intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp khắc phục lỗi sai trong sử dụng động từ tâm lý cho sinh viên năm hai chuyên ngành tiếng Trung Quốc ở trường CĐSP Lạng Sơn

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:35

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến này đưa ra các giải pháp để khắc phục lỗi sai của sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Trung Quốc trường CĐSP Lạng Sơn trong quá trình sử dụng động từ tâm lý tiếng Hán - một loại động từ đặc biệt, liên quan mật thiết đến việc biểu đạt tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ của người nói và được sử dụng rất thường xuyên trong khẩu ngữ tiếng Trung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp khắc phục lỗi sai trong sử dụng động từ tâm lý cho sinh viên năm hai chuyên ngành tiếng Trung Quốc ở trường CĐSP Lạng Sơn

  1. SỞ GD&ĐT LẠNG SƠN TRƯỜNG CAO ĐẰNG SƯ PHẠM LẠNG SƠN BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC LỖI SAI TRONG SỬ DỤNG ĐỘNG TỪ TÂM LÝ CHO SINH VIÊN NĂM HAI CHUYÊN NGÀNH TIẾNG TRUNG QUỐC Ở TRƯỜNG CĐSP LẠNG SƠN Lĩnh vực sáng kiến: Khoa học giáo dục Tác giả: Phùng Kim Thúy Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ tiếng Trung Quốc Chức vụ: Giảng viên Nơi công tác: Khoa Ngoại ngữ - CĐSP Lạng Sơn Điện thoại liên hệ: 0383992104 Địa chỉ thư điện tử: Phungkimthuyls@gmail.com Đề nghị công nhận sáng kiến cấp: Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở Lạng Sơn, năm 2021
  2. MỤC LỤC I. MỞ ĐẦU………………………………………………………………………….1 1. Lí do chọn sáng kiến……………………………………………………………...1 2. Mục tiêu của sáng kiến……………………………………………………………1 3. Phạm vi của sáng kiến…………………………………………………………..2 II. CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN…………………...………………...3 1. Cơ sở lý luận…………………………………………………...…………………3 1.1. Khái niệm lỗi sai và nguyên nhân của lỗi sai trong ngoại ngữ……………….3 1.2. Khái niệm, phân loại và các đặc trưng của động từ tâm lý tiếng Hán.............…3 1.3. Các phương pháp giảng dạy động từ trong tiếng Hán….………………………4 2. Cơ sở thực tiễn………...………………………………………………………….5 2.1. Thuận lợi và khó khăn trong giảng dạy từ vựng tiếng Hán tại trường CĐSP Lạng Sơn.....................................................................................................................5 2.2. Thực trạng sử dụng động từ tâm lý tiếng Hán của sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Trung Quốc trường CĐSP Lạng Sơn......................................................6 2.2.1. Các lỗi sai trong sử dụng động từ tâm lý của sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Trung Quốc trường CĐSP Lạng Sơn......................................................6 2.2.2. Nguyên nhân của các lỗi sai trong sử dụng động từ tâm lý của sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Trung Quốc trường CĐSP Lạng Sơn.............................9 a. Ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ.....................................................................................9 b. Tính phức tạp của từ vựng tiếng Hán....................................................................10 c. Hạn chế trong dạy và học từ vựng tiếng Hán........................................................10 III. NỘI DUNG SÁNG KIẾN………………………………...………………….13 1. Các biện pháp đề xuất để khắc phục lỗi sai trong sử dụng động từ tâm lý tiếng Hán của sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Trung Quốc CĐSP Lạng Sơn..13 1.1. Hình thành cho sinh viên khái niệm “biểu đạt chuẩn về ngữ nghĩa”.................13 1.2. Kết hợp giảng dạy động từ tâm lý với các cụm từ và các phương thức kết hợp từ thường gặp của chúng...........................................................................................13 1.3. Chú trọng việc phân biệt các động từ tâm lý gần nghĩa.....................................14 1.4. Tích cực bồi dưỡng ngữ cảm cho sinh viên.......................................................15 1.4.1. Khuyến khích sinh viên tăng cường tiếp xúc trực tiếp với tiếng Hán, hạn chế dần ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ trong quá trình học tập ..........................................15 1.4.2. Tăng cường sử dụng tiếng Hán trong giảng dạy, đặc biệt là giảng giải ngữ nghĩa của từ vựng......................................................................................................16 1.4.3. Kết hợp giảng dạy động từ tâm lý với ứng dụng công nghệ thông tin...........16 2. Kết quả ứng dụng các biện pháp đề xuất..............................................................18
  3. 3. Đánh giá kết quả thu được....................................................................................20 3.1. Tính mới, tính sáng tạo......................................................................................20 3.2. Khả năng áp dụng và mang lại lợi ích thiết thực của sáng kiến.........................21 3.2.1. Khả năng áp dụng hoặc áp dụng thử, nhân rộng………..…………………...21 3.2.2. Khả năng mang lại lợi ích thiết thực……………………..………………….21 IV. KẾT LUẬN…………………………………………………………………23 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………......…24 PHỤ LỤC………………………………………………………………………..25
  4. TÓM TẮT SÁNG KIẾN Sáng kiến này đưa ra các giải pháp để khắc phục lỗi sai của sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Trung Quốc trường CĐSP Lạng Sơn trong quá trình sử dụng động từ tâm lý tiếng Hán - một loại động từ đặc biệt, liên quan mật thiết đến việc biểu đạt tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ của người nói và được sử dụng rất thường xuyên trong khẩu ngữ tiếng Trung. Các giải pháp này được đưa ra dựa trên cơ sở phân tích tìm kiếm những lỗi sai có tính phổ biến ở sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Trung Quốc khi sử dụng động từ tâm lý tiếng Hán và những nguyên nhân gây nên các lỗi sai này, nhằm mục đích cải thiện tính chuẩn xác trong diễn đạt tiếng Hán của sinh viên, bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng Hán cho người học, nâng cao chất lượng giảng dạy tiếng Hán của giáo viên trường CĐSP Lạng Sơn, đóng góp thêm một tài liệu mới cho việc nghiên cứu các phương pháp giảng dạy tiếng Hán với vai trò là ngoại ngữ tại các nước bên ngoài lãnh thổ Trung Quốc. Từ khóa: Động từ tâm lý tiếng Hán, lỗi sai.
  5. 1 CÁC TỪ VIẾT TẮT Cao đẳng sư phạm: CĐSP Hán ngữ cơ sở: HNCS Động từ tâm lý: ĐTTL DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1: Kết quả điều tra lỗi sai khi sử dụng ĐTTL của sinh viên lần 1…………….7 Bảng 2: Kết quả điều tra lỗi sai khi sử dụng ĐTTL của sinh viên lần 2…………18 Bảng 3: So sánh tỷ lệ sai bình quân trong 2 lần điều tra về ĐTTL...........................19
  6. 1 I – MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn sáng kiến Động từ là một trong những vấn đề trọng tâm trong giảng dạy và học tập tiếng Hán. Động từ trong tiếng Hán được phân làm nhiều loại, trong đó động từ tâm lý (ĐTTL) là một trong những loại động từ đặc biệt nhất, bởi nó có tần suất sử dụng rất cao trong tiếng Hán, bất kể là người học tiếng Hán ở trình độ sơ, trung hay cao cấp đều được học và sử dụng đến ĐTTL. Việc lý giải đúng ý nghĩa và sử dụng chuẩn xác ĐTTL có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng biểu đạt câu từ, đoạn văn. Tuy nhiên, do sự khác biệt trong tư duy biểu đạt, kết cấu ngữ pháp và trong cả văn hóa của hai quốc gia mà việc sử dụng sai ĐTTL trong tiếng Hán vẫn thường xuyên xảy ra. Sử dụng đúng và thích hợp ĐTTL trở thành một vấn đề khó trong việc học tập tiếng Hán của rất nhiều người học Việt Nam. Sinh viên năm thứ hai trường CĐSP Lạng Sơn có trình độ tiếng Hán ở mức sơ cấp, việc sử dụng từ ngữ tiếng Hán và biểu đạt còn tồn tại nhiều hạn chế, các động từ tâm lý quan trọng xuất hiện trong quá trình học cũng chưa được sinh viên nắm chắc và sử dụng chính xác. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng biểu đạt trong cả khẩu ngữ và văn viết của sinh viên, dẫn đến việc biểu đạt của sinh viên trở nên gượng gạo, không đúng văn phong tiếng Hán hoặc không giống với cách nói theo thói quen thông thường của người Trung Quốc, từ đó làm giảm không ít chất lượng học tiếng Hán của sinh viên. Do vậy, việc tìm ra các lỗi sai thường gặp của sinh viên trong sử dụng ĐTTL tiếng Hán và biện pháp khắc phục các lỗi này là rất cần thiết. 2. Mục tiêu của sáng kiến Thứ nhất, tìm hiểu về lỗi sai và các nguyên nhân gây ra lỗi sai ở người học ngoại ngữ, các phương pháp phổ biến trong giảng dạy động từ tiếng Hán. Thứ hai, chỉ ra được các lỗi sai thường gặp của sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Trung Quốc trường CĐSP Lạng Sơn trong sử dụng ĐTTL tiếng Hán. Thứ ba, đề xuất một số biện pháp khắc phục các lỗi sai của sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Trung Quốc trường CĐSP Lạng Sơn trong sử dụng động từ tâm lý tiếng Hán, giúp nâng cao năng lực biểu đạt chuẩn xác tiếng Hán đối với sinh viên trình độ sơ cấp và chất lượng giảng dạy tiếng Trung của giáo viên trường CĐSP Lạng Sơn. Thứ tư, thực nghiệm, đánh giá hiệu quả các biện pháp khắc phục lỗi sai trong sử dụng ĐTTL của sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Trung Quốc trường CĐSP Lạng Sơn.
  7. 2 3. Phạm vi của sáng kiến Đối tượng nghiên cứu của sáng kiến này là những lỗi sai trong sử dụng ĐTTL của sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Trung Quốc trường CĐSP Lạng Sơn và biện pháp khắc khục những lỗi này. ĐTTL được chọn để nghiên cứu là những động từ sinh viên đã được học trong chương trình Hán ngữ cơ sở năm nhất và hai tại trường CĐSP Lạng Sơn (thuộc giáo trình Hán ngữ quyển 1, 2, 3, 4, 5 do Dương Ký Châu chủ biên, NXB Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh phát hành). Khách thể nghiên cứu là 60 sinh viên lớp K22D và K16TV2 (sinh viên năm thứ hai đã tham gia học phần HNCS4) trường CĐSP Lạng Sơn. Thời gian nghiên cứu từ tháng 09/2020 - 04/2021.
  8. 3 II – CƠ SỞ LÝ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm lỗi sai và nguyên nhân của lỗi sai trong ngoại ngữ Theo Corder (1967), lỗi nảy sinh ở người nói tiếng nước ngoài được hiểu là việc một người làm sai lệch các dữ kiện ngoại ngữ so với chuẩn của nó. Lỗi ngoại ngữ là sự vi phạm các quy tắc của hệ thống ký mã ngoại ngữ. Do vậy, thông tin không được hiểu và truyển đạt chính xác. Lỗi như là một sản phẩm của mối quan hệ tương phản trong việc truyền đạt thông tin, từ việc phân tích lỗi có thể thấy được nguyên nhân hình thành nên nó. Nguyên nhân của các lỗi sai trong ngoại ngữ thông thường bao gồm các yếu tố: Thứ nhất, do người học chịu ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ. Khi người học không quen thuộc với các quy tắc của ngôn ngữ đích, họ chỉ có thể dựa vào kiến thức về tiếng mẹ đẻ của mình để biểu đạt, vì vậy những người học có cùng nền tảng tiếng mẹ đẻ thường mắc các lỗi tương tự. Thứ 2, do người học áp dụng kiến thức ngôn ngữ đích hạn chế và không đầy đủ đã học vào hầu hết các hiện tượng ngôn ngữ của ngôn ngữ đích một cách không thích hợp bằng phép loại suy (analogy), còn được gọi là khái quát hóa quy tắc hoặc khái quát hóa quá mức. Thứ 3, do ảnh hưởng của yếu tố văn hóa. Một số lỗi không hoàn toàn là vấn đề của bản thân ngôn ngữ, mà là do sự khác biệt về văn hóa trong các hình thức ngôn ngữ. Thứ 4, do phương pháp học tập của người học. Thứ 5, do ảnh hưởng của môi trường học tập, chỉ những sai sót do một số yếu tố bên ngoài gây ra, chẳng hạn như giáo viên giảng giải và hướng dẫn chưa chặt chẽ, sự hạn chế trong tài liệu giảng dạy và các yếu tố bên ngoài khác. 1.2. Khái niệm, phân loại và các đặc trưng của ĐTTL tiếng Hán Theo nghiên cứu của Văn Nhã Lệ (2007), ĐTTL là một phân loại nhỏ trong hệ thống động từ của tiếng Trung, dùng để chỉ những động từ liên quan đến các hoạt động tâm lý và trạng thái tinh thần của con người. ĐTTL có tần suất sử dụng cao, có tác dụng to lớn trong việc truyền tải, biểu đạt ý muốn, dự định, suy nghĩ của người nói. Do đó, nó là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống động từ của tiếng Trung Quốc.
  9. 4 Những người từng nghiên cứu về ĐTTL tiếng Hán như Văn Nhã Lệ(2007) , Chu Tân Linh (2007), Hảo Vi (2011), Phùng Lộ Lộ (2015), Hoa Hâm(2015) , Lý Tình (2016) đều cho rằng: ĐTTL tiếng Hán có thể chia làm hai loại lớn: Động từ chỉ hoạt động tâm lý( 心里活动动词)và động từ chỉ trạng thái tâm lý(心理状态动词), hai loại này còn có thể được chia làm nhiều loại nhỏ hơn nữa như ĐTTL chỉ cảm giác (感觉类), ĐTTL chỉ nhận thức (认知类), ĐTTL chỉ phán đoán (判断类), ĐTTL chỉ tư duy (思考类), ĐTTL chỉ tình cảm (情感类) v.v… Về đặc trưng ngữ nghĩa, động từ chỉ hoạt động tâm lý là những động từ có liên quan đến cảm nhận, quá trình nhận thức hoặc hoạt động trí não của con người, như 感觉 (cảm giác), 觉得 (cảm thấy), 打算 (dự định), 知道 (biết), 记得 (ghi nhớ) v.v…; động từ chỉ trạng thái tâm lý là những động từ có liên quan đến xúc cảm, thái độ của con người, như 喜欢 (thích), 爱 (yêu), 满足 (làm hài lòng), 希望 (hy vọng),愿意(bằng lòng) v.v… Về đặc trưng ngữ pháp, rất nhiều ĐTTL đều có thể được bổ nghĩa bởi các phó từ chỉ mức độ như 很,非常,特别…và có thể mang tân ngữ theo sau, hình thành nên kết cấu “很+V+O”, đồng thời kết cấu này cũng có thể chuyển đổi sang dạng “S+对/对于+O+很+V”, ví dụ: “我很满意你的表现” có thể chuyển đổi thành “我 对你的表现很满意”. Động từ chỉ hoạt động tâm lý và động từ chỉ trạng thái tâm lý đều có thể đóng vai trò làm chủ ngữ (“理解比什么都重要”, “他的关心打动了我”), tân ngữ (“我们对他的见解表示理解”, “我觉得害怕”), định ngữ (“这是我记得的 内容”, “不要想起那些伤心的事情”), trạng ngữ (“他深有感受地说”, “她生气地 瞪着眼”), bổ ngữ (“我听懂了”, “这些话我听得厌烦”). 1.3. Các phương pháp giảng dạy động từ trong tiếng Hán ĐTTL là một mảng nhỏ trong hệ thống động từ tiếng Hán, quá trình giảng dạy ĐTTL có thể áp dụng các phương pháp giảng dạy động từ nói chung. Trong “Giảng dạy từ vựng Hán ngữ” (汉语词汇教学, 2010), Vạn Nghệ Linh đã nêu ra một số phương pháp có thể áp dụng cho giảng dạy động từ Hán ngữ bao gồm: Thứ nhất, phương pháp sử dụng thẻ từ vựng, tranh ảnh. Phương pháp này sẽ khiến SV không cảm thấy khô khan, nhàm chán khi học từ, đồng thời cũng dễ ghi nhớ từ vựng hơn. Thứ hai, sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Phương pháp này nếu áp dụng để giảng dạy ĐTTL sẽ gặp hạn chế, do ĐTTL thường chủ yếu biểu thị trạng thái tâm lý, xúc cảm,
  10. 5 suy nghĩ của con người. Chỉ một số rất ít ĐTTL có thể dùng biện pháp này, như 生 气(tức giận),害怕(sợ hãi). Thứ ba, giải thích động từ gắn với ngữ cảnh. Từ ngữ nên được giải thích trong một ngữ cảnh nhất định càng nhiều càng tốt, và ý nghĩa của từ ngữ trong một ngữ cảnh nhất định là duy nhất. Khi người học đã nắm vững ngữ nghĩa của động từ trong các ngữ cảnh cụ thể, sẽ không chỉ cảm thấy dễ nhớ mà còn có thể thành thạo cách sử dụng của chúng. Giáo viên có thể chọn những ví dụ quen thuộc, gần gũi với cuộc sống của học sinh để thiết lập một môi trường ngôn ngữ cụ thể, giúp học sinh trải nghiệm và hiểu nghĩa của từ từ ứng dụng thực tế. Thứ tư, gắn động từ đang học với các động từ tương quan, như khi dạy một động từ, có thể cho người học liên hệ đến từ gần nghĩa, trái nghĩa của nó. Thứ năm, chú trọng giảng dạy kết hợp từ của các động từ cụ thể. Thông qua giảng dạy các cụm kết hợp từ, làm rõ cách dùng của từ, từ đang giảng dạy thường kết hợp với những từ như thế nào, có những điểm gì khác so với cụm kết hợp từ của những từ khác. Thứ sáu, luyện tập đặt câu. Học sinh sử dụng các động từ do giáo viên chỉ định để làm các bài tập đặt câu. Các vấn đề chính mà giáo viên cần chú ý khi thực hiện phương pháp này bao gồm: Thiết lập ngữ cảnh, đưa ra các từ khóa, sửa câu. Thứ bảy, hỏi hoặc trả lời câu hỏi bằng các từ được chỉ định. Yêu cầu một học sinh sử dụng các động từ do giáo viên chỉ định để đặt câu hỏi và học sinh kia trả lời. Câu hỏi được đặt dựa trên tình huống giả định hoặc tình huống thực tế của học sinh, sau đó yêu cầu học sinh trả lời bằng miệng sử dụng động từ cố định do giáo viên quy định. Đây là bài tập rèn luyện kỹ năng đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi, giúp học sinh nắm vững hơn cách dùng từ. Thứ tám, sử dụng các động từ được chỉ định để tạo đối thoại hoặc kể lại câu chuyện. Giáo viên chỉ định một số động từ chính và cấu trúc câu liên quan đến động từ đó và thiết kế ngữ cảnh cụ thể mà các từ đó sẽ được sử dụng. Học sinh được yêu cầu đối thoại hoặc kể lại câu chuyện với các từ được chỉ định tùy theo ngữ cảnh giới hạn. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thuận lợi và khó khăn trong giảng dạy từ vựng tiếng Hán tại trường CĐSP Lạng Sơn Trong quá trình dạy và học từ vựng Hán ngữ, giáo viên và sinh viên trường CĐSP Lạng Sơn có những thuận lợi và khó khăn nhất định.
  11. 6 2.1.1. Thuận lợi: Sinh viên có đầy đủ giáo trình, các giáo trình Hán ngữ tương đối mới, có tính cập nhật kiến thức, tài liệu học tập phong phú, không chỉ học được qua sách vở trên lớp mà còn có thể học tập qua các tài liệu internet, báo chí, phim ảnh; Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối đầy đủ cho việc dạy và học ngoại ngữ, tiện lợi cho việc học tập giảng dạy từ vựng nói chung, các ĐTTL nói riêng. 2.1.2. Khó khăn: Bên cạnh những yếu tố thuận lợi, cũng tồn tại những khó khăn nhất định. Thứ nhất, thời lượng giảng dạy trên lớp có hạn. Sinh viên lớp K22D và K16TV2 đều là sinh viên năm thứ hai trường CĐSP Lạng Sơn, có trình độ Hán ngữ ở mức sơ cấp. Riêng ở môn Hán ngữ cơ sở 4 do tôi giảng dạy, toàn bộ học phần bao gồm 11 bài, thời lượng cho mỗi bài là 6-7 tiết, thời lượng dành cho giảng dạy từ mới là từ 1,5 đến 2 tiết/1 bài (68-90 phút), lượng từ mới bình quân mỗi bài là 44 từ, tức bình quân chỉ có 1,5 đến 2 phút để giảng dạy 1 từ đơn. Thời gian gấp gáp ảnh hưởng tương đối lớn đến việc giảng giải, phân tích cách dùng từ. Thứ hai, phương pháp giảng dạy từ vựng của giáo viên đôi khi còn khô khan, chưa khơi gợi được hứng thú học tập từ vựng cho SV. Thứ ba, bài tập bổ sung cho sinh viên về động từ và ĐTTL tiếng Hán còn hạn chế. Thứ tư, thiếu môi trường tiếng để sinh viên rèn luyện, bồi dưỡng ngữ cảm, do đó khó có thể vận dụng được chính xác từ vựng để biểu đạt ý kiến, tư tưởng, sắc thái tình cảm của bản thân. Thứ năm, một bộ phận sinh viên chưa có ý thức tự giác học tập tiếng Hán, việc học còn bị động, lệ thuộc vào giáo viên. 2.2. Thực trạng sử dụng ĐTTL tiếng Hán của sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Trung Quốc trường CĐSP Lạng Sơn 2.2.1. Các lỗi sai trong sử dụng ĐTTL của sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Trung Quốc trường CĐSP Lạng Sơn Do sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Trung Quốc khi học đến học phần HNCS 4, lượng từ vựng đã học chủ yếu giới hạn trong 5 tập giáo trình Hán ngữ (Dương Ký Châu biên soạn, NXB Đại học Ngôn ngữ Bắc Kinh phát hành), tôi đã tiến hành thống kê các ĐTTL xuất hiện trong 5 tập giáo trình Hán ngữ này và phân loại chúng (bảng thống kê ở phần phụ lục 1), tổng số ĐTTL thống kê được là 84, chia làm 7 loại, trong đó trường hợp của từ 想 tương đối đặc biệt, do 想 có nhiều nghĩa tương ứng với nhiều loại ĐTTL khác nhau, nên 想 sẽ được kí hiệu 想 1, 想 2… và xuất hiện nhiều lần trong bảng thống kê, nhưng vẫn chỉ tính là 1 từ.
  12. 7 Đồng thời, trong quá trình giảng dạy học phần HNCS4 ở hai lớp K22D và K16TV2, tôi đã tiến hành tìm kiếm, sàng lọc các câu có chứa ĐTTL thuộc bảng thống kê (phụ lục 1) từ các câu được đặt trên lớp, các bài tập, bài viết, bài kiểm tra của sinh viên, từ đó đã tìm ra được 136 câu có sử dụng sai động từ tâm lý, số ĐTTL xuất hiện trong các câu sai là 30, đồng thời bước đầu nhận định lỗi sai của sinh viên khi sử dụng động từ tâm lý chia làm ba dạng chính: Thứ nhất, nhầm lẫn giữa động từ tâm lý song âm tiết và động từ tâm lý đơn âm tiết (20/136); Thứ hai, sử dụng sai các động từ tâm lý gần nghĩa (81/136); Thứ ba, sử dụng nhầm lẫn giữa động từ thường và động từ tâm lý (35/136). Tham khảo phân loại ĐTTL trong bảng thống kê ĐTTL trong 5 tập giáo trình Hán ngữ (phụ lục 1), tôi đã chọn ra 24/30 ĐTTL trên để thiết kế bài điều tra, bao gồm 忘、忘记、懂、懂得、信、相信、认为、以为、想、希望、考虑、满 足、满意、决定、觉得、感到、感觉、了解、理解、明白、记、记得、爱、 热爱, mỗi loại ĐTTL đều chọn ra ít nhất 1 từ đại diện. Sau khi khoanh vùng được các ĐTTL chính phục vụ cho việc điều tra, tôi đã dùng 24 ĐTTL này thiết kế phiếu điều tra số 1 xoay quanh ba loại lỗi đã xác định bên trên và tiến hành khảo sát với 60 sinh viên thuộc hai lớp K22D và K16TV2. Bảng 1: Kết quả điều tra lỗi sai khi sử dụng ĐTTL của sinh viên lần 1 Dạng lỗi Câu Tỷ lệ làm đúng Tỷ lệ làm sai Số câu % Số câu % Nhầm lẫn (1) 那 是 一 个 难 忘 记 的 日 子 。 21 35 39 65 giữa ĐTTL (Phán đoán đúng sai) song âm (2) 我 不 想 信 他 说 的 话 。 (Phán 23 38.3 37 61.7 tiết và đoán đúng sai) ĐTTL đơn 29 48.3 32 51.7 (12)从这件事我_________了三 âm tiết 点。( 懂/ 懂得) (16)我永远都不会_________这 38 63.3 22 36.7 一刻。(忘/ 忘记) (6)要是你不满足,可以随时退 24 40 36 60 货。(Phán đoán đúng sai) (4)妈妈想我早点儿结婚。(Phán 20 33.3 40 66.7 đoán đúng sai) (8) 他对中国的历史很了解。 40 66.6 20 33.4 (5)他对我讲英语,但我不懂英 48 80 12 20
  13. 8 语。(Phán đoán đúng sai) (11) 地 震 发 生 时 , 我 们 都 46 76.7 14 23.3 ______到了震动。 (感觉/觉得/ 感到) Sử dụng (3)你们偷偷的逃课,别认为老 32 53.3 28 46.7 sai các ĐTTL gần 师不知道。(Phán đoán đúng sai) nghĩa (14) 她非常__________生活。 28 46.7 32 53.3 (爱/ 热爱) (15) 这 件 事 情 你 一 定 要 32 53.3 28 46.7 _________好,最好跟家人商量 一下。(想/ 考虑) (10) 服 务 员 似 乎 想 人 人 都 喝 咖 27 45 33 55 啡,不过有的人想喝别的饮 料。(Phán đoán đúng sai) (17) 在 这 几 天 之 后 你 会 30 50 30 50 _________所有的事情。(明白/ 懂) (18)他不__________我的性格。 25 41.7 35 58.3 (理解/ 了解) (19)我不__________他是好人。 37 61.7 23 38.3 (想/ 认为) (20)我们都__________放假,特 27 45 33 55 别是放长假。(爱/ 热爱) Sử dụng (7) 你 不 能 以 穿 着 来 认 为 一 个 47 78.3 13 21.7 nhầm lẫn 人。(Phán đoán đúng sai) giữa động (9) 有 他 的 鼓 励 , 我 看 并 不 孤 40 66.6 20 33.4 từ thường 单。(Phán đoán đúng sai) và ĐTTL (13)公司需要__________自己的 21 35 39 65 发展策略。(决定 / 制定) Phân tích kết quả điều tra, có thể khẳng định các lỗi sai trong sử dụng ĐTTL của sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Trung Quốc chia làm 3 loại: a. Nhầm lẫn giữa ĐTTL song âm tiết và ĐTTL đơn âm tiết
  14. 9 Trong trường hợp này, tỷ lệ sai bình quân là rất cao, đạt đến 53.78%. Tiếng Trung có một số ĐTTL đơn âm tiết và song âm tiết có ý nghĩa giống nhau như 忘/ 忘记、懂/懂得、信/相信. Việc lựa chọn sử dụng ĐTTL đơn âm tiết hay song âm tiết chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, như âm tiết của từ kết hợp, ngữ khí ngữ điệu của câu, hay việc nhấn mạnh hành động trong câu… Các câu sai này tuy không làm người nghe hiểu sai ý của câu, nhưng cho người nghe cảm giác không trôi chảy mạch lạc, thiếu sự vần điệu cần có trong câu, khiến câu trở nên gượng ép, không giống với văn phong biểu đạt thường thấy của tiếng Hán. Muốn sử dụng chuẩn xác động từ tâm lý đơn hoặc song âm tiết, cần có kinh nghiệm đọc và giao tiếp phong phú, có ngữ cảm tốt. b. Sử dụng sai các ĐTTL gần nghĩa Trong trường hợp sử dụng sai các ĐTTL gần nghĩa, tỷ lệ sai bình quân cũng tương đối cao, đạt 46.67%. Đây là lỗi sai về ngữ nghĩa của từ vựng. Nhiều ĐTTL gần nghĩa trong tiếng Hán có ý nghĩa gần giống nhau, nếu không để ý sẽ rất khó phân biệt, thậm chí khi dịch sang tiếng Việt những ĐTTL gần nghĩa này đều có thể dịch chung thành 1 từ, do đó, sinh viên khi sử dụng càng dễ dùng nhầm, dùng sai, dẫn đến biểu đạt sai ý của câu. Các ĐTTL gần nghĩa này đòi hỏi sinh viên phải hiểu rõ nghĩa gốc của từ trong tiếng Hán, đồng thời nắm chắc các cụm kết hợp từ thường gặp của từ mới tránh gây ra nhầm lẫn. c. Sử dụng nhầm lẫn giữa động từ thường và ĐTTL Trong trường hợp sử dụng nhầm lẫn giữa động từ thường và ĐTTL, tỷ lệ sai bình quân là 40.03%. Trong tiếng Trung, 1 số động từ thường có nghĩa biểu đạt gần giống với 1 số ĐTTL, hoặc bản thân những động từ thường đó có chứa từ tố giống với từ tố trong ĐTTL, dễ gây ra nhầm lẫn, nhưng sự kết hợp từ của chúng không giống nhau, từ vựng hoặc kết cấu đi kèm cũng có sự khác biệt, không thể sử dụng lẫn lộn các động từ thường này với các ĐTTL. 2.2.2. Nguyên nhân của các lỗi sai trong sử dụng ĐTTL của sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Trung Quốc trường CĐSP Lạng Sơn a. Ảnh hưởng bởi tiếng mẹ đẻ Người học tiếng Hán ở giai đoạn sơ cấp và trung cấp có lối tư duy tương đối máy móc, chịu ảnh hưởng nhiều từ tiếng mẹ đẻ. Khi học từ vựng tiếng Hán, các em dễ liên tưởng, áp dụng cách dùng và cách lý giải từ vựng tiếng Việt để đặt nên các câu tiếng Hán một cách vô thức. Các câu (4), (6), (9), (10), (13), (15), (19) trong bài điều tra số 1 đều phản ánh nguyên nhân này. Tất cả những câu này sinh viên đều áp dụng cách sử dụng và nghĩa của từ tiếng Việt vào câu tiếng Trung. Lối tư duy theo tiếng mẹ đẻ gây nên tình trạng câu tiếng Trung biểu đạt trở nên “nửa Việt, nửa Trung”, tuy viết bằng tiếng Hán, nhưng câu không logic, không giống với tư duy
  15. 10 biểu đạt Hán ngữ, khiến người Trung Quốc khi đọc những câu này hiểu sai hoặc không hiểu được ý biểu đạt của người nói, hoặc có thể đoán được nghĩa của câu nhưng cảm thấy cách diễn đạt của câu rất kỳ lạ, không hợp lý. b. Tính phức tạp của từ vựng tiếng Hán Tiếng Hán là một ngôn ngữ khó, không chỉ khó ở ngữ pháp mà cả ở cách dùng từ. Từ vựng tiếng Hán tồn tại rất nhiều từ gần nghĩa, ĐTTL cũng không ngoại lệ. Trong bộ giáo trình Hán ngữ được sử dụng để giảng dạy tại CĐSP Lạng Sơn, từ quyển 1 đến quyển 5, chỉ tính riêng trong phạm vi 24 từ được điều tra của nghiên cứu này, những cặp hoặc nhóm ĐTTL gần nghĩa có tần suất sử dụng lớn được thống kê đã bao gồm 8 cặp: 爱——热爱,懂——明白,了解——理解,想—— 希望,想——考虑,满足——满意,想——以为——认为,感觉——觉得— —感到. Bất kỳ ngôn ngữ nào cũng có những đặc điểm riêng và người học ngoại ngữ rất dễ bị nhầm lẫn giữa những kiến thức đã học trong quá trình học. Sau khi đã học tiếng Hán một thời gian và có những kiến thức cơ bản nhất định, sinh viên năm thứ hai sẽ có những phán đoán, suy luận nhất định trong quá trình vận dụng. Nhưng những phán đoán, suy luận này đôi khi trở thành lạm dụng, cho từ vựng những ý nghĩa và cách dùng mà bản thân nó không có, như khi học một loạt các từ cùng mang nghĩa “hiểu” như 理解,了解,明白,懂, sinh viên sẽ quy chụp cách dùng của 1 từ mang nghĩa “hiểu” cho tất cả các từ cùng mang nghĩa “hiểu” còn lại, gây ra lỗi sai ở các câu (5), (8), (12), (17), (18). Muốn sử dụng đúng được những ĐTTL gần nghĩa này, khi học từ cần đặt từ trong từng câu, từng ngữ cảnh cụ thể, chú ý quy tắc kết hợp từ của từng từ, nghĩa gốc của từ trong tiếng Hán, và hiểu được sự khác biệt dù nhỏ nhất về ngữ nghĩa giữa các từ. Để làm được điều này sinh viên cần bồi dưỡng ngữ cảm lâu dài và cẩn thận, đồng thời cũng rất cần sự tự giác rèn luyện trong học tập của người học và sự giúp đỡ hướng dẫn của giáo viên giảng dạy. c. Hạn chế trong dạy và học từ vựng tiếng Hán Trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là giảng dạy từ vựng, do thời lượng giảng dạy các bài đều có hạn, lượng thời gian giảng dạy từ vựng trên lớp phải phân bổ cho không chỉ riêng động từ hoặc ĐTTL, các ĐTTL gần nghĩa hoặc có cách dùng tương đối đặc biệt chưa thể giảng giải thực sự kỹ lưỡng cho sinh viên. Sự kết hợp giữa từ với từ cũng cần được nhấn mạnh nhiều hơn, vì theo kết quả phiếu điều tra số 2 được tiến hành vào lúc bắt đầu học phần HNCS4, có 88.3% (53/60) sinh viên của 2 lớp K22D và K16TV2 đều biết khái niệm “động từ tâm lý”, 75% (45/60) sinh viên biết khái niệm “kết hợp từ”, nhưng khi học từ vựng, lại chỉ có 43.3% (26/60) sinh viên sử dụng phương pháp ghi nhớ các cụm kết hợp từ thường gặp của từ đang học, điều này cho thấy giáo viên đã có giảng dạy về động từ tâm lý và các cụm kết hợp từ,
  16. 11 nhưng chưa nhiều sinh viên lưu ý đến vấn đề này, do đó “kết hợp từ” trong sử dụng ĐTTL cần sự định hướng nhiều hơn nữa của giáo viên. Trong quá trình học tập, phương pháp học của sinh viên cũng còn tồn tại một số vấn đề. Thứ nhất, rất nhiều sinh viên chưa chú ý đến việc “tiếp thu tiếng Hán bằng tiếng Hán” hoặc tiếp xúc trực tiếp với tiếng Hán không qua tiếng mẹ đẻ. Theo kết quả của phiếu điều tra số 2, 83.3% (50/60) sinh viên chưa có thói quen tra nghĩa gốc của từ tiếng Hán bằng từ điển Hán-Hán; số sinh viên học tiếng Hán thông qua phim ảnh hoặc âm nhạc Trung Quốc lần lượt là 85.0% (51/60) và 76.67% (46/60), 75% (45/60) sinh viên cho biết xem cả phụ đề tiếng Hán lẫn tiếng Việt khi xem phim, nhưng có tới 63.33% (38/60) sinh viên chỉ thỉnh thoảng mới tra cứu từ mới xuất hiện trong phụ đề, 13.33% (8/60) sinh viên không tra từ mới xuất hiện trong phụ đề, số sinh viên thường xuyên tra và “gặp từ mới đều tra” chỉ chiếm 23.34% (14/60). Hiểu từ cụ thể trong từng ngữ cảnh rất quan trọng, nó giúp người học hiểu cặn kẽ nghĩa gốc của từ, cảm nhận được sắc thái ý nghĩa và nội hàm của bản thân từ, bồi dưỡng ngữ cảm tiếng Hán. ĐTTL liên quan mật thiết đến cảm xúc, đánh giá của con người, do đó, tiếp xúc trực tiếp để cảm nhận ý nghĩa nội hàm và cách dùng của ĐTTL có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thứ hai, rất nhiều sinh viên có thói quen tư duy quá xem trọng ngữ pháp, khi biểu đạt một câu tiếng Hán, các em đặc biệt xem trọng việc liệu câu đã đúng ngữ pháp hay chưa, trong khi đó tính chính xác về ngữ nghĩa chưa được quan tâm đúng mức. Với câu “他不理解我的性格。” trong phiếu điều tra số 2, tỷ lệ sinh viên lựa chọn các phương án lần lượt như sau: A. Xem xét ngữ pháp, trật tự của câu có đúng hay không. (58/60 SV, 96.66%) B. Dịch sang tiếng Việt xem có đúng hay không. (10/60 SV, 16.66%) C. Xem xét ngữ nghĩa của từ và câu trong tiếng Trung có chính xác hay không. (26/60, 43.33%) D. Xem xét cách kết hợp từ của các từ trong câu có chính xác hay không. (28 SV, 46.66%) Xét về mặt ngữ pháp, câu điều tra bên trên hoàn toàn không có vấn đề, cũng có thể dựa vào nghĩa mặt chữ của các từ trong câu để dịch sang tiếng Việt, nhưng trong tiếng Hán, câu này là câu sai, do ngữ nghĩa của ĐTTL 理解 trong tiếng Hán không thể dùng để biểu đạt ý nghĩa “hiểu tính cách”. Từ ví dụ này ta có thể thấy, ngữ pháp và ngữ nghĩa là hai phương diện cực kì quan trọng trong biểu đạt câu, không thể quá xem trọng hoặc xem nhẹ một phương diện nào, nếu không câu biểu đạt hoặc sẽ sai, hoặc không chuẩn văn phong và lối diễn đạt thường thấy trong tiếng Hán.
  17. 12 Thứ ba, như bên trên vừa phân tích, nhiều sinh viên cũng chỉ chú trọng học nhận mặt chữ Hán mà chưa chú trọng học sự kết hợp từ của các ĐTTL. Kết hợp từ là một trong những cách hữu hiệu nhất để phân biệt các ĐTTL gần nghĩa. Việc nắm chắc được các cụm kết hợp từ hay không có ảnh hưởng tương đối lớn đến mức độ tiếp thu của sinh viên đối với cách sử dụng các ĐTTL nói riêng, động từ nói chung. Hiểu được quy luật kết hợp giữa động từ tâm lý và các danh từ, phó từ hoặc các thành phần khác cũng giúp người học nắm bắt rõ hơn nghĩa gốc và sắc thái của bản thân động từ.
  18. 13 III – NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Các biện pháp đề xuất để khắc phục lỗi sai trong sử dụng ĐTTL tiếng Hán của sinh viên năm thứ hai chuyên ngành tiếng Trung Quốc trường CĐSP Lạng Sơn 1.1. Hình thành cho sinh viên khái niệm “biểu đạt chuẩn về ngữ nghĩa” Như bên trên đã phân tích, nhiều sinh viên chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của ngữ nghĩa mà còn đặt nặng ngữ pháp. Có những sinh viên có quan niệm “phiên phiến”, cho rằng khi diễn đạt, chỉ cần ngữ pháp chuẩn, dù từ vựng chưa thực sự đúng, nhưng chỉ cần người nghe vẫn có thể đoán được đại ý thì sẽ không có vấn đề gì. Kiểu quan niệm này khiến cho trình độ tiếng Hán của sinh viên không có tiến bộ, hoặc không thể tiến xa, bởi ngữ pháp tiếng Hán không quá nhiều và phong phú như tiếng Anh, ngữ pháp tiếng Hán tập trung chủ yếu ở năm nhất, khi kiến thức nền tảng năm nhất đã được hình thành, càng lên cấp cao kiến thức chủ yếu cần học lại tập trung vào cách sử dụng từ vựng và phân biệt từ, lúc này mức độ nắm vững từ vựng quyết định chủ yếu đến độ chính xác của câu biểu đạt. Do đó, việc xóa bỏ tư duy “phiên phiến”, hình thành cho sinh viên khái niệm “biểu đạt chuẩn về ngữ nghĩa” là vô cùng quan trọng. 1.2. Kết hợp giảng dạy động từ tâm lý với các cụm từ và các phương thức kết hợp từ thường gặp của chúng Sự kết hợp giữa từ với từ hình thành nên các cụm từ. Nắm chắc các cụm từ có tần suất sử dụng cao hoặc có tính gắn kết tương đối bền sẽ giúp hạn chế tối đa việc xảy ra lỗi sai trong kết hợp từ và trong biểu đạt. Khi giảng dạy về ĐTTL, nên giới thiệu cả các dạng kết hợp từ thường gặp của từ đó để sinh viên hiểu rằng không phải trường hợp nào cũng có thể dùng cùng 1 từ, những ngữ cảnh khác nhau phải chọn từ ngữ khác nhau, đồng thời cũng phải chỉ ra những lỗi kết hợp từ sai phổ biến của người học Việt Nam khi sử dụng chúng, để sinh viên có thể tránh mắc lỗi giống hoặc tương tự. Ví dụ như khi giảng dạy ĐTTL 记得 (nhớ) trong bài 18 của giáo trình Hán ngữ (Bộ giáo trình Hán ngữ 6 quyển do Dương Ký Châu chủ biên) “一盒蛋糕” (Chiếc bánh sinh nhật), giáo viên nên dẫn ra các cụm kết hợp từ như: 还记得 (trạng ngữ + ĐTTL) 记得这件事 (ĐTTL + tân ngữ do danh từ đảm nhiệm) 记得叫醒我 (ĐTTL + tân ngữ do động từ đảm nhiệm) 记得你说过 (ĐTTL + tân ngữ do cụm chủ vị đảm nhiệm) Hoặc như khi giảng dạy ĐTTL 满足 (đáp ứng, làm hài lòng) có thể giới thiệu các cụm kết hợp từ thường gặp của nó:
  19. 14 基本满足 Cơ bản đáp ứng được (trạng ngữ + ĐTTL) 满足要求/需求 Đáp ứng yêu cầu/nhu cầu (ĐTTL + tân ngữ do danh từ đảm nhiệm) 满足愿望/条件 Đáp ứng nguyện vọng/ điều kiện (ĐTTL + tân ngữ do danh từ đảm nhiệm) 满足不了 Không đáp ứng được (ĐTTL + bổ ngữ) Dạng kết hợp sai sinh viên có thể mắc với ĐTTL từ này là 满足好 (đáp ứng tốt), sinh viên có thể biểu đạt những câu như “我们公司可以满足好市场需求。” do ảnh hưởng từ câu tiếng Việt “công ty chúng tôi có thể đáp ứng tốt nhu cầu thị trường”. Việc giảng dạy các cụm kết hợp từ sẽ giúp hạn chế việc dùng sai ĐTTL do mượn các cụm kết hợp từ từ tiếng mẹ đẻ áp dụng vào biểu đạt ngôn ngữ đích. 1.3. Chú trọng việc phân biệt các ĐTTL gần nghĩa Tiếng Hán có lượng từ vựng vô cùng phong phú, do đó số từ gần nghĩa cũng rất nhiều, sự khác biệt giữa các từ gần nghĩa đôi khi rất nhỏ, nếu không có kinh nghiệm nghe đọc phong phú, không chú tâm đến sự khác biệt giữa từ với từ, sử dụng nhầm lẫn các từ gần nghĩa là điều khó tránh. Muốn cho sinh viên phân biệt được các ĐTTL gần nghĩa, ngoài sự giảng giải cặn kẽ của giáo viên, còn cần thiết kế, tìm kiếm các bài tập liên quan, để sinh viên vừa hiểu được lý thuyết, vừa được thực hành khắc sâu kiến thức. Ví dụ: Phân biệt cặp từ 以为——认为 “以为”: suy đoán và thực tế không giống nhau, thường dịch là tưởng, tưởng rằng. Ví dụ 1: 我以为他是老师原来他是校长。 (Tôi tưởng ông ấy là thầy giáo, thì ra ông ấy là hiệu trưởng.) Ví dụ 2: 我以为她们是姐妹原来她们是母女。 (Tôi tưởng họ là chị em, thì ra họ là mẹ con.) “以为” không thể dùng trong câu bị động. “认为” chỉ một cách nhìn hay phán đoán xác định về người hay vật, thường dịch là cho rằng , nhận thấy, thấy. Ví dụ 3: 员工都认为他是一位好老板。 (Nhân viên đều cho rằng ông ấy là một ông chủ tốt.) Ví dụ 4: 你认为他的意见怎么样? (Anh thấy ý kiến của cậu ta thế nào?) “认为” có thể dùng trong câu bị động.
  20. 15 Ví dụ 5: 他的话被大家认为是没有根据的。 (Lời nói của anh ta bị mọi người cho rằng không có căn cứ.) Một trong những phương pháp phân biệt ĐTTL gần nghĩa hiệu quả nhất chính là ghi nhớ các cụm kết hợp từ của chúng. Ví dụ như khi phân biệt cho sinh viên cặp ĐTTL 了解——理解, ta có thể chỉ ra rằng: "了解" biểu thị qua sự nghe ngóng điều tra, nắm khái quát về tình hình một sự việc hoặc hiểu khái quát về một người, thường kết hợp nên những cụm từ như 了解 谁 (hiểu ai), 了解情况 (hiểu tình hình), 了解历史 (hiểu lịch sử), 了解什么问题 (hiểu một vấn đề gì) v.v... Ví dụ 6: 我想了解关于学生签证的问题。 (Tôi muốn hiểu rõ về vấn đề VISA học sinh.) Ví dụ 7: 我了解这个学校的情况。 (Tôi hiểu về tình hình của ngôi trường này.) "理解" biểu thị thông qua phán đoán hiểu rõ, cặn kẽ nguyên nhân “tại sao như thế”, ý nghĩa của "理解" sâu hơn "了解", thường kết hợp nên những cụm từ như 理 解谁的想法 (Hiểu cách nghĩ của ai đó),理解原因 (hiểu nguyên nhân),理解谁 的意思 (hiểu ý của ai đó) v.v... Ví dụ 8: 我们都不理解公司倒闭的原因。 (Chúng tôi không hiểu/lý giải được nguyên nhân công ty phá sản.) Ví dụ 9: 他是我的好朋友, 我能理解他为什么这么做。 (Cậu ta là bạn tốt của tôi, tôi hiểu tại sao cậu ta lại làm vậy.) 1.4. Tích cực bồi dưỡng ngữ cảm cho sinh viên Ngữ cảm ngoại ngữ không thể hình thành trong một sớm một chiều, nó cần một quá trình để hình thành và được bồi dưỡng. Sự hình thành ngữ cảm không thể tách rời việc tiếp xúc ngôn ngữ đích một cách liên tục, trực tiếp, hiệu quả. Trong quá trình giảng dạy, có thể bồi dưỡng ngữ cảm cho sinh viên bằng nhiều biện pháp. 1.4.1. Khuyến khích sinh viên tăng cường tiếp xúc trực tiếp với tiếng Hán, hạn chế dần ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ trong quá trình học tập Như đã phân tích, rất ít sinh viên có thói quen sử dụng từ điển Hán- Hán để tra cứu nghĩa gốc của từ, các em đều sử dụng các từ điển giấy hoặc từ điển điện tử cài đặt trên smartphone với song ngữ Hán-Việt; rất nhiều sinh viên có sở thích học tiếng Hán qua phim ảnh Trung Quốc, nhưng khi gặp từ mới hoặc những lối biểu đạt mang đậm màu sắc Trung Quốc trong lời thoại của các nhân vật, sinh viên cũng rất ít hoặc không có sự ghi chép, tra cứu, khiến khi xem xong một bộ phim, lượng từ vựng học được cũng không nhiều, những lối biểu đạt ngoài sách vở sinh viên vẫn không nắm được. Đây là những thói quen xấu xuất phát từ tâm lý ngại tra cứu quá
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2