intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Thi đua-Khen thưởng tại trường THCS Nậm Cuổi

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

31
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm là đối giúp tập thể nhà trường đoàn kết đạt nhiều danh hiệu và có thêm các giải pháp để quản lí tốt công tác thi đua, các cá nhân có nhiều động lực quyết tâm phấn đấu có hiệu quả đạt được nhiều thành tích .

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác Thi đua-Khen thưởng tại trường THCS Nậm Cuổi

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐAO TAO SÌN H ̀ ̣ Ồ TRƯỜNG THCS NẬM CUỔI THUYẾT MINH SÁNG KIẾN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác  Thi đua­Khen thưởng tại trường THCS Nậm Cuổi                      ­ Đồng tác giả: Phạm Đức Cường                       Trình độ chuyên môn: Đại học Quản lí Chức vụ: Hiệu trưởng                      Nơi công tác: Trường THCS Nậm Cuổi, Sin Hô, Lai Châu ̀ ̀                      ­ Đồng tác giả: Nguyên Thai ̃ ́ Sương                      Trình độ chuyên môn: Đại học Mỹ thuật  Chức vụ: Giáo viên ­ Chủ tịch Công đoàn trường                      Nơi công tác: Trường THCS Nậm Cuổi, Sin Hô, Lai Châu ̀ ̀ 1
  2. I. THÔNG TIN CHUNG 1. Tên sáng kiến Một số  giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác thi  đua khen   thưởng tại trường THCS Nậm Cuổi. 2. Đồng tác giả * Họ và tên: Phạm Đức Cường  ­ Năm sinh: 1980 ­ Nơi thường trú: Bản Ná Lạnh xã Nậm Cuổi huyện Sìn Hồ  tỉnh Lai  Châu ­ Trình độ chuyên môn: Đại học Quản lí  ­ Chức vụ công tác: Hiệu Trưởng ­ Trưởng ban thí đua khen thưởng    ­ Nơi làm việc: Trường THCS Nậm Cuổi    ­ Điện thoại: 0347809561 ­ Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50% * Họ và tên: Nguyễn Thái Sương  ­ Năm sinh: 1982            ­ Nơi thường trú: Bản Cuổi Tở I xã Nậm Cuổi huyện Sìn Hồ  tỉnh Lai   Châu ­ Trình độ chuyên môn: Đại Học Mỹ Thuật   ­ Chức vụ công tác: Giáo viên ­ Phó ban thi đua khen thưởng  ­ Nơi làm việc: Trường THCS Nậm Cuổi  ­ Điện thoại: 0984526055 ­ Tỷ lệ đóng góp tạo ra sáng kiến: 50% 3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến  Công tác thi đua khen thưởng trong nhà trường 2
  3. 4. Thời gian áp dụng sáng kiến Từ ngày 20 tháng 8 năm 2018 đến ngày 20 tháng 3 nă m 2019. 5. Đơn vị áp dụng sáng kiến ­ Tên đơn vị: Trường THCS Nậm Cuổi  ­ Địa chỉ: Xã Nậm Cuổi huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu   II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến * Sự cần thiết Như  chúng ta đã biết: Công tác thi đua ­ khen thưởng là một nội dung   quan trọng của Đảng, nhà nước ta nhằm thực hiện các nhiệm vụ  chính trị  và  được duy trì ở tất cả các cơ quan, đơn vị trong toàn ngành. Thông qua thi đua ­   khen thưởng mà phát huy được tính tích cực, chủ  động, sáng tạo và khả  năng   phấn đấu vươn lên...của người lao động.  Trong quá trình triển khai và thực  hiện   thi đua sẽ  xuất hiện những tấm gương, mô hình giải pháp, thành tựu,  kinh nghiệm, điển hình…có giá trị  . Đồng thời cũng khắc phục những khó  khăn, hạn chế  tồn tại của đơn vi và thúc đẩy các phong trào, nâng cao được   năng xuất chất lượng. Thi   đua  ­  Khen   thưởng  là  biện  pháp  tổ   chức  có  tính  thực  tiễn;  một   phương pháp tuyên truyền giáo dục tích cực; để  kích thích, động viên ý chí  sáng tạo, ý chí quyết tâm, vượt mọi khó khăn để phát huy năng lực hoạt động  thực tiễn của cán bộ, công nhân viên chức và lao động nhằm thực hiện thắng  lợi nhiệm vụ mà cấp trên giao phó. Thi đua là một cách rất tốt và rất thiết thực   để  làm cho mọi người tiến bộ. Thi đua giúp cho tập thể  đoàn kết chặt chẽ  thêm và đoàn kết chặt chẽ bền vững, từ đó góp phần quan trọng xây dựng tổ  chức Đảng trong sạch vững mạnh, cơ  quan, đơn vị  đạt văn hóa vững mạnh  toàn diện. Hiện nay ngành Giáo dục Đào tạo đang tích cực thực hiện việc “đổi   mới căn bản và toàn diện giáo dục” trong đó vấn đề đổi mới công tác thi đua  3
  4. ­ khen thưởng cũng là cực kỳ quan trọng. Để khen thưởng trở thành động lực  thì việc nâng cao chất lượng thi đua ­ khen thưởng phải đi vào thực chất,   phải là động lực thúc đẩy mọi hoạt động của đơn vị trường học và của từng   cán bộ, giáo viên, công nhân viên và lao động. Để  làm được điều đó thì đòi  hỏi vai trò to lớn của Hội đồng thị đua khen thưởng (trong đó có Trưởng ban,  Phó ban thường trực) và các tổ  chức, cá nhân trong nhà trường cùng phấn  đấu phối hợp để thực hiện mục tiêu.  Trong các năm qua công tác thi đua, khen thưởng của nhà trường đã có   nhiều phấn đấu song kết quả  chưa cao, chưa tương xứng với những thành  tích đã đạt được. Ngoài ra một số phong trào thi đua còn mang nặng hình thức,  thiếu cơ  chế  phối hợp trong tập thể  lãnh đạo chủ  chốt; hình thức tổ  chức  phong trào có biểu hiện đi theo lối mòn, rập khuôn, thiếu tính sáng tạo; công   tác sơ kết, tổng kết để rút kinh nghiệm còn nông cạn; khen thưởng còn mang   tính cào bằng tuần tự, thiếu sự kiểm tra giám sát xác minh để  đảm bảo khen  “đúng người, đúng việc”, bình bầu còn nể nang, theo cảm tính. Nội dung thi  đua, khen thưởng còn hời hợt, chưa toàn diện bao quát, trải phủ hết các hoạt  động có trong nhà trường. * Mục đích của việc thực hiện sáng kiến Chúng tôi nhận thấy: Thi đua ­ Khen thưởng là một phạm trù đồng  nhất, là hai mặt của một vấn đề. Vì vậy công tác “Khen thưởng” là một nội  dung không thể  thiếu được của công tác  “Thi đua”. Nó đã tác động mạnh  mẽ, thúc đẩy phong trào thi đua yêu nước phát triển, đồng thời  khuyến khích,  động viên đội ngũ công nhân viên chức trong nhà trường đem hết tài năng, sức  lực, trí tuệ  cống hiến cho hoạt động giáo dục đạt hiệu quả. Qua các phong  trào thi đua đã xuất hiện các tấm gương tập thể, cá nhân điển hình, mô hình,  giải pháp tiên tiến phù hợp với đơn vị,  từ  đó tao s ̣ ự  chuyên biên sâu săc c ̉ ́ ́ ả  trong công tác quản lý lãnh đạo, cũng như  trong nhận thức lệch lạc của một   4
  5. bộ phận không nhỏ cán bộ công, nhân viên chức trong các nhà trường về Thi   đua ­ Khen thưởng. Trong giai đoạn hiện nay Thi đua ­ Khen thưởng thường giữ một vị trí,  vai trò quan trọng  ở  các nhà trường và được nhiều đồng chí thủ  trưởng cơ  quan coi đây là một trong những biện pháp quản lý, điều hành nâng cao chất  lượng chuyên môn và hiệu quả  trong công tác. Việc động viên khen thưởng  cán bộ, công nhân viên chức và người lao động hoàn thành tốt và suất sắc   nhiệm vụ được giao đã hình thành va lam thay đôi t ̀ ̀ ̉ ư tưởng, cách làm việc có  hiệu quả  chất lượng của giáo dục. Từ  đó tạo ra một môi trường phát triển,  cạnh tranh lành mạnh và gương “người tốt ­việc tốt”, mô hình tốt được duy  trì nhân rộng. Nhằm phát huy sức mạnh, động lực thúc đẩy nâng cao chất lượng công  tác Thi đua ­ Khen thưởng   năm học 2018­2019 trong nhà trường đạt hiệu  quả. Chúng tôi mạnh dạn xây dựng sáng kiến  “Một số  giải pháp nhằm  nâng cao chất lượng công tác Thi đua ­ Khen thưởng tại trường THCS  Nậm Cuổi”  giúp tập thể  nhà trường đoàn kết đạt nhiều danh hiệu và có  thêm các giải pháp để quản lí tốt công tác thi đua, các cá nhân có nhiều động   lực quyết tâm phấn đấu có hiệu quả đạt được nhiều thành tích . 2. Phạm vi triển khai thực hiện Với sáng kiến: “Một số  giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác  thi đua khen thưởng tại trường THCS Nậm Cuổi” chúng tôi đã tiến hành  nghiên cứu triển khai và thực hiện trong năm học 2018­2019 tại trường THCS   Nậm Cuổi xã Nậm Cuổi huyện Sìn Hồ tỉnh Lai Châu. 3. Mô tả sáng kiến a. Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến * Hiên tr ̣ ạng của nhà trường Trong những năm gần đây nhà trường cũng thực hiện một số giải pháp  để nâng cao chất lượng công tác Thi đua Khen thưởng nhà trường đi lên và đã   5
  6. có sự biến chuyển tích cực hơn so với các năm trước. Tuy nhiên chưa thực sự  đạt kết quả  cao so với toàn huyện, chưa tương xứng với những thành tích  đóng góp của đơn vị. Các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng của tập   thể và cá nhân đề nghị khen cao còn chưa có hoặc không nhiều. Đại đa số cán bộ giáo viên công nhân viên trong đơn vị còn trẻ có trình  độ, tâm huyết, sáng tạo có sức chiến đấu, nhiều giải pháp làm việc hiệu  quả...xong việc nắm bắt và thực hiện các nội dung yêu cầu của các văn bản   thi đua còn gặp nhiều khó khăn.  Viêc đăng kí thi đua của một số  đồng chí còn chưa được mạnh dạn,   chưa có tầm nhìn sâu xa về  công tác Thị  đua Khen thưởng. Công tác lưu trữ,  báo cáo hoàn thiện các loại hồ sơ thi đua cuối năm còn lúng túng, sai sót không  đảm bảo yêu cầu về hồ sơ dẫn đến ngại ngùng không làm do đó không được  khen thưởng như đăng kí. Ban thi đua trong đơn vị  chưa thực sự  quan tâm đúng mức hết trách  nhiệm chỉ đạo về công tác Thi đua Khen thưởng. Việc triển khai và thực hiện  đã đổi mới nhưng vẫn còn mang tính hình thức, chưa phát huy được chiều sâu  của phong trào; công tác tuyên truyền, nhân rộng các mô hình, giải pháp, các  tấm gương điển hình tiên tiến còn chưa thực sự  hiệu quả. Quá trình sơ  kết,  tổng kết công tác Thi đua ­ Khen thưởng động viên bằng vật chất và tinh thần   đã có nhưng chưa thường xuyên, chưa tương xứng với công lao, sức lực của  cán bộ  công nhân viên. Do vậy hiệu quả  các phong trào thi đua đạt kết quả  còn hạn chế. * Bảng tổng hợp kết quả thi đua của nhà trường năm trước Kết quả thi đua khen  Sáng kiến kinh  Ghi      Tổng số  thưởng tập thể nghiệm Chú  Năm học CNVC­ Tổ    Được  Đăng   kí LĐ  Trường KHTN KHXH đánh giá 2016­2017       30        LĐTT 4 1 2017­2018       33 LĐTT LĐTT        5         3 * Bảng tổng hợp kết quả thi đua của CBCNVC năm trước 6
  7. Kết quả thi đua khen thưởng CNVC    Năm học Tổng số     CSTĐ   LĐTT Bằng  Giấy  Ghi Chú CNVC­LĐ Cấp Cơ Sở khen  khen 2016­2017          30         2 22       6 2017­2018          33 2 23       9 * Ưu điêm cua giai phap cu ̉ ̉ ̉ ́ ̃ ­ Các giải pháp đã được nhà trường đưa ra và áp dụng trong các năm   học trước chúng tôi nhận thấy một số thế mạnh như:  + Việc tổ  chức và triển khai thực hiện đã đảm bảo được hầu hết các  nội dung thi đua và phong thào thi đua do ngành, các cấp phát động. + Các tổ, cá nhân trong đơn vị  về  cơ  bản có đăng kí và tham ra tương  đối đầy đủ các phong trào thí đua do nhà trường phát động. + Chất lượng chuyên môn có sự chuyển biến theo hướng tích cực.   * Nhược điêm ̉ ­ Nhiều phong trào Thi đua Khen thưởng duy trì còn mang tính hình  thức, rập khuôn, máy móc, chưa thực sự  tạo được động lực nâng cao chất   lượng. Hơn nữa nhiều thời điểm các phong trào thi đua còn “chồng lấn” nhau,  phong trào này chưa kết thúc đã có phong trào khác dẫn đến nhàm chán, mệt  mỏi.  ­ Các chỉ  tiêu thi đua còn chung chung, chủ  yếu sao chép nội dung của   cấp trên hoặc từ các năm trước, chưa cụ thể hóa sát với đặc điểm tình hình,   nhiệm vụ thực tế của cá nhân, đơn vị trong thời điểm đó.  ­ Các nội dung đăng kí thi đua không đổi mới (qua lao, ào ào), thiếu sự  tính toán nghiên cứu thực tế theo lộ trình hoặc ít liên quan. Các sáng kiến kinh   nghiệm đăng kí thiếu tính khoa học thực tế  do vậy khi tiến hành thực hiện  thường khó khăn, bỏ dở không đạt kết quả.    ­ Công tác lãnh chỉ  đạo còn chưa thường xuyên quyết liệt, các phong  trào thi đua chỉ có “phát” nhưng không thấy “động”. Trong quá trình tổ chức  thực hiện phong trào thi đua còn ít sự  kiểm tra, giám sát của cấp chỉ  đạo, từ  đó dẫn tới tình trạng cấp dưới không đạt kết quả như đăng kí đầu năm. 7
  8. ­ Sau mỗi đợt, mỗi phong trào, việc biểu dương khen thưởng chưa kịp   thời, hoặc không có; việc xét khen thưởng làm không đảm bảo quy trình dẫn  đến khen thưởng và đề nghị khen thưởng chưa “đúng người, đúng việc”; có  những tập thể, cá nhân đáng khen thì không khen, không đáng khen lại được  khen, từ đó làm phản tác dụng của khen thưởng, tạo tâm lý cho cán bộ, giáo  viên không mấy mặn mà với các phong trào thi đua.  ­ Việc nhìn nhận đánh giá, xây dựng bồi dưỡng, nhân rộng các điển   hình tiên tiến chưa được quan tâm đúng mức; những mô hình, kinh nghiệm ít  được phổ  biến rộng rãi…Khi cán bộ  giáo viên, công nhân viên có thành tích  thì công tác khen thưởng không tương xứng với thành tích đạt được.  b. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến * Tính mới của đề  tài:  Qua tìm hiểu thực tiễn công tác tại trường  chúng tôi thấy điểm mới của giải pháp sáng kiến “Một số giải pháp nhằm  nâng cao chất lượng công tác Thi đua Khen thưởng tại trường THCS   Nậm Cuổi” đó chính là:  ­ Nâng cao vai trò của Thi đua và lấy Khen thưởng làm nòng cốt đổi  mới để thi đua thực sự là “đòn bẩy” kích thích cá nhân, tập thể hăng say hoạt  động sản xuất nâng cao chất lượng. ­ Cán bộ công nhân viên chức và lao động tích cực, yên tâm phát huy hết   tài năng, cống hiến hết mình để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. ­ Nêu cao vai trò lãnh đạo hiệu quả của Hội đồng Thi đua khen  thưởng   nhà trường, ban thi đua và công tác hướng dẫn chỉ đạo hoàn thiện các hồ  sơ  thi đua gửi lên Hội đồng Thi đua các cấp xét duyệt từ  đó nâng cao thành tích  thi đua của đơn vị. * Sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ ­   Như   đã   nói   ở   trên:  Thi   đua  lấy   chất   lượng   làm   nòng   cốt;  Khen  thưởng là động lực thúc đẩy đổi mới nâng cao chất lượng thi đua.  ­ Việc cụ  thể  hóa các tiêu chuẩn xét Thi đua ­ Khen thưởng của Luật   8
  9. Thi đua ­ Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn về công tác Thi đua Khen   thưởng   các cấp được Hội đồng Thi đua Khen thưởng, ban thi đua nghiên cứu  triển khai  thực hiện.  ­ Thực hiện Thi đua ­ Khen thưởng phải dựa vào thực chất, có các tiêu  chí đánh giá chuẩn theo từng nội dung, giai đoạn. Quy trình thi đua phải được  đăng kí, tổng kết, đánh giá, bình bầu phải trung thực khách quan đồng thời  phải lưu trữ các hồ sơ thi đua. ­ Khen thưởng nhằm động viên, giáo dục, nêu gương, để  sau khi được  biểu dương khen thưởng, tập thể, cá nhân được khen phát huy tính tích cực   trong công việc   được giao. Người chưa  được khen  cũng thấy  được trách  nhiệm và nghĩa vụ của mình, cần phải phấn đấu để được ghi nhận trong thời   gian tới và đạt được mục tiêu, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị đề ra. * Các giải pháp nâng cao chất lượng công tác Thi đua Khen thưởng   tại trường THCS Nậm Cuổi: P Nhóm giải pháp 1: Đề cao vai trò đổi mới chỉ đạo, điều hành  ­ Chúng tôi  với vai trò là (Bí thư Chi bộ ­ Hiệu trưởng nhà trường, phó   Bí thư  Chi bộ  ­ Chủ  tịch Công đoàn) luôn nêu cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ  đạo của (cấp  Ủy đảng, Chính quyền, Công đoàn) để  các phong trào thi đua  trong nhà trường được diễn ra thường xuyên và hiệu quả.  ­ Trách nhiệm của người đứng đầu và ban thi đua trong công tác Thi đua  ­ Khen thưởng phải được đề  cao. Ngay từ  đầu năm học nhà trường đã kiện  toàn Hội đồng Thi đua Khen thưởng trong nhà trường bao gồm: Hiệu trưởng   (Trưởng   ban),   phó   Hiệu   trưởng   (phó   ban),   Chủ   tịch   Công   đoàn   (phó   ban  thường trực), các tổ  trưởng các tổ, Ban Thanh tra Nhân dân, tổng phụ  trách  Đội và những đồng chí có kinh nghiệm về thi đua làm (ủy viên). Ban thi đua  nhà trường phải thực hiện họp và giao nhiệm vụ cụ  thể cho từng thành viên   trong từng tổ thi đua.   9
  10. ­ Ban Thi đua và cán bộ  trực tiếp làm công tác Thi đua ­ Khen thưởng  ngoài nắm vững các chủ  trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật  của nhà nước cũng cần tổ  chức nghiên cứu các văn bản có liên quan, cụ  thể  hóa các nội dung trong văn bản cho đơn vị và các nhân của trường mình thực   hiện. Đồng thời phải đăng kí thực hiện đăng kí một đề tài để có kinh nghiệm   làm để việc chỉ đạo công tác sáng kiến kinh nghiệm có hiệu quả hơn. ­ Đồng thời luôn chỉ  đạo và vận động cán bộ  công nhân viên chức và   lao động không vi phạm pháp luật, nghiêm chỉnh cấp hành các quy định, quy  chế  của ngành, nhà trường, địa phương đề  ra. Thường xuyên cập nhật kiến  thức chuyên môn nghiệp vụ về  Thi đua Khen thưởng, cần có lòng nhiệt tình  với công việc và phải có năng lực tổ  chức phong trào thi đua để  hướng mọi  người trong tập thể phấn đấu đạt mục tiêu đề ra. P  Giải pháp 2: Đổi mới nội dung và hình thức công tác thi đua  khen thưởng bảo đảm phù hợp và sát với thực tiễn đơn vị  ­ Việc đăng ký thi đua và tổ  chức cho cán bộ, công chức, viên chức và  người lao động đăng ký thi đua phải được làm ngay từ đầu năm học. Ban thi  đua vận động trên cơ  sở  giao nhiệm vụ  cho các đồng chí có khả  năng hoàn  thành tốt nhiệm vụ  trong năm học trước và năm học này. Đồng thời cử  các  đồng chí có kinh nghiệm để dìu dắt các đồng chí còn trẻ  nhưng có năng lực  trong công tác để làm các loại báo cáo, làm sáng kiến kinh nghiệm.  ­ Nhà trường đã nghiên cứu và cụ thể hóa các nội dung đăng kí phù hợp   với tình hình nhiệm vụ  của từng cá nhân để  các đồng chí đăng kí phấn đấu  thực hiện. Gắn kết các phong trào thi đua với việc thực hiện nhiệm vụ chính   trị thường xuyên, cần chú trọng phát động các phong trào thi đua thực hiện các  nhiệm vụ  đột xuất, cấp bách hoặc đột phá vào những nhiệm vụ, lĩnh vực  trọng tâm, trọng điểm (như công tác giảng dạy nâng cao chất lượng, duy trì sĩ   số, công tác bán trú..) để giải quyết những khó khăn, những mặt yếu kém của  nhà trương. 10
  11. ­  Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua “Dạy tốt ­ Học  tốt”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; khuyến khích  đội ngũ chủ động sáng tạo đưa ra các giải pháp, sáng kiến kinh nghiệm và thiết  kế  đồ  dùng dạy học nhằm đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp  dạy học nâng cao hiệu quả  giáo dục. Các phong trào thi đua của nhà trường  được cụ  thể  xây dụng khẩu hiệu hành động rõ ràng; nội dung thi đua và chỉ  tiêu phấn đấu phải cụ  thể, thiết thực, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ  và  điều kiện đặc thù của từng đơn vị và các cá nhân trong đơn vị. Để phong trào  được thực hiện có hiệu quả thì ngay từ khâu phát động, triển khai phong trào  phải gây được ấn tượng, gây sự chú ý và được quan tâm làm tốt.  ­ Qua mỗi phong trào thi đua cần tạo ra được sự  đột phá mới, nhằm  tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tập trung hoàn thành công tác trọng tâm,  trọng điểm của đơn vị  đó là nâng cao chất lượng giáo dục gắn với duy trì sĩ   số. P Nhóm giải pháp 3: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường  công tác hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc thực hiện các phong trào thi đua ­ Đối với mỗi phong trào thi đua, chúng tôi đều tổ  chức thực hiện tốt  việc tuyên truyền bằng băng rôn, khẩu hiệu. Căn cứ  vào chức năng, nhiệm  vụ  được giao hướng dẫn cho các bộ  phận tổ  chuyên môn đôn đốc kiểm tra   các phong trào, kiểm tra theo từng giai đoạn thời kì và các đợt thi đua. Đối   với những đồng chí đăng kí CSTĐ nhà trường đã yêu cầu xây dựng kế hoạch  theo từng tháng để  kiểm định quá trình làm từ  đó tháo gỡ  những khó khăn  nâng cao chất lượng sáng kiến.   ­ Trong khi triển khai thực hiện kịp thời phát hiện các vấn đề khó khăn,  vướng mắc để  kiến nghị  biện pháp khắc phục. Chấn chỉnh ngăn chặn tiêu  cực nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả  công tác. Phê bình những cá nhân,  tập thể  thực hiện phong trào qua loa, hời hợt, đối phó, tránh tình trạng khen  thưởng tràn lan, không thực chất.  11
  12. P  Nhóm giải pháp 4: Tăng cường phát hiện, bồi dưỡng và nhân   rộng cá nhân, tập thể điển hình tiên tiến ­ Việc xây dựng và phát hiện các cá nhân tập thể  điển hình tiên tiến   của đơn vị phải được căn cứ  vào thực tế các năm trước và nhân lực thực tại   của đơn vị. Căn cứ  vào các thành tích thi đua các năm trước từ  đó động viên   cán bộ giáo viên ngay trong thời gian đầu đăng kí các danh hiệu thi đua và hình  thức khen thưởng. Đây cần được xác định là nhiệm vụ  trọng tâm trong việc  đổi mới phương pháp tổ  chức phong trào thi đua. Cần xây dựng tiêu chí xác   định gương điển hình tiên tiến để áp dụng trong đơn vị.  ­ Để chọn các tập thể cá nhân điển hình tiên tiến thì việc theo dõi, đôn   đốc thực hiện kiểm tra giám sát và đánh giá là việc cực kì quan trọng. Tuỳ  thuộc tính chất công việc được giao, thực hiện bình xét, chấm điểm thi đua  định kỳ  hàng tháng, quý, năm đối với cán bộ, công chức, viên chức. Thường   xuyên năm bắt báo cáo Thường trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng của nhà  trường những gương người tốt, việc tốt, các tập thể  điển hình tiên tiến để  tổng hợp, lựa chọn và tổ  chức tuyên truyền, nêu gương và khen thưởng tại  các đợt sơ tổng kết ở tổ tạo sự lan tỏa tích cực trong nhà trường.  ­ Các nội dung thi đua đều có thể phát hiện được các điển hình tiên tiến  như: Trong công tác chuyên môn, trong công tác Đảng, Công đoàn, trong đời  sống, công tác dân vận, công tác bán trú… ­ Khi đã lựa chọn và xây dựng được các mô hình, giải pháp, các tập thể  các nhân điển hình tiên tiến của đơn vị  thì Ban thi đua thường xuyên nêu  gương vận động các đồng chí trong đơn vị làm theo. Đồng thời có thể tổ chức   cho học tập kinh nghiệm, cách làm đạt hiệu quả, đạt thành tích trong thực  hiện phong trào thi đua của các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến. P  Nhóm giải pháp 5: Công tác sơ  kết, tổng kết khen thưởng các  phong trào 12
  13. ­ Quá trình khen thưởng không nhất thiết phải đến kỳ sơ kết, tổng kết  phong trào mới đưa bình xét mà cần tiến hành thường xuyên, vì thực chất của   việc khen thưởng có vai trò chủ  yếu là động viên tinh thần, làm cho người   được khen thưởng phấn khởi, khích lệ  và do đó hiệu quả  công việc đương   nhiên sẽ  tốt hơn. Cũng cần quan tâm, động viên kịp thời những tổ  chức, cá  nhân có tinh thần sáng tạo, vượt khó để hoàn thành nhiệm vụ. ­ Việc khen thưởng đem lại giá trị vật chất và tinh thần vì đó là sự  tôn  vinh. Mà đã là tôn vinh thì phải có sự thừa nhận khách quan. Nếu không công   bằng, khách quan thì sẽ  phản tác dụng. Do vậy, việc khen thưởng phải đảm  bảo công bằng, đúng người, đúng thành tích, đúng mục đích trọng tâm của thi  đua để kịp thời động viên người tốt, tổ chức tốt nỗ lực hơn nữa, đồng thời có  tác dụng khuyến khích người chưa tốt, đơn vị  chưa tốt cố  gắng phấn đấu  hơn, tránh tình trạng cào bằng, hoặc năm trước đơn vị  đó, người đó được  khen thì năm nay nhường tổ khác, người khác… làm triệt tiêu sự nỗ lực phấn   đấu liên tục của đơn vị đó, người đó. ­ Khi tiến hành khen thưởng chúng tôi đê xuât nhóm 3 gi ̀ ́ ải pháp sau:  + So sánh với tiêu chuẩn:  Mỗi danh hiệu thi đua và hình thức khen  thưởng đều được cụ  thể  hóa bằng các tiêu chuẩn đánh giá. Có thể  nói, tiêu  chuẩn được đặt ra phù hợp với thực tiễn chính là thước đo để căn cứ vào đó,  từng cơ quan đã xây dựng thành hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá cho   phù hợp với nhà trường. Mọi việc xét, đề nghị khen thưởng phải căn cứ  trên   các tiêu chuẩn đã được quy định. Do đó, trước khi tổng kết, bình xét Thi đua  Khen thưởng, các tổ  tiến hành đánh giá bình xét trước sau đó trình lên Hội  đồng thi đua nhà trường. + So sánh với đồng cấp:  Đối với tập thể, để  có thể  lựa chọn được  những tập thể xuất sắc tiêu biểu đề xuất khen thưởng, cần có sự so sánh với   các tập thể khác có những mối tương đồng như (tổ Khoa học tự nhiên với tổ  Khoa học xã hội, tổ Văn phòng…). Đối với cá nhân, cần đánh giá, so sánh dựa   13
  14. trên sự tương đồng về chức năng nhiệm vụ được giao, chức vụ, bộ môn, lĩnh  vực... Do đó, để  đảm bảo công bằng, khách quan trong xét Thi đua Khen  thưởng nhà trường đã xây dựng các tiêu chí riêng biệt dành cho cán bộ  quản  lý và người lao động trực tiếp. Theo cách này, việc xét thành tích của lãnh   đạo và người lao động sẽ  đảm bảo khách quan, công bằng, khắc phục được  “bệnh thành tích” trong công tác Thi đua Khen thưởng. + So sánh với chính mình: Không chỉ so sánh với tiêu chuẩn, với đồng  cấp, mỗi tập thể, cá nhân cần không ngừng nỗ  lực để  mỗi ngày là một sự  thay đổi, ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua, ngày mai tốt hơn ngày hôm nay.  Tập thể, cá nhân cần nhận thức được những mặt còn hạn chế, khiếm khuyết  để tìm ra các giải pháp khắc phục, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của   sự nghiệp đổi mới nâng cao thành tích của đơn vị. P  Nhóm giải pháp 6: Công tác báo cáo hoàn thiện các loại hồ  sơ  trình các cấp khe thưởng  ­ Vào cuối mỗi đợt thi đua hoặc cuối năm học sau khi Hội đồng Thi đua   Khen thưởng bình xét thi đua xong, các cá nhân đạt được các danh hiệu thi đua   và hình thức khen thưởng như đăng kí đầu năm thì ban thi đua họp phân công,  hướng dẫn, kèm cặp các đồng chí hoàn thiện đảm bảo các loại báo cáo theo  quy định hiện hành trình cấp trên khen thưởng.  * Các bước thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng công tác Thi  đua Khen thưởng tại trường THCS Nậm Cuổi P Bước 1: Hướng dẫn tổ chức đăng ký thi đua ­ Đối với Ban thi đua: Vào đầu năm học trước khi tổ  chức Hội nghị  Công nhân Viên chức, Ban thi đua nhà trường tổ  chức nghiên cứu trước các  văn bản và các tiêu trí thi đua cho chính xác đối với từng danh hiệu thi đua và  hình thức khen thưởng. Sau đó triển khai đến từng cá nhân, từng tổ  và toàn   trường nắm bắt các tiêu chí thi đua năm học. Căn cứ  vào hướng dẫn chi tiết   về từng nội dung đăng ký cho các tập thể, cá nhân cho mỗi danh hiệu thi đua  14
  15. trong các quy chế  thi đua khen thưởng. Đồng thời Ban thi đua căn cứ  vào hồ  sơ thi đua nhà trường các năm trước để chỉ đạo và định hướng những tập thể  cá nhân có thể đăng kí Chiến sĩ Thi đua cấp Cơ sở, cũng như các tập thể và cá  nhân khen cao (để tránh việc e ngại, rụt rè hoặc đăng kí ồ ạt không đảm bảo   các tiêu trí). ­ Đối với cá nhân cần thực hiện theo đúng quy trình đăng kí thi đua.  Thực hiện từ  cấp tổ  lên trường, tất cả  các chỉ  tiêu đăng ký phải thể  hiện  bằng các con số  cụ  thể không chung chung, những nội dung nào chưa rõ thì   trao đổi trong tổ, trong trường để hiểu thống nhất hoặc phản hồi về thường   trực Hội đồng Thi đua Khen thưởng của trường để được hướng dẫn cụ thể.  + Ví dụ: Đầu năm khi đăng ký thi đua thực hiện nhiệm vụ năm học theo  công văn Số  315/CV­PGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2018 về  việc hướng dẫn  đăng ký thi đua, khen thưởng năm học 2018­ 2019. Trong mục đăng kí cần  phải thực hiện các nhiệm vụ chỉ tiêu được giao các đơn vị (tập thể, cá nhân)   phải nêu rõ mức đăng ký phấn đấu như:  ­ Huy động học sinh ra lớp, số lượng bao nhiêu em, tỷ lệ  %. ­ Duy trì sĩ số: Số lượng  bao nhiêu em, tỷ lệ  %. ­ Học sinh tốt nghiệp: Số lượng  bao nhiêu em, tỷ lệ  %. ­ Về học lực: + Học sinh giỏi: Số lượng  bao nhiêu em, tỷ lệ  %.                         + Học sinh khá: Số lượng  bao nhiêu em,  tỷ lệ  %.    ­ Học sinh giỏi: Có bồi dưỡng học sinh giỏi không, số lượng bao nhiêu   em, tỷ lệ %. ­ Công tác bán trú thế  nào, có tham ra phụ  trách phòng không, có bao  nhiêu em, có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không…     ­ Công tác tư  tưởng chính trị  đạo đức lối sống thế  nào, có chấp hành  tốt quy chế chuyên môn không, có tích cực bồi dưỡng nghiệp vụ không…    ­ Đối với việc đăng kí viết sáng kiến kinh nghiệm, ban thi đua có trách  nhiệm thông báo các sáng kiến đã được công nhận để  tránh sự  đăng kí trùng  15
  16. lặp về  giải pháp đã thực hiện. Đồng thời vận động định hướng trao đổi tên   sáng kiến theo từng bộ môn, giải pháp cho phù hợp với thực tế tại đơn vị. ­ Sau khi cán bộ giáo viên, công nhân viên đăng kí, ban thi đua trực tiếp là  đồng trí phó ban thường trực có trách nhiệm tổng hợp gửi hồ  sơ  đăng kí thi  đua lên thường trực thi đua ngành đúng thời gian quy định. P Bước 2: Bình xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng  ở cấp trường ­ Qua các đợt sơ kết tổng kết phong trào thi đua, ban thi đua trên cơ  sở  lấy kết quả bình xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng từ các tổ  chuyên môn, Công đoàn, bộ  phận Tổng phụ  trách Đội, Đoàn thanh niên…để  tổng hợp thành các đợt.  ­ Đến cuối năm học việc bình xét thi đua được căn cứ vào kết quả thực   tế, nhiệm vụ được giao (lấy chất lượng học sinh và hiệu quả trong công tác)   để  đánh giá, làm thước đo bình xét các danh hiệu thi đua và hình thức khen   thưởng xem có đảm bảo các tiêu chí như đăng kí hay không. Đây là biện pháp  rất quan trọng không thể  thiếu trong tổ  chức thi  đua nhằm đánh giá đúng  thành tích, kết quả chỉ đạo và tổ chức thực hiện hiệu quả thi đua.  ­ Trong quá trình bình xét phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ từ trên  xuống dưới, đảm bảo đúng nguyên tắc và đạt được các yêu cầu: Chính xác,  dân chủ, kịp thời, công khai, xây dựng được tinh thần đoàn kết phấn khởi, nêu  cao tính tự  phê bình và phê bình, đánh giá đúng người, đúng việc, tránh chủ  quan, đơn giản, tranh công, đổ  lỗi. Vấn đề  mấu chốt trong công tác sơ, tổng  kết phong trào thi đua là đúc rút tìm ra được những kinh nghiệm hay, chọn   được tập thể  và cá nhân tiên tiến xuất sắc để  khen thưởng, để  động viên  ở  phạm vi nhà trường. Nếu đạt thành tích và đảm bảo các tiêu chí thi đua ở cấp  trên thì trình cấp trên xem xét khen thưởng, nếu không đảm bảo thì động viên   yêu cầu tiếp tục phấn đấu trong các đợt thi đua sau và các năm tiếp theo. 16
  17. P Bước 3:  Hoàn thiện các loại hồ sơ đề nghị các cấp khen thưởng   và lưu trữ các loại hồ sơ tại đơn vị ­ Đến cuối năm học, do tính chất công việc nhiều vì vậy việc làm báo  cáo thành tích của tập thể  và cá nhân thường mang tích chất qua loa không   đảm bảo do đó vai trò của Ban thi đua càng phải nâng cao. Công tác chỉ  đạo   các thành viên trong ban phải là người nghiên cứu trước, hoàn thiện trước,   làm trước…để  phối hợp kiểm tra rà soát, giúp đỡ  các đồng chí còn ít kinh   nghiệm hoàn thành. ­ Ban thi đua trực tiếp là đồng chí Phó ban thường trực phải nghiên cứu kĩ các  văn   bản   hướng   dẫn   của   các   cấp   để   chỉ   đạo   thực   hiện   như:   Nghị   định  91/2017/NĐ­CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết số điều trong   luật thi đua kkhen thưởng; Quyết định số 06/2018/QĐ­UBND ngày 21/2/2018   của  Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu về  việc ban hành Quy định công tác thi   đua, khen thưởng trên địa bàn tỉnh Lai Châu; Công tác viết Sáng kiến kinh  nghiệm  thực   hiện   theo   quyết   định   số   29/2014/QĐ­UBND,   Quyết   định   số  32/2015/QĐ­UBND   tỉnh   Lai   Châu   và   công   văn   số   486/LN­SKH&CN­ SGD&ĐT ngày 27 tháng 9 năm 2018 về hướng dẫn viết sáng kiến...Khi thực  hiện các loại hồ sơ báo cáo cần thực hiện đúng theo thông tư 01/2011 của Bộ  nội vụ về thể thức kĩ thuật trình bày văn bản hành chính. ­ Trong các báo cáo thi đua các cá nhân, tập thể phải nêu rõ chỉ tiêu cuối   năm đạt được so với chỉ  tiêu đầu năm đăng ký (về  số  lượng, tỷ  lệ  %, có lý   giải vì sao tỷ lệ thấp hao hụt, nguyên nhân nào dẫn tới như vậy). ­ Sau khi các loại báo cáo được tập hợp đầy đủ  thủ  trưởng đơn vị, bộ  phận thường trực thi đua, thư  kí…tổng hợp thẩm định kí và lưu trữ  các loại   hồ sơ, báo cáo theo quy định, đồng thời trình cấp trên xét duyệt công nhận. * Điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp ­ Để giải pháp này thực sự hiệu quả chúng tôi thấy phải có nguồn nhân  lực kinh nghiệm nắm bắt trao đổi các văn bản thi đua khen thưởng.  17
  18. ­ Đảm bảo cơ sở vật chất (lớp học đủ  về số lượng, diện tích sân chơi   để tổ chức phong trào), nguồn tài chính nhất định để khen thưởng các tập thể  cá nhân đạt thành tích sau mỗi đợt sơ tổng kết phong trào. 4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại a. Hiệu quả về kinh tế ­ Đối với cán bộ  giáo viên, công nhân viên và lao động làm thay đổi  nhận thức, tạo sự chuyển biến tích cực, hăng say trong công tác chuyên môn,  hoàn thành tốt nhiệm vụ  được giao nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn,   đảm bảo giáo dục đại trà. Giảm thời gian cho cán bộ giáo viên không cần tập   trung nghiên cứu kĩ các loại văn bản (do Hội đồng thi đua đã chỉ  đạo), giảm   sự sai sót tiết kiệmđược thời gian công sức và giấy mực. b. Hiệu quả Kĩ thuật Hội đồng thi đua, cán bộ làm công tác thi đua có cái nhìn chính xác tổng  quát, đúng người đúng việc hiệu quả. c, Hiệu quả về mạt xã hội ­ Giáo viên tích cực đăng ký thi đua hơn, tỷ  lệ  sáng kiến kinh nghiệm  đăng kí nhiều hơn năm học trước, chất lượng một số  sáng kiến có tính ứng  dụng cao. Công tác phong trào bề  nổi được được phát huy, thực hiện nhiều   hơn các năm trước.  ­ Học sinh say mê thích đi học hơn, lớp học sôi nổi, hứng thú, nhiệt tình   tham ra các phong trào do trường lớp pháp động. Tích cực, tự giác trao đổi và  chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức, * Bảng kết quả công tác thi đua khen thưởng của CBCNVC Kết quả thi đua khen thưởng cá nhân Tổng  SKKN CSTĐ cấp CS LĐTT Giấy khen Ghi  Năm  số  Đăng  Trình  Đăng  Dự  Đăng  Dự  Đăng  Dự  Chú học CNV kí đánh  kí kiến  kí kiến  kí kiến  C­LĐ giá đ ạt đ ạt đ ạt 2018 33 7 6/7 6 70% 29 100% 29 30% 2019 18
  19. * Bảng kết quả công tác thi đua khen thưởng của tập thể Danh hiệu thi đua  Hình thức khen  Năm Tổng  thưởng   học số  Tổ   Ghi     CNVC, Trườn KHTN KHXH Văn  Bằng     Giấy Chú LĐ g phòng  khen    Khen 2018­2019    33   LĐTT LĐTT LĐTT HTNV       2 tổ * Bảng kết quả học sinh giỏi các cấp        Số học sinh giỏi các cấp       Năm  Tổng  GV có học sinh  Cấp    Cấp  Có học sinh tham ra thi        học số HS giỏi cấp huyện trường  huyện cấp tỉnh 2018­2019 514          3 39 3                  1 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến:   Chúng tôi thấy sau khi đơn vị  áp dụng thực hiện đã có những kết quả  tốt tại đơn vị. Chính vì vậy, với giải pháp này có thể  áp dụng với tất cả  các   đơn vị trường khó khăn trên địa bàn huyện. 6. Các thông tin cần được bảo mật: Không  7. Kiến nghị, đề xuất: a, Danh sách cá nhân được công nhận đồng tác giả sáng kiến Stt Họ và Tên Chức vụ, đơn vị công tác  Tỷ lệ đóng góp 1 Phạm Đức Cường Hiệu trưởng trường THCS  50% Nậm Cuổi  2 Nguyễn Thái Sương Giáo viên ­ Chủ tịch Công  50% đoàn trường THCS Nậm Cuổi  b, Kiến nghị khác: * Đối với phòng giáo dục: ­ Tổ chức nhiều đợt tập huấn về công tác thi đua khen thưởng khi có sự  thay đối các văn bản thi đua khen thưởng, cụ thể hóa số lượng phần trăm các  tiêu chí thi đua cho đơn vị trường.  19
  20. ­ Đảm bảo nguồn kinh phí cho công tác khen thưởng các tập thể  cá  nhân đạt thành tích cao, công tác khen thưởng phong trào cần được quan tâm  nhiều hơn nữa. 8. Tài liệu kèm: *   Sơ   đồ   giải   pháp   nâng   cao   chất   lượng   công   tác   Thi   đua­Khen  thưởng  Nhiệm vụ  Hội đồng thi đua trường Điều kiện thực tế  được giao nhà trường Kế hoạch phong trào thi đua: Xác định mục tiêu, nội dung, giải  pháp, nhân lực, phân công, thực hiện  Triển khai thực hiện phong trào:  Phát động, kí kết, hướng dẫn, đôn  đốc, kiểm tra, tổng kết rút kinh  nghiệm    Khen thưởng tập thể, cá nhân:  Phát hiện bồi dưỡng điển hình, biểu  dương khen thưởng, tiêu chuẩn, tiêu  trí Thủ tục hồ sơ, báo cáo:  Quy trình, thủ tục, tài liêu, hồ sơ   Trên đây là nội dung, hiệu quả của sáng kiến do chúng tôi thực hiện tại   trường THCS Nậm Cuổi. Chúng tôi xin cam đoan các nội dung trong sáng   kiến không sao chép hoặc vi phạm bản quyền./. XÁC NHẬN CỦA                 ĐỒNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2