intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để nâng cao chất lượng môn Âm nhạc ở trường Tiểu học

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:25

18
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là môn âm nhạc giúp các em hướng tới cái đẹp, góp phần giáo dục các em trở thành những người có đạo đức. Ngoài ra nó còn giúp các em có tâm hồn phong phú và bớt mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy để nâng cao chất lượng môn Âm nhạc ở trường Tiểu học

  1. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Như  chúng ta đã biết âm nhạc có vai trò rất to lớn, âm nhạc đem đến   những khoái cảm thẩm mỹ cao, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc   sống con người. Học sinh tiểu học  ở lứa tuổi từ 6 đến 11 là lứa tuổi rất nhạy   cảm với âm nhạc. Cuộc sống của các em không thể  thiếu được loại hình nghệ  thuật này. Môn âm nhạc giúp các em hướng tới cái đẹp, góp phần giáo dục các  em trở thành những người có đạo đức. Ngoài ra nó còn giúp các em có tâm hồn   phong phú và bớt mệt mỏi sau những giờ học căng thẳng. Xuất phát từ đặc trưng bộ môn thuộc phạm trù nghệ thuật đòi hỏi phải có  sự  hứng thú cao trong học tập. Từ  yêu cầu của việc đổi mới phương pháp là   phát huy tính tích cực của học sinh. Từ tâm lí học sinh là lứa tuổi nhạy cảm hiếu  động ham thích ca hát. Nếu giáo viên gây được tính tích cực hứng thú trong bài  dạy sẽ  tạo cho học sinh sự phấn chấn, hào hứng để  tiếp thu bài học một cách  hiệu quả.  Ngày nay, khi công nghệ thông thông tin càng phát triển thì việc ứng dụng  công nghệ  thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu. trong lĩnh vực   giáo dục đào tạo, công nghệ  thông tin bước đầu đã được ứng dụng trong công   tác quản lí, giảng dạy và học tập. Tuy nhiên so với nhu cầu thực tiễn hiện nay,   việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ở các trường nước ta còn rất   hạn chế. Chúng ta cần phải nhanh chóng nâng cao chất lượng, nghiệp vụ giảng  dạy, nghiệp vụ  quản lí, không nên từ  chối những gì có sẵn mà lĩnh vực công   nghệ thông tin mang lại, chúng ta nên biết cách tận dụng nó, biến nó thành công  cụ hiệu quả cho công việc, mục đích của mình.  Sau những giờ học căng thẳng, Âm nhạc là một bộ  môn năng khiếu giúp  học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ  hơn, từ  đó phần nào thúc đẩy phong trào  1
  2. văn hóa văn nghệ  trong lớp, trong trường. Tuy nhiên, để  thực hiện được điều  này, ngoài sự  nghiên cứu về  phương pháp truyền giảng, phương pháp tổ  chức   lớp học thì giáo viên cần phải nghiên cứu sử  dụng các thiết bị  công nghệ, các   phần mềm hỗ  trợ  dạy học để   ứng dụng. Việc sử  dụng công nghệ  thông tin   trong trường học đã được đẩy mạnh  ứng dụng trong nhiều năm qua và từng  bước nâng cao chất lượng dạy học, góp phần thực hiện đổi mới phương pháp  giáo dục.  Qua thực tế giảng dạy từ những năm trước đây. Tôi nhận thấy rằng ttước   mỗi bài giảng, để  các em hiểu, nắm được và thực hiện tốt yêu cầu của bài   người giáo viên ngoài có một phương pháp truyền đạt, hướng dẫn tốt, thì việc  ứng dụng công nghệ  thông tin mang đến hiệu quả  ngoài sự  mong đợi, để  giúp  các em say sưa, hào hứng với tiết học, trải nghiệm thực tế  qua màn  ảnh một  cách thú vị, đặc biệt các em nắm bắt, tiếp thu nhanh nhất kiến thức bài học.  2. Tên sáng kiến Ứng dụng công nghệ  thông tin vào giảng dạy để  nâng cao chất lượng  môn Âm nhạc ở trường Tiểu học        3. Tác giả sáng kiến            ­ Họ và tên: Lê Thị Hồng – Giáo viên trường Tiểu học Hợp            ­ Địa chỉ tác giả sáng kiến: Hợp Thinh – Tam D ̣ ương – Vinh Phuc. ̃ ́           ­ Số điện thoại: 0362485353.                 Email: lenhong@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến Lê Thị Hồng – Giáo viên trường Tiểu học Hợp Thịnh  5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Môn âm nhạc ở trường tiểu học 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoạc áp dụng thử: 6/11/2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1 Tình trạng của giải pháp đã biết 2
  3. Hiện nay các trường đều được trang bị  phòng máy, phòng đa chức năng,  nối mạng internet và một số  thiết bị  khác, tạo cơ  sở  hạ  tầng CNTT cho giáo   viên sử  dụng vào quá trình dạy học của mình. Công nghệ  thông tin mở  ra triển  vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học theo cách  tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải   quyết vấn đề càng có nhiều điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy   học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có nhiều đổi mới   trong môi trường CNTT và truyền thông. Chẳng hạn cá nhân làm việc tự lực với  máy tính, với internet, dạy học theo hình thức lớp học phân tán qua mạng, dạy   học qua cầu truyền hình. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp  dạy sao cho học sinh nhớ lâu, dễ  hiểu, thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành  và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người   ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng  vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học   sinh. Như vậy, việc chuyển từ “lấy giáo viên làm trung tâm” sang “lấy học sinh  làm trung  tâm” sẽ trở nên dễ dàng hơn. Công nghệ phần mềm phát triển mạnh,   trong đó các phần mềm giáo dục tiểu học cũng đạt được những thành tựu đáng  kể như: bộ Office,VioLet… và các phần mền đóng gói tiện ích khác. Do sự phát  triển của công nghệ  thông tin và truyền thông mà mọi người đều có trong tay   nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần mềm dạy học nói  riêng. Nhờ  có sử  dụng các phần mềm dạy học này mà học sinh hứng thú tham   gia bài học hơn trong môi trường học tập và nhờ  có máy tính điện tử  mà việc   thiết kế  giáo án và giảng dạy trên máy tính trở  nên sinh động hơn, tiết kiệm   được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp truyền thống. Khi   thực hiện một bài dạy, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra  ngay nội dung của bài giảng với những hình  ảnh, âm thanh sống động thu hút  được sự  chú ý và tạo hứng thú cho học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo  viên cũng có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở, tạo điều kiện cho học sinh   hoạt động nhiều hơn trong giờ học.  3
  4. Những khả  năng  mới  mẻ  và  ưu việt này của công  nghệ  thông tin và  truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách học  tập, cách tư  duy và quan trọng hơn cả là cách ra quyết định của con người. Do  đó, mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là   nâng cao một bước cơ  bản chất lượng học tập cho học sinh, tạo ra m ột môi   trường giáo dục mang tính tương tác cao. Học sinh được khuyến khích, tự  rèn   luyện của bản thân mình.  Ưu điểm nổi bật của phương pháp dạy học bằng công nghệ  thông tin so  với phương pháp giảng dạy truyền thống là: Môi trường đa phương tiện kết  hợp những hình ảnh video, camera … với âm thanh, văn bản, … được trình bày  qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả  tối đa qua một quá  trình học đa giác quan. Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết  nối với nhau và với người sử dụng qua những mạng máy tính kể cả Internet …  có thể được khai thác để tạo nên những điều kiện cực kì thuận lợi và nhiều khi   không thể thiếu để học sinh học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác,  tích cực và sáng tạo, được thực hiện độc lập hoặc trong giao lưu. Những thí   nghiệm, tài liệu được cung cấp bằng nhiều kênh: kênh hình, kênh chữ, âm thanh  sống động làm cho học sinh dễ thấy, dễ tiếp thu. Đây là một công dụng lớn của  công nghệ  thông tin và truyền thông trong quá trình đổi mới phương pháp dạy  học. Có thể  khẳng định rằng, môi trường công nghệ  thông tin và truyền thông  chắc chắn sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển trí tuệ của học sinh và điều   này làm nảy sinh những lí thuyết học tập mới.  Theo nhận định của một số  chuyên gia, thì việc đưa công nghệ  thông tin   và truyền thông  ứng dụng vào lĩnh vực giáo dục và đào tạo bước đầu đã đạt  được những kết quả  khả  quan. Tuy nhiên, những gì đã đạt được vẫn còn hết  sức khiêm tốn. Khó khăn, vướng mắc và những thách thức vẫn còn ở phía trước   bởi những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn. Chẳng hạn, tuy máy tính điện tử mang  lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng trong một mức độ  nào đó, thì  công cụ  hiện đại này cũng không thể  hỗ  trợ  giáo viên hoàn toàn trong các bài  4
  5. giảng của họ. Nó chỉ thực sự hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải  toàn bộ chương trình do nhiều nguyên nhân. Bên cạnh đó, kiến thức, kỹ năng về  công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng   để đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Mặt khác, phương pháp dạy học  cũ vẫn còn như một lối mòn khó thay đổi, sự uy quyền, áp đặt vẫn chưa thể xoá   được trong một thời gian tới. Việc dạy học tương tác giữa người ­ máy, dạy  theo nhóm, dạy phương pháp tư  duy sáng tạo cho học sinh, cũng như  dạy học  sinh cách biết, cách làm, cách chung sống và cách tự  khẳng định mình vẫn còn  mới mẻ đối với giáo viên và đòi hỏi giáo viên phải kết hợp hài hòa các phương  pháp dạy học, đồng thời phát huy  ưu điểm của phương pháp dạy học này làm   hạn chế  những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó  làm cho công nghệ  thông tin, dù đã được đưa vào quá trình dạy học, vẫn chưa   thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó. Việc sử dụng công  nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn   đến việc  ứng dụng nó không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi trở  nên lạm   dụng. Việc đánh giá một tiết dạy có  ứng dụng công nghệ  thông tin còn lúng  túng, chưa xác định hướng ứng dụng công nghệ  thông tin trong dạy học. Chính  sách, cơ chế  quản lý còn nhiều bất cập, chưa tạo được sự  đồng bộ  trong thực   hiện. Các phương tiện, thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học   bằng phương tiện chiếu projector còn thiếu và chưa đồng bộ  và chưa hướng   dẫn sử dụng nên chưa thực hiện thường xuyên việc kết nối và sử dụng Internet  chưa được thực hiện thường xuyên và có chiều sâu. Công tác đào tạo, Công tác  bồi dưỡng, tự bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chỉ  mới dừng lại ở  việc xoá mù tin  học nên giáo viên chưa đủ  kiến thức, mất nhiều thời gian và công sức để  sử  dụng công nghệ thông tin trong lớp học một cách có hiệu quả.  7.2 Nội dung cần giải quyết 5
  6. Trong chương trình Âm nhạc  ở  tiểu học, học hát là nội dung trọng tâm  được thực hiện từ  lớp 1 đến lớp 5, đây cũng là phân môn học sinh yêu thích.  Nhưng dạy chay các em dễ nhàm chán đòi hỏi phải có những đồ  dùng dạy học  mới lạ, để giúp các em thích thú với môn học hơn.  Giai đoạn lứa tuổi 6 đến 11,  các em đang phát triển mạnh mẽ về thể chất, trí tuệ, tinh thần, các em ham hiểu   biết, thích tìm tòi mọi thứ  xung quanh. Dưới sự  hướng dẫn của giáo viên, các  em sẽ  lĩnh hội  kiến thức được chính xác, đầy đủ  hơn. Chính vì vậy mà hình   thức tổ chức các hoạt động cho học sinh càng phong phú, hấp dẫn sẽ  giúp học  sinh càng dễ tiếp thu, dễ nhớ, lâu quên, nhẹ nhàng lĩnh hội kiến thức. Do vậy,   những hình thức dạy hát đơn thuần đã trở nên quá quen thuộc đối với học sinh,   làm học sinh nhàm chán nên hiệu quả  giờ  học không cao. Cần phải có những   điều mới lạ để thu hút sự tập trung chú ý của học sinh. Trong thời đại công nghệ  thông tin hiện nay, việc vận dụng công nghệ  vào các lĩnh vực trong đời sống ngày càng rộng rãi và không còn xa lạ  nữa,   ngành giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng cũng đã từng bước tiếp   cận với công nghệ  hiện đại. Việc  ứng dụng tin học vào giảng dạy là rất cần   thiết và được khuyến khích rất nhiều. Đặc biệt sử dụng tin học vào tổ chức các   hoạt động cho học sinh sẽ tạo ra những điều mới lạ kích thích sự tò mò của học   sinh. Học sinh còn là lứa tuổi trẻ thơ   rất thích xem phim hoạt hình với những  hình  ảnh ngộ  nghĩnh màu sắc sặc sỡ, sự  linh hoạt “động” của các nhân vật sẽ  tạo cho học sinh sự thích thú, tập trung chú ý, giờ hoạt động sẽ cho kết quả tốt  nhất. Phần lớn các giáo viên ngại sử  dụng giáo án điện tử, nghĩ rằng sẽ  tốn   thời gian để  chuẩn bị  một bài giảng. Việc thực hiện bài giảng một cách công  phu bằng các dẫn chứng sống động trên các slide trong các giờ học là một điều  giáo viên không muốn nghĩ đến. Để có một bài giảng như thế đòi hỏi giáo viên   phải mất nhiều thời gian chuẩn bị  mà đó chính là điều giáo viên thường hay   tránh. Khảo sát từ  phía học sinh cho thấy nếu sử  dụng phương pháp dạy học   truyền thống thì hiệu quả mang lại sẽ thấp hơn trong khi hiệu quả của phương   6
  7. pháp multêmedia(nhìn­nghe) hiệu quả hơn. Việc sử dụng phương pháp mới đòi  hỏi một giáo án mới. Thực ra muốn” click” chuột để tiết dạy thực sự hiệu quả  thì giáo viên phải vất vả  gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Ngoài  kiến thức căn bản về  vi tính, sử  dụng thành thạo phần mềm power point, giáo  viên cần phải có niềm đam mê thật sự với công việc thiết kế bài giảng bởi nó  đòi hỏi sự  sáng tạo, sự  nhạy bén, tính thẩm mỹ  để  săn tìm tư  liệu từ  nhiều   nguồn. Hơn nữa trong quá trình thiết kế, để  có được một giáo án điện tử  tốt,   giáo viên còn gặp không ít khó khăn trong việc tự đi tìm hình ảnh minh họa, âm   thanh sôi động, tư liệu dẫn chứng phù hợp với bài giảng. Đây cũng chính là một  trong những nguyên nhân mà một số  giáo viên thường đưa ra để  tránh né việc  thực hiện dạy bằng công nghệ thông tin. Chính vì những khó khăn trên mà các giáo viên chỉ   ứng dụng công nghệ  thông tin khi có nhu cầu. Tức là chỉ có thao giảng mới sử dụng và việc làm này   chỉ  mang tính chất đối phó. Tình trạng này cũng phổ  biến  ở  các trường. Mục  đích sử dụng máy tính phục vụ cho công việc giảng dạy chỉ được áp dụng trong   các tình huống này. Mặc dù giáo án điện tử  chưa được các giáo viên đón nhận rộng rãi, chưa   thực sự phổ biến, nhưng bước đầu nó đã tạo ra một không khí làm việc và học  tập khác hẳn cách học và cách giảng dạy truyền thống, phải chăng việc dạy  bằng giáo án điện tử  sẽ  giúp giáo viên đỡ  vất vả  bởi vì chỉ  cần click chuột ?  Thực ra, muốn click chuột để  tiết dạy thực sự  hiệu quả  thì người dạy cũng   phải chịu bỏ  công, tìm hiểu làm quen với cách giảng bài mới này. Người giáo  viên cần phải có kiến thức về sử dụng máy tính, biết cách truy cập internet, có  khả năng sử dụng một phần mềm chỉnh sửa  ảnh, làm các ảnh động cắt các file  âm thanh, biết cách sử dụng power point.  Do sự  phát triển của công nghệ  thông tin và truyền thông mà mọi người   đều có trong tay nhiều công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học nói chung và phần  mềm dạy học nói riêng. Nhờ  có sử  dụng các phần mềm dạy học này mà học  sinh hứng thú tham gia bài học hơn trong môi trường học tập. Nhờ có máy tính  7
  8. điện tử  mà việc thiết kế  giáo án và giảng dạy trên máy tính trở  nên sinh động  hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách dạy theo phương pháp  truyền thống, chỉ cần “bấm chuột”, vài giây sau trên màn hình hiện ra ngay nội  dung của bài giảng với những hình  ảnh, âm thanh sống động thu hút được sự  chú ý và tạo hứng thú nơi học sinh. Thông qua giáo án điện tử, giáo viên cũng có   nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở  tạo điều kiện cho học sinh hoạt động  nhiều hơn trong giờ  học. Những khả  năng mới mẻ  và  ưu việt này của công  nghệ thông tin và truyền thông đã nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm  việc, cách học tập, cách tư  duy và quan trọng hơn cả  là cách ra quyết định của  con người. Có rất nhiều hình thức để tạo ra các giờ hoạt động hấp dẫn cho học sinh,   việc sử dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy cho học sinh là rất bổ ích  đem lại hiệu quả cao. 7.3 Giải pháp, biện pháp Dựa vào các tính năng sẵn có trên máy tính giáo viên có thể thiết kế được   nhiều dạng bài để phục vụ việc giảng dạy môn Âm nhạc trong nhà trường như: 1. Dạy hát Ở phân môn dạy hát tôi sử dụng phần mềm PowerPoint và Encore 4.5 để  thiết kế  dạng bài dạy hát (Bao gồm cả  nhạc và lời). Có thể  chèn những hình  ảnh tĩnh hoặc động phù hợp với nội dung bài hát như  là một giáo cụ  trực quan   sinh động với tính thẩm mỹ rất cao. Thông thường trong một tiết dạy học hát người giáo viên thường sử dụng  tranh ảnh để minh họa cho nội dung và phần nhạc và lời của bài hát được photo   to ra rồi treo lên bảng, cách làm này đến nay đã trở  nên nhàm chán đối với học  sinh. Thực tế  với cách giới thiệu bài vẫn là tranh  ảnh minh họa nhưng chất   lượng những bức  ảnh rất cao có thể  là  ảnh động thì tác dụng của nó đã vượt   trội so với cách làm cũ, ví dụ: Giới thiệu học hát bài: Những bông hoa những   bài ca (Hoàng Long­ Môn âm nhạc lớp 5) 8
  9. Thông qua các hiệu  ứng trình chiếu của phần mềm Powerpoint, các bức  ảnh này có thể chuyển động theo ý đồ của giáo viên với phần giai điệu của bài   hát được lồng ghép trực tiếp có thể  phát đồng thời trong quá trình người giáo  viên giới thiệu bài. Với phần dạy hát, giáo viên có thể  đưa toàn bộ  phần nhạc và lời bài hát  hoặc đưa riêng phần lời ca để hướng dẫn học sinh các cách gõ đệm: ­ Gõ đệm theo nhịp. ­ Gõ đệm theo phách. ­ Gõ đệm theo tiết tấu. Những bông hoa những bài ca Cách gõ đệm theo 3 cách: Cùng nhau cầm tay đi đến thăm các thầy các cô ... x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x 9
  10. Với phần rèn luyện các kỹ  năng như  vận động phụ  họa hoặc tập biểu   diễn, tùy thuộc vào nội dung từng bài hát cụ thể mà người giáo viên có thể lồng  ghép các Video clip vào cho học sinh xem và tự tìm cách vận động phụ họa hay   biểu diễn một cách hoàn toàn chủ động và sáng tạo. Ngoài ra việc xây dựng các kỹ  năng hát nâng cao cũng rất dễ  xây dựng  trên một sơ đồ trực quan, thay cho việc giáo viên phải giải thích, dẫn giải: Hát đệm: Nhó Nhóm1: Gió Gió vờn cá cánh hoa bay dướ dưới trờ trời, đà đàn bướ bướm xinh dạ dạo chơi... chơi... Nhó Nhóm 2: ( Nhắ Nhắc lạ lại ) Đàn bướ bướ m xinh dạ dạo chơi Nhó Nhóm1: ( HáHát tiế tiếp ) Trên cành cây chim ca lí líu lo, như hát lên bao lờ lời mong chờ chờ... Nhó Nhóm 2: ( Nhắ Nhắc lạ lại ) Như há hát lên bao lời mong chờ chờ ....   Học sinh chỉ cần quan sát sơ đồ trên và nghe giáo viên gợi ý là đã tự biết nhiệm   vụ của nhóm mình… 2. Dạy tập đọc nhạc Ở  phân môn dạy tập đọc nhạc tôi sử  dụng phần mềm Encore 4.5, Final  2.0… để  chép lại các tiến trình như: Luyện tập tiết tấu, luyện tập cao độ, bài  tập đọc nhạc, lời ca… rồi trình chiếu trên phần mềm PowerPoint theo ý đồ của  giáo viên. Ở  lớp 4 và lớp 5 chương trình dạy tập đọc nhạc đòi hỏi giáo viên phải  lần lượt rèn cho học sinh các kỹ  năng cần thiết như: Luyện tập cao độ, luyện   tập tiết tấu, tập đọc nhạc, ghép lời ca. Nếu chỉ đơn thuần treo tranh bài tập đọc  nhạc lên bảng rồi với một cây đàn và giáo viên lần lượt thực hiện các thao tác  10
  11. trên thì học sinh sẽ  tiếp thu bài một cách mơ  hồ, thậm chí dẫn đến tình trạng   học sinh học vẹt ( Nghe bạn đọc rồi bắt chước đọc theo). Vậy thì với phần  thiết kế bài giảng trên máy vi tính một cách trực quan, cụ  thể các kỹ  năng cần  thực hiện học sinh sẽ dễ dàng tiếp thu bài một cách chủ động tích cực bởi nếu  bài giảng giáo viên thiết kế  tốt đã gây sự  tò mò của học sinh ngay từ  đầu tiết  học. Ví dụ: 11
  12. Với các hiệu ứng của phần mềm, các nốt nhạc trong phần luyện tập cao   độ có thể đưa ra lần lượt khi luyện tập kèm cao độ chuẩn của nốt ấy khiến học   sinh dễ  dàng thẩm âm một cách chuẩn xác.  ở  phần luyện tập cũng vậy, giáo   viên có thể  tạo trường độ  của các nốt bằng cách dùng các âm sắc của bộ  gõ   điện tử minh họa cho hình tiết tấu cần thực hiện. Trong phần tập đọc nhạc và ghép lời ca, phần nhạc và lời có thể  xuất  hiện theo chủ ý của giáo viên, kết hợp với hệ thống câu hỏi cùng các hiệu ứng   về  âm thanh cũng như  hình  ảnh, tạo hiệu quả  rất đặc biệt hỗ  trợ  tốt cho việc   truyền đạt kiến thức cho học sinh: Câu hỏi: 1.C 1.Có nhữ những hình nốt nhạ nhạc gì đượ được sử dụng trong bài TĐN số 5? 2. Em hãy kể tên nhữ những nốt nhạ nhạc có trong bài TĐN? TĐN? (Tập đọc nhạc số 5 ­ Âm nhạc lớp 5) Sau khi học sinh tự quan sát và trả lời hệ thống các câu hỏi trên, lúc này tự  bản thân mỗi học sinh đã bắt đầu nắm được các kỹ năng cơ bản và các yêu cầu  của bài tập đọc nhạc. Và  học sinh đã có thể tự vỡ bài thông qua sự hướng dẫn,   hỗ trợ của giáo viên 12
  13. * Ghép lời ca:   Khi hoàn thành các yêu cầu của bài học giáo viên có thể  cho học sinh ôn bài  bằng cách chơi trò chơi: Trò chơi âm nhạ nhạc: Hãy gắn thật nhanh các nốt nhạc vào khuông nhạc theo câu 1 bài TĐN số 5 Trên màn hình sẽ  là các hình nốt nhạc chuyển động, trên bảng giáo viên   để  sẵn khuông nhạc và học sinh sẽ  xung phong lên gắn các các nốt nhạc theo  bài tập đọc nhạc mình vừa học. 3. Dạy bài giới thiệu nhạc cụ Giới thiệu nhạc cụ tôi tận dụng sẵn có mạng Internet khai thác hình ảnh,   lịch sử  ra đời, tính năng, cách sử  dụng… của các nhạc cụ  dân tộc Việt Nam  cũng như các nhạc cụ nước ngoài với âm thanh thực minh họa. 13
  14. Trong chương trình âm nhạc lớp 4 và 5 ngoài việc học hát, tập đọc nhạc  học sinh còn được giới thiệu các nhạc cụ  dân tộc Việt Nam và nhạc cụ  nước   ngoài, được nghe kể  chuyện về  một số  nhạc sĩ nổi tiếng trên thế  giới…Với   dạng bài dạy này nếu giáo viên chỉ sử dụng một vài bức tranh minh họa thì hiệu  quả của tiết học sẽ không cao, học sinh sẽ có ấn tượng  mờ  nhạt sau tiết học.   Ngược lại nếu khai thác tốt thì đây là một dạng bài học sinh rất hứng thú bởi   tính tò mò, muốn tìm hiểu thế giới xung quanh là đặc điểm của lứa tuổi. Thực   tế  đã chứng minh rằng trong các tiết học mà mọi thông tin cũng như  các kiến   thức liên quan mà giáo viên biết khai thác trên mạng Internet sẽ  đem đến hiệu  quả rất cao trong việc tạo ấn tượng và gây được sự hứng thú cao trong học tập  của học sinh Ví dụ: Bài giới thiệu các nhạc cụ dân tộc Việt Nam Ngoài hình ảnh của các nhạc cụ sẽ có hình ảnh minh họa tư thế chơi đàn và âm  thanh thực minh họa thông qua các Video clip biểu diễn, thậm chí trong các tiết  âm nhạc tăng cường giáo viên còn có thể giới thiệu cho học sinh lịch sử ra đời  và cấu tạo cụ  thể  của các nhạc cụ  này, tuy nhiên tất cả  những vấn đề  trên   người giáo viên chỉ dạy học sinh ở mức độ mang tính  giới thiệu vì với học sinh  tiểu học chưa thể  ghi nhớ một cách cụ  thể  các kiến thức nêu trên, nhưng với   tinh thần gợi mở, khuyến khích tìm hiểu sẽ có tác dụng tích cực cho học sinh: Đ àn N hị hị ( Cò líu) 14
  15. Đ àn Tam   Hay bài giới thiệu về các nhạc cụ nước ngoài: 15
  16. 16
  17. (Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài ­ Âm nhạc lớp 5)      Với cách giới thiệu này học sinh ngoài việc được quan sát, nghe giới  thiệu còn có thể ghi nhớ được ngay âm sắc cụ thể của từng loại nhạc cụ. 4. Dạy kể chuyện âm nhạc, giới thiệu nhạc sĩ, nghe nhạc…  Tôi sử  dụng mạng Internet để  khai thác chân dung một số  nhạc sĩ nổi  tiếng trên thế  giới như: Mozart, Beethoven, Chopin, Tschaikowski...và các tác  phẩm Âm nhạc nổi tiếng của các nhạc sĩ này được thu thanh với chất lượng cao   nhằm minh họa bằng âm thanh chuẩn của các tác phẩm này. Phần kể  chuyện âm nhạc, các câu chuyện về  các nhạc sĩ nổi tiếng trên   thế  giới cũng có thể  biến thành một tiết học âm nhạc thường thức rất bổ  ích,   đặc biệt là hiện nay hầu hết các trường tiểu học đều có tiết âm nhạc tăng  17
  18. cường. Người giáo viên có thể thay vì cách đọc hoặc kể cho học sinh nghe câu  chuyện âm nhạc bằng việc cho học sinh biết chi tiết hơn về  chân dung, ngày   sinh, ngày mất của nhạc sĩ: (Kể chuyện Âm nhạc: Khúc nhạc dưới trăng ­ Âm nhạc lớp 5)   Và các thông tin cơ bản về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ: 18
  19. 19
  20. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2