intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy Âm nhạc

Chia sẻ: Tuan Thuý | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

1.381
lượt xem
209
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo bài viết 'sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy âm nhạc', tài liệu phổ thông, mầm non - mẫu giáo phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy Âm nhạc

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM VÀI Ý GIÚP HỌC SINH NẮM VỮNG CÁCH GÕ ĐỆM THEO TIẾT TẤU, NHỊP, PHÁCH KHI HÁT. A / MỞ ĐẦU: Đất nước ta đang chuyển dần sang thời kì thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế. Văn kiện Đại hội Đảng C ộng S ản Vi ệt Nam nhiều khoá đã nhấn mạnh : "Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát huy nguồn nhân lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quy ết đ ịnh thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" Vì vậy mà mục tiêu của giáo dục nước nhà là hướng tới việc đào tạo nh ững con người phát triển toàn diện về đức, trí, lao, thể, mĩ. Nh ằm h ướng t ới nh ững con người lao động chủ động linh hoạt, sáng tạo, sẵn sàng thích ứng với xã h ội đang từng ngày đổi thay. Ở bậc tiểu học hiện nay Bộ Giáo Dục đã quy định dạy đ ủ 9 môn b ắt bu ộc và môn Âm nhạc là một trong những môn học không thể thiếu trong quá trình giáo dục toàn diện, cân đối hài hoà cho các em học sinh. Bởi vì âm nhạc là nhu c ầu thi ết y ếu trong đời sống tinh thần của mỗi con người nói chung và ở trẻ em nói riêng. Tr ẻ em tham gia ca hát là được tự hoạt động để nhận thức thế giới xung quanh và bản thân mình. Từ hình tượng âm nhạc của bài hát, bản nhạc có tác động rất nhiều vào cảm xúc của các em. Từ đó giúp cho việc phát triển trí tuệ, óc thẩm mĩ, trí t ưởng t ượng. Thông qua nội dung bài hát các em thêm yêu cuộc sống, yêu quê h ương đất nước, yêu truyền thống, bản sắc dân tộc con người Việt Nam. Học sinh ti ểu h ọc rất nh ạy c ảm với âm thanh , nhịp điệu, tiết tấu. Trẻ em thích được ho ạt đ ộng và t ự bi ểu hi ện. T ừ việc nghe hát, nghe nhạc, tập hát và biết được một số kiến th ức ph ổ thông v ề âm nhạc….Tất cả những điều đó sẽ tạo thành một trình độ văn hoá tối thi ểu đ ể góp phần cùng các môn học khác giáo dục nhân cách con người. Qua nhiều năm được phụ trách giáo dục môn Âm nh ạc bản thân tôi nh ận th ấy rằng học sinh trường tôi còn lúng túng chưa phân biệt được từng cách gõ đệm theo tiết tấu, theo nhịp, theo phách khác nhau như th ế nào trong một bài hát c ụ th ể. Chính vì điều đó mà các em hát và sử dụng cách gõ đệm còn tuỳ tiện lúc nhanh, lúc ch ậm dẫn đến việc hát sai giai điệu của bài hát. Vì thế mà h ọc sinh r ất e ng ại khi đ ứng hát trước đám đông, do sợ mình hát sai, sợ các bạn chê cười. Bởi thế mà làm giảm đi phần nào khả năng biểu hiện năng lực học tập âm nhạc của bản thân mình. Khi giáo viên giới thiệu các kiểu gõ đệm theo tiết tấu, gõ theo nh ịp, gõ theo phách thì các em hiểu rất mơ hồ bởi vì những từ đó rất trìu tượng với lứa tuổi c ủa học sinh tiểu học. Hơn nữa điều kiện ở nơi các em đang sinh sống, việc ti ếp c ận với nh ững bài hát cho thiếu nhi còn hạn chế. Ít em xem ti vi, nghe đài, băng đĩa v ề nh ững bài hát dành cho lứa tuổi thiếu nhi mà chủ yếu là xem nhiều về phim hoạt hình, xem đĩa siêu Trang 1
  2. nhân….thời gian dạy hát ở nhà trường chỉ được phân bố 1 tiết/ tuần. Do sự phát triển trí tuệ chưa hoàn chỉnh, tâm lứa chưa ổn định nên ở lứa tuổi này các em d ễ thuộc nhưng lại rất hay quên. Có thể là tiết trước dạy các em nh ưng ti ết sau h ỏi l ại thì các em đã quên, mà trong một tuần chỉ có một tiết Âm nhạc trong 35 đến 40 phút. V ậy làm thế nào mà để giúp học sinh biết cách " vỗ bài" đúng tiết t ấu, đúng nh ịp, đúng phách khi hát. Mà những điều trên là cơ sở làm nền t ảng cho vi ệc hát đúng giai đi ệu của bài hát. Đó là điều trăn trở của bản thân tôi mỗi khi lên lớp. Từ những điều trăn trở đó bản thân tôi luôn tìm tòi , nghiên c ứu, tìm ra cách giảng dạy học sinh nắm vững cách gõ đệm theo ti ết t ấu, gõ theo nh ịp, gõ theo phách trong bất cứ bài hát nào. " Vài ý giúp h ọc Ti ểu h ọc n ắm v ững cách gõ đ ệm theo ti ết tấu, theo nhịp, theo phách khi hát". Đó là sáng kiến nh ỏ để góp ph ần vào d ạy h ọc mang tính thiết thực hơn nhằm mang lại hiệu quả cao trong mỗi giờ lên lớp. B. NỘI DUNG CỤ THỂ: Bước vào năm học mới khi được sự phân công của Ban Giám Hiệu cho tôi phụ trách các khối lớp, từ khối 1 đến khối 5 ở điểm chính và 1 l ớp ở đi ểm l ẻ. Trong m ỗi khối lớp có rất nhiều đối tượng học sinh khác nhau, có lớp h ọc 2 bu ổi/ ngày, 1 bu ổi/ ngày. Vì thế mà trình độ học sinh không đồng đều. Cho nên việc tiếp thu bài ở các em cũng rất khác nhau. Bản thân luôn tìm tòi học hỏi qua sách, báo, đài, ph ương ti ện thông tin đ ại chúng…..Từ đó chọn lọc các cách dạy cụ thể phù hợp với đặc đi ểm h ọc sinh đ ịa phương. Tìm tòi sáng tạo những trò chơi âm nhạc phù h ợp với l ứa tu ổi h ọc sinh ti ểu học, lôi cuốn lòng yêu thích giúp các em tham gia tích cựa vào môn học. - Giáo viên luôn hoà mình với học sinh tạo sự gần gũi giữa thầy và trò. Tạo cho không khí lớp học thoải mái, không gò bó để các em được t ự nhiên b ộc l ộ phát tri ển khả năng biểu hiện năng khiếu của mình . Các hoạt động dạy dành cho từng đối tượng học sinh được th ể hiện rõ trên giáo án. Luôn đan xen và tổ chức nhiều hình thức gõ đệm trong một tiết. - Sử dụng những nhạc cụ gõ đa dạng phù hợp với nội dung của từng bài, cho học sinh xem các hình nốt nhạc và giá trị của các nốt được liệt kê vào bảng ph ụ ở góc học tập thường xuyên (với các lớp 3, 4, 5) để rèn cho h ọc sinh nhớ nh ững nốt nhạc và giá trị của mỗi hình nốt. Với lớp 1 và 2 các em chưa nhận biết hình nốt và giá tr ị c ủa các n ốt tr ắng, n ốt đen, nốt móc đơn, dấu lặng đơn, dấu lặng đen. Mà với lứa tuổi ở lớp này chỉ yêu cầu hát đúng giai điệu theo phương pháp truyền miệng của giáo viên. Các em bi ết gõ ti ết tấu, gõ nhịp là thông qua giáo viên với các thao tác đó học sinh bắt ch ước theo giáo viên. Ví dụ: Bài " Quê hương tươi đẹp" dân ca Nùng. Trang 2
  3. Trước khi dạy hát cho học sinh giáo viên cho các em đọc lời ca theo tiết tấu 1-2 lần. Sau đó giáo viên dạy cho học sinh hát rồi hướng dẫn các em các cách gõ đ ệm, với bài này thì giáo viên sử dụng cách gõ đệm theo phách và gõ đ ệm theo ti ết t ấu đã được viết sẵn vào bảng phụ trên khuông nhạc chia làm 2 cách gõ đệm khác nhau. *Gõ theo tiết tấu: *Gõ đệm theo phách: Mỗi nốt trên khuông nhạc giáo viên đã đánh dấu x vào từ được gõ trong ô nhịp. Giáo viên chỉ định cho học sinh là gõ vào những tiếng ở bài hát trên chứ không gi ải thích là vì sao. Vì nếu giải thích thì học sinh s ẽ không hi ểu gì mà còn làm cho các em lúng túng hơn. Vì vậy mà giáo viên chỉ định áp đặt bằng dấu x tiếng nào đ ược đánh dấu x ở dưới thì phần gõ của hai thanh phách sẽ rơi vào nh ững ti ếng đó. Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét về hai cách gõ của câu hát trên, bài trên. Giáo viên nêu cách gõ đệm theo tiết tấu là gõ đệm vào từng từ (tiếng) trong câu hát, còn gõ phách là gõ vào phần mạnh của phách tương ứng với 1 n ốt đen, ho ặc hia nốt móc đơn. Để phân biệt hai cách gõ trên giáo viên chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm thực hiện gõ một cách, khi đã được gõ và được nghe các em sẽ nhận biết được điểm khác của hai cách gõ trên. Như vậy với học sinh lớp 1 và 2 giáo viên d ạy cho h ọc sinh t ập gõ đệm bằng cách áp đặt về cách gõ và h ướng dẫn các em luy ện t ập nhi ều l ần. Nhưng với học sinh lớp 3, 4, 5. các em đã được học về các hình n ốt tr ắng, n ốt đen, nốt móc đơn, dấu lặng đơn, dấu lặng đen và các kí hiệu âm nhạc khác thì với bài mới giáo viên yêu cầu học sinh tự xác định cách gõ tiết tấu, xác định nh ịp, xác định cách gõ phách trong câu hát của từng bài bằng những kí hiệu là mũi tên ( ). Giáo viên nêu khái niệm về nhịp phách. Mỗi nhịp có trường độ tương đương nốt trắng, mỗi nhịp chia làm 2 phách, mỗi phách bằng một nốt đen hoặc hai nốt móc đơn… Trang 3
  4. Ví dụ: Bài hát : "Em yêu hoà bình" lớp 4 c ủa nh ạc sĩ Nguy ễn Đ ức Toàn có s ử dụng nhiều hình nốt khác nhau trong một khuôn nhạc. Để các em hát và gõ đúng nhịp, đúng phách, đúng tiết tấu thì trước tiên để cho học sinh xác định : Nếu gõ phách thì biết phân chia phách (đánh phách). Nếu chọn gõ nhịp đánh dấu nhịp sẽ rơi vào từ nào, còn tiết tấu thì chỉ cần đánh dấu vào các từ (tiếng) chứ không đánh dấu vào cả dấu lặng đơn hoặc lặng đen. Giáo viên cho học sinh nêu về 3 cách gõ với câu hát đầu. *Gõ đệm theo nhịp 2 *Gõ đệm theo phách *Gõ đệm theo tiết tấu Giáo viên yêu cầu học sinh nêu xong và thực hành gõ đệm bằng thanh phách hoặc song loan. Trước tiên giáo viên cho học sinh đọc lời ca và gõ đ ệm theo m ột l ượt đến hết bài. Sau khi đã quen giáo viên yêu cầu các em hát và gõ đệm theo lời ca. Thực hiện như vậy sẽ tạo cho các em gõ tốt hơn, ít bị lỗi nhịp, phách. Khi học sinh đã phân biệt được từng cách gõ với bài hát trên, để c ủng c ố kĩ năng gõ đệm giáo viên tổ chức trò chơi thi đua trong các nhóm. B ằng cách giáo viên chia lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm chịu trách nhiệm một cách gõ. Hát theo ki ểu n ối tiếp đến câu hát nào ở nhóm đó sẽ có cách gõ riêng về nhịp, tiết tấu hay phách. Nhằm tạo một không khí sôi động khi các em hát và tạo điều kiện cho h ọc sinh nắm vững giai điệu của bài hơn. Với bài hát viết ở nhịp 3/4 hoặc 3/8 thì giáo viên chọn cho h ọc sinh cách gõ theo phách là phù hợp thông qua 2 cách gõ sau để giữ vững phách. Ví dụ : bài "Tre ngà bên lăng Bác" Giáo viên luyện cho học sinh cách gõ thứ nhất. Trang 4
  5. Giáo viên giải thích: Đây là bài hát được viết ở nhịp 3/8 nên mỗi phách đ ược tính bằng một nốt móc đơn. Tiếng "bên" hai tay vỗ vào nhau ở phách 1, tiếng " lăng", 'bác" hai tay vỗ nhẹ lên mặt bàn ở phách 2 và 3 cứ như vậy cho đến hết bài. Cách gõ thứ 2 : Hai học sinh ngồi gần nhau quay mặt vào nhau hát và gõ phách 1 hai tay mình tự vỗ vào nhau, phách 2 và 3 hai tay của hai bạn sẽ chạm vào nhau (giáo viên làm mẫu một lần) sau đó học sinh hát và vỗ phách đến hết bài, thực hi ện đ ều đ ặn nh ư vậy sẽ giữ vững được cao độ, trường độ bài hát và không bị hát sai giai điệu. Với cách dạy không rập khuôn máy móc thầy hát, trò hát theo m ột cách c ứng nhắc sẽ tạo cho mỗi học sinh có một cách thức h ọc t ập c ơ b ản v ề các cách gõ đ ệm cho giai điệu bài. Vì nếu các em biết cách xác định từng cách gõ thì các em s ẽ hát đúng giai điệu của bài hát đó là điểm cơ bản để tất cả học sinh "nhớ bài" t ốt h ơn. Tuỳ vào từng nội dung bài và trình độ của học sinh mà giáo viên l ựa ch ọn các cách gõ đệm khác nhau sao cho đảm bảo được tất cả h ọc sinh trong lớp đ ều n ắm đ ược cách gõ đệm. Không phải bài hát nào cũng có tiết tấu đơn giản và giống nhau và còn có những bài hát viết ở dạng đảo phách trong ô nhịp. Ví dụ : bài "Dàn đồng ca mùa hạ" ở lớp 5 (SGK mới). Những bài hát có sử dụng đảo phách thuộc loại bài khó. Nếu giáo viên không tập cho học sinh tính tự lập xác định nhịp phách thì h ọc sinh s ẽ gõ sai phách và không hát đúng được giai điệu bài. Gặp những bài khó các em lúng túng chắc chắn s ẽ hát sai. Vì vậy để dạy cho học sinh nắm chắc được tiết tấu, nh ịp, phách trong bài hát, giáo viên phải tạo cho học sinh tư thế chủ động, hướng học sinh biết cách xác định nhịp, phách trong bài. Cần hạn chế việc sử dụng cách gõ đơn gi ản mà luy ện t ập cho học sinh những cách gõ phách nhiều hơn trong các bài. Trang 5
  6. Chính vì vậy mà năm nay khi dạy học sinh hát tôi lựa chọn cách thức trên thì số học sinh trong lớp trên 97% học sinh đều hiểu và thực hiện tốt, hiễu rõ giai đi ệu và nội dung của bài. C. KẾT LUẬN Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy kết quả đạt được nh ư trên là rất kh ả quan. Tuy nhiên để đạt được những kết quả này không phải trong một vài ti ết h ọc là rèn cho học sinh có thói quen và cách thức xác định được. Giáo viên ph ải có sự kiên trì bền bỉ nhận xét, động viên, luyện tập. Có những em cần phải cầm tay h ướng dẫn cụ thể từng từ, tiếng cho đến câu. Như vậy để đạt được hiệu quả cao trong một giờ học người giáo viên phải hoà mình với học sinh, hiểu được đặc điểm tâm lí của từng học sinh, cũng như đ ặc điểm của từng lớp mà áp dụng những hình thức và phương pháp h ướng d ẫn khác nhau. Vì trong các phương pháp dạy học không có phương pháp nào là vạn năng mà giáo viên phải biết kết hợp hài hoà sáng tạo thì khả năng phát huy được năng khi ếu cũng như tinh thần say mê học tập của học sinh. Với những cách thức hướng dẫn như trên mà tiết học nào cũng vậy, h ọc sinh trong lớp đều tham gia ca hát rất tích cực. R ất ít học sinh còn r ụt rè do s ợ hát và gõ đệm sai . Học sinh trong lớp đều biết cách phân biệt từng cách gõ đệm cho l ời ca, điều đó đã tạo niềm vui cho tôi khi bước vào lớp. Trên đây là vài ý nhỏ của cá nhân tôi rất mong quý cấp lãnh đạo và quý đồng nghiệp có ý kiến đóng góp để những năm sau tôi thực hiện tốt hơn. TB, ngày………tháng……..năm 2008 Người viết Trang 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2