intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy dạng bài "Giải toán có lời văn" cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2

Chia sẻ: Lê Công Vinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

336
lượt xem
55
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm được thực hiện nhằm đưa ra được các cách tóm tắt đề toán, phương pháp giải bài toán có lời văn ở tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng, đề xuất các định hướng giải phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc thiểu số, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng bồi dưỡng và rèn luyện kĩ năng giải toán cho học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy dạng bài "Giải toán có lời văn" cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2

Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2<br /> <br /> I. PHẦN MỞ ĐẦU<br /> I.1. Lý do chọn đề tài<br /> Môn Toán là một trong những môn học giữ vị trí quan trọng trong chương trình<br /> giáo dục tiểu học. Môn học góp phần to lớn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục toàn<br /> diện. Với đặc trưng của môn học, môn toán chuẩn bị cho học sinh những tri thức, kĩ<br /> năng toán học cơ bản cho việc học tập hoặc bước vào cuộc sống lao động. Đây cũng là<br /> môn học giúp học sinh rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận, phương<br /> pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề; đồng thời rèn luyện trí thông minh sáng<br /> tạo và các đức tính quý báu như: cần cù, nhẫn nại, tự lực, ý chí vượt khó, thích chính<br /> xác... Trong chương trình TH, môn toán chiếm thời lượng tương đối lớn. Tuy nhiên,<br /> môn toán không được phân chia thành các phân môn chuyên biệt mà là sự kết hợp của<br /> 5 tuyến kiến thức được sắp xếp xen kẽ nhau (số học, hình học, đại lượng, thống kê mô<br /> tả và giải toán) . Trong đó, giải toán có lời văn là một trong những mạch kiến thức cơ<br /> bản xuyên suốt chương trình Toán cấp tiểu học. Đây là mạch kiến thức tổng hợp của<br /> các mạch kiến thức toán học. Khi giải toán có lời văn các em sẽ vận dụng các kiến thức<br /> đã học để giải các loại toán về số học, yếu tố đại số, yếu tố hình học và đo đại lượng.<br /> Ngược lại, thông qua học giải toán, học sinh được củng cố khắc sâu các kiến thức về số<br /> học, về đại lượng, đo đại lượng, về hình học...<br /> Mặt khác, dạy học giải toán toán còn giúp rèn luyện cho học sinh các kỹ năng<br /> tính toán với các phép tính về số học, quan trọng hơn cả là giúp học sinh hình thành<br /> phương pháp giải toán, rèn luyện khả năng diễn đạt khi giải toán. Vì vậy, khả năng giải<br /> toán sẽ phản ánh lại năng lực vận dụng kiến thức toán học của học sinh. Giải toán có lời<br /> văn là học cách giải quyết vấn đề của môn toán. Đồng thời, giải toán có lời văn còn là<br /> cầu nối giữa toán học và các môn học khác, giữa toán học và thực tế cuộc sống. Trong<br /> khi đó, giải toán có lời văn là dạng toán khó đối với học sinh dân tộc thiểu số, các em<br /> thường gặp khó khăn trong việc hiểu nội dung bài toán, xác định yêu cầu của bài toán.<br /> Vì vậy cần phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm phù hợp với nội dung dạy học mới<br /> đồng thời có thể khắc phục dần những hạn chế của học sinh. Đây chính là những điều<br /> chúng tôi băn khoăn, trăn trở và đi đến quyết định nghiên cứu về Phương pháp dạy<br /> dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2 . Đề tài này<br /> không phải là vấn đề mới. Nó đã xuất hiện trong một số đề tài nghiên cứu của đồng<br /> nghiệp nhưng nội dung bàn về phương pháp dạy cho học sinh dân tộc thiểu số không<br /> nhiều và không cụ thể. Vì lẽ đó, tôi hi vọng đề tài đưa ra được những biện pháp hữu<br /> hiệu nhất để vận dụng nhằm mang lại kết quả cao cho chất lượng dạy học môn toán ở<br /> những đơn vị có nhiều học sinh dân tộc thiểu số.<br /> I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br /> Mục tiêu của đề tài này là đưa ra được các cách tóm tắt đề toán, phương pháp<br /> giải bài toán có lời văn ở tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng. Có định hướng giải phù<br /> hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc thiểu số, góp phần cải<br /> thiện, nâng cao chất lượng bồi dưỡng và rèn luyện kĩ năng giải toán cho học sinh.<br /> <br /> Người viết: Nguyễn Thanh Thúy<br /> <br /> 1<br /> <br /> Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2<br /> <br /> I.3. Đối tượng nghiên cứu<br /> Học sinh người dân tộc thiểu số đang học lớp 2 ở trường Tiểu học Tình Thương–<br /> Huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk<br /> I.4. Phạm vi nghiên cứu:<br /> - Phương pháp giải các bài toán có lời văn trong chương trình toán lớp 2<br /> - Khả năng đọc hiểu đề toán, tìm hiểu, tóm tắt và giải bài toán có lời văn của học<br /> sinh người dân tộc thiểu số đang học lớp 2 ở trường Tiểu học Tình Thương<br /> I.5. Phương pháp nghiên cứu:<br /> Phương pháp điều tra, phân loại, nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp, thực<br /> nghiệm,...<br /> II. PHẦN NỘI DUNG<br /> II.1.Cơ sở lí luận<br /> Học sinh tiểu học được làm quen với toán có lời văn ngay từ lớp 1 và học liên tục<br /> đến lớp 5. Dạng toán có lời văn được xem như chiếc cầu nối kiến thức toán học trong<br /> nhà trường và ứng dụng của toán học trong đời sống thực tế, đời sống xã hội.<br /> Chính vì vậy, muốn học sinh giải quyết tốt những bài toán có lời văn thì việc<br /> giúp các em hiểu được bài toán và biết cách tóm tắt đúng các bài toán là một việc quan<br /> trọng, là chỗ dựa cho học sinh tìm ra trình tự giải và phép tính tương ứng của bài giải.<br /> Qua tóm tắt, giải bài toán có lời văn giúp học sinh rèn tư duy lô-gic óc suy luận, khả<br /> năng phân tích, tổng hợp và khả năng trình bày khoa học .<br /> II.2. Thực trạng<br /> a. Thuận lợi - khó khăn<br /> *Thuận lợi:<br /> - Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo và chính quyền<br /> địa phương.<br /> - Có sự phối hợp chặt chẽ của các đoàn thể trong nhà trường và sự hợp tác của<br /> hội cha mẹ học sinh.<br /> -Giáo viên thường xuyên được tham dự các lớp tập huấn, chuyên đề và nghiên<br /> cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học theo chương trình,<br /> giảng dạy các môn học theo vùng miền, giảng dạy trẻ có hoàn cảnh khó khăn,...<br /> - Giáo viên được phép chủ động trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và có sự theo<br /> dõi kiểm tra chỉ đạo thường xuyên của tổ khối chuyên môn, lãnh đạo trường.<br /> - Tài liệu tham khảo khá phong phú<br /> * Khó khăn:<br /> - Trình độ dân trí ở địa phương còn thấp, điều kiện kinh tế gia đình học sinh còn<br /> khó khăn. Nhiều gia đình học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em.<br /> - Học sinh dân tộc thường nhút nhát, thiếu tự tin, khả năng tiếp thu chậm.<br /> - Giáo viên và học sinh, phụ huynh bất đồng về ngôn ngữ.<br /> b.Thành công - hạn chế<br /> * Thành công:<br /> - Học sinh có thói quen giải toán theo đúng quy trình .<br /> 2<br /> <br /> Người viết: Nguyễn Thanh Thúy<br /> <br /> Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2<br /> <br /> - Đa số giáo viên biết vận dụng các phương pháp dạy học linh hoạt, sáng tạo,<br /> khai thác đồ dùng, phương tiện dạy học có hiệu quả.<br /> * Hạn chế:<br /> - Vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu bài toán, ngôn ngữ toán học của học<br /> sinh hạn chế.<br /> - Học sinh chưa biết cách tự học, diễn đạt còn vụng về, đôi lúc còn rập khuôn,<br /> máy móc.<br /> c. Mặt mạnh - mặt yếu<br /> * Mặt mạnh:<br /> - Đội ngũ giáo viên có tinh thần tự giác tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu đổi mới<br /> phương pháp trong dạy học.<br /> - Học sinh bước đầu nắm được quy trình giải toán .<br /> * Mặt yếu:<br /> - Khả năng kiên trì của học sinh dân tộc thiểu số trong quá trình học chưa cao.<br /> - Một số giáo viên còn lúng túng trong đổi mới phương pháp dạy học.<br /> d. Các nguyên nhân, các yêu tố tác động…<br /> *Nguyên nhân của thành công:<br /> + Giáo viên:<br /> - Nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có ý thức tìm tòi, sáng tạo trong dạy học, có<br /> lòng kiên trì, quyết tâm cao.<br /> - Thường xuyên rèn luyện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bổ sung kiến thức<br /> phục vụ cho công tác giảng dạy.<br /> - Mạnh dạn trong đổi mới phương pháp, sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng<br /> công nghệ thông tin.<br /> + Học sinh: Đi học chuyên cần, có ý thức vượt khó trong học tập<br /> *Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém<br /> - Học sinh không học tập bằng tiếng mẹ đẻ mà bằng ngôn ngữ thứ 2.<br /> - Khả năng ghi nhớ, vận dụng kiến thức của các em hạn chế.<br /> - Thiếu sự quan tâm, hướng dẫn, nhắc nhở từ phía gia đình.<br /> - Một số giáo viên chưa mạnh dạn trong đổi mới phương pháp dạy học.<br /> e. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br /> - Về phía học sinh: Các em học tập bằng ngôn ngữ thứ 2, đây là lí do ảnh hưởng<br /> không nhỏ đến quá trình tiếp cận tri thức trong sách vở cũng như tri thức trong cuộc<br /> sống. Các em đọc, hiểu chậm nên tiếp thu kiến thức mới cũng chậm. Cộng với khả năng<br /> ghi nhớ hạn chế dẫn đến việc vận dụng kiến thức của các em gặp nhiều khó khăn. Cụ thể<br /> là khả năng đọc hiểu bài toán của các em chưa tốt nên nhiều học sinh không biết tóm tắt,<br /> không biết phân tích đề, không biết yêu cầu của đề là gì và xác định sai dạng toán. Một<br /> số học sinh thiếu tự tin khi giải toán, có em làm được phép tính nhưng chưa hiểu được<br /> cách ghi lời giải, ghi sai đơn vị …Mặt khác, học sinh dân tộc thường nhút nhát, khả năng<br /> tiếp thu chậm nên cũng gây nhiều khó khăn cho giáo viên khi áp dụng đổi mới phương<br /> pháp dạy học theo hướng tích cực hoá các đối tượng học sinh.<br /> Người viết: Nguyễn Thanh Thúy<br /> <br /> 3<br /> <br /> Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2<br /> <br /> - Về phía phụ huynh: Phần lớn các gia đình học sinh chưa nhận thức được đầy đủ<br /> về lợi ích của việc học; đời sống của đa số gia đình các em còn nghèo, họ chưa thể đầu<br /> tư cho việc học hành của con em một cách tốt nhất. Ngoài ra, thời gian của các bậc phụ<br /> huynh ở rẫy nhiều hơn ở nhà nên việc phối hợp với nhà trường trong việc giáo dục các<br /> em cũng rất khó khăn.<br /> - Về phía giáo viên: Một số giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới, lúng túng trong<br /> vận dụng các phương pháp dạy học. Còn chủ quan trong việc nắm bắt nội dung chương<br /> trình và các mạch kiến thức của môn toán, không để ý đến mối liên quan giữa các bài<br /> trong môn học. Chưa quan tâm đúng mức đến mạch kiến thức giải toán có lời văn.<br /> Trong dạy học còn quá chú ý đến hình thức và thời gian tiết dạy, chưa chú ý đến khả<br /> năng tiếp thu của từng đối tượng học sinh, hệ thống câu hỏi gợi mở, dẫn dắt chưa lôgic,<br /> chưa phù hợp đối tượng học sinh, sử dụng đồ dùng dạy học còn hạn chế, chưa kiên trì<br /> trong hướng dẫn, giảng giải.<br /> II. 3. Giải pháp, biện pháp<br /> a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br /> Đề tài chúng tôi đưa ra không ngoài mục tiêu là giúp người giáo viên phải xác<br /> định rõ mục tiêu của việc hướng dẫn học sinh tóm tắt đề toán, tìm cách giải các bài toán<br /> có lời văn và cần phải đạt được các tri thức, kĩ năng sau :<br /> - Học sinh nhận biết “cái đã cho”, “cái phải tìm” trong mỗi bài toán, mối quan hệ<br /> giữa các đại lượng có trong mỗi bài toán, biết lập luận để đưa ra cách tóm tắt dễ hiểu nhất<br /> - Học sinh giải được các bài toán hợp với một số quan hệ thường gặp giữa các đại<br /> lượng thông dụng.<br /> - Học sinh biết trình bày bài giải đúng quy định theo yêu cầu bài toán.<br /> b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br /> *. Nắm bắt nội dung chương trình<br /> Để dạy tốt môn Toán nói chung, giải bài toán có lời văn nói riêng, điều đầu<br /> tiên là mỗi giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình, sách giáo khoa từ lớp 1<br /> đến lớp 5. Ở tiểu học thường có các dạng toán sau đây :<br /> - Những dạng toán thuộc loại toán đơn : thêm, bớt, nhiều hơn, ít hơn, tìm số bị<br /> trừ, tìm số hạng chưa biết, tìm tích, chia thành nhiều phần bằng nhau, chia thành nhóm,<br /> gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số lần, so sánh hai số hơn, kém nhau bao nhiêu<br /> đơn vị, tìm một phần mấy của một số, so sánh số lớn gấp mấy lần số bé, so sánh số bé<br /> bằng một phần mấy số lớn, tìm tỉ số phần trăm của hai số, tìm phần trăm của một số,<br /> tìm một số biết một số phần trăm của nó, tìm vận tốc, tìm thời gian, tìm quãng đường,...<br /> - Những dạng toán thuộc loại toán hợp : loại giải bằng 2 phép tính chia, nhân có<br /> liên quan đến việc rút về đơn vị, dạng a : b  c ; loại giải bằng 2 phép tính chia có liên<br /> quan đến việc rút về đơn vị, dạng a : (b : c).<br /> - Những dạng thuộc loại toán điển hình : tìm trung bình cộng của nhiều số, tìm<br /> hai số khi biết tổng và hiệu của chúng, tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ của<br /> chúng, bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ,...<br /> - Tuyến kiến thức về giải toán ở tiểu học:<br /> 4<br /> <br /> Người viết: Nguyễn Thanh Thúy<br /> <br /> Sáng kiến kinh nghiệm: Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2<br /> <br /> + Lớp 1 : giới thiệu bài toán có lời văn ; giải các bài toán bằng một phép tính (một<br /> phép cộng hoặc một phép trừ) ; chủ yếu là các bài toán thêm, bớt một số đơn vị.<br /> + Lớp 2: giải các bài toán đơn về phép cộng và phép trừ ; các bài toán về nhiều<br /> hơn, ít hơn một số đơn vị ; phép nhân và phép chia; bước đầu làm quen giải bài toán có<br /> nội dung hình học (tính chu vi các hình đã học), các bài toán liên quan đến các phép<br /> tính với các đơn vị đo đã học (km, m, dm, cm, mm, kg, lít).<br /> + Lớp 3: giải các bài toán có đến hai bước tính với các mối quan hệ trực tiếp và<br /> đơn giản ; giải các bài toán quy về đơn vị và các bài toán có nội dung hình học.<br /> + Lớp 4: giải các bài toán có đến hai hoặc ba bước tính, có sử dụng phân số ; giải<br /> các bài toán liên quan đến : tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng, tìm hai số khi<br /> biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ của chúng, tìm số trung bình cộng, các bài toán có nội dung<br /> hình học đã học) ; giới thiệu bước đầu về việc sử dụng toán học lớp 4 để giải quyết các<br /> vấn đề của thực tế.<br /> + Lớp 5: giải các bài toán có đến ba bước tính là chủ yếu. Đó là các bài toán đơn<br /> giản về tỉ số phần trăm : tìm tỉ số phần trăm của hai số, tìm phần trăm của một số, tìm<br /> một số biết một số phần trăm của nó; các bài toán đơn giản về chuyển động đều,<br /> chuyển động ngược chiều và cùng chiều : tìm vận tốc khi biết thời gian chuyển động và<br /> độ dài quãng đường, tìm thời gian chuyển động khi biết vận tốc chuyển động và độ dài<br /> quãng đường, tìm độ dài quãng đường khi biết thời gian chuyển động và vận tốc<br /> chuyển động ; các bài toán về quy tắc tam suất đơn (thuận, nghịch) ; các bài toán có nội<br /> dung về tìm diện tích, thể tích các hình đã học ; các bài toán ứng dụng các kiến thức đã<br /> học để giải quyết một số vấn đề của đời sống.<br /> - Về hình thức trình bày bài giải, học sinh phải trình bày bài giải đầy đủ theo<br /> quy định thống nhất từ lớp 1 đến lớp 5:<br /> + Câu lời giải.<br /> + Phép tính giải.<br /> + Đáp số.<br /> - Về số lượng bài toán trong một tiết học được rút bớt (so với chương trình<br /> trước đây) để dành thời gian cho học sinh đọc kĩ đề, tìm hiểu để, tóm tắt và trình<br /> bày bài giải (Chưa kể ở một số bài, giáo viên có thể chủ động giảm bớt một số bài<br /> tập khó cho phù hợp với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số theo hướng dẫn điều<br /> chỉnh nội dung dạy học số 5842 của Bộ GD&ĐT).<br /> *. Tìm hiểu để nắm vững quy trình chung khi giải bài toán có lời văn ở lớp 2<br /> Quá trình giải toán thường theo 4 bước sau:<br /> - Tìm hiểu nội dung bài toán<br /> - Tìm cách giải bài toán<br /> - Thực hiện cách giải toán<br /> - Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải bài toán.<br /> Thực tiễn dạy học giải toán đã khẳng định tính đúng đắn của 4 bước giải toán nói<br /> trên. Đối với học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số, giáo viên cần kiên<br /> trì hướng dẫn thường xuyên, lặp đi lặp lại qua các tiết học để hình thành cho các em<br /> thói quen thực hiện giải toán theo 4 bước đó.<br /> Người viết: Nguyễn Thanh Thúy<br /> <br /> 5<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2