intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm

Chia sẻ: Tran Quynh Nhien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

1.513
lượt xem
309
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến này giúp giáo viên làm thế nào để học sinh tích cực hơn trong học tập và các hoạt động phong trào đồng thời giáo viên và học sinh thân thiện với nhau để thực hiện các công việc do nhà trường giao có hiệu quả hơn và gần gũi hơn với học sinh. Đồng thời giúp giáo viên có biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập và hoạt động phong trào và thực hiện nội quy của nhà trường. Mời các thầy cô tham khảo sáng kiến kinh nghiệm trên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm

  1. Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm ===================================================================== TRƯỜNG PT CẤP 2-3 TÂN LẬP TỔ SINH --------------- ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Họ và tên: Lê Thị Kim Hương Tân Lập, tháng 03 năm 2011 Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương 1
  2. Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm ===================================================================== TRƯỜNG PT CẤP 2-3 TÂN LẬP TỔ SINH --------------- ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP QUẢN LÍ HỌC SINH TRONG CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM Họ và tên: Lê Thị Kim Hương Tân Lập, tháng 03 năm 2011 Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương 2
  3. Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm ===================================================================== MỤC LỤC Nội dung Trang I. Phần mở đầu 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Mục đích nghiên cứu 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Phương pháp nghiên cứu 4 6. Nội dung của đề tài. 4 II. Nội dung đề tài. 4 Chương 1. Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu 4 1. Cơ sở pháp lí. 4 2. Cơ sở lí luân 5 3. Cơ sở thực tiễn. 5 Chương 2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu. 1. Khái quát phạm vi 5 2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu 5 3. Nguyên nhân của hiện trạng 6 Chương 3. Biện pháp và giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài 1. Cơ sở để đề xuất các giải pháp. 6 2. Các giải pháp chủ yếu 6 3. Tổ chức triển khai thực hiện 10 III. Kết luận và kiến nghị. 1. Kết luận 10 2. Kiến nghị 10 - Phần đánh giá của hội đồng khoa học các cấp 12 - Danh mục tài liệu tham khảo 13 Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương 3
  4. Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm ===================================================================== I.PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: “Vì lợi ích mười năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người”. Câu nói của Bác Hồ đã thấm nhuần vào đường lối của Đảng và nhà nước ta. Hiện nay đã nêu ra việc phát triển toàn diện – giáo dục toàn diện. Vậy người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng như người chỉ huy ngoài chiến trường, muốn dành thắng lợi thì người đó phải biết tổ chức, bao quát, xử lí các công việc của lớp một cách hiệu quả phải có biện pháp phù hợp. Trong 2 năm học gần đây ngành giáo dục đã phát động phong trào: trường học thân thiện, học sinh tích cực. Để hưởng ứng phong trào này giáo viên phải làm thế nào để học sinh tích cực hơn trong học tập và các hoạt động phong trào đồng thời giáo viên và học sinh phải thân thiện nhau để thực hiện các công việc do nhà trường giao có hiệu quả hơn và đồng thời gần gũi hơn với học sinh. Chính vì thế, giáo viên cần phải có biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm để phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập và hoạt động phong trào nhưng học sinh phải thực hiện nội quy của nhà trường . 2. Mục đích nghiên cứu: - Để công tác quản lí học sinh được dễ dàng thực hiện hơn. - Để kết quả học sinh tiến bộ trong khả năng cho phép. (có thể) - Để hoàn thành công việc được giao đúng thời gian và có hiệu quả. 3. Đối tượng, phạm vi: - Đối tượng: Học sinh - Phạm vi: học sinh các lớp chủ nhiệm đã qua tại Trường PT cấp 2-3 Tân Lập 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Biện pháp quản lí học sinh lớp chủ nhiệm ở khối THCS. 5. Phương pháp nghiên cứu: - Khảo sát. - Điều tra. - Nghiên cứu tâm lí học sinh - Đọc và nghiên cứu nội quy của Nhà trường, nhiệm vụ của học sinh và nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm. 6. Nội dung đề tài: Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm II.NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chương 1. Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu. 1. Cơ sở pháp lý: - Nhiệm vụ và quyền hạn của học sinh (Trích Điều lệ trường Trung học ban hành kèm theo quyết định số 07/2007QĐ-BGDĐT ), - Nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên (Điều lệ trường trung học ban hành kèm quyết định số 07/2007QĐ-BGDĐT). - Nội quy của trường PT cấp 2-3 Tân lập Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương 4
  5. Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm ===================================================================== 2. Cơ sở lý luận: - Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm là cách thức của giáo viên chủ nhiệm để quản lí học sinh của mình về mọi mặt nhằm giúp cho học sinh và lớp tiến bộ hơn về mọi mặt so với trước. Công việc của học sinh là học tập ngoài học trên lớp còn tham gia các hoạt động khác của đoàn đội và nhà trường đề ra. Làm thế nào để mọi hoạt động của lớp diễn ra thuận lợi khi có hoặc không có giáo viên đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm ở đó. Đó chính là công tác tự quản của học sinh. Như vậy trong công tác chủ nhiệm thì phải giúp học sinh có khả năng tự quản tốt, bởi vì giáo viên chủ nhiệm không phải lúc nào cũng có mặt ở lớp, ở trường. 3. Cơ sở thực tiễn: - Nhiệm vụ của giáo viên là giảng dạy, dạy cho học sinh biết cách lĩnh hội tri thức và thông qua dạy chữ để dạy người. Trước tiên phải dạy học sinh biết cách làm người. - Thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” - Thực nhiện cuộc vận động “Ba không với bốn nội dung” - Thực hiện cuộc vận động “Trường học thân thiện học sinh tích cực” - Theo giáo trình tâm lí lứa tuổi học sinh trung học cơ sở: Tuổi thiếu niên là giai đoạn phát triển của trẻ từ 11-15 tuổi (là học sinh các lớp 6-9) . Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kì phát triển của trẻ em, vì nó là thời kì chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng” , “Tuổi bất trị”. Chính vì thế việc quản lí các học sinh trong lứa tuổi này gặp rất nhiều khó khăn. Chương 2. Thực trạng của đề tài. 1. Khái quát phạm vi: Lớp chủ nhiệm 9A (năm học 2010- 2011), lớp 8C (2009- 2010) 2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu: - Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế mở cửa, kinh tế của địa phương phát triển, các phương tiện thông tin đại chúng phát triển đặc biệt là dịch vụ Internet mở ra rất nhiều ở địa bàn và điện thoại di động tăng dần về số lượng ở học sinh. - Trong giai đoạn hiện nay, khi nền kinh tế phát triển, công tác chủ nhiệm ngày càng đòi hỏi sự dày công của giáo viên, bởi vì yêu cầu ngày càng cao của xã hội, bởi tình hình cuộc sống đang tồn tại nhiều tác động xấu đối với học sinh, bởi sự mưu sinh của gia đình nên không ít phụ huynh đã giao phó việc giáo dục con cái cho nhà trường. Trong khi đó ở trường THCS thì giáo viên chủ nhiệm không phải giờ nào cũng có mặt ở lớp, ở trường để quản lí học sinh. Chúng ta đã biết giáo viên chủ nhiệm ngoài việc giảng dạy thì còn thay mặt nhà trường để quản lí điều hành lớp, trực tiếp giáo dục về tư tưởng đạo đức, góp phần hình Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương 5
  6. Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm ===================================================================== thành nhân cách cho học sinh, là cầu nối giữa 3 môi trường giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. 3. Nguyên nhân của thực trạng: - Trong giai đoạn này học sinh THCS có sự phát triển về mặt tâm sinh lí mạnh mẽ, ở giai đoạn này các em có sự tồn tại song song “Vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”. Chính vì thế các em luôn muốn khẳng định mình, muốn làm người lớn gây ra hiện tượng bướng bỉnh ở học sinh. Tuy nhiên có một số học sinh cũng tự khẳng định mình trong việc quản lí lớp. Chính vì thế việc quản lí lớp có thể giao trách nhiệm cho học sinh tuy nhiên phải có sự giám sát của giáo viên - Ở cấp THCS các em học rất nhiều môn học và giải thích cơ sở khoa học của các hiện tượng, khái niệm, quy luật. - Về mặt tâm lí: Trong giai đoạn này các em có tính tự phê và có khả năng lập luận logic, các em muốn độc lập trong mọi lĩnh vực và muốn được tin tưởng đồng thời muốn được đối xử bình đẳng với người lớn. - Hoạt động thần kinh cấp cao của tuổi thiếu niên cũng có những nét riêng biệt: ở lứa tuổi này quá trình hưng phấn chiếm ưu thế rõ rệt, dẫn đến thiếu niên không làm chủ được cảm xúc của mình, không kìm chế được xúc động mạnh. các em dễ bị kích động, dễ bực tức cáu gắt, mất bình tĩnh, dễ bị lôi kéo,… - Ở giai đoạn này, học sinh đang ở tuổi dậy thì nên cũng bắt đầu có tình cảm với bạn khác giới. - Ở giai đoạn này các em thích tham gia các hoạt động xã hội, ngoại khóa, … để khẳng định mình. Chương 3. Biện pháp và giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài. 1. Cở sở đề xuất các giải pháp: - Căn cứ vào tình hình phát triển tâm sinh lí của học sinh trong giai đoạn này: đây là giai đoạn mà các em muốn trở thành người lớn trong mắt người lớn, các em bướng bỉnh không nghe lời thầy cô và gia đình, khó bảo, rất dễ bị lôi kéo và những việc làm xấu như: bỏ học chơi game, đánh bài, hút thuốc, uống rượu,… mà gia đình, nhà trường và xã hội không mong muốn.Ở giai đoạn này các em muốn người lớn coi trọng và quan tâm đến mình. - Căn cứ và tình hình thực trạng của trường, của lớp, hiện nay số học sinh ngoan dễ quản lí còn ít đa phần là học sinh không ngoan ít vâng lời thầy cô, hay làm cho thầy cô buồn phiền. Đó là thời kì chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng” , “Tuổi bất trị”. 2. Các giải pháp chủ yếu: a. Tìm hiểu lí lịch của học sinh: Sau khi nhận lớp chủ nhiệm giáo viên tiến hành tìm hiểu tình hình học tập và hoạt động của lớp, của học sinh trong lớp thông qua giáo viên chủ nhiệm cũ và kết hợp với học bạ của học sinh để nắm bắt được tình hình học tập chung của lớp và những cá nhân đặc biệt của lớp như: học sinh giỏi, Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương 6
  7. Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm ===================================================================== học sinh khá và học sinh yếu cũng như những học sinh cá biệt của lớp, những học sinh có bề nổi trong hoạt động phong trào (nếu có). b. Bầu ban cán bộ lớp: theo hình thức ứng cử, đề cử bầu cử bằng hình thức bỏ phiếu hoặc biểu quyết theo sự thống nhất của học sinh lớp. - Chọn được một lớp trưởng “như ý” cũng gặp nhiều khó khăn có trường hợp đã được chọn nhưng học sinh không muốn làm hoặc gặp trường hợp giáo viên muốn nhưng học sinh trong lớp không chọn. Như chúng ta đã biết lớp trưởng cũng các cán bộ lớp khác là bộ mặt của lớp đồng thời thay mặt GVCN quản lí, điều hành lớp khi không có giáo viên ở trên lớp, ở trên trường. Chính vì thế việc chọn ra một lớp trưởng như ý nếu có thể phải hội đủ các yêu cầu của GVCN như: trung thực, gương mẫu trong học tập cũng như các hoạt động khác, có khả năng huy động sự tham gia của học sinh trong lớp. - Bầu lớp phó học tập: lớp phó học tập quan sát quản lí và hướng dẫn học sinh trong vấn đề học tập. Là một học sinh có khả năng học tập tốt đồng thời phải có tính siêng năng chăm chỉ nhất trong lớp để làm gương cho các bạn trong lớp. - Bầu lớp phó lao động: Phải là một người có tính siêng năng, có trách nhiệm đối với lớp, với trường. - Bầu các tổ trưởng, tổ phó: Sau khi phân chỗ ngồi cho học sinh. c. Sắp xếp vị trí ngồi cho học sinh: Đây là một vấn đề khó khăn trong công tác chủ nhiệm, vì chỗ ngồi có thể giúp học sinh tiến bộ hoặc làm cho học sinh và lớp đi xuống trong vấn đề học tập. Vậy làm thế nào để mọi học sinh có một chỗ ngồi tốt và như mong muốn của học sinh đây là điều rất khó nhưng ở giai đoạn này nếu không hợp là các em sẽ phản khán ngay điều đó gây khó khăn trong công tác quản lí của giáo viên chủ nhiệm và giảng dạy của giáo viên bộ môn. Tuy nhiên mỗi tổ phải đảm bảo có các loại học sinh: Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém, (nếu có) d. Xây dựng nội qui của lớp: Cho học sinh nghiên cứu nội qui của nhà trường, nhiệm vụ và quyền hạn của học sinh và đưa ra nội qui của lớp theo hình thức thảo luận vào tiết sinh hoạt lớp ở tuần đầu tiên hoặc tuần 2 của năm học . e. Xây dựng phiếu điểm thi đua của học sinh: Căn cứ vào phiếu điểm thi đua của giáo viên của nhà trường và các tiêu chí thi đua của trường, của lớp tôi xây dựng phiếu điểm thi đua cho học sinh và đây cũng được coi là nội qui của lớp TRƯỜNG PT CẤP 2- 3 TÂN LẬP BẢNG ĐIỂM THEO DÕI VÀ TỰ XẾP LOẠI HẠNH KIỂM CỦA HỌC SINH Học sinh:……………………………………… Lớp:…….. Tuần: STT DANH NỘI DUNG ĐIỂM Tự Ghi MỤC chấm chú 1 TÁC 1.Tác phong gọn gàng: 5đ Mặc quần Jean hoặc quần - 5đ/ 1 PHONG quần xẫm màu (đen hoặc không đúng tác phong của lỗi xanh), áo trắng, hoặc áo HS, không mặc áo trắng hoặc đồng phục, bỏ áo trong áo đồng phục, hoặc không bỏ quần (đúng tác phong của áo trong quần . Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương 7
  8. Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm ===================================================================== 1 học sinh) 2.Đi dép quai hậu hoặc 5đ Đi dép 2 quai hặc dép lê -5đ/ 1 lỗi giày, -5đ/1 3.Đầu tóc gọn gàng không 5đ Đầu tóc không gọn gàng hoặc lỗi nhuộm màu nhuộm màu. 4.Đeo bảng tên của trường 5đ Không đeo bảng tên trường 5.Đeo khăn quàng nghiêm túc 5đ Không đeo khăn quàng hoặc 6.Đúng đồng phục thể dục mang khăn quàng không (giày, quần áo td) 5đ đúng hoặc bị rách Học Thể dục không đúng tác phong 2 Nề nếp 7.Vào lớp đúng giờ (trước 5đ - Vào lớp muộn 15’ truy bài -2đ/ 1 giờ truy bài) lần 8.Nghiêm túc trong giờ 5đ - Vào lớp muộn học - 3đ/ 1 truy bài, lần 9.Nghiêm túc trong giờ - Làm việc riêng bị thầy cô, -2đ/1 học bạn bè nhắc nhở. lần -2đ/ 1 10.Tích cực trong các hoạt 5đ - Gây ồn trong lớp hoặc sử lần động phong trào dụng điện thoại trong giờ học -10đ/ - Vô lễ với giáo viên, người 1 lần lớn tuổi -10đ/ - Nói tục, chửi thề 1 lần 3. Học tập 11.Đạt điểm 9, 10 được + 5đ/ - Đạt điểm 3,4 - 2đ/ giáo viên ghi trong sổ đầu 1 lần 1 lần bài - Đạt điểm 1,2 -4đ/1 12.Đạt điểm 7,8 được giáo +3đ/ 1 lần viên ghi vào sổ đầu bài lần - Đạt điểm 0 - 5đ / 13.Đạt điểm 5,6 + 2đ/ 1 lần 1 lần - Thụ động không phát biểu - 5đ / 14. Có phát biểu xây dựng 5đ / 1 xây dựng bài 1 bài môn/ 1 tuần ngày 4 Vệ sinh 15.Trực nhật sạch và đúng 5đ - Trực nhật không sạch hoặc - 5đ/ giờ (trước giờ truy bài phải không đúng giờ 1 lỗi hoàn tất) - Xả rác tromg phòng học -5đ/ 16.Không xả rác trong lớp 1 lần học 5đ - Ăn quà vặt trong lớp - 2đ/ 17.Không ăn quà trong lớp 1 lần 5đ Tổng điểm Tuy nhiên việc theo dõi bằng bảng này cũng gặp không ít khó khăn nhưng đây đối với giáo viên chủ nhiệm không nên đặt nặng vấn đề điểm đối với học sinh mà chỉ nhằm để học sinh thể hiện tính tự phê của mình và khả năng quản lí của các cán bộ lớp. Để các em có ý thức tự giác hơn trong học tập. Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương 8
  9. Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm ===================================================================== Chắc hẳn mọi người thắc mắc vậy sẽ chấm điểm vào khi nào và lấy kinh phí từ đâu: Mỗi học sinh tự chấm điểm vào giờ sinh hoạt lớp và nộp lại cho tổ trưởng. Trong khí đó tổ trưởng sẽ nhạn xét trước lớp về tình hình hoạt động của tổ trong tuần qua: ưu điểm, nhược điểm. Những học sinh nào tốt trong tổ, những học sinh nào không tốt. Các cán bộ lớp nhận xét tình hình của lớp theo vai trò trách nhiệm của mình. Tôi tin rằng các học sinh sẽ tốt hơn nếu sử dụng bảng này để tự đánh giá. Để thực hiện được điều này thì lớp phải bỏ tiền quỹ ra để pho to cho các bạn hằng tuần hoặc cả học kì tùy theo tình hình đóng quỹ lớp. Mỗi cán bộ lớp phải có sổ theo dõi ghi tên những học sinh tốt và những học sinh chưa tốt để cuối tuần tuyên dương hoặc phê bình kịp thời đúng lúc. Cuối mỗi tháng thì tổng kết điểm. f. Phối hợp với nhà trường và phụ huynh học sinh trong vấn đề giáo dục học sinh: Phải tổ chức họp phụ huynh học sinh vào đầu năm học để giáo viên nắm bắt tâm tư nguyện vọng của phụ huynh và triển khai nhưng nội quy của trường, của lớp và kế hoạch của Nhà trường trong năm học này. Đồng thời trong buổi họp đầu tiên này giáo viên phải xin được số điện thoại liên lạc của phụ huynh học sinh và cho số điện thoại của giáo viên (của tất cả các giáo viên giảng dạy ở lớp) cho phụ huynh học sinh biết để tiện việc liên lạc khi cần thiết. Số lần họp phụ huynh học sinh theo sự chỉ đạo của Nhà trường và sự cần thiết của giáo viên chủ nhiệm. Đối với nhà trường thì giáo viên chủ nhiệm phải có trách nhiệm triển khai các nội dung của Nhà trường đến với học sinh một cách kịp thời vào các tiết sinh hoạt. Đối với học sinh cá biệt giáo viên chủ nhiệm cần theo dõi sát những việc làm của các em để uốn nắn kịp thời, tuy nhiên việc uốn năn học sinh phải tiến hành một cách khéo léo không nên làm cho các em cảm thấy “bị bỏ rơi”, “bị chiếu cố” g. Rèn luyện khả năng tự quản cho học sinh: Giáo viên chủ nhiệm phải giao việc cụ thể cho học sinh đặc biệt là cán bộ lớp để các em có trách nhiệm hơn trong việc quản lí. - Lớp trưởng quản lí chung về mọi mặt của lớp và sẽ báo cáo với kịp thời với giáo viên khi có công việc cấp bách và thay mặt giáo viên để phân công nhiệm vụ cho học sinh lớp. - Lớp phó học tập sẽ nhắc nhở học sinh lớp về mặt học tập và hướng dẫn cho các bạn khác về những câu hỏi khó hoặc thay mặt lớp nêu thắc mắc của các bạn đến với giáo viên bộ môn. - Lớp phó lao động sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm quán xuyến về công tác lao động và vệ sinh lớp, báo cáo kịp thời những vấn đề có liên quan cho giáo viên chủ nhiệm. - Lớp phó văn thể mĩ sẽ giúp đỡ giáo viên chủ nhiệm trong việc tập các bài hát mới của tổ chức đội và sẽ chịu trách nhiệm trong mảng văn thể mĩ. Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương 9
  10. Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm ===================================================================== - Các tổ trưởng, tổ phó quản lí tổ của mình và phải ghi chép và báo cáo với giáo viên chủ nhiệm về các việc làm được và không được của các bạn trong tổ. Đồng thời tổng kết điểm của các bạn vào cuối tuần. h. Khen thưởng và kỉ luật: Mỗi tuần sau khi học sinh đã tổng kết những hoạt động của tuần qua thì giáo viên chủ nhiệm phải tổng kết các ưu khuyết điểm của lớp trong tuần qua, đồng thời khen những học sinh đạt các thành tích, thực hiện tốt nội qui của trường, của lớp, phạt những học sinh vi pham nội quy của trường, của lớp hoặc làm các việc khác không tốt. 3.Tổ chức triển khai thực hiện: Đề tài này được tôi thực hiện tại lớp mà nhà trường giao chủ nhiệm của 2 năm học qua (2009-2010), (2010-2011). III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Trong công tác quản lí học sinh thì cần phải có các biện pháp tuy nhiên nếu chỉ thực hiện các biện pháp một cách miễn cưỡng thì hiệu quả sẽ không cao.Như vậy thì phải làm thế nào? Qua kinh nghiệm của bản thân, Tôi rút ra một điều: Là một giáo viên chủ nhiệm phải có tâm với nghề và thương yêu học sinh như con em của chính mình, mọi việc làm của mình đều phải vì học sinh, đều đặt mình vào vị trí của học sinh.phải làm gương cho các em về mọi mặt: tác phong, giờ giấc,… thực hiện nghiêm túc thì hiệu quả giáo dục sẽ cao. Đặc biệt là học sinh cá biệt, muốn giáo dục được các em là phải tìm hiều các em về mọi mặt: hoàn cảnh gia đình, khả năng học tập,… Khi đó giáo dục mới có hiệu quả, còn nếu giáo viên chỉ chú ý đến hình phạt học sinh mà không cho các em một lời biện minh thì các em sẽ không phục, khi đó thì việc giáo dục trở nên khó khăn. - Đối với giáo viên chủ nhiệm: Phải là một tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Bời vì Bác Hồ đã nói: Nhiệm vụ của các cô giáo, thầy giáo rất nặng nề nhưng vẻ vang. Muốn làm tròn nhiệm vụ đó thì phải luôn luôn gương mẫu về mọi mặt, không ngừng bồi dưỡng đạo đức cách mạng, lập trường chính trị, phải ra sức đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Trên đây là những biện pháp quản lí mà tôi đã thức hiện và cũng đã góp phần vào sự thành công trong công tác chủ nhiệm của tôi. Hãy thực hiện nó bằng tấm lòng của mình. Con người không ai là hoàn mĩ cả nhưng hãy làm hết khả năng có thể để kết quả không còn hối tiếc. 2.Kiến nghị: - Đối với Nhà trường: Cần quan tâm hơn nữa đến tổ chức Đoàn- Đội vì đây là tổ chức có liên quan đến công tác chủ nhiệm. Trong thời gian qua tổ chức Đoàn- đội cũng có rất nhiều thành công tuy nhiên trong công tác quản lí và thực hiện chưa tốt; đồng thời phải có biện pháp cứng rắn đối với những học sinh vi phạm nội qui của nhà trường ngay từ đầu năm học. - Đối với tổ chức Đoàn – đội: Cần phối hợp thực hiện một cách đồng bộ, triển khai công việc phải cụ thể về thời gian, địa điểm; các thông báo cần phải đưa đến lớp Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương 10
  11. Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm ===================================================================== hoặc giáo viên chủ nhiệm đồng thời phải được công bố ở 3 địa điểm: phòng Đoàn- đội; bản tin và phòng đợi của giáo viên để giáo viên tiện việc theo dõi. Cần phải xây dựng tiêu chí đánh giá tiết học phù hợp vời tình hình của nhà trường trước khi vào năm học mới. Phải thường xuyên tập huấn đội cờ đỏ; ban chỉ huy liên đội. Đầu mỗi tháng nên họp ban chỉ huy liên đội để tổng kết tình hình hoạt động tháng qua của các chi đội đồng thời đề ra nội dung thực hiện của tháng tiếp theo để chi đội trưởng còn triển khai cho chi đội thực hiện. Thời gian ra thông báo và thực hiện phải có đủ thời gian để học sinh chuẩn bị - Đối với giáo viên bộ môn: Phải kịp thời thông báo với giáo viên chủ nhiệm về những học sinh vi phạm để có biện pháp giáo dục. Tân Lập, ngày 5 tháng 3 năm 2011 Người viết Lê Thị Kim Hương Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương 11
  12. Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm ===================================================================== PHẦN ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương 12
  13. Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: Biện pháp quản lí học sinh trong công tác chủ nhiệm ===================================================================== DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình tâm lí học trung học cơ sở 2. Sổ tay sinh hoạt trung học cơ sở 3. Nội quy của Nhà trường 4. Nhiệm vụ và quyền của giáo viên chủ nhiệm 5. Nhiệm vụ và quyền của học sinh 6. Bài nói của Bác Hồ đối với ngành giáo dục Người thực hiện: Lê Thị Kim Hương 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2