu vực và các khu định cư của người Việt Nam, Hoa và mở rộng khu vực quản lý sâu hơn vào lãnh thổ Chân Lạp. Năm 1698, chúa Nguyễn ở Huế đã cử Nguyễn Hữu Cảnh thiết lập lại bộ máy hành chính quản lý khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Trong cuộc chiến tranh Tây Sơn (cuối thế kỷ 17) và triều đại nhà Nguyễn sau đó, ranh giới của Việt Nam mở rộng tới mũi Cà Mau. Năm 1802, Nguyễn Ánh đăng quang, tự xưng vua Gia Long và thống nhất tất cả các vùng lãnh thổ thuộc Việt Nam hiện đại, gồm cả Đồng bằng sông Cửu Long. Sau khi Nam Kỳ bị Pháp đánh chiếm vào những năm 1860, trong thời gian Nguyễn Trung Trực - một ngư dân - tổ chức và lãnh đạo nông dân chống Pháp ở Rạch Giá cho đến khi ông bị bắt và tử hình, khu vực này đã trở thành thuộc địa đầu tiên của Pháp. Sau đó, một phần Đông Dương cũng trở thành thuộc địa của Pháp. Trong suốt thời kỳ đô hộ, người Pháp đã phải vận dụng mọi người lực quân đội để đương đầu và đàn áp các phong trào yêu nước. Một cuộc chiến kéo dài trong suốt Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất và sau đó là Hải quân Hoa Kỳ trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai (chiến tranh Việt Nam - Mỹ). Trong những năm 1970, Khmer Đỏ đã tấn công đánh chiếm vùng Tây Nam Việt Nam. Cuộc chiến tranh này dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền Khmer Đỏ. Ý nghĩa của giá trị lịch sử với phát triển du lịch Tỉnh Kiên Giang có một quá trình lịch sử định cư và bảo vệ tổ quốc lâu dài. Chúng mang ý nghĩa quốc gia và thu hút sự quan tâm của khách du lịch. Kiên Giang có nhiều địa điểm phản ánh giá trị lịch sử, nhưng vẫn chưa được giới thiệu đầy đủ cho du khách. Phát triển hoặc tái phát triển các địa điểm này có thể khuyến khích du khách ở lại trong tỉnh dài ngày hơn và do đó gia tăng lợi ích kinh tế từ du lịch. A2.3.2 Di sản văn học2 Kiên Giang có một di sản văn học phong phú đặc biệt trong thời kỳ nhà Mạc, cảnh quan xung quanh Đông Hồ truyền cảm hứng cho nhiều nhà thơ, nhà văn sáng tác nhiều bài thơ và tác 2 Theo Trường (2011b). 6
  15. PHẦN A. Bối cảnh quy hoạch du lịch phẩm văn học nổi tiếng. Nổi tiếng nhất là tác phẩm “An Nam Hà Tiên thập vịnh” gồm nhiều bài thơ ca ngợi 10 cảnh đẹp ở Hà Tiên3 của nhóm nhà thơ Tao đàn chiêu Anh Các gồm 36 nhà thơ do Mạc Thiên Tích đứng đầu. Trong đó có bài Đông Hồ Ấn Nguyệt (1737) mô tả ánh trăng trên đầm Đông Hồ (Lê, 2011). Trần Trí Khải - một khách mời đặc biệt của Mạc Thiên Tích dựng cờ để thành lập nhóm văn học Tao Đàn Chiêu Anh Các năm 1736. Sinh ra ở Nam Hải, ông đã viết một bài thơ có tiêu đề Thụ Đức hiện tự cảnh, trong đó mô tả một chuyến đi chơi bằng tàu thuyền với nhiều bạn bè trên đầm Đông Hồ. Tác phẩm này cung cấp cái nhìn sâu sắc về Đông Hồ vào một đêm trung thu và niềm vui ngắm trăng tìm kiếm sự thư giãn trên các vùng sông nước (Anon, 2011a). Nhà hoạt động chống thực dân Nguyễn Thần Hiến (1856-1914) không thể tránh được cảm xúc khi lũ tràn về Đông Hồ. Bài thơ Hàn than thu lạo đồ (Cơn lũ mùa thu bên bờ lạnh) của ông mô tả Đông Hồ trong mùa lũ. Bài thơ được phát hiện trên tường đình làng thờ thần Thành Hoàng khi nó đã được phục chế. Nhà thơ Lâm Tấn Phác có một căn nhà gần Đông Hồ. Yêu phong cảnh nơi đó, ông đã lấy tên đầm làm bút danh của mình. Cùng với vợ là nhà thơ Mộng Tuyết, họ đã dệt nên những áng thơ lãng mạn. Hai nhân vật đó để lại nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng. Họ đã trở thành nhân vật nổi tiếng của Hà Tiên được giới văn học Việt Nam tôn trọng và yêu quý. Những bài thơ của họ cho thấy tình yêu nồng nhiệt của họ đối với ngôn ngữ Việt Nam và quê hương của họ. Lâm Tấn Phác đã viết một bài thơ cho Mộng Tuyết, sau đó bà đã sử dụng bài thơ này như là nền tảng cho cuốn tiểu sử cá nhân và gia đình bà. Ý nghĩa của giá trị văn học với phát triển du lịch Truyền thống và di sản văn học của Kiên Giang, đặc biệt là ở khu vực Hà Tiên - Đông Hồ có thể là điểm nhấn lễ hội và du lịch lớn. Nó làm nổi bật các tài sản du lịch tự nhiên của tỉnh Kiên Giang. A2.3.4 Di sản văn hóa và tôn giáo Di sản văn hóa của Kiên Giang và tầm quan trọng của nó đối với Việt Nam (cả Campuchia và Thái Lan) bắt nguồn từ sự định cư lâu dài, vai trò trung tâm và độc đáo trong lịch sử của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Việt Nam hiện đại. Đặc điểm lịch sử này được phản ánh trong nền văn hóa của nhiều dân tộc (Kinh, Hoa, Khmer) đang sinh sống trong tỉnh Kiên Giang. Các nền văn hóa được thể hiện trong các đền, chùa (hiện đang là trọng tâm của các hoạt động du lịch), món ăn truyền thống, lễ hội và biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày của các dân tộc. Ý nghĩa của giá trị di sản văn hóa và tôn giáo với phát triển du lịch Sự pha trộn văn hóa của Kiên Giang là độc nhất ở Việt Nam. Điểm độc đáo này nên được phát triển thành các sản phẩm du lịch đặc biệt và quảng bá như một hình ảnh du lịch của tỉnh. A2.4 Đặc điểm về dân số và phát triển4 A2.4.1 Đặc điểm về dân số và kinh tế Năm 2010, dân số toàn tỉnh là 1.705.500 người, trong đó 22% sống ở các khu vực đô thị (Bảng A1). Có ba dân tộc chính: Việt hay Kinh (chiếm 84,4% dân số), Khmer (12,3%) và Hoa (2,4%). Hoạt động kinh tế chủ đạo của Kiên Giang là khai thác, nuôi trồng thủy sản và trồng lúa. 66% (4.120 km²) diện tích đất được sử dụng để sản xuất nông nghiệp/nuôi trồng thủy sản, trong đó đất trồng lúa chiếm 3.170 km² (77% đất nông nghiệp), 19% (1.200 km²) là rừng. Nước mắm và hạt tiêu Phú Quốc rất nổi tiếng ở Việt Nam và ở nước ngoài. 3 Kim dự lan đào, Bình san điệp thúy, Tiêu tự thần chung, Gianh thành dạ cổ, Thạch động thôn vân, Châu nham lạc lộ, Đông hồ ấn nguyệt, Nam phố trừng ba, Lộc trĩ thôn cư, Lư khê ngư bạc. 4 Theo Mai (2011). 7
  16. Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ Ý nghĩa đối với phát triển du lịch Với các thế mạnh của các ngành sản xuất chính và sự đa văn hóa, Kiên Giang có cơ hội phát triển du lịch ẩm thực và nông nghiệp cũng như các hoạt động du lịch gắn liền với sinh kế địa phương (đánh bắt, nuôi trồng). Du lịch được công nhận là một hoạt động kinh tế tiềm năng bổ sung cho ngành sản xuất chính và đang phát triển nhanh chóng. Việc có ít các sản phẩm du lịch và khả năng cung cấp dịch vụ kém phát triển đang gây ảnh hưởng đến nguồn thu từ du lịch ở trong tỉnh, đặc biệt là vùng nông thôn. Bảng A1. Dân số tỉnh Kiên Giang (từ phía Tây sang phía Đông) Diện tích Thành phố/Huyện Dân số (Mật độ) Thủ phủ Phường/Xã Đặc điểm (km2) Thị xã Hà Tiên 88,5 39.957 (451/ km2) Thị xã Đô thị ven biển Huyện Phú Quốc 574 85.000 (148/ km2) Dương Đông 21 đảo nhỏ Đảo nông thôn Huyện Giang Thanh 407 28.910 (71/ km2) Tân Khánh Hòa 5 xã Nội địa nông thôn Huyện Kiên Lương 906 93.905 (104/ km2) Kiên Lương 13 xã Nông thôn ven biển Huyện Hòn Đất 1028 154.431 (150/ km ) 2 Hòn Đất 14 xã Nông thôn ven biển Huyện Tân Hiệp 416 147.821 (355/ km2) Tân Hiệp 10 xã Nội địa nông thôn TP Rạch Giá 97,8 205.660 (2100/km2) Thủ phủ của tỉnh 12 phường Đô thị ven biển Huyện Kiên Hải 28 20.499 (732/ km2) Bãi Nha Đảo nông thôn Huyện Giồng Riềng 634 195.024 (308/ km2) Giồng Riềng 18 xã Nông thôn nội địa Huyện Châu Thành 284 139.211 (490/ km2) Minh Lương 9 xã Bán đô thị ven biển Huyện Gò Quao 424 145.425 (343/ km ) 2 Gò Quao 10 xã Nông thôn nội địa Huyện An Biên 466 147.297 (316/ km2) Thu Ba 9 xã Nông thôn ven biển Huyện Vĩnh Thuận 608 133.539 (220/ km2) Vĩnh Thuận 7 xã Nông thôn nội địa Huyện U Minh Thượng 433 68.076 (157/ km2) 6 xã Nông thôn nội địa Huyện An Minh 711 112.215 (158/ km2) Thủ Mười Một 11 xã Nông thôn ven biển Tỉnh Kiên Giang 6.299 1.703.500 (260/ km2) Rạch Giá Nông thôn ven biển A2.4.2 Dịch vụ hỗ trợ du lịch a. Thành phố và thị xã là các trung tâm Rạch Giá là thủ phủ của tỉnh, nằm bên bờ biển, cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km. Đây là thành phố đầu tiên “lấn biển” để mở rộng thành phố bằng các công trình cải tạo. Nó đã trở thành một trong những thành phố lớn nhất ở phía Tây Nam Việt Nam. Dân số chủ yếu là người Kinh bao gồm một số lượng đáng kể là người Hoa và Khmer đang sinh sống ở Rạch Giá. Hầu hết du khách đi qua thành phố này chủ yếu để di chuyển đến Phú Quốc hoặc Hà Tiên (có thể là do Rạch Giá không có các sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách). Tuy nhiên, đây là vị trí trung tâm của các hoạt động kinh tế và hoạt động như là trung tâm du lịch của tỉnh. Hà Tiên cách Rạch Giá 1,5 giờ ô tô. Hà Tiên là một thị xã du lịch nổi tiếng với các bãi biển và phong cảnh đẹp, gồm cả đầm Đông Hồ. Hà Tiên được nhóm người Việt gốc Hoa do Mạc Cửu dẫn đầu tìm ra và khai phá từ giữa thế kỷ 17. Mạc Cửu đã cho xây dựng các chợ và hình thành một thị trấn kinh doanh nhộn nhịp. Người Việt chuyển đến định cư ở đây từ lâu đời tạo thành thế lực mạnh nhất thời bấy giờ. Hà Tiên được sát nhập vào lãnh thổ Việt Nam dưới triều đại chúa Nguyễn vào năm 1680. Sự kết hợp các nền văn hóa làm cho đặc điểm dân cư trở nên thú vị. Hà Tiên là một thị xã nhỏ và nằm bên đầm Đông Hồ đã tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách từ các bãi biển, hải đảo và các điểm du lịch thôn dã. Ý nghĩa đối với sự thành công của du lịch Rạch Giá và Hà Tiên là các đô thị lớn nhất của Kiên Giang và là các trung tâm cung cấp dịch vụ cho khu vực nông thôn xung quanh. Vì vậy, cần tập trung phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và dịch vụ ở các đô thị này và tạo điều kiện thuận lợi cho các tuyến du lịch trong ngày của du khách. Việc này sẽ giúp sử dụng cơ sở hạ tầng công cộng một cách hiệu quả và giảm thiểu tác động môi trường. 8
  17. PHẦN A. Bối cảnh quy hoạch du lịch b. Hạ tầng giao thông Rạch Giá cách thành phố Hồ Chí Minh 250 km, cách Cần Thơ 116 km và Mỹ Tho 182 km. Hà Tiên cách Rạch Giá 92 km. Đường giao thông nối từ Hà Tiên đến tỉnh Kampot - Campuchia hiện nay cũng đang được khách du lịch sử dụng. Sân bay Rạch Giá, Phú Quốc thực hiện các chuyến bay hàng ngày theo lịch trình kết nối thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Dịch vụ xe buýt thường xuyên hoạt động kết nối Rạch Giá và Hà Tiên cũng như các tỉnh lân cận. Rạch Giá và Phú Quốc là cảng thương mại và đánh bắt hải sản ở miền Nam Việt Nam, do đó, có thể thuê hoặc sử dụng dịch vụ thuyền để tiếp cận các hòn đảo và các cảng ven biển khác, bao gồm cả từ Rạch Giá đến đảo Phú Quốc và các đảo khác. Du lịch bằng thuyền giữa Phú Quốc và Kampot -Campuchia đã được đàm phán. Sử dụng các tàu thuyền truyền thống trên đường thủy vẫn còn là hình thức vận tải chính, đặc biệt là trong mùa mưa lũ khi đi lại bằng đường bộ khó khăn. Ý nghĩa đối với sự thành công của du lịch Kiên Giang có dịch vụ vận tải bằng đường bộ, hàng không và các cơ sở hạ tầng giao thông đường thủy tương đối tốt. Tuy nhiên, để sử dụng cho mục đích du lịch thì mạng lưới kênh rạch vẫn chưa xứng tầm. Hệ thống kênh rạch có tiềm năng quan trọng như một sản phẩm du lịch, nhưng cũng có thể hỗ trợ loại hình du lịch dựa vào cộng đồng dọc theo các tuyến đường thủy. c. Xử lý nước thải Nước thải ở Rạch Giá và Hà Tiên được cho chảy ra cống và chỉ được xử lý thô. Đa số các khu vực khác trong tỉnh nước thải hoạt động theo kiểu “ra khỏi nhà”. Chất thải do hoạt động và sinh hoạt con người trực tiếp thải vào các kênh rạch hoặc nước ngầm mà không qua xử lý. Tình trạng này dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (chất dinh dưỡng và các mầm bệnh) ở nước ngầm và hệ thống kênh mương, ảnh hưởng đến hệ sinh thái và đe dọa sức khỏe con người. Nước thải và khí thải từ hoạt động nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản làm trầm trọng thêm tình hình. Các vùng đất ngập nước như Đông Hồ có nguy cơ suy giảm về năng suất và mất đi nguồn tài nguyên du lịch. Sự ô nhiễm này lan rộng ra khu vực biển, đặc biệt là đe dọa các rạn san hô. Ý nghĩa đối với sự thành công của du lịch Nếu không xử lý có hiệu quả các chất thải do của con người thải ra sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả và sự thành công của du lịch vì nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng nước, hệ thống sinh học và sức khỏe con người. Muốn đạt được mục tiêu tăng gấp đôi số lượng du khách qua đêm tại Hà Tiên thì cần phải quan tâm tới vấn đề nước thải trực tiếp vào đầm Đông Hồ hoặc các khu vực rừng ngập mặn. Cần thiết phải lắp đặt hệ thống xử lý nước thải hiệu quả, ít nhất là theo tiêu chuẩn xử lý thứ cấp. d. Xử lý rác thải rắn Rác thải thối rữa có thể làm phân hữu cơ phục vụ sản xuất ở khu vực nông thôn trong toàn tỉnh, thì chất thải rắn, đặc biệt là nhựa, thường có điểm đến cuối cùng là các dòng chảy (kênh, rạch, đại dương). Cần phải mở rộng các công trình xử lý chất thải rắn hiện có tại Hà Tiên và Rạch Giá, nếu số lượng khách du lịch tăng đúng theo kế hoạch dự kiến. Ý nghĩa đối với sự thành công của du lịch Yêu cầu các điểm có du khách tới thăm, bao gồm cả các thành phố, thị xã, cần có dịch vụ thu gom rác để đảm bảo tính thẩm mỹ và bảo vệ sức khỏe con người. Cần có hệ thống quản lý chất thải ở các huyện trong toàn tỉnh. e. Mạng lưới điện và nước Ở các trung tâm đô thị, dịch vụ cung cấp điện rất tốt, nhưng ở vùng sâu, xa ở nông thôn, người dân phải dựa vào máy phát điện (hoặc không có điện). Hệ thống cung cấp nước chỉ hoạt động trong phạm vi Rạch Giá và Hà Tiên, nhưng chất lượng nước không ổn định và cần 9
  18. Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ phải đun sôi để uống. Ở khu vực nông thôn, người dân phải sử dụng nước ngầm hoặc nước mưa thu từ mái nhà, cả hai nguồn nước đều đáng lo ngại đối với vấn đề sức khỏe. Ý nghĩa đối với sự thành công của du lịch Mức độ thành công của du lịch bị hạn chế bởi sự thiếu hụt hoặc mất ổn định của nguồn năng lượng (đặc biệt là ở các khu vực nông thôn) và hệ thống cấp nước sinh hoạt an toàn. Sự phụ thuộc vào nước đóng chai tạo ra lượng chất thải rắn đáng kể và sẽ tăng khi lượng du khách tăng lên. Việc cải thiện khả năng tiếp cận với nguồn năng lượng và nước uống an toàn là rất quan trọng đối với việc mở rộng du lịch trong tỉnh và cải thiện cuộc sống cộng đồng. f. Dịch vụ y tế Rạch Giá, Hà Tiên và Phú Quốc đã có các dịch vụ y tế cơ bản, nhưng để điều trị các bệnh theo yêu cầu của y tế hiện đại thì cần phải đến các thành phố lớn trong vùng hoặc tới thành phố Hồ Chí Minh. Ý nghĩa đối với sự thành công của du lịch Lượng du khách tăng, đặc biệt là du khách quốc tế là lý do chính đáng để phát triển các dịch vụ y tế tiên tiến trên địa bàn tỉnh. A2.4.3 Các dự án đã được phê duyệt a. Chuyển đổi sử dụng đất và các công trình lấn biển Trung ương đã hỗ trợ nhiều công trình công cộng để thúc đẩy phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh Kiên Giang nói riêng. Hầu hết các đầu tư nhằm khai thác các khu vực đất ngập nước bằng cách chuyển đổi chúng thành các vùng sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp. Những công trình này đã trực tiếp làm suy giảm các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên của khu vực. Rạch Giá và Hà Tiên cũng là nơi có các công trình lấn biển. Các công trình này đã mở rộng diện tích đất đô thị và phát triển công trình liên quan tới du lịch, nhưng tác động của chúng tới động lực ven biển vẫn chưa được làm rõ. b. Trọng tâm du lịch ở Việt Nam Chính phủ đã xác định tầm quan trọng của du lịch phía Nam đối với phát triển kinh tế của Việt Nam và dự kiến Hà Tiên là một trung tâm du lịch sinh thái, nơi giới thiệu các giá trị môi trường của các vùng đất ngập nước và bờ biển phía Nam (Hiệp & Sơn 2011). Hiện đang có quy hoạch xây dựng công viên đa chức năng, bao gồm cả một khu nghỉ mát trên 27,6 ha trên một cù lao ở đầm Đông Hồ. Tuy nhiên, giống như nhiều đề xuất khác, vấn đề quản lý chất thải và các tác động môi trường tiềm tàng vẫn chưa được giải quyết. Hệ thống đường bộ và một cây cầu nối Hà Tiên với ấp Cừ Đức đã được đề xuất và phê duyệt (Mai 2011a, b). Mai (2011) cũng đề xuất nạo vét đầm Đông Hồ để phục vụ tốt hơn cho giao thông vận tải và du lịch, đầu tư vào bến bãi và nâng cấp đường thủy, xây dựng ngôi làng du lịch sinh thái ở Cừ Đức, giao đất rừng cho người dân địa phương và khuyến khích họ kết hợp phát triển cây có lợi nhuận cao với nuôi trồng thủy sản ở phía Đông và phía Nam của đầm Đông Hồ. Phú Quốc được quy hoạch thành một điểm du lịch quốc tế lớn, mà trọng tâm là các loại hình du lịch hấp dẫn như sân golf, sòng bạc và khách sạn 5 sao. Các địa điểm này sẽ làm thay đổi các trải nghiệm từ du lịch sinh thái quy mô nhỏ hướng tới du lịch đại chúng cao cấp. c. Phục hồi và bảo tồn môi trường sống Tầm quan trọng của đa dạng sinh học và thủy sản ở rừng ngập mặn và vai trò của chúng trong việc ổn định bờ biển, giảm nhẹ tác động của biến đổi khí hậu được thừa nhận rộng rãi. Vì vậy, đã có nhiều chương trình hỗ trợ nhằm phục hồi rừng ngập mặn và rừng Tràm ven biển. Ý nghĩa đối với sự thành công của du lịch Rừng ngập mặn và quần thể thực vật khác có tiềm năng trở thành một điểm nhấn của du lịch và sẽ góp phần đáng kể vào tính hấp dẫn về thẩm mỹ của Kiên Giang. Tuy nhiên, các hệ 10
  19. PHẦN A. Bối cảnh quy hoạch du lịch sinh thái khác, đặc biệt là các núi đá vôi và vùng ven biển vẫn đang là đối tượng dễ bị tổn thương nếu chúng được sử dụng cho mục đích khác ngoài bảo tồn và du lịch. Nếu phát triển du lịch là để hỗ trợ bảo tồn, thì cần thiết phải sử dụng các khu bảo tồn cho mục đích du lịch nhiều hơn. A3. Xu hướng du lịch đối với Kiên Giang A3.1 Tăng số lượng du khách Năm 2010, tỉnh Kiên Giang đã thu hút hơn 4,3 triệu lượt khách (97% là khách nội địa), trung bình hàng năm tăng 15% kể từ năm 2005. Trong cùng thời gian, du khách đến Phú Quốc tăng khoảng 20% mỗi năm, lên tới 329.000 khách (khoảng 30% là khách quốc tế) (Hình A2 và A3). Như vậy, trong khi Phú Quốc là điểm đến của khoảng dưới 10 % tổng lượng khách du lịch đến tỉnh Kiên Giang thì nó lại thu hút khoảng một phần ba du khách quốc tế. Ngược lại, khu vực đất liền của Kiên Giang hiện đang có một thị trường du khách trong nước phát triển mạnh mẽ, nhưng không thu hút được khách quốc tế. Vì vậy, với sự tăng trưởng thị trường trong nước, Kiên Giang đang trên một quỹ đạo thay thế An Giang – một tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long đã thu hút hầu hết khách du lịch (Hình A4). 4,500 350 Số lượng khách du lịch (‘000) Số lượng khách du lịch (‘000) Khách du lịch Phú Quốc Tourists to Phu Quoc 4,000 300 Khách du lịch quốc tế International tourists 3,500 Domestic lịch nội địa Khách du tourists 250 3,000 2,500 200 Touristdu lịch đến Kiên Giang Khách to Kien Giang (excluding 2,000 150 Phu Phú Quốc) (trừ Quoc) 1,500 Khách du lịch quốc tế International tourists 100 1,000 Domestic lịch nội địa Khách du tourists 500 50 0 0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Năm Year Year Năm Hình A2. Du khách tới Kiên Giang, Hình A3. Du khách tới Phú Quốc bao gồm cả khách tới Phú Quốc A3.2 Lượng du khách qua đêm thấp Mặc dù khách du lịch trong nước tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng lượng khách lưu trú qua đêm không nhiều. Khách du lịch nội địa lưu trú qua đêm chiếm dưới 30%. Thời gian lưu trú đối với du khách trong nước đến Phú Quốc là 1,1 đêm và 1,3 6,000 Số lượng khách du lịch (‘000) An Giang Kiên Giang Kien Giang Cần Thơ Can Tho đêm đối với các địa điểm khác của Kiên Giang. Đối với du 5,000 Cà Mau Ca Bến Tre Ben Tre khách quốc tế, các con số khả quan hơn một chút đối với Phú Quốc (2,3 đêm), nhưng ít hơn (1,2 đêm) đối với các 4,000 điểm còn lại của tỉnh. Tuy nhiên, theo các số liệu quốc tế thì thời gian lưu trú của du khách khác nhau đáng kể giữa 3,000 các năm. 2,000 Những dữ liệu này cho thấy Kiên Giang có cơ hội tăng khách 1,000 du lịch nghỉ qua đêm và nâng cao thu nhập từ du lịch. 0 A3.3 Dịch vụ phòng nghỉ cho du khách 2000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Year Phòng nghỉ tại Phú Quốc và trên địa bàn tỉnh vẫn còn Năm tương đối tĩnh, mặc dù các loại hình phòng nghỉ “sao” Hình A4. Du khách tới các tỉnh thuộc đang tăng lên ở tất cả các địa phương của Kiên Giang vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong năm 2010 (Bảng A2). 11
  20. Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên: Phát triển du lịch tỉnh Kiên Giang Khu vực Hà Tiên - Đông Hồ Công suất sử dụng phòng nghỉ vẫn ở mức cao đối với Phú Quốc (> 70%), nhưng thấp đối với các vùng khác của Kiên Giang (thường
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2