intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh_2

Chia sẻ: Trần Lê Kim Yến | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

57
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chính ông là người chủ động tạo ra hoàn cảnh, tạo ra cuộc xoay vần và cơn bão tố của lịch sử. Tham vọng cải cách của ông lớn dần là do tình thế lịch sử nhưng cũng chính tham vọng đó chi phối.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh_2

  1. Quan niệm về lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh
  2. Chính ông là người chủ động tạo ra hoàn cảnh, tạo ra cuộc xoay vần và cơn bão tố của lịch sử. Tham vọng cải cách của ông lớn dần là do tình thế lịch sử nhưng cũng chính tham vọng đó chi phối. Con người dù lớn lao nhưng trong guồng quay lịch sử, “bị lịch sử lựa chọn” cũng trở nên một số phận đáng thương, chẳng hạn hai anh em nhà Messmer và những consquitador (nhà chinh phục) trong Mẫu Thượng ngàn. Theo dấu chân Garnier, Riviere, họ hăm hở rời Pháp quốc trong tư thế của người đi khai hoá cho vùng đất thuộc địa hoang dã tối tăm với khát khao vinh quang, niềm tin vào sức mạnh. Nhưng lịch sử có những sự chuyển dịch ngược chiều, người da trắng đi xâm chiếm châu Phi và bị đồng hoá trở lại (going black). Tư tưởng thống trị và chiếm đoạt biểu lộ bằng vệt hắc ám trên ấn đường Philipe đã có lúc mờ nhạt khi ông tìm thấy sự giao hoà với người đàn bà bản xứ, nhưng đi ngược chiều lại, cuối cùng Philipe phải lãnh nhận cái chết. Mang trên mình sứ mệnh của nhà chinh phục nhưng nếu từ chối gánh nặng lịch sử đó, nhân vật sẽ có một số phận khác. Lịch sử hiện hữu trong con người và số phận của mỗi cá nhân. Bên cạnh việc khai thác sử liệu, nhà văn quan tâm đến khám phá cái lịch sử hiện hữu đó bằng sự thấu hiểu từng số phận. Nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh là những con người cá nhân với đầy đủ tính cách phức tạp và đa dạng, nó lý giải cho động cơ sâu xa của những hành động có tính lịch sử của nhân vật. Cuộc cải cách quyết liệt của Hồ Quý Ly bắt nguồn từ chính tính cách thích “chơi với lửa” của Quý Ly lúc còn bé cho tới sự quyết đoán trong khát vọng thay đổi của con người có tư tưởng tân tiến sau đó là mưu toan chính trị và tham vọng quyền lực của một bạo chúa. Trong cách nhìn của nhà tiểu thuyết, lịch sử không mang tính khách quan ngoại tại, nó bị phụ thuộc vào ý chí chủ quan của cá nhân, đây là một cách nhìn tích cực vì nó xác định trách nhiệm cá nhân một cách hiển nhiên. Dấu ấn lịch sử in dấu đậm nét trên cuộc đời và số phận con người. Ở Hồ Quý Ly, giai đoạn lịch sử giao thời đầy mâu thuẫn hiện lên qua cuộc đời ông vua già Lê Hiển Tông với những dùng dằng của lịch sử: đổi mới để tiến bộ và chấp nhận rủi ro hay thủ cựu với lề lối của tổ tông dù tình trạng đất nước đã trở nên mục ruỗng. Hay như trong Mẫu Thượng ngàn, quá trình xâm lược và
  3. công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp có thể được hình dung qua chuyện đời, chuyện tình của anh em nhà Messmer. Những thăng trầm trong quá trình làm giàu ở thuộc địa, các cấp độ của sự chiếm đoạt tình yêu, và kết thúc nhiều nghiệt ngã (cái chết của Philippe, chứng hoang tưởng của Julien, đứa bé ra đời từ đêm hội) cho thấy tương lai phá sản của chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam. Từ tư duy lịch sử trên có thể thấy quan niệm nghệ thuật về con người của nhà văn. Con người trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh không chỉ khoác bộ áo chính trị mà con người của đời thực, con người của cuộc sống thường ngày. Nguyễn Xuân Khánh quan niệm con người là sinh thể phức tạp, đa diện. Từ việc chọn thời điểm lịch sử không phải là quá khứ hào hùng hay thái bình thịnh trị mà là một giai đoạn rất phức tạp dẫn đến hệ quả là các nhân vật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh hầu như đều ở trong thế lưỡng cực, đa trị. Với vai trò của nhà thực dân, Philippe là kẻ chinh phục chỉ tin vào sức mạnh nhưng không hoàn toàn như vậy, cuộc hôn nhân với người đàn bà bản xứ chứng tỏ anh ta nhận ra giới hạn của sức mạnh, những lúc đắm say với “đoá hoa phương Đông” biến anh ta trở thành con người hoà ái. Trần Khát Chân không chỉ là vị tướng tài ba mưu lược, có tâm hồn nghệ sĩ và tấm lòng nhân hậu, nhân vật này cũng có thể tàn bạo và thủ đoạn như đối thủ của mình, không ngần ngại đề nghị Sử Văn Hoa viết sách bôi nhọ Hồ Quý Ly với nguyên tắc “để tiêu diệt kẻ thù thì ta có quyền làm tất cả, ngay cả dựng nên sự việc”. Với Nguyễn Xuân Khánh, con người luôn luôn tự nhận thức về chính mình cũng như về thế giới xung quanh. Nhà văn đặt con người trước những biến động lịch sử và bắt nó phải gánh trên vai gánh nặng tư tưởng. Ở Hồ Nguyên Trừng có nỗi khắc khoải khôn nguôi của con người trước thời cuộc, ông hiểu rất rõ về bản chất của đời sống cung đình nhưng cũng ý thức về trách nhiệm của cá nhân trước dòng tộc, trách nhiệm của kẻ sĩ trong thời loạn. Bên cạnh đó, nhân vật Thuận Tôn lại chìm đắm trong suy tư về cái ác và quyền lực, cái chết và sự sống… Và mỗi nhân vật là một sự phân thân nghiệt ngã. Trong Hồ Quý Ly, nhà văn để cho nhân vật Thuận Tôn độc thoại trong suốt sáu trang sách, đối diện với những sự thật đau đớn của cuộc đời mình, hoang mang giữa một bên là trạng thái hư vô, một bên là những khắc khoải về thực tại. Nguyễn Xuân Khánh đã sử dụng khá đắc địa thủ pháp độc thoại nội tâm nhờ đó có thể nhận thức
  4. sâu sắc hơn về con người, bản ngã và sự tồn tại đồng thời cả những bước đi thầm lặng của tiến trình của lịch sử. Từ Hồ Quý Ly đến Mẫu Thượng ngàn là hành trình tư tưởng từ nhận thức lịch sử tới cảm quan văn hoá, là sự mở rộng từ chiều dài thời gian đến bề rộng không gian(7). Đặt diễn tiến lịch sử song hành với cái hằng thể của văn hoá, tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh đã đạt đến chiều sâu nhân bản và khám phá được nhiều phương diện của đời sống. Ở Hồ Quý Ly, nhà văn chú ý tới những nhân vật có thật của lịch sử, những hình tượng đậm nét để đi đến cái phổ quát của con người. Cuộc đời mỗi nhân vật lịch sử cũng như mỗi biến cố, sự kiện chỉ là cái chớp mắt của ngàn năm nhưng nhà văn đã lưu giữ lại khoảnh khắc đó tạo dựng thành hình tượng nghệ thuật giàu sức sống như Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, Trần Nghệ Tôn, Trần Khát Chân,… Mẫu Thượng ngàn hướng tới những nhân vật hư cấu, vô danh trong lịch sử để dệt nên bức tranh rộng lớn là nền văn hoá Việt. Vì thế mô thức tự sự trong hai tác phẩm này cũng có những điểm tương đồng và khác biệt, như kết cấu, hình thức triển khai cốt truyện… Hồ Quý Ly có lối kết cấu hồi cố của thể thủ vĩ ngâm, mở đầu là Hội thề Đồng Cổ, kết thúc là Hội thề Đốn Sơn. Hệ thống nhân vật được cấu trúc như vòng tròn thái dương hệ xoay quanh nhân vật Hồ Quý Ly, có thể nhìn nhân vật trung tâm này từ rất nhiều hướng, trong khi tất cả các nhân vật đều tự xoay quanh nó để lộ diện cả mặt sáng và tối, âm và dương, các vấn đề lịch sử được lật đi lật lại. Mẫu Thượng ngàn được kết cấu theo trục đối xứng giữa một bên là họ Vũ bên kia là họ Đinh, giữa làng Cổ Đình và đồn điền Messmer, giữa kẻ đi chinh phục và bị chinh phục, giữa văn hoá truyền thống và những yếu tố ngoại lai… và có một sự chuyển động từ các điểm cực, cũng có khi theo hướng xích lại gần nhau bởi triết lý đầy tính nhân văn: Đã là người ta, ai chẳng là con của Mẫu. Quan niệm về tiểu thuyết lịch sử co giãn và có tính tương đối, nó phụ thuộc vào quan điểm riêng của mỗi người. Nếu cứ vẽ một cái khuôn rồi ấn tác phẩm vào khuôn để phân tích thì e rằng
  5. sẽ khiên cưỡng. Sự đổi mới trong quan niệm về lịch sử được chuyển hoá nhuần nhuyễn vào hình tượng trong tác phẩm, cùng với những nỗ lực cách tân nghệ thuật, Nguyễn Xuân Khánh đã tạo nên những thành công của tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu Thượng ngàn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2