intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 8

Chia sẻ: Tomjerry004 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:24

55
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đã đưa ra được những giải pháp cụ thể trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 8, đã xác định được tư tưởng cho học sinh làm cho học sinh yên tâm và hứng thú trong học tập. Cách kiểm soát kiến thức của học sinh thông qua từng chuyên đề và qua các bài kiểm tra.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 8

  1.       I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN Học, học nữa, học mãi! Danh ngôn nổi tiếng của Lê ­ Nin là hành trang theo tôi suốt cả cuộc đời.  Thật vậy! Là giáo viên đứng trên bục giảng, bản thân không ngừng phấn   đấu học hỏi. Học  ở  bậc thầy cô, học  ở  trường lớp, học  ở  đồng chí, đồng   nghiệp, học ở sách báo, ở mọi phương tiện và luôn luôn tự hoàn thiện mình để  góp một phần nho nhỏ cho ngành giáo dục huyện nhà.          Trong giai đoạn đổi mới của đất nước, Đảng ta chủ  trương đẩy mạnh   hơn nữa công tác giáo dục, coi đây là một trong những yếu tố đấu tiên, yếu tố  quan trọng góp phần phát trển kinh tế  ­ xã hội. Mục tiêu của giáo dục là:  “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”. Bồi dưỡng nhân tài cho đất nước là một trong những nhiệm vụ của ngành  giáo dục, xem trọng “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”. Bồi dưỡng học sinh  giỏi cũng là công tác cực kì quan trọng giúp cho ngành giáo dục phát hiện nhân  tài, lựa chọn những mầm giống tương lai cho đất nước trong sự  nghiệp trồng   người. Đồng thời giúp cho học sinh thực hiện được ước mơ  là con ngoan, trò  giỏi và có định hướng đúng về nghề nghiệp của mình trong tương lai. Trong những năm gần đây, công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử  8 đạt được thành tích đáng kể. Tuy nhiên chất lượng của học sinh giỏi chưa ổn   định chưa đáp ứng kì vọng của nhà trường đề  ra. Điều đó, xuất phát từ  nhiều   nguyên nhân khác nhau như xã hội có những nhận thức chưa đầy đủ  về  vị  trí  chức năng của bộ  môn Lịch sử, nhiều phụ  huynh cho đây là môn học phụ  không mang lại tương lai cho con em mình, không muốn cho con em tham gia.   Vì thế, tình trạng học sinh chưa nắm được những sự  kiện lịch sử  cơ  bản hay  nhớ sai hoặc nhầm lẫn kiến thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến. Để đạt được kết quả cao trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi, bản thân tôi  luôn trăn trở, tìm tòi, khảo nghiệm cách thức, biện pháp, phương pháp phù hợp  nhất, làm thế nào để phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử, để các   em nắm vững kiến thức bước vào kỳ  thi học sinh giỏi cũng như  các kỳ  thi   khác. Từ  kinh nghiệm vốn có của mình, tôi mạo muội chọn đề   tài: “Một số   1
  2. biện pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử  8”. Hy  vọng những kinh nghiệm này sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào thành tích giáo   dục của nhà trường nói riêng và của huyện nhà nói chung. 2. ĐIỂM MỚI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề  tài đã đưa ra được những giải pháp cụ  thể  trong công tác bồi dưỡng  học sinh giỏi môn Lịch sử  8, đã xác định được tư  tưởng cho học sinh làm cho  học sinh yên tâm và hứng thú trong học tập.           Cách kiểm soát kiến thức của học sinh thông qua từng chuyên đề và qua   các bài kiểm tra.   Học sinh có kỹ năng phân tích vấn đề  thông qua các hoạt động bàn bạc,  thảo luận trong quá trình học tập.  Cách hướng dẫn học sinh nhận dạng đề ra, cách làm bài của học sinh. * Phạm vi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:   Với sáng kiến kinh nghiệm “Một số biện pháp nâng cao chất lượng bồi   dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 8” áp dụng cho đối tượng học sinh khối 8 nơi  tôi đang công tác và giáo viên giảng dạy môn Lịch sử 8 ở các trường THCS. 2
  3. II. PHẦN NỘI DUNG 1. THỰC TRẠNG NỘI DUNG CẦN NGHIÊN CỨU 1.1. Về phía giáo viên Phần lớn giáo viên đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác bồi   dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử. Những người được phân công giảng dạy   tâm huyết với công tác bồi dưỡng, có năng lực chuyên môn vững vàng, biết áp  dụng các phương pháp đặc trưng bộ môn và ứng dụng công nghệ thông tin vào  quá trình dạy học góp phần nâng cao chất lượng đôi tuyên. ̣ ̉ Song phương pháp ôn tập bồi dưỡng còn đơn điệu chủ yếu dạy kiến thức   ở  sách giáo khoa kết hợp với sach giao viên, các tài li ́ ́ ệu tự  sưu tầm được và   kinh nghiệm của bản thân. Tuy nhiên khả  năng kết hợp đa dạng các ph ương  pháp trong ôn tập bồi dưỡng chưa linh hoạt, tính sáng tạo chưa cao. Bên cạnh công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên còn phải bảo đảm  chất lượng đại trà, thậm chí còn làm công tác kiêm nhiệm khác, khối lượng  công việc nhiều do đó việc đầu tư  cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng  có phần bị hạn chế. 1.2. Về phía học sinh Trước đây học sinh quan niệm môn Lịch sử  chỉ  là môn học thuộc lòng,  không cần phải tư  duy, không có bài tập, không cần đọc thêm tài liệu tham   khảo. Vì vậy học sinh chỉ  học một cách hời hợt theo nội dung vở  ghi, ít và   thiếu phần mở  rộng, liên hệ. Kết quả  là khi kiểm tra, học sinh không nắm   được các kiến thức, sự  kiện, thời gian, câu hỏi mở  rộng, nâng cao không giải  quyết được. Thời gian học môn bồi dưỡng của học sinh chưa nhiều do các em còn  phải học các môn chính khóa và dành thời gian nhiều cho các môn học khác. 3
  4. Học sinh chưa thực sự yêu thích môn học, phần lớn các em đều cho rằng  học Lịch sử  rất khó, khô khan, quá nhiều sự  kiện cần ghi nhớ… Hơn nữa   chương trình Lịch sử 8 quá trừu tượng, phần kiến thức lịch sử thế giới quá dai, ̀  độ  nhớ  của các em không được lâu. Do đó, học sinh cảm thấy nhàm chán khi  học lịch sử, nhận biết sự kiện không sâu sắc nhầm lẫn giữa sự kiện này với sự  kiện kia. Chính vì vậy chất lượng đội tuyển chưa ổn định. * Kết quả  cụ  thể số  học sinh bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 8 qua các   năm trước khi áp dụng đề tài như sau: Số lượng  Xếp vị thứ đồng  Thời gian học sinh  Giải cá nhân đội tham gia Năm học 2015 ­ 2016 02 01 15 Năm học 2016 ­ 2017 02 01 11         1.3 Nguyên nhân của thực trạng Qua trao đổi với các đồng nghiệp và thực tế  giảng dạy, chúng tôi nhận  thấy một số nguyên nhân sau: Một là chương trình chính khóa quá nhiều môn, thêm vào đó các em lại   tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi nên rất hạn chế  về  thời gian tự  học, tự  nghiên cứu. Hai là tài liệu Bồi dưỡng học sinh giỏi có khá nhiều, tuy nhiên các tài liệu   đó đơn thuần chỉ chứa đựng nội dung kiến thức thuần tuý, chưa có tài liệu đề  cập đến kinh nghiệm, cách thức, phương pháp, các kĩ năng làm bài lịch sử một   cách cụ thể để giúp giáo viên dễ dàng tiếp cận. Do đó công tác bồi dưỡng học   sinh giỏi thường gặp khó khăn, kết quả chưa ổn định. Ba là thực tế hiện nay, môn Lịch sử ít được học sinh, phụ huynh chú trọng  đầu tư và cho rằng đây là môn học phụ khó xác định nghề nghiệp trong tương   lai. Do đó việc hình thành đội tuyển học sinh có năng khiếu học tập bộ môn rất  khó khăn. Đa số học sinh lựa chọn, tham gia bồi dưỡng các môn học khác, đội  tuyển Sử phải chọn sau điều đó ảnh hưởng không nhỏ  công tác bồi dưỡng và  chất lượng của đội tuyển. 4
  5. Mặt khác, học sinh chưa bắt kịp với sự  đổi mới phương pháp dạy học   theo hướng phát triển năng lực, chưa chủ động và linh hoạt trong bồi dưỡng. 2. GIẢI PHÁP Ôn luyện học sinh giỏi không giống như tiết dạy  ở lớp học bình thường.  Vì ở lớp ta dạy cho học sinh phù hợp với ba đối tượng (khá giỏi, trung bình và  yếu kém). Song dạy cho học sinh đi thi có nghĩa là ta đưa các em “mang chuông  đi đánh đất người”. Đối tượng dự  thi đều ngang tầm nhau về  mặt học lực,   nhận thức. Vì vậy ngoài kiến thức sách giáo khoa giáo viên cần có thêm tài liệu  nâng cao, để giúp các em trong đội tuyển bồi dưỡng học sâu, hiểu rộng. Người dạy phải có niềm tin và tâm huyết với nghề. Phải biết băn khoăn,   trăn trở  khi học sinh không hiểu bài, biết vui mừng phấn khởi khi học sinh   thành đạt. Hay nói cách khác là người dạy phải lấy kết quả của học sinh làm  thước đo tay nghề của nhà giáo.  Yếu tố  cơ  bản nhất là người dạy luôn luôn biết tự  hoàn thiện mình. Có  tâm huyết với nghề chưa đủ, hơn thế nữa phải có năng lực chuyên môn vững  vàng, biết xác định được kiến thức trọng tâm, biết làm chủ  điều mình dạy và  phải biết dạy học sinh cách học để học sinh bình tĩnh, tự tin lĩnh hội kiến thức  và tư duy sáng tạo. Nâng quan điểm từ biết để hiểu để vận dụng vào làm bài.  Sau đây tôi xin trình bày một số  giải pháp cụ  thể  nhằm nâng cao chất   lượng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 8 như sau: 1. Phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi  Phát hiện và lựa chọn học sinh là yếu tố  quan trọng đầu tiên của người  thầy, bởi nếu lựa chọn những học sinh không đúng yêu cầu thì kết quả  mang  lại sẽ  bị hạn chế rất nhiều, có khi lại uổng công vô ích. Công tác tuyển chọn  học sinh giỏi xin phép được nói rộng ra hai khối tự nhiên và xã hội:          Đối với khối tự nhiên: Học sinh giỏi toán, chắc chắn sẽ học khá các môn  lí, hoá, sinh.         Đối với khối xã hội: Học sinh học giỏi môn ngữ văn, ắt sẽ học khá môn  lịch sử.        Từ thực tế đó giúp ta dễ dàng trong khâu tuyển chọn, song học sinh cứ xem  thường môn Lịch sử cho đó là môn học phụ. Mặt khác giáo viên dạy môn Lịch   5
  6. sử  cũng thường bị  lép vế  trong khâu tuyển chọn học sinh, phải lựa chọn đối  tượng sau cùng. Những em có năng khiếu đặc biệt thường thích ôn luyện các   môn học tự  nhiên. Vì có kiến thức cơ  bản, vững vàng các em cần nắm rõ các  công thức, quy tắc, định nghĩa, định lí rồi linh hoạt nhạy bén, áp dụng để  làm  bài. Còn các môn học ít tiết như  Lịch sử, Địa lí cần học bài dài và nhiều nên   phần đông các em rất chán. Bởi vậy giáo viên cần động viên, khuyến khích thì  học sinh mới chịu đi ôn.  Khi lựa chọn được đối tượng để bồi dưỡng rồi thì giáo viên phải biết yêu  nghề tận tụy với nghề. Luôn luôn biết khích lệ, níu kéo các em vào niềm ham   mê yêu thích bộ môn. Đồng thời giáo viên cũng phải biết xây dựng vun đắp uy  tín của mình để có được lòng tin đối với học sinh.  2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn  Việc xây dựng kế  hoạch bồi dưỡng sẽ  giúp cho người giáo viên nắm   chắc về  nội dung cơ  bản cần truyền đạt cho học sinh, xác định cụ  thể  con  đường, cách thức, nhiệm vụ  của mình. Hiện nay ngoài các buổi học chính  khóa, học sinh còn phải học phụ đạo, sinh hoạt ngoại khóa, lao động... nên thời   gian ôn thi học sinh giỏi sẽ bị hạn chế. Do vậy muốn cho công tác bồi dưỡng   học sinh giỏi được tốt, người giáo viên cần xây dựng kế  hoạch cụ  thể; trong   quá trình dạy, giáo viên bám sát và làm theo kế hoạch đó để đảm bảo thời gian,   bảo đảm đủ  nội dung kiến thức. Tùy thuộc vào nội dung kiến thức của từng  giai đoạn lịch sử, tùy vào tình hình thực tế  cụ  thể, giáo viên đưa ra kế  hoạch  bồi dưỡng cho phù hợp. Thông thường, kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi môn sử được xây dựng  theo cấu trúc gồm có ba yêu cầu (số  tiết thực hiện của chuyên đề, tên chuyên   đề và những nội dung kiến thức trọng tâm của chuyên đề).         Tuy nhiên nếu lập kế hoạch không thì chưa đủ mà giáo viên cần phải soạn   một đề cương ôn thi chi tiết để làm cơ sở cho việc bồi dưỡng của giáo viên và  học tập của học sinh. Đề  cương phải biên soạn ngắn gọn, súc tích, nêu bật   được trọng tâm của vấn đề, trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên dựa vào đó để  mở  rộng phân tích, dẫn chứng để  làm rõ bản chất của vấn đề. Cùng với đề  cương chi tiết là hệ thống các câu hỏi ôn tập, các dạng đề thường gặp (kể cả  6
  7. đề của những năm gần đây) để  học sinh tham khảo và để sau khi học xong có  thể tự kiểm tra kiến thức của mình. 3. Sử  dụng các phương pháp bộ  môn để  hướng dẫn các em nắm   vững kiến thức  3.1 Dạy học sinh nắm kiến thức cơ bản Phân phối chương trình và yêu cầu kiến thức trong chương trình Lịch sử 8  ở  trường THCS chỉ  dừng lại  ở  mức độ  nhất định, bài giảng trong SGK đều  nhằm mục đích cung cấp kiến thức cơ  bản về  tiến trình lịch sử  thế  giới và  Việt Nam theo diện rộng, chưa đi vào chiều sâu. Đối với học sinh giỏi yêu cầu   phải hiểu biết sâu sắc và toàn diện. Các em phải nắm chắc bản chất các sự  kiện, hiện tượng lịch sử, các vấn đề lịch sử,… để có đủ  tự tin, có sự  sáng tạo  khi giải quyết bất kì đề thi nào. Trong chương trình bồi dưỡng, bản thân tôi kết hợp dạy kĩ hệ thống kiến  thức cơ  bản theo sách giáo khoa kết hợp chuẩn kiến thức kĩ năng bằng việc  lựa chọn những sự  kiện, những vấn đề  lịch sử  trọng tâm dạy cho các em rồi  tiến hành mở rộng kiến thức bằng các chuyên đề nâng cao.  Các chuyên đề  trong chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử  8 đi  sâu làm rõ được hoàn cảnh lịch sử, nội dung bản chất của các vấn đề  lịch sử,  các giai đoạn lịch sử, mối quan hệ  giữa quá khứ  ­ hiện tại ­ tương lai. Đảm   bảo cho học sinh đạt được mức độ  về  kiến thức: nhận biết, thông hiểu, vận  dụng, phân tích, đánh giá. Những kiến thức từ các chuyên đề là công cụ giúp học sinh giải quyết tốt  các loại đề  thi. Giáo viên tiến hành dạy từng chuyên đề  phù hợp với chương  trình khả năng tiếp nhận của từng đối tượng học sinh bồi dưỡng. Sau khi dạy   xong một chuyên đề, một bài lịch sử, giáo viên yêu cầu học sinh phải dành một  khoảng thời gian để suy nghĩ, nhìn nhận vấn đề đó, đặc biệt là ý nghĩa của sự  kiện đó với giai đoạn trước và sau nó.  Ví dụ: Khi ôn tập về  cuộc Duy Tân Minh Trị  của Nhật Bản ­ năm 1868   (phần lịch sử thế giới cận đại). Sau khi trang bị cho học sinh các kiến thức cơ  bản, giáo viên có thể  nêu câu hỏi: Bản chất, kết quả của cuộc cải cách Minh   7
  8. Trị? Tại sao nói chính sách giáo dục là nhân tố  "chìa khóa"   của công cuộc   hiện đại hoá đất nước?         Với câu hỏi này thì bằng kiến thức đã học, đã ôn tập, học sinh tự nghiên  cứu hoặc được sự  hướng dẫn của giáo viên để  rút ra các nội dung trả  lời cụ  thể như sau:         Về bản chất: Trên cơ sở  những đặc trưng cuộc cách mạng, học sinh sẽ rút ra kết luận   đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để.  Học sinh phải nêu được những biểu hiện để  chứng minh đó là cuộc cách  mạng không triệt để: Ruộng đất rơi vào tay địa chủ  mới; chính quyền không  hoàn toàn thuộc về giai cấp tư sản. Kết quả: Học sinh nêu tác dụng của cải cách Minh Trị: Tạo điều kiện cho   chủ nghĩa tư bản phát triển; Nhật thoát khỏi thân phận một nước thuộc địa và  phụ thuộc. (Đặt trong bối cảnh lịch sử của Châu Á).         Chính sách giáo dục được xem là nhân tố  chìa khoá cho công cuộc hiện   đại hóa của đất nước Nhật Bản: Ý nghĩa : Giáo dục là chìa khoá nâng cao dân trí, đào tạo những con người  có khả  năng lĩnh hội và vận dụng có hiệu quả  những thành tựu của khoa học  tiên tiến. Tác dụng: Tạo điều kiện cho việc tiếp thu tinh hoa văn hoá của thế  giới,   kinh nghiệm quản lý kinh tế xã hội. Tạo điều kiện cho kinh tế công nghiệp tư  bản phát triển. Đưa Nhật hội nhập vào thế giới tư bản chủ nghĩa. Khẳng định tầm quan trọng của giáo dục: So với các nước phương Tây,  Nhật là một nước công nghiệp, văn hoá khoa học kỹ thuật lạc hậu. Nhật tiến   lên con đường hiện đại hoá chỉ  có thể  đạt được kết quả  từ  sự  đổi mới giáo  dục, mà giáo dục là "đòn  bẩy" thúc đẩy đất nước phát triển và đổi mới xã hội  một cách toàn diện trên tất cả  các mặt để  Nhật tiến nhanh trên con đường tư  bản chủ nghĩa. Theo bản thân, các em được tham gia dự thi học sinh giỏi môn Lịch sử  8   phải nắm vững kiến thức cơ bản của bộ môn Lịch sử  8 ­ kiến thức cơ  bản  ở  đây không chỉ là những sự kiện đơn lẻ mà phải bao gồm hệ thống những hiểu   8
  9. biết cần thiết về  những sự  kiện, niên đại, nhân vật, địa danh, các nguyên lý,  quy luật, những kết luận khái quát, phương pháp, kĩ năng. Vì vậy, khi nắm  vững kiến thức học sinh mới có khả  năng vận dụng để  giải quyết được với  các loại câu hỏi, bài tập.  Bên cạnh đó việc quan trọng để  cung cấp kiến thức cho học sinh là chọn  và giới thiệu những tài liệu đảm bảo chất lượng cho các em. Thị  trường sách   hiện nay khá phong phú nhưng quỹ thời gian của học sinh thì có hạn, nên bản  thân chọn mua hoặc phôtô tài liệu cho học sinh như: Học tốt Lịch sử 8 (Ngọc  Đạo Phương Thảo), Chuyên đề bồi dưỡng Sử 8, Bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch  sử  8 (Trương Ngọc Thơi), Phát triển năng lực trong môn Lịch sử  8 (Nguyễn   Thị  Bích – Hoàng Thanh Tú) , Bí quyết chinh phục điểm cao Lịch sử  8 (TS.   Nguyễn Văn Ninh  ­ Nguyễn Thị Phương Thanh), Hướng dẫn trả lời câu hỏi và  bài tập Lịch sử 8, Bài tập bổ  trợ  và nâng cao Lịch sử  8; Bộ  đề  thi Lịch sử  11.   Giáo viên còn giới thiệu các địa chỉ tin cậy trên mạng internet để học sinh tham  khảo…phục vụ công tác bồi dưỡng đạt kết quả. 3.2 Rèn luyện kĩ năng ôn tập cho đội tuyển.  3.2.1 Kĩ năng ghi nhớ các sự kiện lịch sử cơ bản Học Lịch sử không phải bắt buộc học sinh phải học thuộc lòng một cách  máy móc, một lúc phải nhớ  quá nhiều sự  kiện, song phải biết ghi nhớ, hiểu  một số  sự  kiện quan trọng, gắn với niên đại, địa danh, nhân vật lịch sử. Nếu   không ghi nhớ và không hiểu sự kiện lịch sử thì không thể  làm tốt bài lịch sử,   bởi vì bài lịch sử  không thể  viết như  một bài chính trị  mà cần có sự  kiện để  chứng minh. Ví dụ, khi học về cách mạng tháng Mười Nga, học sinh phải ghi nhớ  và  hiểu nước Nga năm 1917 có hai cuộc cách mạng. Cách mạng tháng Hai thắng  lợi đó là lật đổ  được chế  độ  Nga hoàng song cục diện chính trị  tồn tại hai   chính quyền song song: Chính phủ  lâm thời và các Xô ­viết đại biểu. Đây là  cuộc cách mạng dân chủ tư sản. Lê­nin và Đảng Bôn ­ sê­vích quyết định tiếp  tục làm cách mạng và thắng lợi, lật đổ chính phủ lâm thời nhằm chấm dứt tình   trạng hai chính quyền cùng song song tồn tại. Đó là cuộc cách mạng vô sản   đầu tiên trên thế giới. 9
  10. Muốn làm tốt bài thi môn Lịch sử các em cần phải ghi nhớ tốt sự kiện lịch   sử. Tuy nhiên nhiều em chưa có cách ghi nhớ  phù hợp. Qua nhiều năm bồi   dưỡng bản thân đưa ra cho học sinh vài gợi ý về cách ghi nhớ. Thứ nhất, ghi nhớ thời gian xảy ra sự kiện lịch sử. Mỗi bài, mỗi chương  đều có những sự kiện gắn với thời gian nhất định. Các em có kĩ năng ghi nhớ  logic, biết tìm ra điểm tựa để  nhớ, có thể  lập dàn ý, lập bảng hệ  thống hóa.   Các em có thể ghi nhớ máy móc mối quan hệ giữa các sự  kiện, giữa thời gian   và địa điểm xảy ra sự kiện.  Thứ hai, ghi nhớ các nhân vật lịch sử. Thông thường trong lịch sử mỗi sự  kiện đều gắn liền với những nhân vật nhất định, để  dễ  nhớ  các nhân vật lịch   sử, theo bản thân có hai cách: một là lấy người để  nói việc, hai là lấy việc để  nói người. Ví dụ khi nói về Lê nin chúng ta có thể liên hệ đến Chính sách kinh   tế mới hoặc cách mạng tháng Mười Nga, khi nói về  đất nước Nhật Bản thoát  khỏi số phận là nước thuộc địa và trở thành nước đế quốc hùng mạnh vào cuối   thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX chúng ta nghĩ ngay đến Thiên hoàng Minh Trị. Việc  kiểm tra sự  ghi nhớ các sự  kiện lịch sử phải được tiến hành thường xuyên, ta  có thể kiểm tra vào thời gian đầu của buổi bồi dưỡng. Hình thức kiểm tra nên  đa dạng, các thành viên trong đội tuyển tự kiểm tra lẫn nhau. 3.2.2. Kĩ năng khái quát, tổng hợp sự kiện lịch sử  Vấn đề  ghi nhớ  sự  kiện là cần thiết, là yêu cầu cần đạt khi bồi dưỡng   đội tuyển học sinh giỏi Lịch sử. Tuy nhiên đó chỉ  mới là yếu tố  “cần” nhưng   chưa “đủ” của một học sinh giỏi môn Lịch sử. Bởi vậy, sau khi nắm được nội  dung của các sự  kiện đơn lẻ  học sinh phải biết so sánh, tổng hợp, khái quát,  liên kết các sự  kiện đó theo dòng lịch sử, hoặc đánh giá khái quát các sự  kiện  thành vấn đề lịch sử theo một yêu cầu nhất định nào đó. Trong thực tế  đây là một “điểm yếu” của các học sinh trong đội tuyển   học sinh giỏi Lịch sử hiện nay. Chúng ta thường thấy rằng, các em nắm các sự  kiện lịch sử đơn lẻ rất tốt, nhiều em nhớ đến từng chi tiết nhỏ, nhưng “điểm  yếu” của các em chính là sự  kết nối, khái quát, so sánh, phân tích các sự  kiện  đó thành một chủ đề, một vấn đề, thì các em lại rất bị động, lúng túng. 10
  11. Khi hướng dẫn cho học sinh trình bày các sự  kiện lịch sử  theo chủ  đề,   giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh không nên chỉ  đơn thuần trình bày  các sự  kiện một cách đơn lẻ, mà trong quá trình trình bày, học sinh cần có sự  “đánh giá”, “bình luận” các sự kiện. Ví dụ: Khi học xong chuyên đề:  Các cuộc cách mạng tư  sản nổ  ra và  thắng lợi. Giáo viên hỏi học sinh: Tai sao noi: Giai đoan chuyên chinh dân chu ̣ ́ ̣ ́ ̉  ̣ ̀ ̉ ̉ ̣ ̣   cach mang Gia­ cô –banh la đinh cao cua cach mang Phap? Vai tro cac cuôc ́ ́ ́ ̀ ́ ̣ cach mang t ́ ư san trong s ̉ ự phat triên cua lich s ́ ̉ ̉ ̣ ử thê gi ́ ơi? ́ Để trả lời được câu hỏi trên học sinh phải hiểu được: Đây là thời kỳ dân  chủ  phát triển cao nhất, đứng đầu là Rôbexpie. Là cuộc cách mạng lỗi lạc,  chính quyền mới sau khi được thành lập đã thông qua bản hiến pháp mới vào  6/1793. Đây là bản hiến pháp cộng hoà đầu tiên của chế độ cộng hoà của n ước  Pháp. Là một trong những bản hiến pháp dân chủ nhất trong thời kỳ cận đại. ̣ ̉ ́ ̣ ̀ ̉ ̉   *     Giai đoan chuyên chinh dân chu cach mang Gia­ cô –banh la đinh cao cua ́ ́ ̣ cach mang Phap vi: ́ ̀ Thơi ki câm quyên cua đai t ̀ ̀ ̀ ̀ ̉ ̣ ư san: vân đê ruông đât ch ̉ ́ ̀ ̣ ́ ưa được giai quyêt.  ̉ ́ Thơi ki câm quyên cua Gi ­ rông ­ đanh: thiêt lâp nên công hoa nh ̀ ̀ ̀ ̀ ̉ ́ ̣ ̀ ̣ ̀ ưng vân ̃  ̀ ̀ ư chê đô phong kiên, phai Gi ­ rông ­ đanh không lo chông ngoai xâm va con tan d ́ ̣ ́ ́ ́ ̣ ̀  ̣ ̉ ̀ ̉ ̉ ̀ ực, cach mang chuyên sang tay phai Gia ­ cô­ nôi phan ma chi lo cung cô quyên l ́ ́ ̣ ̉ ́ banh tư ngay 2/6/1793. ̀ ̀ Thơi ki câm quyên cua Gia ­ cô ­ banh: So v ̀ ̀ ̀ ̀ ̉ ơi cac giai đoan câm quyên cua ́ ́ ̣ ̀ ̀ ̉   ́ ̣ ư san, phai Gi –rông­đanh, giai đoan câm quyên cua phai Gia ­ cô­banh phai đai t ̉ ́ ̣ ̀ ̀ ̉ ́   ̃ ực hiên đây đu nh đa th ̣ ̀ ̉ ưng yêu câu đăt ra nh ̃ ̀ ̣ ư  vân đê ruông đât, xoa bo tan d ́ ̀ ̣ ́ ́ ̉ ̀ ư  ́ ̣ ́ ở đường cho chu nghia t chê đô phong kiên, m ̉ ̃ ư ban phat triên, chông ngoai xâm, ̉ ́ ̉ ́ ̣   ̉ ̣ ̉ bao vê Tô quôc. ́  Chinh quyên Gia­cô­banh th ́ ̀ ực hiên nhiêu biên phap kiên quyêt đê tr ̣ ̀ ̣ ́ ́ ̉ ừng trị  ̣ ̉ ̣ ̀ ̉ ́ ưng yêu câu cua nhân dân. Đât công xa ma bon phan cach mang va giai quyêt nh ́ ̃ ̀ ̉ ́ ̃ ̀  ́ ̣ ̣ ược lây chia cho nông dân. Ruông đât tich thu quy tôc phong kiên chiêm đoat, đ ́ ́ ́ ̣ ́ ̣   ̉ ́ ̣ ̀ ́ ̣ cua giao hôi va quy tôc trôn ra n ́ ươc ngoai đ ́ ̀ ược chia thanh nh ̀ ững khoanh nho ̉ ̉  ban cho nông dân.  ́ Ủy ban cứu nước còn trưng thu lúa mì, quy định giá bán tối  11
  12. đa các mặt hàng thiết yếu cho dân nghèo, đồng thời cũng quy định mức lương  tối đa của công nhân. ́ ơi đ Năm 1793 Hiên phap m ́ ́ ược thông qua tuyên bô chê đô công hoa, xoa bo ́ ́ ̣ ̣ ̀ ́ ̉  ̀ ự bât binh đăng vê đăng câp. Ban hanh săc lênh “ Tông đông viên toan hoan toan s ̀ ́ ̀ ̉ ̀ ̉ ́ ̀ ́ ̣ ̉ ̣ ̀  ̉ ̣ quôc” (ngay 23/8/1793) đê huy đông s ́ ̀ ưc manh cua nhân dân ca n ́ ̣ ̉ ̉ ươc chông “thu ́ ́ ̀  ̣ ̣ ̣ ́ ̣ trong, giăc ngoai”, nhân dân tinh nguyên tham gia quân đôi cach mang (kêt qua ̀ ̀ ́ ̉  ̣ 42 van ngươi đa tinh nguyên tham gia quân đôi cach mang). ̀ ̃ ̀ ̣ ̣ ́ ̣ ̃ ̣ ̣ ̣ ̣ ́ ợi trên  Phai Gia ­ cô­banh đa dâp tăt cac cuôc nôi loan, gianh nhiêu thăng l ́ ́ ́ ̀ ̀ ́ ương đuôi quân xâm l chiên tr ̀ ̉ ược ra khoi biên gi ̉ ơi. Cach mang Phap đat t ́ ́ ̣ ́ ̣ ới đinh ̉   cao. ̣ ̣ * Vai tro cac cuôc cach mang t ̀ ́ ́ ư  san trong s ̉ ự  phat triên cua lich s ́ ̉ ̉ ̣ ử  thế  giơi: ́ ̣ Cach mang t ́ ư san diên ra  ̉ ̃ ở cac m ́ ưc đô khac nhau nh ́ ̣ ́ ưng đa lât đô s ̃ ̣ ̉ ự thông ́   ̣ ̉ ́ ̣ ̣ ̀ ước tư  san hoăc cai tô nha tri cua giai câp phong kiên, thiêt lâp hê thông nha n ́ ́ ́ ̉ ̣ ̉ ̉ ̀  nươc phong kiên theo thiêt chê t ́ ́ ́ ́ ư ban. Chu nghia t ̉ ̉ ̃ ư ban sau khi xac lâp băng cac ̉ ́ ̣ ̀ ́  ̣ ̣ cuôc cach mang t ́ ư  san se phat triên lên giai đoan cao h ̉ ̃ ́ ̉ ̣ ơn đo la chu nghia đê ́ ̀ ̉ ̃ ́  quôc. ́ ̣ ̉ ̉ ̉ ̉ ̃ ư ban đoi hoi phai xây d Viêc cung cô va phat triên cua chu nghia t ́ ̀ ́ ̉ ̀ ̉ ̉ ựng môṭ   ́ ững manh, d nên kinh tê v ̀ ̣ ựa trên s ̣ ự  phat minh va  ́ ̀ưng dung cua thanh t ́ ̣ ̉ ̀ ựu khoa   ̣ ̣ hoc ki thuât. Nh ̃ ưng thanh t ̃ ̀ ựu cua khoa hoc xa hôi va nhân văn cung tao nên ̉ ̣ ̃ ̣ ̀ ̃ ̣   nhưng chuyên biên to l ̃ ̉ ́ ớn vê đ ̀ ời sông vât chât va tinh thân cua con ng ́ ̣ ́ ̀ ̀ ̉ ười. 3.2.3. Kĩ năng liên hệ, so sánh, đối chiếu tài liệu lịch sử  Với kĩ năng này yêu cầu các em phải biết liên hệ, so sánh, đối chiếu tài  liệu đang học với hiện tại. Công việc này được tiến hành trên cơ sở nắm vững   sự kiện đang học và hiểu rõ tình hình, nhiệm vụ hiện nay. Có nhiều biện pháp  để tiến hành: Một là: Rút ra bài học kinh nghiệm của quá khứ  cho hiện tại. Ví dụ: Em  ́ ̣ ́ ới? Theo hiêu biêt cua em, Đang Công san co nhân xet gi vê chinh sach kinh tê m ́ ̀ ̀ ́ ́ ̉ ́ ̉ ̉ ̣ ̉   ̣ ́ ̣ ̣ Viêt Nam co vân dung chinh sach nay trong th ́ ́ ̀ ời ki đôi m ̀ ̀ ới hay không ? 12
  13. ́ ới la môt b   Chinh sach kinh tê m ́ ́ ̀ ̣ ước lui cân thiêt đê Liên Xô v ̀ ̀ ́ ̉ ượt qua  nhưng kho khăn, th ̃ ́ ử thach, tao đa v ́ ̣ ̀ ững bươc vao th ́ ̀ ơi ki xây d ̀ ̀ ựng chu nghia xa ̉ ̃ ̃  ̣ ươi s hôi, d ́ ự lanh đao sang suôt cua Đang Bôn – sê – vich, đ ̃ ̣ ́ ́ ̉ ̉ ́ ứng đâu la Lê­nin. ̀ ̀  Đang Công san Viêt Nam ̉ ̣ ̉ ̣ ̃ ̣ ̣ ̣ ̀ ̀ ̀ ̣ ̣ ̉   đa vân dung kinh nghiêm nay vao điêu kiên cu thê ̉ ̣ cua Viêt Nam trong thơi ki đôi m ̀ ̀ ̉ ơi đo la: phat triên nên kinh tê san xuât hang ́ ́ ̀ ́ ̉ ̀ ́ ̉ ́ ̀   ̀ ́ ự đinh h hoa nhiêu thanh phân co s ́ ̀ ̀ ̣ ướng cua Nha n ̉ ̀ ước. Hai là: So sánh sự  kiện lịch sử, rút ra điểm giống nhau, khác nhau, điểm  mạnh, điểm yếu là một kĩ năng không thể thiếu trong việc bồi dưỡng học sinh  giỏi môn Lịch sử nói chung và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 8 nói riêng.  Nội dung so sánh có thể là các cuộc cách mạng tư sản, các phong trào, các cuộc  khởi nghĩa... Ví dụ: So sánh cách mạng tư  sản Pháp cuối thế  kỉ  XVIII với cách mạng   tháng Hai năm 1917  ở  Nga. Giải thích vì sao có những điểm giống và khác   nhau đó? Điểm giống:  Hai cuộc cách mạng đều giải quyết nhiệm vụ lật đổ chế độ quân chủ  chuyên chế, xóa bỏ  những cản trở của chế độ  phong kiến, mở  đường cho  chủ nghĩa tư bản phát triển...  Điểm khác: Lãnh đạo cách mạng: Cách mạng tư sản Pháp do giai cấp tư  sản lãnh đạo, cách mạng tháng 2/1917 ở Nga do giai cấp vô sản lãnh đạo. Động lực cách mạng:  Cách mạng tư sản Pháp là liên minh giữa tư sản và  nông dân, cách mạng tháng 2/1917 ở Nga là khối liên minh công nông. Hình thức chính quyền: Thắng lợi của cách mạn tư sản Pháp lập nên nền   chuyên chính của giai cấp tư sản; cách mạng tháng 2/1917 thành công, lập nên  chính quyền do giai cấp vô sản lãnh đạo, ngay sau đó giai cấp tư sản thành lập   chính phủ lâm thời, xuất hiện tình trạng hai chính quyền song song tồn tại. Hướng phát triển: Sau khi cách mạng tư  sản thắng lợi, giai cấp tư  sản   đưa đất nước phát triển theo con đường tư  bản chủ nghĩa. Sau khi cách mạng  tháng hai năm 1917 kết thúc, giai cấp vô sản tiếp tục đưa cách mạng đi lên,   tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Giải thích: 13
  14. Cả hai cuộc cách mạng có nhiệm vụ chung là đánh đổ chế độ phong kiến,   mở đường cho đất nước phát triển.  Hai cuộc cách mạng này diễn ra vào những thời đại khác nhau, hoàn cảnh  lịch sử khác nhau. Cách mạng dân chủ tư sản Pháp diễn ra trong bối cảnh chủ  nghĩa tư bản đang lên, giai cấp tư sản còn tiến bộ, có khả năng lãnh đạo quần  chúng đánh đổ chế độ phong kiến. Cách mạng tháng 2/1917 ở Nga diễn ra vào   thời đại đế  quốc, khi mà giai cấp tư  sản không còn tiến bộ;  giai cấp vô sản  được trang bị lý luận cách mang tiên tiến, đảm đương sứ mệnh lãnh đạo cuộc   đấu tranh chống phong kiến.  Hai cuộc cách mạng này giai cấp lãnh đạo khác nhau cho nên giải quyết   nhiệm vụ khác nhau. Giai cấp tư sản Pháp đã hoàn thành sứ mệnh của mình khi  lãnh đạo quần chúng lật đổ  chế độ  phong kiến, thiết lập nền chuyên chính tư  sản. Giai cấp vô sản ở Nga sau khi lãnh đạo quần chúng cách mạng lật đổ chế  độ  phong kiến thì tiếp tục thực hiện sứ  mệnh của mình là lật đổ  chế  độ  tư  bản chủ nghĩa...  3.2.4. Kĩ năng phân tích, chứng minh. Phân tích, chứng minh là một kĩ năng được xem là "khó" nhất trong các kĩ  năng khi tiến hành thực hiện một bài làm lịch sử. Với cấp độ  yêu cầu đối với  học sinh THCS, kĩ năng này thường chưa đặt ra yêu cầu cao, song lại phải vận   dụng thường xuyên trong quá trình học và làm bài.  Tuy nhiên để  rèn luyện kĩ năng phân tích chứng minh một nội dung, sự  kiện lịch sử  đòi hỏi sự  "tư  duy" cao độ, bởi vậy qua quá trình bồi dưỡng đội  tuyển học sinh giỏi chúng ta nên chú ý rèn luyện cho các em kĩ năng này một   cách nhuần nhuyễn. Rèn luyện kĩ năng phân tích, chứng minh, tức là rèn luyện cho các em biết  "mổ xẻ". Một bài tập phân tích "sâu" tức là trả lời đầy đủ, chuẩn xác yêu cầu   cần phân tích, mặc dù ở cấp THCS, trong kết cấu đề thi, kĩ năng này được đặt  ra nhiều bởi biết "phân tích" là thể hiện cao khả năng tư duy lịch sử. Ví dụ: Từ  năm 1858 ­1884 là quá trình nhà Nguyễn đi từ  đầu hàng từng   bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược nhưng nhân dân ta vẩn đứng   lên kháng chiến. Bằng những kiến thức đã học em hãy chứng minh. 14
  15.  Đối với yêu cầu này các em phải lấy sự kiện để chứng minh ­ sự kiện đó  nằm trong chuyên đề: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1858  ­ 1884) đồng thời các em phải biết khái quát tổng hợp để  có kiến thức toàn  diện khi đó mới làm đầy đủ. 3.3. Rèn luyện kĩ năng làm bài cho học sinh 3.3.1. Kĩ năng đọc và tìm hiểu đề  Việc đọc và tìm hiểu đề bài rất quan trọng. Nếu chủ quan dễ dẫn đến sai  lạc yêu cầu của đề. Trước mỗi đề ra, tôi yêu cầu học sinh phải thực hiện:   Đọc kĩ đề viết ra giấy nháp những cụm từ  quan trọng, nội dung cơ  bản   của đề thi và những vấn đề cốt lõi về yêu cầu của đề.   Trên cơ sở đó bắt đầu suy nghĩ với đề ra như vậy sử dụng kiến thức nào  để làm bài.   Gạch những ý cơ bản cho câu trả lời vào giấy nháp, tức là phải xây dựng  một sườn đáp án trước khi làm bài. Ví dụ: khi tiếp xúc với đề, Bàn về cách mạng tháng Mười Nga năm 1917  Hồ  Chí Minh viết  “Càng nhớ  lại những ngày tủi nhục, mất nước, nhớ  lại   những bước đường đấu tranh cách mạng đầy hi sinh gian khổ  mà cũng đầy   thắng lợi vẻ vang thì giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam càng thấm thía   công ơn to lớn của Lê­nin và cách mạng tháng Mười”                                                                          (Hồ Chí Minh) Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. Nếu không đọc kĩ đề, các em sẽ  hiểu nhầm yêu cầu của đề  hỏi về  ý  nghĩa lịch sử của cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và liên hệ  những ảnh  hưởng và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng Mười Nga đối với Việt  Nam. Trong khi đó yêu cầu của đề trình bày nguyên nhân, diễn biến của Cách   mạng tháng Mười năm 1917 và vai trò của Lê Nin trong cách mạng tháng Mười  Nga năm 1917. Sau khi đọc kĩ đề các em phải hiểu đề. Đầu tiên các em bỏ thời gian nhất định   để suy nghĩ, phân tích, tìm hiểu những yêu cầu, nội dung cơ bản của đề, tức là  nêu những đòi hỏi của đề bài cần tập trung giải quyết. Hiểu được yêu cầu của  đề giúp các em định hướng cho cách làm bài của mình. 15
  16. 3.3.2. Kĩ năng xây dựng đề cương bài viết Xây dựng đề  cương bài viết nhằm đáp  ứng những yêu cầu cơ  bản của  bài, giữ được sự cân đối giữa các phần, chủ động thời gian làm bài.         Sau khi lập dàn ý mới bắt đầu trả lời câu hỏi. Phải có phần mở đề trước  khi làm bài các em có thể  sử  dụng hoàn cảnh lịch sử  để  mở  bài nhưng không  nên quá dài dòng, chỉ cần vài câu, đủ ý để dẫn dắt vào nội dung trả lời. Phần thân bài: Dựa trên cơ  sở  những ý cơ  bản đã vạch ra, tập trung liên  hệ  những kiến thức đã học, đã nắm được, nhớ  được và sử  dụng các phương  pháp liên kết câu, liên kết đoạn trong văn bản để làm bài không làm theo kiểu  gạch đầu dòng trên giấy nháp. Đây là trọng tâm nhất của câu trả lời, điểm cao   hay thấp là ở nội dung phần này.        Phần kết luận: Phải có phần kết luận trong làm bài, tóm tắt ý nghĩa, tác  dụng của phần thân bài để làm kết luận ­ cũng như phần mở đầu, chỉ  cần vài   câu, không nên dài dòng học sinh có thể sử dụng phần kết quả, ý nghĩa, hay bài  học kinh nghiệm cho phần kết luận. Trong khi các em làm bài nên chọn câu dễ làm trước ­ nhưng trong thi học  sinh giỏi môn Lịch sử khuyến khích làm các câu hỏi theo tiến trình lịch sử  câu  nào sự kiện trước thì làm trước.  Trong quá trình làm bài hạn chế  xóa lem nhem không được dùng bút tẩy,  nếu lỡ có sai thì nên gạch một nét chỗ  sai. Cố gắng để chữ  viết dễ  đọc, trình  bày bài khoa học không nên viết chèn, hay gạch xóa quá nhiều trong bài làm. Ví dụ: Ở đề bài, Có ý kiến cho rằng: Lịch sử Việt Nam giai đoạn từ năm   1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến   đầu hàng toàn bộ  trước quân xâm lược. Với những nội dung cơ  bản của 4   hiệp ước mà triều đình Nhà Nguyễn đã kí với thực dân Pháp, em hãy làm sáng   tỏ ý kiến trên. Các em cần nêu phần mở đầu ngắn gọn “Rạng sáng ngày 1/9/1858, Pháp  tấn công Đà Nẵng mở đầu cuộc xâm lược nước ta, quân dân ta dưới sự chỉ huy   của Nguyễn Tri Phương thực hiện triệt để  sơ  tán, làm vườn không nhà trống  đẩy lui nhiều cuộc tấn công của giặc không cho chúng tiến sâu vào đất liền,   16
  17. kế  hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp bước đầu bị  thất bại. Sau 5   tháng xâm lược chúng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà”. Phần thân bài: Đây là phần chủ  yếu và quan trọng nhất của bài, các em  phải trình bày các sự kiện, ý tưởng... nhằm giải quyết các vấn đề được đặt ra.  Trong phần thân bài, các em cần nêu cho được các luận điểm và mỗi luận   điểm có các luận cứ  để  trình bày. Ví dụ  với đề  trên, chúng ta có thể  lập đề  cương phần thân bài như sau: + Nêu hoàn cảnh, nội dung của Hiệp ước Nhâm Tuất (5/6/1862).   + Nêu hoàn cảnh, nội dung của Hiệp ước Giáp Tuất (15/3/1874)  + Nêu hoàn cảnh, nội dung của Hiệp ước Hác­măng (Hiệp ước Qúy Mùi)  (25/8/1883) + Nêu hoàn cảnh, nội dung của Hiệp ước Pa­tơ nốt (6/6/1884) Phần kết luận: Nêu khái quát các ý đã trình bày  ở  phần mở  đầu và phần  thân bài. Trong việc lập đề  cương một bài viết cần tránh hai việc: Một là lập đề  cương quá sơ lược, không định hướng bài viết làm cho nên khi làm viết bài làm   một cách tùy tiện; hai là, lập đề  cương quá chi tiết, mất nhiều thời gian,  ảnh   hưởng đến việc hoàn thành bài viết. 3.3.3. Kĩ năng phân bố thời gian làm bài Trong thực tế  nhiều năm qua, không ít học sinh làm bài môn khoa học xã  hội nói chung và làm bài thi môn Lịch sử nói riêng thường bị lạm dụng về thời  gian. Việc bố  trí thời gian để  làm các câu hỏi trong đề  bài là rất cần thiết.  Muốn vậy khi tiếp xúc với đề, các em cần phải bố trí thời gian để trả lời từng  câu hỏi như thế nào? Trước hết chúng ta phải xác định câu nào có số điểm cao   nhất, yêu cầu lượng kiến thức nhiều nhất, chúng ta giành thời gian cho câu đó   nhiều nhất. Phải tránh tính trạng câu nào học thuộc thì chăm chú làm câu đó mà  không biết cách phân định về thời gian.        Ví dụ: đề ra có bốn câu:          Câu 1 (2,5 điểm)   Nêu mâu thuẫn chủ  yếu giữa các đế  quốc già (Anh,  Pháp) với các đế quốc trẻ (Đức, Mĩ). Mâu thuẫn đó đã chi phối chính sách đối   ngoại của các nước đế quốc như thế nào? 17
  18.         Câu 2 (3,5 điểm) Bàn về  cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 Hồ  Chí   Minh viết “ Càng nhớ lại những ngày tủi nhục, mất nước, nhớ lại những bước   đường đấu tranh cách mạng đầy hi sinh gian khổ  mà cũng đầy thắng lợi vẻ   vang thì giai cấp công nhân và nông dân Việt Nam càng thấm thía công  ơn to   lớn của Lê­nin và cách mạng tháng Mười”                                                                          (Hồ Chí Minh)         Bằng những sự kiện lịch sử cụ thể em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.         Câu 3 (1,5 điểm) Em hãy cho biết nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của  cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 ­ 1913)?          Câu 4 (2,5 điểm) Sau khi hoàn thành công cuộc bình định bằng quân sự,  thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa Việt Nam một cách quy mô,   bằng kiến thức đã học em hãy làm sáng tỏ nhận định trên.         Với bôn câu c ́ ủa đề thi như vậy, chắc chắn rằng các em phải giành thời   gian nhiều nhất cho câu 2.Trong thời gian 120 phút nên bố  trí như  sau: Câu 1:  25; Câu 2: 40 phút; Câu 3: 20 phút; Câu 4: 25 phút          Các em phải giành một khoảng thời gian khoảng 10 phút để  đọc dò lại   toàn bộ bài làm trước khi nộp bài ­ đây là khâu khá quan trọng nhưng rất nhiều   em học sinh hay bỏ qua.        3.4. Kĩ năng nhận dạng đề thi         Loại đề nhận thức lịch sử là đề  thi theo một chủ  đề  hay vấn đề  lịch sử  nhất định được đặt dưới dạng câu hỏi yêu cầu cần giải đáp. Loại đề  này  thường có nội dung khó, yêu cầu học sinh phải suy nghĩ nhiều, hiểu biết kiến   thức lịch sử  chính xác, hệ  thống. Học sinh phải có năng lực độc lập suy nghĩ   để giải quyết vấn đề nêu ra, học sinh phải có trình độ tư duy cao, có khả năng   lập luận, lý giải vấn đề. Các dạng thường gặp như:  Thông qua nôi dung cua 4 ̣ ̉   ̉ ̣ ươc 1862, 1874, 1883, 1884 hay ch ban hiêp  ́ ̃ ưng minh thai đô, trach nhiêm va s ́ ́ ̣ ́ ̣ ̀ ự   ̀ ̀ ừng bước môt cua triêu đinh nha Nguyên. đâu hang t ̣ ̉ ̀ ̀ ̀ ̃ Phân tích, chứng minh là một dạng đề  được xem là "khó" nhất trong các  dạng đề  thi khi tiến hành thực hiện một bài làm lịch sử. Với cấp độ  yêu cầu  đối với học sinh THCS, dạng đề này thường chưa đặt ra yêu cầu cao, song lại  phải vận dụng thường xuyên trong quá trình học và làm bài.  18
  19. Ví dụ  đề  thi:  Bằng những kiến thức lịch sử  đã học, em hãy chứng minh   rằng “Cách mạng tư  sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng tư  sản triệt để  nhất   thời cận đại” nhưng “vẫn là cách mạng chưa đến nơi”. Để  làm được đề  này học sinh phải nắm vững các vấn đề  cơ  bản sau  đây: a. Cách mạng tư  sản Pháp là cuộc cách mạng tư  sản triệt để  nhất thời   cận đại:  Triệt để trong việc giải quyết các nhiệm vụ của cách mạng tư sản:          Nhiệm vụ dân tộc: Xóa bỏ sự chia cắt, tạo thống nhất thị trường, thống   nhất dân tộc, đánh bại Liên minh phong kiến châu Âu, bảo vệ nước Pháp cách  mạng…  Nhiệm vụ dân chủ: Xóa bỏ hoàn toàn chế độ phong kiến Pháp (lật  đổ nền quân chủ chuyên chế, xử tử vua Lui XVI), thành lập nền cộng hòa, nền   chuyên chính. Bước đầu giải quyết vấn đề  ruộng đất, các quyền công dân  (Bản tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền, ban hành hiến pháp 1793 ­ hiến   pháp dân chủ nhất thời cận đại).  Triệt để  trong thái độ  của giai cấp lãnh đạo cách mạng: Lãnh đạo cách  mạng chỉ  có giai cấp tư  sản và những bộ  phận tiên tiến nhất của giai cấp tư  sản lần lượt nắm quyền lãnh đạo: Đại tư sản đến tư sản Gi­rông­đanh đến tư  sản Gia­cô­banh, thái độ cách mạng triệt để…  Triệt để trong tinh thần đấu tranh của quần chúng nhân dân: Quần chúng  đấu tranh liên tục, quyết liệt, không chịu dừng bước khi chưa đạt mục tiêu… b. Cách mạng tư sản Pháp vẫn là cách mạng chưa đến nơi:  Lý luận: Thực chất sau cách mạng là sự thay thế chế độ áp bức này bằng   chế độ áp bức khác nên tính chất của cách mạng tư sản luôn là không triệt để.  Trong quá trình tiến hành, Cách mạng tư  sản Pháp có hạn chế  là duy trì  chế độ tư hữu, kết quả cuối cùng của cách mạng là sự  ra đời của nền độc tài   quân sự…Quần chúng nhân dân là lực lượng chính tham gia cách mạng nhưng  lại không được hưởng quyền lợi gì. 3.5. Chú trọng việc kiểm soát kiến thức của học sinh thông qua từng   chuyên đề và qua các bài kiểm tra. 19
  20. Đây là hoạt động có ý nghĩa quyết định đến sự  thành công của công tác   bồi dưỡng mà bản thân đã áp dụng trong thời gian được phân công trực tiếp  giảng dạy. Trước khi học chuyên đề  mới nhưng ki ̃ ến thức học sinh đã bồi  dưỡng ở chuyên đê tr ̀ ươc đ ́ ược giáo viên kiểm tra nhuần nhuyễn tạo cơ sở để  các em dễ  dàng tiếp cận các chuyên đề  sau. Bởi lịch sử  có sự  logic của nó  chuyên đề trước là nguyên nhân của chuyên đề sau. Có hai cách kiểm soát kiến thức cho học sinh đó là: Kiểm tra bằng lời gọi   học sinh lên bảng trình bày, giáo viên và các thành viên trong lớp nghe, nhận  xét, bổ  sung kiến thức với biện pháp này học sinh có cơ  hội trình bày quan   điểm của mình trước tập thể, rèn luyện cho các em tâm lí bình tĩnh tự  tin khi  làm bài. Trong quá trình kiểm soát giáo viên có thể cho học sinh tự kiêm tra l ̉ ẫn   nhau. Kiểm tra bằng cách gọi học sinh ghi lại phần kiến thức đã học. Biện   pháp này có hiệu quả vừa tác động đến óc, tai mắt do vậy huy động tối đa khả  năng của các em. Trong quá trình học sinh thể hiện giáo viên có thể điều chỉnh  cách trình bày bài của các em. Qua phần kiến thức bạn trình bày các em có thể  tự  sữa sai và bổ  sung những kiến thức còn thiếu. Đồng thời đây cũng là thời   gian để các em tự tái hiện lại kiến thức khắc sâu nhớ bền vững kiến thức cho  bản thân mình. Công tác kiểm tra thường xuyên sau mỗi chương hoặc sau mỗi chuyên đề  được giáo viên chú trọng. Việc làm này giúp học sinh tự trình bày những kiến   thức đã thu nhận được vân dung kiên th ̣ ̣ ́ ưc đa hoc vao giai quyêt cac câu hoi m ́ ̃ ̣ ̀ ̉ ́ ́ ̉ ở,  qua đó giáo viên sẽ có điều kiện giúp các em điều chỉnh cách trình bày bài, cách  dùng từ, diễn đạt ý. Học sinh giỏi môn Lịch sử nói chung và Lịch sử 8 nói riêng   không chỉ nắm vững kiến thức lịch sử, kĩ năng phân tích đánh giá sự kiện Lịch  sử, mà còn có sự  sáng tạo. Vì vậy, trong quá trình bồi dưỡng cho học sinh   chúng tôi thường xuyên quan tâm đến việc chấm và sửa bài cho học sinh một   cách chu đáo kĩ càng để  các em tự  bổ  sung kiến thức đây là một trong những   giải pháp quan trọng giúp cho công tác bồi dưỡng đạt kết quả cao.  4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC        Bằng những biện pháp thực hiện như trên, bản thân tôi mạnh dạn áp dụng  thực hiện trong nhiều năm qua và đã mang lại kết quả hết sức khả quan. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2