intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình chụp cộng hưởng từ

Chia sẻ: Nguyễn Tuấn Dũng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:18

459
lượt xem
101
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

BN mang vật có từ tính (bất cứ vùng nào trên cơ thể) mà có khả năng gây nguy hiểm khi vào vùng từ trường. Vd: kẹp phẫu thuật (trừ loại được làm bằng nicken hoặc titan), van tim nhân tạo, lọc tĩnh mạch, mảnh đạn ở vùng nguy hiểm, một số bộ phận ghép trong ốc tai, van não thất màng bụng điều chỉnh bằng từ tính… – BN mang vật có từ tính trong vùng khảo sát: đinh nội tủy, nẹp vít kim loại, khớp háng nhân tạo… – BN nặng cần có máy hồi sức bên cạnh. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình chụp cộng hưởng từ

  1. Quy trình chụp cộng hưởng từ CHỐNG CHỈ ĐỊNH CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ 1. CCĐ tuyệt đối: – BN mang vật có từ tính (bất cứ vùng nào trên cơ thể) mà có khả năng gây nguy hiểm khi vào vùng từ trường. Vd: kẹp phẫu thuật (trừ loại được làm bằng nicken hoặc titan), van tim nhân tạo, lọc tĩnh mạch, mảnh đạn ở vùng nguy hiểm, một số bộ phận ghép trong ốc tai, van não thất màng bụng điều chỉnh bằng từ tính… – BN mang vật có từ tính trong vùng khảo sát: đinh nội tủy, nẹp vít kim loại, khớp háng nhân tạo… – BN nặng cần có máy hồi sức bên cạnh. 2. CCĐ tương đối: – BN kích động, sợ cô độc. Khi đó cần cho BN dùng thuốc an thần. – BN quá béo phì, > 120kg CN. Nguyễn Tuấn Dũng – Khoa CĐHA – BV Bạch Mai 1
  2. Quy trình chụp cộng hưởng từ QUY TRÌNH CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ BỤNG – KHUNG CHẬU 1. Chuẩn bị bệnh nhân: – X ác định lại BN không có chống chỉ định * – Yêu cầu BN cởi đồ trang sức, các vật dụng bằng kim loại; thay trang phục bằng bộ áo – quần của phòng CHT (trừ trường hợp BN đang mặc đồ bệnh viện). – Y êu cầu cho bệnh nhân ngủ hoặc mê nếu tiên lượng bệnh nhân không thể nằm im. 2. Đặt tư thế bệnh nhân: – Đ ể bệnh nhân nằm ngửa trên bàn hai tay đặt dọc theo thân, trừ trường hợp BN quá mập, khi đó để tay lên trên đầu. – G ắn coil thân và chỉnh BN sao cho coil bao phủ được vùng cần chụp. – Cắm dây cáp vào coil. – Chỉnh bàn sao cho tia trung tâm ở giữa coil. – Đ ẩy b àn vào trong cho tới vị trí = 0. 3. Chụp: – Chọn chương trình chụp (đã cài sẵn) phù hợp với bộ phận cần chụp. – Q uét hình đ ịnh vị (3 mặt phẳng) – Đảm bảo những chuỗi xung cơ b ản sau: axial T1W, T2W, FATSAT, coronal T1W, T2W. Tùy theo chẩn đoán và bộ phận cần chụp mà có thể bổ sung thêm bằng các chuỗi: FLAIR, TOF, …; hoặc bằng các mặt cắt khác. Máy chạy tự động cho đến khi chụp xong. Có thể ngừng phát xung bằng nút “Stop” trên màn hình ho ặc nút đỏ (Emergency) trên hộp giao tiếp. N ếu có bơm cản từ, thiết lập sẵn chuỗi xung T1W trên các m ặt phẳng (tùy thuộc chẩn đoán và bộ phận chụp) để sau bơm chụp ngay. – X ác nhận việc đã chụp xong. Đưa bệnh nhân rời bàn và ra khỏi phòng. 4. Xử lý ảnh – In phim: – Lọc nhiễu, chỉnh độ tương phản, sáng tối cho ảnh. Đo kích thước, chú thích… ở vùng tổn thương (nếu có), chú thích mốc giải phẫu. – In phim với các ảnh trên các mặt cắt ở các chuỗi xung đã thu được. * Đã qui định trong bảng “Các trường hợp chống chỉ định chụp Cộng h ưởng từ”. CN. Nguyễn Tuấn Dũng – Khoa CĐHA – BV Bạch Mai 2
  3. Quy trình chụp cộng hưởng từ QUY TRÌNH CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ CHI 1. Chuẩn bị bệnh nhân: – X ác định lại BN không có chống chỉ định * – Yêu cầu BN cởi đồ trang sức, các vật dụng bằng kim loại; thay trang phục bằng bộ áo – quần của phòng CHT (trừ trường hợp BN đang mặc đồ bệnh viện). – Y êu cầu cho bệnh nhân ngủ hoặc mê nếu tiên lượng bệnh nhân không thể nằm im. 2. Đặt tư thế bệnh nhân: – Đ ể bệnh nhân nằm ngửa trên bàn, với: + Tay để duỗi thẳng dọc theo thân nếu chụp chi trên. + Chân để duỗi tự nhiên, bàn chân xoay ngoài nhẹ. – Lót đ ệm cố định – G ắn coil tương thích vào bộ phận cần chụp và chỉnh sao cho coil bao phủ được vùng cần chụp. – Cắm dây cáp vào coil. – Chỉnh bàn sao cho tia trung tâm ở giữa coil. – Đ ẩy b àn vào trong cho tới vị trí = 0. 3. Chụp: – Chọn chương trình chụp (đã cài sẵn) phù hợp với bộ phận cần chụp. – Q uét hình đ ịnh vị (3 mặt phẳng) – Tùy bộ phận chụp mà chọn các chuỗi xung, mặt cắt khác nhau: + Thông thường sử dụng các chuỗi xung T1W, T2W theo nhiều hướng song song hoặc vuông góc với trục của chi và FATSAT theo một trong các hướng đó. Máy chạy tự động cho đến khi chụp xong. Có thể ngừng phát xung bằng nút “Stop” trên màn hình ho ặc nút đỏ (Emergency) trên hộp giao tiếp. N ếu có bơm cản từ, thiết lập sẵn chuỗi xung T1W trên các m ặt phẳng (tùy thuộc chẩn đoán và bộ phận chụp) để sau bơm chụp ngay. – X ác nhận việc đã chụp xong. Đưa bệnh nhân rời bàn và ra khỏi phòng. 4. Xử lý ảnh – In phim: – Lọc nhiễu, chỉnh độ tương phản, sáng tối cho ảnh. Đo kích thước, chú thích… ở vùng tổn thương (nếu có), chú thích mốc giải phẫu. – In phim với các ảnh trên các mặt cắt ở các chuỗi xung đã thu được. * Đã qui định trong bảng “Các trường hợp chống chỉ định chụp Cộng hưởng từ”. CN. Nguyễn Tuấn Dũng – Khoa CĐHA – BV Bạch Mai 3
  4. Quy trình chụp cộng hưởng từ QUY TRÌNH CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ CỘT SỐNG NGỰC – LƯNG 1. Chuẩn bị bệnh nhân: – X ác định lại BN không có chống chỉ định * – Yêu cầu BN cởi đồ trang sức, các vật dụng bằng kim loại; thay trang phục bằng bộ áo – quần của phòng CHT (trừ trường hợp BN đang mặc đồ bệnh viện). – Y êu cầu cho bệnh nhân ngủ hoặc mê nếu tiên lượng bệnh nhân không thể nằm im. 2. Đặt tư thế bệnh nhân: – Đ ể bệnh nhân nằm ngửa trên bàn hai tay đặt dọc theo thân, trừ trường hợp BN quá mập, khi đó để tay lên trên đầu. – G ắn coil thân và chỉnh BN sao cho coil bao phủ được vùng cần chụp. – Cắm dây cáp vào coil. – Chỉnh b àn sao cho tia trung tâm ở giữa coil, thường trùng với điểm dưới hõm ức hoặc trên mũi ức khoảng 5 – 8 cm đối với chụp cột sống ngực, trên rốn kho ảng 2cm đối với chụp cột sống thắt lưng. – Đ ẩy b àn vào trong cho tới vị trí = 0. 3. Chụp: – Chọn chương trình chụp (đã cài sẵn) phù hợp với bộ phận cần chụp. – Q uét hình đ ịnh vị (3 mặt phẳng) – Đảm bảo những chuỗi xung cơ bản sau: axial T2W, sagittal T1W và T2W, có thể bổ sung thêm bằng chuỗi FATSAT. Máy chạy tự động cho đến khi chụp xong. Có thể ngừng phát xung bằng nút “Stop” trên màn hình ho ặc nút đỏ (Emergency) trên hộp giao tiếp. N ếu có bơm cản từ, thiết lập sẵn chuỗi xung T1W trên các m ặt phẳng (tùy thuộc chẩn đoán và bộ phận chụp) để sau bơm chụp ngay. – X ác nhận việc đã chụp xong. Đưa bệnh nhân rời bàn và ra khỏi phòng. 4. Xử lý ảnh – In phim: – Lọc nhiễu, chỉnh độ tương phản, sáng tối cho ảnh. Đo kích thước, chú thích… ở vùng tổn thương (nếu có), chú thích mốc giải phẫu. – In phim với các ảnh trên các mặt cắt ở các chuỗi xung đã thu được. * Đã qui định trong bảng “Các trường hợp chống chỉ định chụp Cộng h ưởng từ”. CN. Nguyễn Tuấn Dũng – Khoa CĐHA – BV Bạch Mai 4
  5. Quy trình chụp cộng hưởng từ QUY TRÌNH CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ ĐẦU MẶT CỔ 1. Chuẩn bị bệnh nhân: – X ác định lại BN không có chống chỉ định * – Yêu cầu BN cởi đồ trang sức, các vật dụng bằng kim loại; thay trang phục bằng bộ áo – quần của phòng CHT (trừ trường hợp BN đang mặc đồ bệnh viện). – Y êu cầu cho bệnh nhân ngủ hoặc mê nếu tiên lượng bệnh nhân không thể nằm im. 2. Đặt tư thế bệnh nhân: – Để bệnh nhân nằm ngửa trên bàn với đầu đặt ngay ngắn và chắc chắn trên giá đỡ coil đầu. – G ắn coil đầu đối với chụp sọ – mặt hoặc coil đầu và cổ trong trường hợp chụp vùng cổ. – Cắm dây cáp vào coil. – Chỉnh bàn sao cho tia trung tâm ở giữa coil, thường là trùng với điểm giữa hai cung mày đối với chụp sọ, giữa vùng cần chụp đối với bộ phận chụp thuộc vùng mặt hoặc giữa cổ nếu chụp cổ. – Đ ẩy b àn vào trong cho tới vị trí = 0. 3. Chụp: – Chọn chương trình chụp (đã cài sẵn) phù hợp với bộ phận cần chụp. – Q uét hình đ ịnh vị (3 mặt phẳng) – Đ ảm bảo những chuỗi xung cơ bản sau: + Chụp sọ não: axial T1W, T2W và FLAIR, sagittal T1W. Tùy theo chẩn đoán và những hình ảnh đã thu được mà bổ sung thêm b ằng các chuỗi: xóa máu, DIFFUSION, CISS 3D, TOF… hoặc bằng các mặt cắt khác. + Chụp mặt – mô mềm vùng cổ: axial T1W, T2W và FATSAT, coronal T1W, T2W hoặc thay thế bằng sagittal T1W, T2W tùy vị trí tổn thương, có thể bổ sung thêm bằng chuỗi CISS 3D. + Chụp cột sống cổ: axial T2W, sagittal T1W và T2W, có thể bổ sung thêm bằng chuỗi FATSAT. Máy chạy tự động cho đến khi chụp xong. Có thể ngừng phát xung bằng nút “Stop” trên màn hình ho ặc nút đỏ (Emergency) trên hộp giao tiếp. N ếu có bơm cản từ, thiết lập sẵn chuỗi xung T1W trên các m ặt phẳng (tùy thuộc chẩn đoán và bộ phận chụp) để sau bơm chụp ngay. – X ác nhận việc đã chụp xong. Đưa bệnh nhân rời bàn và ra khỏi phòng. 4. Xử lý ảnh – In phim: – Lọc nhiễu, chỉnh độ tương phản, sáng tối cho ảnh. Đo kích thước, chú thích… ở vùng tổn thương (nếu có), chú thích mốc giải phẫu. – In phim với các ảnh trên các mặt cắt ở các chuỗi xung đã thu được. * Đã qui định trong bảng “Các trường hợp chống chỉ định chụp Cộng hưởng từ”. CN. Nguyễn Tuấn Dũng – Khoa CĐHA – BV Bạch Mai 5
  6. Quy trình chụp cộng hưởng từ QUY TRÌNH CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ KHỚP 1. Chuẩn bị bệnh nhân: – X ác định lại BN không có chống chỉ định – Yêu cầu BN cởi đồ trang sức, các vật dụng bằng kim loại; thay trang phục bằng bộ áo – quần của phòng CHT (trừ trường hợp BN đang mặc đồ bệnh viện). – Y êu cầu cho bệnh nhân ngủ hoặc mê nếu tiên lượng bệnh nhân không thể nằm im. 2. Đặt tư thế bệnh nhân: – Đ ể bệnh nhân nằm ngửa trên bàn, với: + Tay để xoay ngoài nhẹ hoặc ngửa khi chụp vai. + Tay thẳng dọc theo thân khi chụp khuỷu. + Gối để gấp khoảng 15 – 200 và bàn chân xoay ngoài nhẹ khoảng 10 – 0 15 khi chụp gối. – Lót đ ệm cố định – G ắn coil tương thích vào bộ phận cần chụp và chỉnh sao cho coil bao phủ được vùng cần chụp. Sử dụng coil bề mặt cho các khớp vai, gối, khuỷu…; coil thân cho khớp háng. – Cắm dây cáp vào coil. – Chỉnh bàn sao cho tia trung tâm ở giữa coil. – Đ ẩy b àn vào trong cho tới vị trí = 0. 3. Chụp: – Chọn chương trình chụp (đã cài sẵn) phù hợp với bộ phận cần chụp. – Q uét hình đ ịnh vị (3 mặt phẳng) – Tùy bộ phận chụp mà chọn các chuỗi xung, mặt cắt khác nhau: + Thông thường sử dụng các chuỗi xung T1W, T2W theo nhiều hướng vuông góc với bề mặt khớp và FATSAT theo một trong các hướng đó. + Nếu cần đánh giá dây chằng chéo trước khớp gối thì hướng cắt sagittal được đặt chếch ngoài 150 so với trục đứng dọc trên mặt phẳng coronal hoặc so với đ ường liên bờ sau hai lồi cầu đùi trên mặt phẳng axial. Máy chạy tự động cho đến khi chụp xong. Có thể ngừng phát xung bằng nút “Stop” trên màn hình ho ặc nút đỏ (Emergency) trên hộp giao tiếp. N ếu có bơm cản từ, thiết lập sẵn chuỗi xung T1W trên các mặt phẳng (tùy thuộc chẩn đoán và bộ phận chụp) để sau bơm chụp ngay. – X ác nhận việc đã chụp xong. Đưa bệnh nhân rời bàn và ra khỏi phòng. 4. Xử lý ảnh – In phim: – Lọc nhiễu, chỉnh độ tương phản, sáng tối cho ảnh. Đo kích thước, chú thích… ở vùng tổn thương (nếu có), chú thích mốc giải phẫu. – In phim với các ảnh trên các mặt cắt ở các chuỗi xung đã thu được. * Đã qui định trong bảng “Các trường hợp chống chỉ định chụp Cộng hưởng từ”. CN. Nguyễn Tuấn Dũng – Khoa CĐHA – BV Bạch Mai 6
  7. Quy trình chụp cộng hưởng từ CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH BƠM THUỐC CẢN QUANG NỘI MẠCH TRONG CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH 1. Chỉ định: Bơm thuốc cản quang nội mạch được chỉ định trong các trường hợp sau: – Phần lớn trường hợp chụp bụng, trừ khi sỏi niệu quản là nguyên nhân gây cơn đau quặn thận đã được xác định rõ. – Các trường hợp nghi u. – Phần lớn trường hợp nghi viêm, áp xe. Ngoại trừ các tổn thương của viêm phổi đã rõ rệt, không cần phân biệt với các bệnh lý khác. – Bệnh lý mạch máu: dị dạng mạch, phình mạch, giả phình… – Một số trường hợp đặc biệt: đánh giá vùng tái tưới máu của tổn thương, tìm nguồn mạch nuôi khi nghi là phổi biệt trí, chẩn đoán và xác định mức độ vách hóa của tụ máu dưới màng cứng giai đoạn bán cấp… 2. Chống chỉ định: – CCĐ tuyệt đối: mất nước nặng, dị ứng với Iode. – CCĐ tương đối: cân nhắc trong các t/h sau: + Suy thận độ III, IV. Nếu cần phải làm, phải lên kế hoạch chạy thận nhân tạo ngay sau bơm cản quang. + Suy gan, suy tim mất b ù. + Đa u tuỷ, đặc biệt ở BN thiểu niệu. Nếu cần phải chụp, phải truyền dịch cho BN. + Cơ địa dị ứng. Nếu chụp, đề phòng bằng dùng steroid uống 13, 5, 1 giờ trước, có thể chích kèm kháng histamine và chuẩn bị sẵn phương tiện hồi sức. + Cường giáp. Trước khi chụp cần điều trị ổn định, ngăn ngừa bằng Thiamizole 2 ngày trước và 3 tuần sau bơm cản quang. + Hồng cầu hình liềm. + Mang thai CN. Nguyễn Tuấn Dũng – Khoa CĐHA – BV Bạch Mai 7
  8. Quy trình chụp cộng hưởng từ QUY TRÌNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH VÙNG BỤNG 1. Chuẩn bị bệnh nhân: – N ếu cần bơm cản quang: + Trường hợp cấp cứu: đặt sonde dạ dày, hút. + Trường hợp trì hoãn được: yêu cầu bệnh nhân nhịn đói từ 4 – 6 giờ. – Sử dụng chất đối quang đường tiêu hóa tùy theo bệnh cảnh: + Uống nước hoặc dung dịch chất cản quang Iod 300 – 3 50 pha với nồng độ 1 – 2ml/ 100ml nước khi cần khảo sát dạ dày, tá tràng, ruột non, đầu tụy, tìm hạch mạc treo… ngoại trừ trường hợp nghi có sỏi ống mật chủ, ống tụy thì chỉ được dùng nước. + Thụt tháo sạch khung đại tràng rồi bơm chất đối quang (nước hoặc dung dịch chất cản quang Iod 300 – 350 pha với nồng độ 1 – 2ml/ 100ml nước) vào nếu cần khảo sát manh – đ ại – trực tràng. – Yêu cầu cho bệnh nhân ngủ hoặc mê nếu tiên lượng bệnh nhân không thể hợp tác. – Tháo những vật kim loại trên người bệnh nhân m à nằm trong vùng cần khảo sát. 2. Đặt tư thế bệnh nhân: – Đ ể bệnh nhân nằm ngửa trên bàn với chân hướng vào Gantry, tay đưa lên đầu. – Cho bàn chạy, đưa người bệnh nhân vào Gantry, chỉnh sao cho bụng bệnh nhân thẳng trục dựa vào vệt sáng trung tâm. – Nếu bệnh nhân giãy, cho người giữ hoặc đề nghị bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc ngủ hoặc mê cho bệnh nhân. – Chỉnh vị trí dọc của bàn sao cho đường ngang của tia sáng trung tâm đi qua núm vú đối với nam và khoang gian sườn 6 đối với nữ; chỉnh độ cao của bàn sao cho đường dọc của tia sáng trung tâm trùng với đường nách giữa. – Bấm nút trả bàn về vị trí bằng không. 3. Chụp: – Chọn chương trình chụp là người lớn hoặc trẻ em, có hay không bơm thuốc cản quang, (đ ã cài đ ặt sẵn) và ở thì nào tùy vào chẩn đoán lâm sàng, yêu cầu của bác sĩ *. – Đặt lại độ dài trường quét thích hợp nếu được yêu cầu chụp phối hợp ngực – bụng. – Q uét hình đ ịnh vị. – Chọn trường chụp thích hợp đảm bảo lấy hết vùng cần khảo sát. – Chọn chế độ cắt xoắn ốc. – X ác nhận yêu cầu. Bấm nút phát tia. Máy chạy tự động cho đến khi chụp xong. Có thể ngừng phát tia bằng nút “Cancel” trên màn hình hoặc ngừng khẩn cấp toàn bộ hệ thống bằng nút màu đỏ “Emergency” trên hộp điều khiển. Ở thì bơm cản quang (nếu có), nếu: CN. Nguyễn Tuấn Dũng – Khoa CĐHA – BV Bạch Mai 8
  9. Quy trình chụp cộng hưởng từ + Khảo sát bụng nói chung: chụp sau khi bơm thuốc khoảng 60 giây. + Nghi u gan: cần chụp 3 thì sau bơm cản quang, thì động mạch sau 30 giây, tĩnh mạch cửa sau 60 – 65 giây và thì muộn sau ≥ 180 giây. + Khảo sát sự lưu thông của hệ niệu: bổ sung bằng thì muộn sau 5 phút. + Khảo sát động mạch chủ bụng: chụp khi thuốc trong lòng đm chủ đoạn hoành đ ạt ngưỡng qui định. – X ác nhận việc đã chụp xong. Đưa bệnh nhân rời bàn và ra khỏi phòng. 4. Xử lý ảnh – In phim: – Đo tỉ trọng, kích thước, chú thích… ở vùng tổn thương (nếu có), chú thích mốc giải phẫu. – Dựng các mặt cắt, kiểu ảnh đảm bảo cho việc in phim. – In phim với các cửa sổ, mặt cắt, số lượng ảnh phù hợp với chẩn đoán: + Thông thường: in các ảnh ở cửa sổ mô mềm trên mặt cắt ngang trước và sau tiêm cản quang (nếu có). + Bổ xung thêm cửa sổ mỡ nếu cần đánh giá tính chất xâm lấn của tổn thương hoặc tìm khí tự do trong ổ bụng. + Bổ xung thêm mặt cắt đứng ngang hay dọc khi cần xác định mối liên quan với ổ bụng. + Dựng mạch máu theo các mặt phẳng khác nhau, 3D mạch khi có yêu cầu khảo sát mạch. * Đã được qui định ở bảng “Chỉ định và chống chỉ định b ơm thuốc cản quang nội mạch trong chụp Cắt lớp vi tính” CN. Nguyễn Tuấn Dũng – Khoa CĐHA – BV Bạch Mai 9
  10. Quy trình chụp cộng hưởng từ QUY TRÌNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH CHI, VAI, KHUNG CHẬU 1. Chuẩn bị bệnh nhân: – N ếu cần bơm cản quang: + Trường hợp cấp cứu: đặt sonde dạ dày, hút. + Trường hợp trì hoãn được: yêu cầu bệnh nhân nhịn đói từ 4 – 6 giờ. – Yêu cầu cho bệnh nhân ngủ hoặc mê nếu tiên lượng bệnh nhân không thể hợp tác. – Tháo những vật kim loại trên người bệnh nhân m à nằm trong vùng cần khảo sát. 2. Đặt tư thế bệnh nhân: – Đ ể bệnh nhân nằm ngửa trên bàn với đầu đầu hướng vào Gantry nếu chụp vai, chi trên hoặc chân hướng vào Gantry nếu chụp khung chậu, chi dưới. – Cho bàn chạy đưa bộ phận chụp vào Gantry, chỉnh sao cho bộ phần này thẳng trục dựa vào vệt sáng trung tâm. Kê, cố định bằng các miếng xốp lót. Khi BN giãy, cho người giữ hoặc gây ngủ, mê nếu cần thiết. – Chỉnh vị trí bàn phù hợp với từng bộ phận chụp. – Bấm nút trả bàn về vị trí bằng không. 3. Chụp: – Chọn chương trình chụp thích hợp cho mỗi bộ phận như vai, chi trên, chi dưới,… (đã cài đặt sẵn), có hay không bơm thuốc cản quang tùy vào chẩn đoán lâm sàng, yêu cầu của bác sĩ *. – Q uét hình đ ịnh vị. – Chọn chế độ cắt xoắn ốc. – Chọn trường chụp thích hợp đảm bảo phủ hết vùng cần khảo sát. – X ác nhận yêu cầu. Bấm nút phát tia. Máy chạy tự động cho đến khi chụp xong. Có thể ngừng phát tia bằng nút “Cancel” trên màn hình hoặc ngừng khẩn cấp toàn bộ hệ thống bằng nút màu đỏ “Emergency” trên hộp điều khiển. – N ếu có dùng thuốc cản quang thì chụp sau bơm khoảng 60 giây. – X ác nhận việc đã chụp xong. Đưa bệnh nhân rời bàn và ra khỏi phòng. 4. Xử lý ảnh – In phim: – Đo tỉ trọng, kích thước, chú thích… ở vùng tổn thương (nếu có), chú thích mốc giải phẫu. – Dựng các mặt cắt, kiểu ảnh đảm bảo cho việc in phim. – In phim với các cửa sổ, mặt cắt, số lượng ảnh phù hợp với chẩn đoán: Thông thường in cửa sổ mô và xương theo nhiều mặt phẳng. * Đã được qui định ở bảng “Chỉ định và chống chỉ định bơm thuốc cản quang nội mạch trong chụp Cắt lớp vi tính”. CN. Nguyễn Tuấn Dũng – Khoa CĐHA – BV Bạch Mai 10
  11. Quy trình chụp cộng hưởng từ QUY TRÌNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH CỘT SỐNG 1. Chuẩn bị bệnh nhân: – N ếu cần bơm cản quang: + Trường hợp cấp cứu: đặt sonde dạ dày, hút. + Trường hợp trì hoãn được: yêu cầu bệnh nhân nhịn đói từ 4 – 6 giờ. – Sử dụng chất đối quang đường tiêu hóa tùy theo bệnh cảnh: – Yêu cầu cho bệnh nhân ngủ hoặc mê nếu tiên lượng bệnh nhân không thể hợp tác. – Tháo những vật kim loại trên người bệnh nhân m à nằm trong vùng cần khảo sát. 2. Đặt tư thế bệnh nhân: – Để bệnh nhân nằm ngửa trên bàn với đầu hướng vào Gantry, tay xuôi dọc theo thân trong trường hợp chụp cột sống cổ hoặc chân hướng vào Gantry, tay đưa lên đầu đối với chụp cột sống ngực, lưng. – Cho bàn chạy, đ ưa đầu (chân) bệnh nhân vào Gantry, chỉnh người bệnh nhân sao cho thẳng trục dựa vào vệt sáng trung tâm. – Nếu b ệnh nhân giãy, cho người giữ hoặc đề nghị bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc ngủ cho bệnh nhân. – Chỉnh vị trí bàn phụ thuộc đoạn cột sống cần khảo sát: + Chụp cột sống cổ: đường ngang và d ọc của tia sáng trung tâm lần lượt ngang mức với bờ trên hốc mắt và lỗ tai ngo ài. + Chụp cột sống ngực: đường ngang và dọc của tia sáng trung tâm lần lượt ngang mức với khoảng giữa cổ và lỗ tai ngoài. + Chụp cột sống lưng: đường ngang và dọc của tia sáng trung tâm lần lượt ngang mức với núm vú và đường nách sau. – Bấm nút trả bàn về vị trí bằng không. 3. Chụp: – Chọn chương trình chụp phù hợp với từng đoạn cột sống, có hay không bơm thuốc cản quang (đã cài đặt sẵn) tùy vào chẩn đoán lâm sàng, yêu cầu của bác sĩ *. – Đặt lại độ dài trường quét thích hợp nếu được yêu cầu chụp phối hợp từ hai đoạn cột sống trở lên. – Q uét hình đ ịnh vị. – Chọn trường chụp thích hợp đảm bảo lấy hết vùng cần khảo sát. – Chọn chế độ cắt xoắn ốc. – X ác nhận yêu cầu. Bấm nút phát tia. Máy chạy tự động cho đến khi chụp xong. Có thể ngừng phát tia bằng nút “Cancel” trên màn hình hoặc ngừng khẩn cấp toàn bộ hệ thống bằng nút màu đỏ “Emergency” trên hộp điều khiển. N ếu có b ơm thuốc cản quang, chụp sau bơm khoảng 60 giây. – X ác nhận việc đã chụp xong. Đưa bệnh nhân rời bàn và ra khỏi phòng. CN. Nguyễn Tuấn Dũng – Khoa CĐHA – BV Bạch Mai 11
  12. Quy trình chụp cộng hưởng từ 4. Xử lý ảnh – In phim: – Đo tỉ trọng, kích thước, chú thích… ở vùng tổn thương (nếu có), chú thích mốc giải phẫu. – Dựng các mặt cắt, kiểu ảnh đảm bảo cho việc in phim. – In phim với các cửa sổ, mặt cắt, số lượng ảnh phù hợp với chẩn đoán: + Cửa sổ mô mềm ở mặt cắt đứng dọc và ngang theo hướng đĩa đệm, cửa sổ xương ở mặt cắt đứng ngang và ngang trong trường hợp nghi bệnh lý cột sống. + Cửa sổ mô mềm ở mặt cắt ngang, cửa sổ xương ở mặt cắt ngang và đứng dọc, 3D trong trường hợp chấn thương cột sống. * Đã được qui định ở bảng “Chỉ định và chống chỉ định b ơm thuốc cản quang nội mạch trong chụp Cắt lớp vi tính”. CN. Nguyễn Tuấn Dũng – Khoa CĐHA – BV Bạch Mai 12
  13. Quy trình chụp cộng hưởng từ QUY TRÌNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH VÙNG MẶT 1. Chuẩn bị bệnh nhân: – N ếu cần bơm cản quang: + Trường hợp cấp cứu: đặt sonde dạ dày, hút. + Trường hợp trì hoãn được: yêu cầu bệnh nhân nhịn đói từ 4 – 6 giờ. – Yêu cầu cho bệnh nhân ngủ hoặc mê nếu tiên lượng bệnh nhân không thể hợp tác. – Tháo những vật kim loại trên người bệnh nhân m à nằm trong vùng cần khảo sát. 2. Đặt tư thế bệnh nhân: – Đ ể bệnh nhân nằm ngửa trên bàn với đầu đặt trên giá đỡ đầu. – Cho bàn chạy, đưa đầu bệnh nhân vào Gantry, chỉnh đầu bệnh nhân sao cho thẳng trục dựa vào vệt sáng trung tâm. Cố định bằng dây quấn quanh trán, cằm nếu BN giãy, cho người giữ hoặc gây ngủ, m ê nếu cần thiết. – Chỉnh vị trí dọc của bàn sao cho đường ngang của tia sáng trung tâm nằm trên cách đ ỉnh sọ khoảng 2cm. Chỉnh độ cao của bàn sao cho đường dọc của tia sáng trung tâm ngang mức lỗ tai ngoài. – Bấm nút trả bàn về vị trí bằng không. 3. Chụp: – Chọn chương trình chụp thích hợp cho mỗi bộ phận như hốc mắt, xoang, xương hàm… (đã cài đặt sẵn), có hay không bơm thuốc cản quang tùy vào chẩn đoán lâm sàng, yêu cầu của bác sĩ *. – Q uét hình đ ịnh vị. – Chọn chế độ cắt xoắn ốc. – Chọn trường chụp thích hợp đảm bảo phủ hết vùng cần khảo sát. – X ác nhận yêu cầu. Bấm nút phát tia. Máy chạy tự động cho đến khi chụp xong. Có thể ngừng phát tia bằng nút “Cancel” trên màn hình hoặc ngừng khẩn cấp toàn bộ hệ thống bằng nút màu đỏ “Emergency” trên hộp điều khiển. Ở thì bơm cản quang (nếu có), nếu: + Khảo sát mô mềm nói chung: chụp sau khi bơm thuốc khoảng 60 giây. + Khảo sát động mạch mặt – cảnh: chụp khi thuốc trong lòng quai đm chủ đạt ngưỡng qui định. – X ác nhận việc đã chụp xong. Đưa bệnh nhân rời bàn và ra khỏi phòng. 4. Xử lý ảnh – In phim: – Đo tỉ trọng, kích thước, chú thích… ở vùng tổn thương (nếu có), chú thích mốc giải phẫu. – Dựng các mặt cắt, kiểu ảnh đảm bảo cho việc in phim. – In phim với các cửa sổ, mặt cắt, số lượng ảnh phù hợp với chẩn đoán: + Thông thường: In cửa sổ mô và xương theo nhiều mặt phẳng. CN. Nguyễn Tuấn Dũng – Khoa CĐHA – BV Bạch Mai 13
  14. Quy trình chụp cộng hưởng từ + Dựng mạch máu theo các mặt phẳng khác nhau, 3D mạch nếu là khảo sát mạch. * Đã được qui định ở bảng “Chỉ định và chống chỉ định b ơm thuốc cản quang nội mạch trong chụp Cắt lớp vi tính” CN. Nguyễn Tuấn Dũng – Khoa CĐHA – BV Bạch Mai 14
  15. Quy trình chụp cộng hưởng từ QUY TRÌNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH VÙNG NGỰC 1. Chuẩn bị bệnh nhân: – N ếu cần bơm cản quang: + Trường hợp cấp cứu: đặt sonde dạ dày, hút. + Trường hợp trì hoãn được: yêu cầu bệnh nhân nhịn đói từ 4 – 6 giờ. – Sử dụng chất đối quang đường tiêu hóa tùy theo bệnh cảnh: + Uống nước hoặc dung dịch chất cản quang Iod 300 – 3 50 pha với nồng độ 1 – 2ml/ 100ml nước khi cần khảo sát thực quản, tâm vị. – Yêu cầu cho bệnh nhân ngủ hoặc mê nếu tiên lượng bệnh nhân không thể hợp tác. – Tháo những vật kim loại trên người bệnh nhân m à nằm trong vùng cần khảo sát. 2. Đặt tư thế bệnh nhân: – Đ ể bệnh nhân nằm ngửa trên bàn với chân hướng vào Gantry, tay đưa lên đầu. – Cho bàn chạy, đưa người bệnh nhân vào Gantry, chỉnh sao cho ngực bệnh nhân thẳng trục dựa vào vệt sáng trung tâm. – Nếu bệnh nhân giãy, cho người giữ hoặc đề nghị bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc ngủ hoặc mê cho bệnh nhân. – Chỉnh vị trí dọc của bàn sao cho đường ngang của tia sáng trung tâm nằm kho ảng giữa cổ đối; chỉnh độ cao của bàn sao cho đường dọc của tia sáng trung tâm trùng với đường nách giữa. – Bấm nút trả bàn về vị trí bằng không. 3. Chụp: – Chọn chương trình chụp là người lớn hoặc trẻ em, có hay không bơm thuốc cản quang, (đ ã cài đ ặt sẵn) và ở thì nào tùy vào chẩn đoán lâm sàng, yêu cầu của bác sĩ *. – Đặt lại độ dài trường quét thích hợp nếu được yêu cầu chụp phối hợp ngực – bụng. – Q uét hình định vị. – Chọn trường chụp thích hợp đảm bảo lấy hết vùng cần khảo sát. – Chọn chế độ cắt xoắn ốc. – X ác nhận yêu cầu. Bấm nút phát tia. Máy chạy tự động cho đến khi chụp xong. Có thể ngừng phát tia bằng nút “Cancel” trên màn hình hoặc ngừng khẩn cấp toàn bộ hệ thống bằng nút màu đỏ “Emergency” trên hộp điều khiển. Ở thì bơm cản quang (nếu có), nếu: + Khảo sát động mạch phổi: chụp khi thuốc trong lòng thân đm phổi đạt ngưỡng qui định. + Khảo sát động mạch chủ: chụp khi thuốc trong lòng quai đm chủ đạt ngưỡng qui định. + K hảo sát mô phổi nói chung: chụp sau khi bơm thuốc khoảng 60 giây. – X ác nhận việc đã chụp xong. Đưa bệnh nhân rời bàn và ra khỏi phòng. CN. Nguyễn Tuấn Dũng – Khoa CĐHA – BV Bạch Mai 15
  16. Quy trình chụp cộng hưởng từ 4. Xử lý ảnh – In phim: – Đo tỉ trọng, kích thước, chú thích… ở vùng tổn thương (nếu có), chú thích mốc giải phẫu. – Dựng các mặt cắt, kiểu ảnh đảm bảo cho việc in phim. – In phim với các cửa sổ, mặt cắt, số lượng ảnh phù hợp với chẩn đoán: + Thông thường: in các ảnh ở cửa sổ trung thất trước và sau tiêm cản quang (nếu có) và cửa sổ mô phổi trên mặt cắt ngang. + Bổ xung thêm cửa sổ x ương trên mặt cắt ngang, 3D xương lồng ngực khi có chấn thương xương ngực. + Dựng mạch máu theo các mặt phẳng khác nhau, 3D mạch khi có yêu cầu khảo sát mạch. * Đã được qui định ở bảng “Chỉ định và chống chỉ định b ơm thuốc cản quang nội mạch trong chụp Cắt lớp vi tính” CN. Nguyễn Tuấn Dũng – Khoa CĐHA – BV Bạch Mai 16
  17. Quy trình chụp cộng hưởng từ QUY TRÌNH CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH SỌ NÃO 1. Chuẩn bị bệnh nhân: – N ếu cần bơm cản quang: + Trường hợp cấp cứu: đặt sonde dạ dày, hút. + Trường hợp trì hoãn được: yêu cầu bệnh nhân nhịn đói từ 4 – 6 giờ. – Yêu cầu cho bệnh nhân ngủ hoặc mê nếu tiên lượng bệnh nhân không thể hợp tác. – Tháo những vật kim loại trên người bệnh nhân mà nằm trong vùng cần khảo sát. 2. Đặt tư thế bệnh nhân: – Đ ể bệnh nhân nằm ngửa trên bàn với đầu đặt trên giá đỡ đầu. – Cho bàn chạy, đưa đầu bệnh nhân vào Gantry, chỉnh đầu bệnh nhân sao cho thẳng trục dựa vào vệt sáng trung tâm. Cố định bằng dây quấn quanh trán, cằm nếu BN giãy, cho người giữ hoặc gây ngủ, mê nếu cần thiết. – Chỉnh vị trí dọc của bàn sao cho đ ường ngang của tia sáng trung tâm nằm trên cách đ ỉnh sọ khoảng 2cm. Chỉnh độ cao của bàn sao cho đường dọc của tia sáng trung tâm ngang mức lỗ tai ngoài. – Bấm nút trả bàn về vị trí bằng không. 3. Chụp: – Chọn chương trình chụp dành cho chấn thương hay bệnh lý, có hay không bơm thuốc cản quang (đã cài đ ặt sẵn) tùy vào chẩn đoán lâm sàng, yêu cầu của bác sĩ *. – Q uét hình đ ịnh vị. – Chọn hướng cắt theo trục OM và trường chụp thích hợp đảm bảo phủ hết sọ. – Chọn chế độ cắt từng nhát hoặc xoắn ốc tùy theo nhu cầu không hay có dựng hình, Vd: dựng hình hộp sọ, mạch máu não … – X ác nhận yêu cầu. Bấm nút phát tia. Máy chạy tự động cho đến khi chụp xong. Có thể ngừng phát tia bằng nút “Cancel” trên màn hình hoặc ngừng khẩn cấp toàn bộ hệ thống bằng nút màu đỏ “Emergency” trên hộp điều khiển. Ở thì bơm cản quang (nếu có), nếu: + Khảo sát mô não nói chung: chụp sau khi bơm thuốc khoảng 60 – 90 giây. + Khảo sát động mạch não: chụp khi thuốc trong lòng thân đ m cảnh đoạn ngang C2 đ ạt ngưỡng qui định. – X ác nhận việc đã chụp xong. Đưa bệnh nhân rời bàn và ra khỏi phòng. 4. Xử lý ảnh – In phim: – Đo tỉ trọng, kích thước, chú thích… ở vùng tổn thương (nếu có), chú thích mốc giải phẫu. – Dựng các mặt cắt, kiểu ảnh đảm bảo cho việc in phim. CN. Nguyễn Tuấn Dũng – Khoa CĐHA – BV Bạch Mai 17
  18. Quy trình chụp cộng hưởng từ – In phim với các cửa sổ, mặt cắt, số lượng ảnh phù hợp với chẩn đoán: + Thông thường: In cửa sổ mô và xương toàn bộ sọ não trong trường hợp chấn thương; in cửa sổ mô não toàn bộ và cửa sổ x ương khu trú vùng nghi ngờ trong trường hợp bệnh lý. + Tái tạo 3D hộp sọ khi có yêu cầu. + Dựng mạch máu theo các mặt phẳng khác nhau, 3D mạch nếu là khảo sát mạch. * Đã được qui định ở bảng “Chỉ định và chống chỉ định b ơm thuốc cản quang nội mạch trong chụp Cắt lớp vi tính”. CN. Nguyễn Tuấn Dũng – Khoa CĐHA – BV Bạch Mai 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2