intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình xây dựng video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử với thầy cô giáo và bạn bè cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ nhẹ trong trường mầm non hòa nhập

Chia sẻ: Y Y | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

62
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài báo đưa ra quy trình xây dựng video làm mẫu cho trẻ RLPTK sẽ giúp giáo viên, cha mẹ trẻ có định hướng trong việc tiến hành xây dựng một video làm mẫu giáo dục trẻ RLPTK. Quy trình này bao gồm 3 giai đoạn: Xác định hành vi mục tiêu, chủ đề, nội dung, hình thức, khả năng thực hiện và trang thiết bị để tạo ra video; viết kịch bản, thu thập dữ liệu cơ sở, tổ chức làm video; ráp dựng video, chỉnh sửa video, viết bản hướng dẫn sử dụng video.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình xây dựng video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử với thầy cô giáo và bạn bè cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ nhẹ trong trường mầm non hòa nhập

  1. JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0206 Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8, pp. 148-158 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn QUY TRÌNH XÂY DỰNG VIDEO LÀM MẪU GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG XỬ VỚI THẦY CÔ GIÁO VÀ BẠN BÈ CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ NHẸ TRONG TRƯỜNG MẦM NON HÒA NHẬP Đỗ Thị Thảo Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Việc xây dựng video làm mẫu trong giáo dục trẻ rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) góp phần giúp trẻ bắt chước hành vi tốt, cải thiện những kĩ năng ứng xử với thày cô giáo và bạn bè mà trẻ còn thiếu hụt hoặc biểu hiện chưa phù hợp. Bài báo đưa ra quy trình xây dựng video làm mẫu cho trẻ RLPTK sẽ giúp giáo viên, cha mẹ trẻ có định hướng trong việc tiến hành xây dựng một video làm mẫu giáo dục trẻ RLPTK. Quy trình này bao gồm 3 giai đoạn: 1) Xác định hành vi mục tiêu, chủ đề, nội dung, hình thức, khả năng thực hiện và trang thiết bị để tạo ra video; 2) Viết kịch bản, thu thập dữ liệu cơ sở, tổ chức làm video; 3) Ráp dựng video, chỉnh sửa video, viết bản hướng dẫn sử dụng video. Từ khóa: Rối loạn phổ tự kỉ, video làm mẫu, kĩ năng ứng xử, quy trình. 1. Mở đầu Phim ảnh và video làm mẫu đã được đưa vào sử dụng trong nhà trường từ những năm 1910. Đến những năm 1970, kĩ thuật video ra đời đã cung cấp cho giáo dục (GD) một phương tiện GD tiện lợi hơn và video làm mẫu dần dần đã thay chỗ cho các loại phim ảnh khác nhờ vào tính năng ưu việt của nó. Nghiên cứu về video làm mẫu đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới đề cập đến. Nhìn chung, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc xây dựng video làm mẫu trong giáo dục cho trẻ RLPTK đều mang lại hiệu quả đáng kể đối với nhiều lĩnh vực và trong nhiều bối cảnh khác nhau (Gena, A., Couloura, S., & Kymissis, E. (2005) [8], Scott Bellini, Jennifer Akullian (2007) [11]. Sử dụng video làm mẫu như một biện pháp dự đoán trước sự việc cũng đạt hiệu quả trong việc hạn chế hoặc loại bỏ những hành vi gây rối của trẻ RLPTK trong các tình huống chuyển tiếp (Schreibman, 2000) [10]. Video làm mẫu không chỉ hiệu quả với trẻ RLPTK trong khi dạy kĩ năng khác nhau (như gọi tên, chào hỏi, nói chuyện trong hội thoại) và được khái quát hóa với những người khác nhau, bối cảnh khác nhau và kích thích khác nhau mà còn có ưu thế nổi trội hơn làm mẫu trực tiếp, Charlop-Christy M.H, Le L, Freeman K.A (2000)[5]. Video có thể được sử dụng có hiệu quả trong việc dạy kĩ năng sống cho trẻ RLPTK, sử dụng video làm mẫu rất hiệu quả trong việc phát huy các kĩ năng hình thành ở các trẻ và có khả năng duy trì đến khoảng một tháng sau đó, Robin Shipley-Benamou, John R. Lutzker và Mitchell Taubman (2002) [9]. Sử dụng câu chuyện xã hội và video làm mẫu là hai biện pháp có hiệu quả trong dạy các kĩ năng xã hội cho trẻ RLPTK, Cimen Ngày nhận bài: 10/7/2016. Ngày nhận đăng: 10/10/2016. Liên hệ: Đỗ Thị Thảo, e-mail: Thao2006trang@yahoo.com 148
  2. Quy trình xây dựng video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử với thầy cô giáo và bạn bè... Acar, Elif Tekin-Iftar, and Ahmet Yikmis (2016) [6]. Video làm mẫu có thể giúp trẻ RLPTK chơi xã hội và tương tác với nhau. Sử dụng Video làm mẫu giúp cho lời nói và hành động chơi của trẻ RLPTK tăng lên và được duy trì ở mức cao, Sunyoung Kim (2016) [12]. Trên thế giới hiện có khoảng 40 nghiên cứu về hiệu quả sử dụng video làm mẫu cho trẻ RLPTK với kích cỡ mẫu là khoảng 130 trẻ trong những lĩnh vực kĩ năng: Hành vi xã hội, giao tiếp, định hướng xã hội, giao tiếp mắt, kĩ năng hội thoại, kĩ năng chơi, kĩ năng xã hội,.. và đều khẳng định video làm mẫu có ảnh hưởng tích cự đến sự phát triển của trẻ RLPTK. Ở Việt Nam hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu thực tiễn nào về xây dựng video làm mẫu giáo dục trẻ RLPTK. Hầu hết video chỉ được nghiên cứu và được xây dựng sử dụng cho trẻ bình thường, đó là các nghiên cứu của tác giả Nguyễn Quốc Tuấn [3,4]. Tuy nhiên, các video làm mẫu đó chưa phù hợp với trẻ khuyết tật nói chung và trẻ RLPTK nói riêng. Chính vì vậy, việc đưa ra quy trình xây dựng video làm mẫu cho trẻ RLPTK sẽ giúp GV, CM trẻ có định hướng trong việc tiến hành xây dựng một video. Thông qua video làm mẫu sẽ giúp cải thiện phần nào những thiếu hụt hoặc chưa phù hợp trong kĩ năng ứng xử của trẻ RLPTK. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Trẻ rối loạn phổ tự kỉ và giáo dục kĩ năng ứng xử với thầy cô giáo và bạn bè a. Một số khái niệm liên quan * RLPTK là một dạng khuyết tật phát triển được đặc trưng bởi các khiếm khuyết chính về giao tiếp, tương tác xã hội (XH)và các vấn đề về HV rập khuôn định đình. RLPTK bao gồm các rối loạn có chung đặc điểm song khác nhau về phạm vi, mức độ nặng, thời điểm khởi phát và tiến triển của rối loạn theo thời gian [1]. * Kĩ nănglà sự thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức, những khả năng hành động phù hợp với điều kiện cho phép. Kĩ năng không chỉ đơn thuần là mặt kĩ thuật của hành động mà còn là biểu hiện năng lực của con người. Người có kĩ năng về một hành động nào đó thể hiện ở các dấu hiệu sau: 1) Có tri thức về hành động đó: có nghĩa là nắm được mục đích, cách thức, các điều kiện để thực hiện hành động; 2)Tiến hành hoạt động theo đúng yêu cầu của nó; 3) Đạt kết quả hành động không chỉ trong điều kiện quen thuộc mà trong cả những điều kiện khác. * Kĩ năng xã hội (KNXH) là “hành vi học hỏi được xã hội chấp nhận, cho phép một người tương tác với người khác bằng cách tạo ra phản ứng tích cực và giúp người đó tránh những phản ứng tiêu cực. (Elliot, Racine & Busse, 1995). Theo chúng tôi, “KNXH là một tập hợp các kĩ năng con người sử dụng để tương tác, giao tiếp, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống nhằm hướng tới việc hình thành mối quan hệ xã hội và thích nghi tốt với đời sống xã hội”. Căn cứ vào tiêu chí môi trường và hoạt động của hệ thống, KNXH bao gồm 5 nhóm: 1) KNXH thể hiện trong hoạt động tại gia đình; 2) KNXH thể hiện trong hoạt động tại nhà trường; 3) KNXH thể hiện trong hoạt động tại cộng đồng; 4) KNXH thể hiện trong hoạt động vui chơi; 5) KNXH thể hiện trong giao tiếp ứng xử. Bài viết đi sâu vào nghiên cứu KNUX thể hiện trong giao tiếp ứng xử. * Kĩ năng ứng xử (KNUX) là những đáp ứng phù hợp của một cá nhân trong những hoàn cảnh nhất định được mọi người và XH chấp nhận. * KNUX với thầy cô giáo giáo, bạn bè: Phạm vi của KNUX với thầy cô giáo, bạn bè trong môi trường trường học cũng khá rộng (bao gồm: nhóm KNUX trong hoạt động giao tiếp, nhóm KNUX trong hoạt động học và chơi, nhóm KNUX trong hoạt động ăn và nghỉ trưa,...) đồng thời với mục đích muốn xây dựng những video làm mẫu để giáo dục cho trẻ RLPTK biết cách ứng xử phù với thầy cô giáo, bạn bè trong những tình huống trẻ thường gặp ở môi trường trường học. Vì vậy, bài viết chủ yếu tập trung vào tìm hiểu quy trình xây dựng và sử dụng những video làm mẫu 149
  3. Đỗ Thị Thảo những tình huống trẻ chưa biết cách ứng xử hoặc ứng xử chưa phù hợp. Như vậy, có thể hiểu KNUX với thầy cô giáo, bạn bè là sự tự điều chỉnh hành động, hành vi, việc làm và lời nói của bản thân để được thầy cô giáo, bạn bè chấp nhận, yêu quý. Ví dụ: khi làm bạn ngã phải biết nói lời “xin lỗi” hay khi tới lớp gặp cô giáo cần phải biết chào hỏi lễ phép. * Giáo dục KNUX với thầy cô giáo, bạn bè cho trẻ RLPTK nhẹ trong trường MNHN được hiểu là quá trình tác động có mục đích, có phương pháp, có hệ thống của nhà GD tới trẻ RLPTK thông qua việc tổ chức các hoạt động GD nhằm rèn luyện cho trẻ khả năng tương tác, chia sẻ, luân phiên trong giao tiếp với thầy cô giáo và bạn bè, giải quyết các vấn đề trong trường học, hình thành tốt mối quan hệ với thầy cô giáo và bạn bè và thích nghi tốt với trường học, được thầy cô giáo, bạn bè chấp nhận, yêu quý. 2.2. Video làm mẫu và quy trình xây dựng video làm mẫu 2.2.1. Khái niệm video làm mẫu * Video được hiểu bao gồm đầu máy video và các băng video. Trong đó, đầu máy video là phần cứng. Bên cạnh phần cứng, video còn có các phần mềm được xây dựng trên các nguyên lí sư phạm, tâm lí học, khoa học kĩ thuật để cung cấp cho trẻ một khối lượng kiến thức nhất định. Đó là các băng video. Băng video ghi lại đồng thời các hình ảnh và âm thanh của các sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên, đời sống XH. . . và được đầu máy video phát lại qua màn hình ti vi. * Video làm mẫu (video Modeling) là một phương tiện dạy học trực quan mà được thực hiện bằng cách cho trẻ xem một đoạn video của một người nào đó làm mẫu hoặc diễn tả hành vi hay một kĩ năng mục tiêu và sau đó bắt chước các hành vi được quan sát. Trước tiên trẻ sẽ được quan sát video làm mẫu về các kĩ năng/ hành vi mục tiêu. Sau khi xem xong, trẻ sẽ bắt đầu bắt chước các kĩ năng từ các video. Kĩ năng mà trẻ thực hiện có thể là kĩ năng mới hoặc kĩ năng đã được thay đổi. Sau đó, trẻ bắt đầu quá trình khái quát và sử dụng các kĩ năng học được trong môi trường bình thường của mình. Điều này thường đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ giáo viên, cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ. Video làm mẫu là một công cụ giảng dạy đơn giản mà hiệu quả, thúc đẩy trẻ tìm hiểu thông tin qua một phương tiện hình ảnh hấp dẫn và vui nhộn. * Vai trò của việc sử dựng video làm mẫu trong giáo dục KNUX với thầy cô giáo, bạn bè cho trẻ RLPTK: 1) Video làm mẫu giúp trẻ RLPTK nắm vững kiến thức, kĩ năng và ghi nhớ lâu bền; Học tập với video giúp giảm sự căng thẳng và lo lắng; Nâng cao hiệu suất GD và phát huy tác dụng của mọi hình thức GD. 2.2.2. Quy trình xây dựng video làm mẫu Xây dựng video là công việc của các nhà làm phim, các nhà điện ảnh chuyên nghiệp. Tuy nhiên, để xây dựng video làm mẫu GD trẻ, nhiệm vụ chính là của các nhà chuyên môn. Nhà chuyên môn muốn thực hiện được video làm mẫu, cần phải tham khảo các nhà làm phim về yêu cầu kĩ thuật. Quy trình xây dựng một video làm mẫu thường qua 3 giai đoạn, tùy theo hình thức thể hiện mà nội dung của từng giai đoạn có thể khác nhau. a. Giai đoạn một Bước 1: Xác định hành vi mục tiêu (HVMT) cần dạy cho trẻ RLPTKvà mô tả rõ ràng HVMT: 1) xác định HVMT quan trọng cần GD cho trẻ qua video. HVMT có thể bao gồm các KNGUX (ví dụ: chào hỏi lễ phép, biết nói lời xin lỗi,. . . ); 2) xác định và mô tả các HVMT để làm căn cứ quan sát, đo lường sự tiến bộ của trẻ, ví dụ về một HV quan sát và đo lường được: “T biết chào hỏi lễ phép với cô giáo bằng cách nói “con chào cô” khi đến lớp và khi ra về mỗi ngày mà không cần nhắc nhở”. Bước 2: Xác định chủ để và nội dung gắn liền với thời lượng cho một video: Theo chương 150
  4. Quy trình xây dựng video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử với thầy cô giáo và bạn bè... Sơ đồ 1. Quy trình xây dựng video làm mẫu GDKNUX cho trẻ RLPTK trình GDMN dành cho lứa tuổi mẫu giáo, giáo dụcKNUX không tồn tại độc lập mà nằm trong nội dung phát triển tình cảm xã hội với những mục tiêu GD cụ thể. Video sẽ tập trung làm nổi bật nội dung chính của bài học, được cụ thể hóa bằng hành động và lời nói của nhân vật, phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ. Nội dung video nhẹ nhàng, cân đối, tập trung vào kĩ năng cần hình thành ở trẻ. Bước 3: Xác định hình thức thể hiện của video làm mẫu: Mỗi hình thức thể hiện của video có thể có những thế mạnh riêng, lựa chọn hình thức nào còn tùy thuộc vào nội dung, hình thức, PPGD. Hình thức làm mẫu sẽ có nhiều tác dụng cho việc đổi mới cả nội dung và PPGD. Hình thức này phải được áp dụng trong việc xây dựng các video cho tiết học GD và hình thành kĩ năng mới cho người học. Bước 4: Xác định khả năng thực hiện việc xây dựng video làm mẫu: Video làm mẫu chủ yếu là các cảnh quay thực tế do vậy các nhà chuyên môn, kĩ thuật cần phải tìm hiểu địa điểm, không gian, thời gian phù hợp để thực hiện các cảnh quay sao cho video phản ánh được một cách chân thực nhất tình huống đang diễn ra. Ví dụ: dạy trẻ cách chào hỏi lễ phép khi tới lớp và khi ra về. . . thì cảnh quay phải được diễn ra tại địa điểm là lớp học, thời gian là buổi sáng khi trẻ tới lớp và buổi chiều khi ra về là tốt nhất. Các yêu cầu cơ bản để xây dựng video làm mẫu là: Không gian và địa điểm thực hiện việc làm mẫu, người làm mẫu, nguồn tài liệu, trang thiết bị kĩ thuật (DVD, VCR, máy vi tính, RealPlayer, TimePlayer, Windows MediaPlayer), đội ngũ chuyên gia,. . . Những yếu tố trên cần được xem xét đầy đủ trước khi viết kịch bản. Xây dựng kịch bản phải dựa vào những mục tiêu cần hình thành về KNUX cho trẻ RLPTK để đáp ứng những khó khăn thực tiễn mà trẻ gặp phải. b. Giai đoạn 2 Bước 1. Viết kịch bản: Kịch bản chi tiết bao gồm tất cả những gì người làm mẫu cần phải nói và thực hiện trên video. Đối với kịch bản dành cho trẻ nhỏ tham gia làm mẫu cần được viết chi 151
  5. Đỗ Thị Thảo tiết hơn, lời thoại ngắn gọn và rõ ràng, cử chỉ hành động trẻ cần thực hiện, có thể hình ảnh hóa để trẻ dễ hình dung ra việc trẻ sắp làm. - Xác định bố cục của video,bao gồm: 1) Phần mở đầu cho biết chủ đề và mục đích của video nhằm thu hút sự chú ý của trẻ. Phần này phải trình bày bằng những hình ảnh nổi bật, chữ viết rõ ràng cùng với lời thuyết minh, giới thiệu ngắn gọn nêu lên được chủ đề của video làm mẫu; 2) Phần diễn tiến trình bày nội dung của bài học, chứa đựng phần lớn các cử chỉ và lời thoại quan trọng phản ánh được rõ nét nhất các kĩ năng cần hình thành ở trẻ RLPTK. Bố cục của video làm mẫu nên được sắp xếp theo đúng trình tự, chặt chẽ, không nên bổ sung hay mở rộng kiến thức khi làm mẫu một kĩ năng. Ví dụ, khi xây dựng video làm mẫu dạy kĩ năng “chào hỏi lễ phép thầy cô giáo và các bạn”, chúng tôi xây dựng kịch bản theo đúng trình tự các bước để thực hiện kĩ năng chào hỏi như: tiến lại gần; đứng nghiêm, khoanh tay, mắt nhìn cô và nói “con chào cô ạ”; lắng nghe cô đáp lại và đi vào lớp. Tuy nhiên có thể mở rộng phần bối cảnh, không gian, địa điểm diễn ra việc làm mẫu kĩ năng đó; 3) Phần kết của video làm mẫu đưa ra những câu hỏi mở, những bài học về cách ứng xử với thầy cô giáo, bạn bè, yêu cầu thực hành. Trẻ cần trả lời câu hỏi mở và thực hành ngay sau lúc xem video làm mẫu là tốt nhất. - Cấu trúc kịch bản video làm mẫu: Khi viết kịch bản video nói chung, các nhà làm video phải bắt đầu từ câu chuyện đến cốt chuyện, diễn viên. . . Trong video làm mẫu, kịch bản phải dựa vào mục tiêu kĩ năng cần hình thành cho trẻ mà lựa chọn phương pháp và cách làm mẫu cho phù hợp với trẻ cũng với sự kết hợp hài hòa giữa hình ảnh và âm thanh, lời nói, chữ viết. Nội dung của video làm mẫu phải được thể hiện trong một kịch bản có cấu trúc chặt chẽ. Do đó việc viết kịch bản video làm mẫu phải có sự kết hợp giữa các nhà chuyên môn và kĩ thuật viên quay video. Kịch bản video có thể chia làm 2 loại: kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh. + Viết kịch bản văn học: là kịch bản truyện phim viết chi tiết về chủ đề cần nói đến. Với video làm mẫu sử dụng trong giáo dục thì đây là nhiệm vụ chính của các nhà chuyên môn. Để có thể viết chính xác kịch bản, cần dựa vào chủ đề chính của bài học, nguồn tài liệu có liên quan, sự tham khảo ý kiến của các nhà kĩ thuật làm video. Kịch bản có thể chia làm 3 cột chính: cột thứ nhất là dàn ý của bài học, cột thứ 2 là những ý tưởng trình bày những dự kiến để thực hiện kĩ năng, cột thứ 3 mô tả các thao tác và lời thoại làm mẫu trên video. Các bước tiến hành kịch bản như sau: 1) Viết dàn ý cho video làm mẫu. Với video làm mẫu giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK trong trường MNHN thì dàn ý của việc hình thành kĩ năng mới cho trẻ thường có từ 2-3 mục chính. Mỗi đề mục có thể là một bối cảnh diễn ra việc làm mẫu kĩ năng đó. Mỗi kĩ năng được làm mẫu theo đúng một trình tự nhất định nhưng cũng có thể diễn ra trong nhiều bối cảnh khác nhau với các nhân vật khác nhau; 2) Viết đề cương của video làm mẫu. Từ dàn ý của bài học, người viết kịch bản xây dựng thành đề cương của video. Đây chính là ý tưởng của kịch bản; 3) Lựa chọn hình ảnh dự kiến thể hiện được nội dung kĩ năng cần làm mẫu. Hình ảnh có thể bao gồm bối cảnh diễn ra tình huống, hành động, biểu cảm từng nhân vật,. . . . Những hình ảnh phải khắc họa một cách chân thực, rõ ràng vừa phải phù hợp với tâm lí, nhận thức của trẻ. Bên cạnh đó cần lưu ý đến tính nghệ thuật mới có thể gây ấn tượng và thu hút người xem - một yêu cầu của dựng video. Có thể viết kịch bản văn học theo mẫu sau: Nội dung cần hình thành Ý tưởng Hình ảnh ở trẻ RLPTK + Viết kịch bản phân cảnh: Trong việc xây dựng kịch bản phân cảnh cho video làm mẫu cần có sự kết hợp giữa nhà chuyên môn với người có kĩ thuật quay video để tạo ra một kịch bản phân cảnh tốt nhất, một video làm mẫu có chất lượng và hiệu quả. Trong kịch bản video làm mẫu phải dự kiến các tình huống xảy ra ngoài ý muốn và phương án khắc phục. Các tình huống này 152
  6. Quy trình xây dựng video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử với thầy cô giáo và bạn bè... có thể gặp cả khi bắt đầu ghi hình hoặc trong quá trình xử lí kĩ thuật video. Trước hoặc sau mỗi tình huống cần có lời giới thiệu về nội dung hoặc tên của tình huống đó. Điều này còn có ý nghĩa chuyển tiếp giữa các đoạn video và định hướng PP sử dụng cho GV. Viết kịch bản phân cảnh cho video làm mẫu gồm các nội dung: 1) Trình bày: Phần trình bày gồm 3 yếu tố: số thứ tự phân đoạn, bối cảnh (địa điểm quay), điều kiện ánh sáng. Cả 3 yếu tố này được viết in hoa trong kịch bản. Ví dụ: 1. LỚP HỌC – NỘI – NGÀY. Trong kịch bản phân cảnh cần ghi rõ đoạn video đó quay ở địa điểm nào, bối cảnh ngoại hay nội, ngày hay đêm để có sự chuẩn bị địa điểm quay, ánh sáng một cách hợp lí; 2) Cỡ cảnh: Trong kịch bản cần xác định và ghi rõ cỡ cảnh, cách thay đổi cỡ cảnh (nếu có) trong cảnh đó (ví dụ: Từ trung zoom vào cận); 3) Thời lượng: Việc xác định thời lượng của từng cảnh quay phải phụ thuộc vào lời thoại của nhân vật làm mẫu, lời thuyết minh trong đoạn video và âm nhạc được sử dụng. Thời lượng của một cảnh trong video làm mẫu phải cung cấp đầy đủ thông tin cho người xem biết kĩ năng mình đang làm mẫu là gì? đồng thời còn góp phần tạo nên tiết tấu nhanh (cảnh có thời lượng ngắn) hay chậm (cảnh có thời lượng dài); 4) Thiết bị ghi hình: Trong kịch bản phải ghi rõ vị trí đặt máy, các thao tác thực hiện với máy. Việc ghi rõ như thế sẽ giúp cho người quay video hình dung ra được mình sẽ làm gì? Bố trí sắp xếp bối cảnh quay và đặt máy ra sao?...; 5) Hình ảnh và âm thanh: Hình ảnh trong kịch bản phân cảnh là những hành động, cách biểu cảm của nhân vật làm mẫu, hình ảnh về bối cảnh đang diễn ra tình huống,. . . tất cả những hình ảnh đó đều được lựa chọn và đưa vào kịch bản. Kịch bản phân cảnh có thể được viết theo mẫu sau, xin đưa ra ví dụ 01 chủ đề: KỊCH BẢN PHÂN CẢNH Tên video:............................................. Đạo diễn:...................................... Số thứ tự phân đoạn – Bối cảnh – Điều kiện ánh sáng KỊCH BẢN VIDEO LÀM MẪU Tiêu đề: Nói lời cảm ơn hoặc lời xin lỗi Thời Tình Bối Ghi TT Cỡ cảnh Hình ảnh và âm thanh lượng huống cảnh chú Cảm ơn/xin lỗi là một phép lịch sự. Các Giới bé đã biết nói lời cảm ơn hoặc lời xin lỗi 1 30s thiệu chưa? Sau đây là những tình huống chúng ta nên nói lời cảm ơn hoặc lời xin lỗi. Hôm nay là sinh nhật bạn Bảo Anh. Các bé cùng ngồi quanh bạn Bảo Anh. Lời bài Toàn hát chúc mừng sinh nhật vừa kết thúc, cô cảnh Trong giáo tươi cười đến bên cạnh nói: Trung dịp sinh Chúc mừng sinh nhật Bảo Anh, chúc con Lớp 2 40s cảnh nhật, luôn vui vẻ và học tập tốt, cô và các bạn học được thầy rất yêu quý con. cô hoặc Bảo Anh mỉm cười và trả lời: “Con cảm bạn tặng Cận cảnh ơn cô!”. quà, nói Một bạn nhỏ khác trong lớp cầm 1 hộp quà lời cảm Toàn nhỏ tới gần Bảo Anh và nói: “Chúc mừng ơn cảnh sinh nhật bạn”. Bảo Anh vui vẻ đáp lại “Tớ cảm ơn các Cận cảnh cậu nhé” 153
  7. Đỗ Thị Thảo Hai bạn đang ngồi cạnh nhau trong giờ học Khi bạn Cận cảnh vẽ, cả 2 đang vẽ chăm chú, bạn Bảo Anh cho mượn vẽ chì bị lem ra ngoài Lớp 3 40s đồ dùng Bảo Anh quay sang bạn Tuệ San nói: “Bạn học hoặc đồ Cận cảnh cho tớ mượn tẩy nhé!” chơi, nói Tuệ San vui vẻ đưa tẩy cho Bảo Anh và trả lời cảm Cận cảnh lời: “Đây, cậu cầm đi”. ơn Cận cảnh Bảo Anh nói: “Cảm ơn cậu!” Trung Bảo Anh đang đứng nói chuyện cùng bạn Nói lời cảnh Tuệ San. xin lỗi Sân 4 45s Bỗng bạn Việt Anh và Tuấn Minh: chạy khi làm Trung trường nhanh không để ý nên đã va vào Bảo Anh bạn ngã cảnh làm bạn Bảo Anh ngã Cận cảnh Bảo Anh: Ôi, đau quá! Tuấn Minh dừng lại, đỡ bạn Anh đứng dậy Cận cảnh và nói: “Bạn có sao không? Tớ xin lỗi bạn” Bảo Anh: “Tớ không sao đâu” Toàn Bảo Anh, Tuấn Minh và các bạn vui vẻ và cảnh cùng chơi với nhau. Trung Bảo Anh và Tuệ San đang ngồi chăm chú Biết nói cảnh vẽ tranh bằng búp màu sáp. lời xin lỗi Lớp 5 40s khi làm Cận cảnh Bảo Anh nói với Tuệ San: “Bạn cho tớ học hỏng đồ Trung mượn bút màu nhé” dùng cảnh Tuệ San: “Ừ cậu lấy đi” hoặc đồ Bảo Anh: Nhanh chóng lấy bút và vẽ khá Cận cảnh chơi của mạnh tay làm bút màu bị gãy. bạn Bảo Anh quay sang bạn San và nói: “Tớ Cận cảnh vẽ mạnh tay làm bút sáp gãy rồi, tớ xin lỗi bạn nhé!” Tuệ San trả lời “Không sao đâu, lần sau Cận cảnh cậu nhớ cẩn thận hơn”. Việc xây dựng kịch bản phân cảnh càng chi tiết thì càng thuận lợi trong quá trình ghi hình, đồng thời người làm mẫu và các thành viên tham gia thực hiện đề hiểu được nhiệm vụ mà mình ở từng cảnh quay cho từng đoạn video. Hơn nữa nó còn góp phần rất nhiều vào việc tiết kiệm chi phí sản xuất khi chúng ta lựa chọn cách quay theo bối cảnh (khác với quay theo kịch bản văn học). Trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôi lựa chọn xây dựng video làm mẫu giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK theo hướng viết kịch bản phân cảnh. Trong quá trình viết và hoàn thiện kịch bản phân cảnh luôn có sự phối hợp giữa nhà chuyên môn và người có kĩ thuật làm video. Bước 2: Thu thập số liệu cơ sở: Xác định những kĩ năng người làm mẫu đã có và những yếu tố cần thiết để họ có thể thể hiện chính xác nhất những kĩ năng cần làm mẫu. Từ đó xác định các yếu tố cần thiết của việc làm mẫu diễn ra: như tâm lí, ngôn ngữ, khả năng diễn xuất của người làm 154
  8. Quy trình xây dựng video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử với thầy cô giáo và bạn bè... mẫu. Việc thu thập dữ liệu cơ bản trước khi tổ chức xây dựng video làm mẫu còn để xác định các bước hướng dẫn và thực hiện công việc trong quá trình ghi hình. Bước 3. Tổ chức nhóm xây dựng video làm mẫu: Nhóm xây dựng video làm mẫu bao gồm: Các nhà chuyên môn có nhiệm vụ xác định mục tiêu cơ bản của KNUX cần hình thành ở trẻ RLPTK, sưu tầm, lựa chọn nguồn tài liệu, tham gia viết kịch bản phân cảnh; Các nhà chuyên môn có nhiệm vụ xác định tính khoa học của hệ thống kiến thức thể hiện qua kịch bản, nguồn tài liệu sẽ sử dụng; Nhóm kĩ thuật làm video có nhiệm vụ cùng với nhà chuyên môn xây dựng kịch bản phân cảnh, tham gia quay video, hướng dẫn và điều chỉnh cách diễn của nhân vật làm mẫu, chỉnh sửa và hoàn thiện video. Giáo viên và trẻ tham gia thực hiện. c. Giai đoạn ba Giai đoạn này bao gồm các bước: Ráp dựng video (dựng hình, lồng âm thanh với lời thuyết minh, tiếng động, âm nhạc), chỉnh sửa, viết bản hướng dẫn sử dụng, đánh giá. Bước 1. Ráp dựng video: Ráp dựng video không chỉ là việc cắt bỏ các cảnh không dùng mà nó còn là sự kết nối giữa các cảnh quay theo trình tự mong muốn như kịch bản. Đối với việc xây dựng một video làm mẫu từ các cảnh quay thực tế, các nhà chuyên môn cần nhờ sự giúp đỡ kĩ thuật của các nhà làm video hoặc phải có hiểu biết về kĩ thuật ráp dựng video. Hiện nay, với sự trợ giúp của một số phần mềm máy tính (AvidStudio, AdobePremiere, FinalCutPro, .), công việc này đã trở nên thuận lợi hơn. Bước 2. Chỉnh sửa video đã dàn dựng theo kịch bản:Trong việc xây dựng video làm mẫu giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK phải xây dựng dựa trên nhiều tình huống thực tế khác nhau nên từ kịch bản đến khi tạo ra một video hoàn chỉnh có những khoảng cách. Qua thực tế xây dựng video, nhóm làm video sẽ có sự bổ sung kịch bản và hoàn chỉnh bước đầu của video. Bước 3. Viết bản hướng dẫn sử dụng video làm mẫu: Bản hướng dẫn sử dụng video làm mẫu nêu được một số mục sau:Tên video, thời lượng, tóm tắt nội dung video, gợi ý sử dụng, kĩ năng cơ bản nhất cần hình thành cho trẻ RLPTK. Ví dụ: Hướng dẫn sử dụng video làm mẫu “Nói lời cảm ơn hoặc lời xin lỗi”. 1) Thời lượng: Toàn bộ nội dung video làm mẫu được chiếu trong 3 phút. Trong đó phần làm mẫu là 2 phút, phần giới thiệu vào các tình huống và đoạn kết gần 1 phút. 2) Tóm tắt nội dung: Video thể hiện được việc làm mẫu kĩ năng “nói ” qua các tình huống: Tình huống 1: Khi được thầy cô và các bạn tặng quà; Tình huống 2: Khi bạn cho mượn đồ dùng học tập hoặc đồ chơi; Tình huống 3: Khi em làm hỏng đồ dùng, đồ chơi của bạn; Tình huống 4: Khi em vô tình làm bạn bị ngã (đau). Trong từng tình huống người làm mẫu đã thể hiện các kĩ năng bằng lời nói, cử chỉ, hành động, biểu cảm nét mặt như sau: 1) Khi nói lời “cảm ơn”: Trong tình huống em được cô hoặc các bạn tặng quà hoặc cho mượn đồ dùng học tập, cần đưa 2 tay ra để nhận và nói “con cảm ơn cô/ bạn”; 2) Khi nói lời “xin lỗi”: Trong tình huống làm hỏng đồ của bạn em cần nhặt lại đồ trả lại bạn và nói lời xin lỗi với bạn “tớ xin lỗi bạn”. Trong tình huống làm bạn bị ngã em cần lại gần đỡ bạn đứng dậy và nói lời xin lỗi bạn “tớ xin lỗi bạn” 3) Gợi ý sử dụng: a) Phần mở đầu (phút) giới thiệu ý nghĩa của việc nói lời cảm ơn hoặc lời xin lỗi và dẫn dắt trẻ vào nội dung video làm mẫu: “các bé đã biết nói lời cảm ơn hoặc lời xin lỗi chưa? sau đây là những tình huống chúng ta nên nói lời cảm ơn hoặc lời xin lỗi. Sau khi xem đoạn này GV có thể dừng 1 phút để hỏi TRẺ. Hôm nay chúng ta học bài gì?; b) Phần nội dung video làm mẫu gồm có 4 tình huống, mỗi tình huống có chứa đựng nội dung kĩ năng nói lời cảm ơn hoặc lời xin lỗi. - Tình huống 1: Khi em được thầy cô giáo và các bạn tặng quà (... phút) trình bày nội dung 155
  9. Đỗ Thị Thảo kiến thức, kĩ năng: Nhận ra những tình huống này em cần nói lời “cảm ơn” (cảm ơn cô /cảm ơn bạn); Khi được nhận quà em nên nói “con cảm ơn cô/ tớ cảm ơn bạn”; Thái độ lịch sự đưa 2 tay ra vui vẻ nhận quà. Cách sử dụng và khai thác kiến thức, kĩ năng từ video làm mẫu: i) Dừng video sau mỗi lần người làm mẫu thực hiện kĩ năng hoặc cho trẻ xem lại cách thực hiện kĩ năng đó của người làm mẫu; ii) Đặt câu hỏi và đưa ra yêu cầu giúp học sinh nắm được kĩ năng trẻ cần ghi nhớ sau mỗi đoạn video: “Bạn nhỏ đã nói lời “cảm ơn” với thầy cô và các bạn khi nào?”; “Khi được thầy cô giáo/các bạn tặng quà, bạn nhỏ đã có hành động như thế nào?” “Bạn nhỏ đã nói gì khi nhận được quà từ cô giáo và các bạn? - Tình huống 2: khi bạn cho mượn đồ dùng học tập hoặc đồ chơi (......Phút) Cách hướng dẫn tương tự như tình huống 2. - Tình huống 3: khi em làm hỏng đồ dùng, đồ chơi của bạn (....phút) trình bày nội dung kiến thức, kĩ năng: Đây là tình huống em nên nói lời xin lỗi; Cách thức thực hiện kĩ năng nói lời xin lỗi: 1) Khi em vô tình làm hỏng đồ dùng của bạn em nên bình tĩnh, xem xét và cầm đồ dùng đã bị hỏng đưa lại cho bạn và nói lời xin lỗi với bạn “tớ xin lỗi bạn”; 2) Thái độ, biểu cảm nét mặt: hối lỗi. Cách sử dụng và khai thác kiến thức, kĩ năng từ video làm mẫu: i) Dừng video sau mỗi lần người làm mẫu thực hiện kĩ năng hoặc cho trẻ xem lại cách thực hiện kĩ năng đó của người làm mẫu; ii) Đặt câu hỏi và đưa ra yêu cầu giúp học sinh nắm được kĩ năng trẻ cần ghi nhớ sau mỗi đoạn video: “Bạn nhỏ đã nói lời xin lỗi với người bạn của mình khi nào?”; “Khi làm hỏng đồ dùng học tập của bạn bạn nhỏ đã làm gì?”; “Bạn nhỏ đã nói lời xin lỗi bạn của mình như thế nào? - Tình huống 4: Khi em vô tình làm bạn bị ngã (...phút): Cách hướng dẫn tương tự như tình huống 3. Tuy nhiên cách thức thực hiện kĩ năng này đó là khi vô tình làm bạn bị ngã, bé nên có hành động lại gần và đỡ bạn đứng lên và nói “tớ xin lỗi bạn”. c) Phần kết thúc (...phút) nhắc lại những nội dung kiến thức, kĩ năng trẻ cần ghi nhớ sau khi xem xong video làm mẫu. GV có thể dựa vào phần kết thúc hoặc lấy nội dung phần kết thúc để khắc sâu bài học cho trẻ. Lưu ý: 1) GV có thể cho trẻxem tường đoạn video theo từng tình huống nêu ở phần nội dung ; 2) GV có thể cho trẻ xem cả video làm mẫu về kĩ năng nói lời cảm ơn hoặc lời xin lỗi sau đó cùng trẻ khai thác kiến thức theo gợi ý sau: - Chúng ta vừa xem đoạn video làm mẫu về kĩ năng gì? - Bạn nhỏ đã nói lời cảm ơn khi nào? - Bạn nhỏ đã nói lời xin lỗi khi nào? - Bạn nhỏ đã hành động như thế nào khi được thầy cô và các bạn tặng quà? - Bạn nhỏ đã hành động như thế nào khi bạn cho muộn đồ dùng, đồ chơi?? - Bạn nhỏ đã nói lời cam ơn cô giáo và các bạn như thế nào khi nhận được quà? - Bạn nhỏ đã nói lời xin lỗi như thế nào khi làm hỏng đồ dùng hoặc vô tình làm bạn bị ngã? Video làm mẫu này GV có thể tách gia để dạy kĩ năng nói lời cảm ơn hoặc dạy kĩ năng nói lời xin lỗi. Ám dụng dạy kĩ năng mới cho trẻ nhỏ hoặc những trẻ có nhận thức chậm, lâu nhớ. Bước 4. Đánh giá video làm mẫu đã được xây dựng để giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK:1) Đánh giá bản thảo; 2) Tổ chức thực nghiệm; 3) Đánh giá nghiệm thu video: i) Đánh giá chung về nội dung kiến thức, kĩ năng cơ bản được thực hiện trên video làm mẫu theo chủ đề; ii) Đánh giá những ưu nhược điểm chính so với những yêu cầu cần có của một video làm mẫu; iii) Đánh giá chi tiết về: Các hình ảnh thể hiện trong mỗi cảnh quay, mỗi đoạn video, trường đoạn video đã lợp lí chưa? Sự sắp xếp nội dung đã phù hợp với việc hình thành kĩ năng mới ở trẻ hay chưa? Các kĩ thuật sử dụng để ghi hình đã phù hợp chưa...; Tính chính xác của âm thanh sử dụng và sự phù hợp của âm thanh với hình ảnh; Nguồn tài liệu, phương tiện sử dụng trong video có yêu cầu về tính hoàn chỉnh của kiến thức và phương pháp sư phạm; Các tình huống được lựa chọn và cách ứng xử 156
  10. Quy trình xây dựng video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử với thầy cô giáo và bạn bè... của các nhân vật đã phù hợp với đặc điểm nhận thức và tâm lí trẻ RLPTK chưa; Tính chính xác trong kết quả thực nghiệm khi sử dụng video làm mẫu trong các tiết học hòa nhập và can thiệp cá nhân hay chưa? 3. Kết luận Video làm mẫu là phương tiện dạy học trực quan, sử dụng video làm mẫu là một phương pháp hữu hiệu để giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK. Video làm mẫu sẽ giúp trẻ bắt chước hành vi đúng và hứng thú hơn trong học KNUX. Xây dựng video làm mẫu trong GD trẻ RLPTK cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà chuyên môn và các nhà kĩ thuật làm video để video đạt chất lượng tốt, đảm bảo chính xác về mặt nội dung và vừa có tính nghệ thuật. Khi xây dựng video làm mẫu, không chỉ quay lại việc làm mẫu của một người nào đó rồi đưa vào sử dụng GD trẻ RLPTK. Việc xây dựng video làm mẫu cần được xây dựng theo quy trình và các bước cụ thể (bao gồm 3 giai đoạn với các bước cụ thể là: Xác định HV mục tiêu; Xác định chủ đề, nội dung, thời lượng video; Xác định hình thức thể hiện của video; Xác định khả năng thực hiện video; Viết kịch bản; Thu thập dữ liệu cơ sở; Tổ chức làm video; Ráp dựng video; Chỉnh sửa video; Viết bản hướng dẫn sử dụng video). Cần có sự đánh giá các kĩ năng của trẻ trước và sau khi xây dựng và sử dụng video làm mẫu, để từ đó chúng ta có cơ sở xác định sự tiến bộ của các em. Cần chú ý đến việc lựa chọn tình huống và làm mẫu các kĩ năng. Vì nếu việc lựa chọn tình huống và làm mẫu các kĩ năng không rõ ràng sẽ có ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển KNUX của trẻ, ảnh hưởng đến khả năng chú ý theo dõi của trẻ và hiệu quả của giờ học. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Thị Thảo, 2015. Biện pháp giáo dục kĩ năng thiết lập mối quan hệ xã hội cho trẻ rối loạn phổ RLPTK nhẹ 4 - 5 tuổi trong trường mầm non hòa nhập. Tạp chí khoa học - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 60 (6BC), tr.119-128. [2] Nguyễn Đức Thâm, 2000. Xây dựng và sử dụng băng video trong việc đào tạo nghiệp cho sinh viên sư phạm. Tự học (8), tr. 18,19,31. [3] Nguyễn Quốc Tuấn, 2002. Sử dụng phim video trong dạy học địa lí ở trường trung học cơ sở. Tạp chí giáo dục (21) tr, 34,35,36). [4] Nguyễn Quốc Tuấn, 2003. Sử dụng phim video trong dạy học địa lí ở trường trung học cơ sở. Tạp chí giáo dục (1/2003) tr, 33,34,47). [5] Charlop-Christy M.H, Le L, Freeman K.A, 2000. A comparisonofvideomodelingwith in vivo modeling for teaching children with autism. Journal of Autismand Developmental Disorders. 2000;30:537–552. [6] [CimenAcar, ElifTekin-Iftar, and Ahmet Yikmis, 2016. Effects of Mother-Delivered Social Stories and Video Modeling in Teaching Social Skills to Children With Autism Spectrum Disorders. J. Spec. Educ., 0022466916649164, first published on May 9, 2016 [7] D’Ateno, P., Mangiapanello, K., Taylor, B. A., 2003. Using video modeling to teach complex play sequences to a preschoo-lerwithautism. Journal of Positive Behavioral Interventions, 5(1), 5-11. [8] Gena, A., Couloura, S., Kymissis, E., 2005. Modifying the affective behavior of preschoolers with autism using in-vivo or video modeling and reinforcement contingencies. Journal of Aut-ismand Developmental Disabilities, 35(5), 545-556. 157
  11. Đỗ Thị Thảo [9] Robin Shipley-Benamou, John R. Lutzker, and Mitchell Taubman, 2002. Teaching Daily Living Skills to Children with Autism Through Instructional Video Modeling. Journal of Positive Behavior Interventions, July 2002; vol. 4, 3: pp. 166-177. [10] Schreibman, L., Whalen, C., Stahmer, A., 2000. The use of video priming to reduce disruptive transition behavior in children with autism. Journal of Positive Behavior Interventions, 2, 3–11. [11] Scott Bellini, Jennifer Akullian. A Meta-Analysis of Video Modeling and Video Self-Modeling Interventions for Children and Adolescents with Autism Spectrum Disorders. doi: 10.1177/001440290707300301 Exceptional Children April 2007 vol. 73, no. 3 264-287. [12] Sunyoung Kim, 2016. Use of Video Modeling to Teach Developmentally Appropriate Play With Korean American Children With Autism. Research and Practice for Persons with Severe Disabilities, DOI: 1540796916658015, first published on July 12, 2016. ABSTRACT Process of making modeling video to teach interacting skills with teachers and friends for children with mild autism spectrum disoders in inclusive preschools Do Thi Thao Faculty of Special Education, Hanoi National University of Education Making modeling video used in education for children with autism spectrum disorders (ASD) is to assist children to imitate appropriate behaviors, minimize inappropriate behaviors and enhance interacting skills that are limited. This paper presents a process of making modeling video for children with ASD. The process provides guidelines for teachers and parents in making a modeling video used for children with ASD. The process includes three stages: (1) Identifying targeted behaviors, topics, contents, formats, implementing features, and equipment; 2) Composing video descriptions, collecting video databases, and creating videos; and 3) Testing, and revising videos and finally writing the users’ manual. Keywords: Autism Spectrum Disorders, Video Modeling, Behavior Skills, Rrocess. 158
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2