intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Thực trạng xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ mức độ nhẹ 4-5 tuổi trong trường mầm non hòa nhập

Chia sẻ: ViSasuke2711 ViSasuke2711 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

74
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết nghiên cứu trên 35 GV và 35 CM trẻ về thực trạng xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử cho trẻ RLPTK mức độ nhẹ 4-5 tuổi trong các trường mầm non hòa nhập, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao khả năng xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK bao gồm: Bồi dưỡng chuyên môn cho GV và CM trẻ, thực hiện đúng yêu cầu của quy trình xây dựng và sử dụng video làm mẫu, lựa chọn nội dung, phương tiện và tiến trình sử dụng video làm mẫu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Thực trạng xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ mức độ nhẹ 4-5 tuổi trong trường mầm non hòa nhập

JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE<br /> Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 140-150<br /> This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn<br /> <br /> DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0110<br /> <br /> THỰC TRẠNG XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG VIDEO LÀM MẪU<br /> GIÁO DỤC KĨ NĂNG ỨNG XỬ CHO TRẺ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ<br /> MỨC ĐỘ NHẸ 4-5 TUỔI TRONG TRƯỜNG MẦM NON HÒA NHẬP<br /> Đỗ Thị Thảo và Nguyễn Thị Bích Thảo<br /> <br /> Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội<br /> Tóm tắt. Sử dụng video làm mẫu cho phép chúng ta kết hợp các phương pháp và có thể<br /> được sử dụng để thúc đẩy, nâng cao kĩ năng và giảm thiểu hành vi không phù hợp ở trẻ<br /> RLPTK. Bài báo nghiên cứu trên 35 GV và 35 CM trẻ về thực trạng xây dựng và sử dụng<br /> video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử cho trẻ RLPTK mức độ nhẹ 4-5 tuổi trong các<br /> trường mầm non hòa nhập, từ đó đề xuất một số biện pháp nâng cao khả năng xây dựng và<br /> sử dụng video làm mẫu giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK bao gồm: Bồi dưỡng chuyên môn<br /> cho GV và CM trẻ, thực hiện đúng yêu cầu của quy trình xây dựng và sử dụng video làm<br /> mẫu, lựa chọn nội dung, phương tiện và tiến trình sử dụng video làm mẫu.<br /> Từ khóa: Kĩ năng ứng xử, rối loạn phổ tự kỉ, video làm mẫu, xây dựng và sử dụng.<br /> <br /> 1.<br /> <br /> Mở đầu<br /> <br /> Trẻ rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) phải đối mặt với sự thiếu hụt đáng kể về kĩ năng xã hội,<br /> giao tiếp và hành vi nên đòi hỏi phải có các phương pháp (PP) giáo dục phù hợp. Đồng thời, trẻ<br /> RLPTK dễ phân tán sự chú ý, hạn chế tập trung nhưng thị giác khá nhanh nhạy nên khả năng xử lí<br /> thông tin hình ảnh dễ dàng hơn thông tin bằng lời nói. Do vậy, việc sử dụng video làm mẫu sẽ có<br /> nhiều lợi ích giúp trẻ tiến bộ về KNXH (Corbett & Abdullah, 2005) [10]. Chính sự dễ dàng đáp<br /> ứng tín hiệu của thị giác nên video làm mẫu có sự hấp dẫn và hiệu ứng mạnh với trẻ. Thực tế đã có<br /> nhiều PP khác nhau như dùng lời, trò chơi, làm mẫu trực tiếp, câu chuyện xã hội, hội thoại vui. . .<br /> được áp dụng trong giáo dục KNXH cho trẻ RLPTK. Tuy nhiên, sử dụng video làm mẫu được<br /> nhiều nhà nghiên cứu khoa học chứng minh là PP hiệu quả nhất trong giáo dục KNXH và hành vi<br /> không phù hợp cho trẻ RLPTK (Bellini, Scott (2006) [5], Gena, A., Couloura, S., & Kymissis, E.<br /> (2005) [12], Scott Bellini, Jennifer Akullian (2007) [16]).<br /> Sự phức tạp của kĩ năng giao tiếp xã hội đòi hỏi phải sử dụng các chiến lược can thiệp. Sử<br /> dụng video cho phép chúng ta kết hợp một loạt các chiến lược và có thể được sử dụng để nâng cao<br /> kĩ năng và làm giảm hành vi không phù hợp ở trẻ RLPTK. Các nghiên cứu điển hình đã nhấn mạnh<br /> về hiệu quả của video làm mẫu trong việc giải quyết kĩ năng giao tiếp xã hội, chức năng hành vi<br /> của trẻ RLPTK, bao gồm Bellini, S., Akullian, J và Hopf, A. (2007) [6], Charlop-Christy, MH,<br /> Ngày nhận bài: 15/5/2016. Ngày nhận đăng: 20/8/2016<br /> Liên hệ: Đỗ Thị Thảo, e-mail: thao2006trang@yahoo.com<br /> <br /> 140<br /> <br /> Thực trạng xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử...<br /> <br /> & Daneshvar, S. (2003) [7], Charlop-Christy, M.H., Le, L., & Freeman, K.A. (2000) [8], Corbett,<br /> BA (2003) [9], Hine, JF & Wolery, M. (2006) [15].<br /> Mặc dù, video làm mẫu được nghiên cứu và sử dụng trong giáo dục trẻ RLPTK khá phổ<br /> biến trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam còn thiếu vắng những công trình nghiên cứu lí luận và<br /> ứng dụng thực tiễn của video làm mẫu trong giáo dục KNXH, hành vi cho trẻ RLPTK. Bài báo<br /> nêu lên nghiên cứu thực trạng xây dựng và sử dụng video làm mẫu của GV và CM trẻ trong giáo<br /> dục KNXH, cụ thể là KNUX cho trẻ RLPTK mức độ nhẹ 4-5 tuổi trong trường mầm non hòa nhập<br /> (MNHN), xác lập cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất một số ý kiến nâng cao khả năng xây dựng và<br /> sử dụng video làm mẫu giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK<br /> <br /> 2.<br /> 2.1.<br /> <br /> Nội dung nghiên cứu<br /> Một số khái niệm: kĩ năng xã hội, kĩ năng ứng xử và video làm mẫu<br /> <br /> Kĩ năng xã hội (KNXH): Elliot, Racine & Busse, 1995 cho rằng: “KNXH là hành vi học<br /> hỏi được xã hội chấp nhận, cho phép một người tương tác với người khác một cách phù hợp và<br /> giúp họ tránh những phản ứng tiêu cực [14]. Chúng tôi đồng nhất với quan niệm cho rằng “KNXH<br /> là một tập hợp các kĩ năng con người sử dụng để tương tác, giao tiếp, giải quyết các vấn đề trong<br /> cuộc sống nhằm hướng tới việc hình thành mối quan hệ xã hội và thích ứng tốt với đời sống xã<br /> hội”. KNXH bao gồm 5 nhóm: 1) KNXH thể hiện trong hoạt động tại gia đình; 2) KNXH thể hiện<br /> trong hoạt động tại nhà trường; 3) KNXH thể hiện trong hoạt động tại cộng đồng; 4) KNXH thể<br /> hiện trong hoạt động vui chơi; 5) KNXH thể hiện trong giao tiếp ứng xử.<br /> Kĩ năng ứng xử là “sự đáp ứng phù hợp của một cá nhân trong những hoàn cảnh nhất định<br /> được mọi người và XH chấp nhận”. KNUX với thầy cô, bạn bè là sự điều chỉnh hành động, hành<br /> vi, việc làm và lời nói của bản thân để được thầy cô, bạn bè chấp nhận, yêu quý. Ví dụ: khi làm<br /> bạn ngã phải biết nói lời “xin lỗi” hay khi tới lớp gặp cô giáo cần phải biết chào hỏi lễ phép.<br /> Giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK trong trường MNHN được hiểu là quá trình tác động có<br /> mục đích, có PP, có hệ thống của nhà giáo dục tới trẻ RLPTK thông qua việc tổ chức các hoạt động<br /> giáo dục để rèn luyện cho trẻ khả năng tương tác, chia sẻ, luân phiên trong giao tiếp với người lớn,<br /> thầy cô giáo và bạn bè, giải quyết các vấn đề trong trường học, hình thành tốt mối quan hệ với thầy<br /> cô giáo, bạn bè và thích ứng tốt với trường học, được thầy cô giáo, bạn bè chấp nhận, yêu quý.<br /> Video làm mẫu được xây dựng dựa trên nguyên tắc cho rằng trẻ RLPTK sẽ học được KNUX<br /> tốt nhất thông qua việc quan sát các hành vi tích cực của người làm mẫu trên màn hình, thông qua<br /> sự lặp lại, trẻ được thực hành nhiều lần với các tình huống tích cực. Đồng thời, video làm mẫu đã<br /> được chứng minh là làm giảm một số vấn đề hành vi của trẻ như ăn vạ, cắn bạn, quá tăng động.<br /> Video làm mẫu là một PP giáo dục trực quan, bằng cách cho trẻ xem video của một người nào đó<br /> làm mẫu một hành vi hoặc kĩ năng, sau đó trẻ bắt chước các hành vi/ kĩ năng quan sát đó.<br /> <br /> 2.2.<br /> <br /> Kết quả nghiên cứu thực trạng<br /> <br /> Chúng tôi tiến hành khảo sát trên 70 khách thể, gồm 35 GV và 35 CM trẻ RLPTK ở 04<br /> trường MNHN trên địa bàn Hà Nội. Khảo sát nhằm đánh giá thực trạng xây dựng và sử dụng video<br /> làm mẫu giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK mức độ nhẹ 4-5 tuổi trong trường MNHN, xác lập cơ sở<br /> thực tiễn cho việc xây dựng và sử dụng một số video làm mẫu giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK.<br /> Nội dung khảo sát tập trung làm rõ một số vấn đề như: Một số khó khăn về KNUX của trẻ RLPTK<br /> trong trường MNHN; Thực trạng xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục KNUX cho trẻ<br /> 141<br /> <br /> Đỗ Thị Thảo và Nguyễn Thị Bích Thảo<br /> <br /> RLPTK. Các PP khảo sát: PP điều tra bằng bảng hỏi; PP quan sát; PP phỏng vấn trực tiếp; PP xử<br /> lí số liệu bằng phần mềm SPSS.<br /> <br /> 2.2.1. Thực trạng giáo dục KNUX với thầy cô, bạn bè cho trẻ RLPTK mức độ nhẹ trong<br /> trường mầm non hòa nhập<br /> Nội<br /> dung<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> <br /> Bảng 1. Một số khó khăn thường gặp trong KNUX của trẻ RLPTK<br /> Mức độ<br /> <br /> Khó khăn nhiều<br /> <br /> Hiểu suy nghĩ, hành động và mong<br /> muốn của người khác<br /> Thể hiện nhu cầu, mong muốn của<br /> bản thân với thầy cô và bạn bè<br /> Đưa ra những đáp án phù hợp trong<br /> những tình huống ứng xử với thầy<br /> cô và bạn bè<br /> Cứng nhắc trong sở thích, hành<br /> động, suy nghĩ<br /> <br /> Khó khăn ít<br /> <br /> Không khó khăn<br /> <br /> SL<br /> <br /> TL %<br /> <br /> SL<br /> <br /> TL %<br /> <br /> SL<br /> <br /> TL %<br /> <br /> 25<br /> <br /> 71,4<br /> <br /> 10<br /> <br /> 28,6<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 17<br /> <br /> 48,6<br /> <br /> 18<br /> <br /> 51,4<br /> <br /> 0<br /> <br /> 0<br /> <br /> 30<br /> <br /> 85,7<br /> <br /> 4<br /> <br /> 11,4<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2,9<br /> <br /> 33<br /> <br /> 94,3<br /> <br /> 2<br /> <br /> 5,7<br /> <br /> 1<br /> <br /> 2,9<br /> <br /> Kết quả thu được ở bảng cho thấy, trẻ gặp khó khăn nhiều ở 3 lĩnh vực lớn là: cứng nhắc<br /> trong sở thích, tư duy; đưa ra những phản ứng phù hợp và hiểu suy nghĩ, hành động và nguyện<br /> vọng của người khác. Trong 3 lĩnh vực đó có 94,3% GV cho rằng sự cứng nhắc trong sở thích,<br /> hành động, suy nghĩ là nguyên nhân chính dẫn đến những khó khăn trong KNUX với thầy cô và<br /> bạn bè của trẻ RLPTK.Qua đây, chúng ta nhận thấy sự chệnh lệch đánh giá ở 3 khó khăn của trẻ là<br /> không nhiều. Điều này chứng tỏ, GV đã ý thức sâu sắc về mức độ khó khăn trong KNUX của trẻ<br /> RLPTK. Qua phỏng vấn sâu chúng tôi cũng được biết các GV cũng chưa có PP đặc thù nào để giải<br /> quyết các vấn đề này mà chủ yếu là sử dụng các PP truyền thống để giáo dục hoặc sử dụng một số<br /> quy định hành vi, do vậy KNUX của trẻ RLPTK trong trường MNHN còn nhiều hạn chế.<br /> <br /> TT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> 7<br /> 8<br /> 9<br /> <br /> Bảng 2. Mức độ sử dụng các PP của GV trong giáo dục KNUX<br /> với thầy cô và bạn bè cho trẻ RLPTK (1≤M≤3)<br /> <br /> Phương pháp<br /> GD dùng lời<br /> Kể chuyện<br /> Trò chơi<br /> Làm mẫu trực tiếp<br /> Câu chuyện XH<br /> Sử dụng video hoạt hình<br /> Sử dụng video làm mẫu<br /> Hội thoại vui<br /> PP khác<br /> <br /> N<br /> 35<br /> 35<br /> 35<br /> 35<br /> 35<br /> 35<br /> 35<br /> 35<br /> 35<br /> <br /> Min<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> <br /> Max<br /> M<br /> Thứ bậc<br /> 3<br /> 2,83<br /> 1<br /> 3<br /> 2,54<br /> 3<br /> 3<br /> 2,40<br /> 4<br /> 3<br /> 2,66<br /> 2<br /> 3<br /> 1,94<br /> 6<br /> 3<br /> 2,54<br /> 3<br /> 3<br /> 1,60<br /> 8<br /> 3<br /> 1,91<br /> 7<br /> 3<br /> 2,03<br /> 5<br /> Ghi chú: 1,00 - 1.66 đ = chưa bao giờ;<br /> 1,66 - 2,32đ =thỉnh thoảng; 2,32 - 2,98đ = thường xuyên<br /> <br /> PP GV sử dụng ít nhất đó là PP sử dụng video làm mẫu (M = 1.6). Các PP GV sử dụng<br /> nhiều nhất đó là dùng lời, làm mẫu trực tiếp, kể chuyện. Bởi theo GV, các PP này đơn giản, không<br /> mất nhiều thời gian chuẩn bịvà có khả năng tác động tức thì tới trẻ. Tuy nhiên, so sánh với bảng 3<br /> 142<br /> <br /> Thực trạng xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục kĩ năng ứng xử...<br /> <br /> chúng tôi nhận thấy, dù được sử dụng một cách thường xuyên nhưng PP giáo dục bằng lời có hiệu<br /> quả khá thấp.<br /> <br /> TT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> 6<br /> 7<br /> 8<br /> 9<br /> <br /> Bảng 3. Đánh giá của GV về hiệu quả của các PPgiáo dục KNUX<br /> với thầy cô và bạn bè cho trẻ RLPTK trong trường MNHN (1≤M≤3)<br /> <br /> Phương pháp<br /> Dùng lời<br /> Kể chuyện<br /> Trò chơi<br /> Làm mẫu trực tiếp<br /> Câu chuyện XH<br /> Sử dụng video hoạt hình<br /> Sử dụng video làm mẫu<br /> Hội thoại vui<br /> Khác<br /> <br /> N<br /> Min<br /> Max<br /> M<br /> Thứ bậc<br /> 35<br /> 1<br /> 4<br /> 2,51<br /> 6<br /> 35<br /> 1<br /> 4<br /> 2,83<br /> 4<br /> 35<br /> 1<br /> 4<br /> 3,23<br /> 3<br /> 35<br /> 1<br /> 4<br /> 3,69<br /> 1<br /> 35<br /> 1<br /> 4<br /> 2,65<br /> 5<br /> 35<br /> 1<br /> 4<br /> 3,40<br /> 2<br /> 35<br /> 1<br /> 4<br /> 1.6<br /> 9<br /> 35<br /> 1<br /> 4<br /> 2,34<br /> 8<br /> 35<br /> 1<br /> 4<br /> 2,49<br /> 7<br /> Ghi chú: 1,00 - 1.88đ: Không hiệu quả; 2,76 - 3,64đ: hiệu quả;<br /> 1,88 - 2,76đ: Ít hiệu quả; 3,64- 4,52đ: rất hiệu quả<br /> <br /> Mức độ sử dụng thường xuyên của sử dụng video làm mẫu là M=1,60 (nằm trong khoảng<br /> giá trị chưa bao giờ sử dụng) xếp thứ bậc 9, chứng tỏ việc sử dụng các video làm mẫu chưa được<br /> sử dụng thường xuyên. Điều này có thể lí giải, mặc dù trên thế giới đây là PPGD cho trẻ RLPTK<br /> phổ biến và hiệu quả nhưng tại Việt Nam PP này còn khá mới mẻ. GV chưa biết, chưa sử dụng các<br /> video làm mẫu vào GD trẻ nên rất băn khoăn về hiệu quả của PP này.<br /> <br /> 2.2.2. Thực trạng xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục KNUX với thầy cô và bạn<br /> bè cho trẻ RLPTK mức độ nhẹ 4-5 tuổi trong trường MNHN<br /> * Nhận thức về khái niệm video làm mẫu giáo dục KNUX với thầy cô và bạn bè cho trẻ<br /> RLPTK<br /> Sau khi được cung cấp cho GV và CM trẻ một số video làm mẫu giáo dục KNUX, đa số<br /> GV (80%) và CM trẻ (86,6%) đã có ý đúng khi cho rằng “video làm mẫu là phương tiện giáo dục<br /> trực quan và được thực hiện bằng cách cho trẻ xem video của một người nào đó làm mẫu một hành<br /> động hay KN nào đó, sau đó trẻ quan sát và bắt chước lại để ứng dụng vào tình huống thực tế”.<br /> <br /> Biểu đồ 1. Nhận thức của GV và CM trẻ về khái niệm video làm mẫu<br /> * Nhận thức về sự cần thiết của việc xây dựng và sử dụng video làm mẫu giáo dục KNUX<br /> với thầy cô và bạn bè cho trẻ RLPTK<br /> GV và CM trẻ đã đánh giá khá về sự cần thiết của việc xây dựng, sử dụng các video làm<br /> 143<br /> <br /> Đỗ Thị Thảo và Nguyễn Thị Bích Thảo<br /> <br /> mẫu vào giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK. Đa số GV và CM trẻ cho rằng việc xây dựng và sử dụng<br /> các video làm mẫu vào giáo dục trẻ RLPTK là rất cần thiết.<br /> Đây là cách làm giúp trẻ học tập tấm gương là thầy cô và bạn bè. Những video làm mẫu<br /> này có thể cho trẻ xem đi xem lại để tăng khă năng ghi nhớ, giảm thời gian hướng dẫn bằng lời<br /> của người lớn. Chỉ có 2,9 % GV cho rằng việc xây dựng và sử dụng những video làm mẫu này là<br /> không cần thiết. Theo họ, trẻ có thể học thông qua các bộ phim hoạt hình hoặc việc cho trẻ xem<br /> video làm tăng thời gian trẻ tiếp xúc với các phương tiện công nghệ thông tin mà giảm đi sự tương<br /> tác của trẻ với GV và CM trẻ.<br /> <br /> Biểu đồ 2. Nhận thức về sự cần thiết của việc xây dựng<br /> và sử dụng video làm mẫu giáo dục KNUX cho trẻ RLPTK<br /> * Nhận thức về tác dụng của việc xây dựng và sử dụng video làm mẫu<br /> <br /> TT<br /> 1<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> 5<br /> <br /> Bảng 4. Đánh giá của GV và CM trẻ về tác dụng của việc xây dựng và sử dụng video<br /> làm mẫu nhằm giáo dục KNUX với thầy cô và bạn bè cho trẻ RLPTK (1≤M≤4)<br /> Tác dụng<br /> <br /> Hình thành thói quen<br /> Phát triển kĩ năng<br /> độc lập, tự chủ<br /> Hình thành hành vi<br /> phù hợp<br /> Đáp ứng phù hợp với<br /> tình huống cụ thể<br /> Giảm thiểu hành vi<br /> không phù hợp.<br /> <br /> GV (N=35)<br /> <br /> CM trẻ (N=35)<br /> Thứ<br /> M<br /> SD<br /> bậc<br /> 2,51 1,06<br /> 4<br /> <br /> Chung (N=70)<br /> Thứ<br /> M<br /> SD<br /> bậc<br /> 2,34 1,02<br /> 5<br /> <br /> M<br /> <br /> SD<br /> <br /> 2,17<br /> <br /> 0,95<br /> <br /> Thứ<br /> bậc<br /> 5<br /> <br /> 2,40<br /> <br /> 0,91<br /> <br /> 4<br /> <br /> 2,37<br /> <br /> 0,87<br /> <br /> 5<br /> <br /> 2,39<br /> <br /> 0,88<br /> <br /> 4<br /> <br /> 3,80<br /> <br /> 0,63<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3,74<br /> <br /> 0,65<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3,77<br /> <br /> 0,64<br /> <br /> 1<br /> <br /> 3,46<br /> <br /> 0,78<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3,31<br /> <br /> 0,90<br /> <br /> 2<br /> <br /> 3,39<br /> <br /> 0,83<br /> <br /> 2<br /> <br /> 2,97<br /> <br /> 0,89<br /> <br /> 3<br /> <br /> 2,80<br /> <br /> 0,96<br /> <br /> 3<br /> <br /> 2,89<br /> <br /> 0,92<br /> <br /> 3<br /> <br /> Ghi chú:1,00 - 1.8đ: Không có ý kiến ; 1,8 - 2,6đ: Không quan trọng<br /> 2,6 - 3,4đ: Ít quan trọng; 3,4- 4,2đ: Quan trọng<br /> <br /> Trong bảng số liệu trên tác dụng được xếp thức bậc 1 là “hình thành hành vi phù hợp” với<br /> điểm trung bình đạt = 3,77. Sau khi xem xong video làm mẫu trẻ không chỉ ghi nhớ nội dung của<br /> đoạn video đó mà hơn thế nó còn thúc đẩy trẻ hình thành những hành vi phù hợp khi gặp những<br /> tình huống tương tự. Tác dụng được xếp theo GV và CM trẻ đánh giá đó là “Có cách đáp ứng phù<br /> hợp với tình huống cụ thể” với điểm trung bình M = 3,39. Nghĩa là khi áp dụng PP này trẻ có thể<br /> biết cách chơi, tương tác với bạn, biết thể hiện nhu cầu khi chơi,. . . tức là trẻ tạo được mối quan hệ<br /> tốt đẹp với bạn bè. Đều này dần hình thành cho trẻ hành vi phù hợp và cùng với nó là giảm hành<br /> 144<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2