intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội (NLXH) nhằm góp phần nâng cao hiệu quả khi làm bài thi trung học phổ thông (THPT) Quốc gia

Chia sẻ: Ganuongmuoiot | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

64
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để học sinh củng cố chắc chắn, nhận thức đúng đắn và có cách làm hiệu quả đối với dạng đề này, bản thân xin đưa ra sáng kiến “Biện pháp hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội (NLXH) nhằm góp phần nâng cao hiệu quả khi làm bài thi trung học phổ thông (THPT) Quốc gia”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội (NLXH) nhằm góp phần nâng cao hiệu quả khi làm bài thi trung học phổ thông (THPT) Quốc gia

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc MÔ TẢ SÁNG KIẾN Mã số: ……. 1. Tên sáng kiến: Biện pháp hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội (NLXH) nhằm góp phần nâng cao hiệu quả khi làm bài thi trung học phổ thông (THPT) Quốc gia. 2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy bộ môn Ngữ văn. 3. Mô tả sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp đã biết Trong những năm gần đây, cấu trúc đề thi THPT quốc gia môn Ngữ văn có sự thay đổi, cụ thể đối với câu Nghị luận xã hội, từ một bài văn thành một đoạn văn với chủ đề liền mạch và logic với câu Đọc - hiểu. Điều này mang đến rất nhiều thuận lợi. Trước hết giúp học sinh giảm đi áp lực làm bài vì tâm lí sợ viết văn của số đông, thêm nữa các em ít nhiều tiếp cận được vấn đề khi thực hiện các yêu cầu Đọc - hiểu. Song song với đó, các em lại vấp phải nhiều khó khăn đặt ra, làm sao mới là một đoạn văn? viết như thế nào vừa đúng trọng tâm vừa đảm bảo dung lượng? Phải mở đoạn như thế nào? Cần làm rõ điều gì ở vấn đề mà đề bài đặt ra? …Thậm chí nhiều em chỉ thể hiện suy nghĩ đơn giản theo như yêu cầu câu hỏi, vậy là xong! Chính vì thế, để học sinh củng cố chắc chắn, nhận thức đúng đắn và có cách làm hiệu quả đối với dạng đề này, bản thân xin đưa ra sáng kiến “Biện pháp hướng dẫn học sinh viết đoạn văn nghị luận xã hội (NLXH) nhằm góp phần nâng cao hiệu quả khi làm bài thi trung học phổ thông (THPT) Quốc gia”. 3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: - Mục đích của giải pháp: Góp phần nâng cao hiệu quả viết đoạn văn nghị luận xã hội trong đề thi THPT Quốc gia - Nội dung giải pháp: Qua thực tế giảng dạy của bản thân xin đề xuất các biện pháp cụ thể như sau: 3.2.1. Các bước khi làm câu nghị luận xã hội 3.2.1.1. Bước 1. Đọc kỹ đề Theo như đề thi mẫu – phần nghị luận xã hội sẽ lấy một ý nhỏ trong bài đọc hiểu để làm đề thi viết đoạn văn 200 chữ (cũng có khi là không). Nếu đề NLXH mà nằm trong đọc hiểu thì trước hết các em phải đọc kỹ bài đọc hiểu, nắm được cốt lõi nội dung, từ đó xem đề nghị luận 200 chữ họ yêu cầu mình bàn về vấn đề gì? Nhất là phải xác định được vấn đề đó thuộc về Tư tưởng đạo lý hay Hiện tượng đời sống. Gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng của đề bài. Điều này giúp học sinh học ý thức chắc về vấn đề, vừa giúp các em sai lệch nội dung khi làm bài. Chẳng hạn: “Suy nghĩ anh (chị) về tính trung thực” và “Làm rõ vai trò của tính trung 1
  2. thực đối với thành công của mỗi người”, trọng tâm sẽ khác nhau, nếu tiếp xúc không kĩ các em dễ sai lệch khi viết. Nên viết đoạn theo cấu trúc Tổng – Phân – Hợp để đủ ý và rõ ràng (đoạn văn viết theo kiểu diễn dịch) 3.2.1.2. Bước 2. Xây dựng câu mở đoạn Câu mở đoạn: Chỉ được dùng 1-2 câu (Trong đó câu tổng – chứa đựng thông tin của đề thi yêu cầu. Câu này mang tính khái quát cao) 3.2.1.3. Bước 3. Xây dựng thân đoạn Phải giải thích các cụm từ khóa, giải thích cả câu (cần ngắn gọn, đơn giản) Bàn luận: + Đặt ra các câu hỏi – vì sao – tại sao – sau đó bình luận, chứng minh từng ý lớn, ý nhỏ. + Đưa ra dẫn chứng phù hợp, ngắn gọn, chính xác (tuyệt đối không kể chuyện rông dài, tán gẫu, sáo rỗng) + Đưa ra phản đề – mở rộng vấn đề – đồng tình, không đồng tình. 3.2.1.4. Bước 4. Viết kết đoạn Viết kết đoạn: Liên hệ bản thân nghĩ như thế nào và sẽ làm gì để phù hợp, để đúng với hiện tượng hoặc tư tưởng đã nêu trên. 3.2.2. Nắm vững cấu trúc đoạn văn nghị luận xã hội 3.2.2.1. Đoạn văn nghị luận về một tư tưởng đạo lý Mở đoạn: Nêu tư tưởng trong đề bài: Giới thiệu thẳng vào vấn đề mà đề bài yêu cầu (1 - 2 câu) Thân đoạn: - Giải thích vấn đề: Giải thích ngắn gọn nội dung tư tưởng được đưa ra trong đề bài. (1 - 2 câu) - Bàn luận về vấn đề: (5 – 7 câu) + Nêu biểu hiện cụ thể của tư tưởng + Ý nghĩa, tác dụng của tư tưởng (Để làm gì? Vì sao?) + Lật ngược vấn đề: Bàn về những biểu hiện trái ngược. Kết đoạn văn nghị luận: Bài nhận thức và hành động (1 đến 2 câu) - Nhận thức đúng đắn về vấn đề vừa bàn luận - Hành động: Rút ra hành động (liện hệ) cụ thể cho bản thân Ví dụ: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về câu trả lời của Bill Gates thể hiện trong phần Đọc hiểu: “Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội”. Dàn ý: Mở đoạn: Dẫn ý liên quan để nêu vấn đề. Khẳng định đây là câu nói đúng, có nhiều ý nghĩa. Thân đoạn: - Giải thích: con người thì phải tự kiếm sống: con người khi bước vào đời phải biết sống tự lập. Không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà 2
  3. còn phải góp phần thúc đẩy xã hội: Sống tự lập đem lại lợi ích cho bản thân và xã hội. Ý cả câu nói: Khuyên con người phải ý thức trách nhiệm của bản thân, lấy lao động làm động lực để làm nên cuộc sống cá nhân và làm thay đổi xã hội. - Bàn luận: Sống tự lập giúp tăng cường sự tự tin trong việc tự quyết định nhiều vấn đề cho bản thân mà không cần phụ thuộc vào người khác. Có tự kiếm sống, tự làm ra đồng tiền bằng mồi hôi, nước mắt, con người mới quý trọng đồng tiền và khi còn đi học thì cố gắng hết mình. Học vì đó là mục tiêu cốt yếu cho bản thân chứ không phải miễn cưỡng hay vì cha mẹ. Có tự kiếm sống, con người mới nếm trải những khó khăn thử thách, biết rút ra nhiều kinh nghiệm để bước tiếp. Như thế, con người sẽ có được nhiễu kĩ năng sống, tự tin, bản lĩnh, biết xử lí nhiều tình huống trước cuộc sống muôn màu, đa dạng và phức tạp. Một khi đã tự kiếm sống, con người sẽ xây đắp hạnh phúc cho mình, đồng thời góp phần thúc đẩy xã hội phát triển, tiến bộ. - Phê phán những người sống ỷ lại, lười biếng, chủ quan. Hậu quả: trở thành người sống lệ thuộc vào người khác, dù đó là người thân. Họ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội… Kết đoạn: Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân phù hợp, chân thành: Học tâp, rèn luyện tinh thần tự học, tập thói quen tự chủ, tự giác trong hoạt động bản thân… 3.2.2.2. Đoạn văn nghị luận về một hiện tượng xã hội Mở đoạn: Nêu hiện tượng trong đề bài: Giới thiệu thẳng vào vấn đề mà đề bài yêu cầu (1-2 câu) Thân đoạn: - Giải thích vấn đề: Giải thích ngắn gọn nội dung hiện tượng xã hội được đưa ra trong đề bài. (1 đến 2 câu) - Bàn luận về vấn đề: (5 – 7 câu) + Nêu thực trạng cụ thể của hiện tượng (Để làm gì? Vì sao?) + Nêu nguyên nhân đẫn đến hiện tượng + Trình bày hậu quả (đối với các hiện tượng tiêu cực)/kết quả (đối với các hiện tượng tích cực) + Đưa ra giải pháp (đối với các hiện tượng tiêu cực đưa ra giả pháp chấm dứt hiện tượng đối với các hiện tượng tích cực đưa ra giải pháp nhân rộng hiện tượng) Kết đoạn: Bài nhận thức và hành động. (1 đến 2 câu) - Nhận thức đúng đắn về vấn đề vừa bàn luận - Hành động: Rút ra hành động cụ thể cho bản thân. Ví dụ: Dàn ý: Nghị luận xã hội về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay Mở đoạn: Giới thiệu về hiện tượng sống ảo của giới trẻ hiện nay Thân đoạn - Giải thích + Sống ảo là lối sống, phong cách sống không giống với hoàn cảnh thực của con người ở trên mạng xã hội. 3
  4. + Lối sống ấy được giới trẻ thể hiện có phần thái quá, lố bịch. + Sống ảo cũng có nghĩa là mơ tưởng, ảo tưởng về cuộc sống hiện tại. - Bàn luận: * Thực trạng + Sống ảo đã trở thành một xu thế, một trào lưu trong giới trẻ hiện nay. + Các bạn trẻ sống ảo ngày càng nhiều. + Dành phần lớn quỹ thời gian cho facebook. + Đắm chìm vào mạng xã hội với các hoạt động: đăng status, khoe ảnh, bình luận dạo,... + Lấy việc người khác like, bình luận, chia sẻ ảnh hay bài viết của mình làm thú vui. + Có chuyện gì cũng đăng lên facebook. + Đăng tải, chia sẻ những nội dung nhạy cảm nhằm mục đích câu like, thu hút sự tò mò, hiếu kì của đám đông. + Trên mạng xã hội có thể chia sẻ rất cởi mở nhưng trong cuộc sống hiện thực thì lại thu mình, khép kín. * Nguyên nhân + Muốn thể hiện, khoe khoang bản thân. + Muốn trở thành người nổi tiếng, được nhiều người biết đến. + Thiếu sự quan tâm của gia đình, người thân. * Tác hại + Tiêu tốn nhiều thời gian vào những việc vô nghĩa. + Không quan tâm đến cuộc sống ở thực tại. + Mất tập trung vào học tập, công việc. + Có thể dẫn đến những suy nghĩ, hành động tiêu cực. * Biện pháp khắc phục + Sử dụng mạng xã hội một cách hiệu quả. + Có lối sống lành mạnh, tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội để có cuộc sống ý nghĩa. + Tuyên truyền cho mọi người biết về tác hại của việc sống ảo để mọi người có lối sống tích cực. Kết đoạn Trình bày suy nghĩ, quan điểm của bản thân về hiện tượng sống ảo: Nghiêm túc nhìn nhận hạn chế để khắc phục, tuyên truyền mọi người xung quanh có lối sống tích cực hơn, cố gáng học tập và rèn luyện tốt…. 3.2.3. Cung cấp cho học sinh một số “mẹo” khi làm bài Trong quá trình giảng dạy, coi thi và tham gia chấm thi THPT quốc gia các năm gần đây, bản thân nhận thấy học sinh thường mất thời gian nhiều khi viết mở đoạn, còn thân đoạn thì sơ sài, thậm chí lúng túng không biết viết như thế nào để kết đoạn. Chính vì thế, những hướng dẫn sau tin rằng sẽ giúp được nhiều cho học sinh trong quá trính làm bài. 3.2.3.1. Phân chia dung lượng đúng trọng tâm Khi viết đoạn văn, các em thường viết theo cảm tính. Tuy nhiên một khi đã có giới hạn rõ ràng (200 chữ) thì quá thừa về dung lượng là không đạt yêu 4
  5. cầu, đó là chưa kể đến dụng ý người ra đề. Với dung lượng ấy, mức độ kiến thức ấy, trọng tâm cần làm rõ cũng cần được xác định hết sức chính xác, tránh mở đoạn quá dài, tránh giải thích quá cồng kềnh mà phần bàn luận lại qúa ngắn. Vì vậy, các em cần có khung phân chia dung lượng cho phù hợp, cụ thể: Mở đoạn: 1-2 dòng Thân đoạn: Giải thích: 2-3 dòng. Bàn luận: 13-14 dòng – phần này quan trọng nhất. Mở rộng vấn đề: 2 dòng Kết đoạn: 2-3 dòng Bài văn 200 từ nhưng bạn có thể viết tới 250 từ (tương đương 20 – 24 dòng) 3.2.3.2. Cách mở bài nhanh, dễ Câu mở đoạn có tác dụng dẫn dắt vấn đề, vì vậy học sinh không nên quá cầu kì, tốn quá nhiều thời gian để suy nghĩ, không làm phức tạp vấn đề lên. Cần xác định đúng – đủ rồi mới đến hay. Để dễ dàng, các em nên chọn cách diễn dịch, câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn. Giới thiệu trực tiếp vấn đề theo công thức sau: - Cách 1: Cần cho rằng đó là vấn đề quan trọng, đáng được quan tâm. - Cách 2: Đa số mọi người không chú ý đấn vấn đề ấy, đó là một thiếu sót lớn. - Cách 3: Bằng cách dùng một số cụm từ giống như motip: Thành công không tự nhiên mà có, nó là kết quả…; hoặc Trong cuộc sống vốn dĩ không gì là dễ dàng…; Là con người hiện đại, hẳn phải biết, hiểu…. Dù là các em mở bài theo cách nào thì điều chính yếu không thể quên đó là “phải đề cập chính xác vấn đề, câu nói được nêu ra trong đề bài” Ví dụ: Đề: Anh (chị) hãy trình bày quan điểm của bản thân bằng đoạn văn 200 chữ về câu nói của tổng thống BrahaLinhcon trong bức thư gửi Hiệu trưởng nơi con trai mình đang theo học: “Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kị”. Học sinh có thể dễ dàng mở đoạn bằng cách trực tiếp nêu vấn đề: - Ngoài những phẩm chất chưa tốt như tự kiêu, tự mãn, giả tạo thì còn có một thói xấu mà theo thời gian, nó sẽ khiến con người ngày càng trở nên tầm thường, đó là “đố kị”. - Như một thói quen, con người không ai cho rằng mình xấu cả, nhưng có những điều dù lí trí không muốn nó vẫn hiển hiện, một trong số đó là sự đố kị. - Cuộc sống sẽ có thêm muôn vàng điều tươi đẹp nếu con người tránh xa sự đố kị… 3.2.3.3. Cách xác định trọng tâm đối với các vấn đề đặt ra trong đoạn văn Dù đã biết về lí thuyết nhưng còn rất nhiều học sinh lúng túng khi tiếp xúc với dạng đề này, đặc biệt nhất là các em không biết nói trọng tâm (thân đoạn) là gì? Để giải quyết khó khăn đó, khi tiếp xúc với đề bài, các em nên đặt câu hỏi với vấn đề được nêu: - Vấn đề đó là gì? - Vấn đề đó là như thế nào? 5
  6. - Đặt ra vấn đề để làm gì? Vì sao? Học sinh trả lời các câu hỏi như trên thì các em đã đáp ứng được yêu cầu cần thiết nhất. Với ví dụ trên, học sinh lần lượt trả lời các câu hỏi: - Đố kị là gì? - Biểu hiện của sự đố kị? - Tránh xa sự đố kị để làm gì? Vì sao? Khi đó học sinh cũng đã làm rõ yêu cầu của đề bài. 3.2.3.4. Cách kết bài hiệu quả Thông thường, khi làm bài văn nghị luận xã hội thì luận điểm cuối của thân bài là “Đánh giá, suy nghĩ của bản thân” về vấn đề. Tuy nhiên khi yêu cầu viết đoạn văn 200 chữ, học sinh nên sử dụng luận điểm ấy để kết đoạn. Và để có một kết đoạn hiệu quả đúng yêu cầu, các em cần: - Một là: khẳng định lại vấn đề Chẳng hạn: Đó là thông điệp hết sức đúng đắn và ý nghĩa; Đó là hiện tượng phổ biến và tác động tiêu cực, làm cản trở sự phát triển của xã hội…. - Hai là: suy nghĩ, việc làm của bản thân Chẳng hạn: cố gắng học tập, rèn luyện, có suy nghĩ sâu sắc và đúng đắn, biết sống có đam mê, tuyên truyền vận động… - Ba là (để đoạn văn hay hơn, đặc sắc hơn): Nên có một câu nói có thể của người khác (những người nổi tiếng) hoặc của bản thân, xúc tích, hợp chủ đề, làm tăng sự hấp dẫn của đoạn văn. Chẳng hạn: “Thành công chỉ là suy tưởng với những người lười biếng”, hoặc “Hạnh phúc là khi con người được sống trọn vẹn với đam mê”… Với ví dụ trên, học sinh có thể kết đoạn: - Khẳng định đó là một bản tính xấu, nên khắc phục. - Bản thân cần cố gắng học tập, rèn luyện đạo đức, hãy suy nghĩ theo hướng tích cực luôn nổ lực để có được thành công… - Câu nói “Đố kị là con rắn độc, nó sẽ gặm nhắm khối óc và làm suy đồi trái tim”. 3.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến Giải pháp trên đã được áp dụng mang lại hiệu quả cao tại đơn vị và có thể áp dụng cho các trường THPT trong tỉnh có điều kiện tương tự. 3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến Qua một thời gian áp dụng đồng bộ các biện pháp đã nêu trong sáng kiến, thực tế bản thân giảng dạy nhận được kết quả rất khả quan so với năm học 2018 – 2019 khi chưa áp dụng giải pháp cụ thể như sau: 6
  7. Bảng so sánh kết quả học tập của học sinh khi viết đoạn văn nghị luận xã hội trong bài viết số 2. Số lượng Khá - giỏi Trung bình Yếu - kém Năm học học sinh SL % SL % SL % 2018-2019 78 21 26,9 46 59 11 14,1 2019-2020 74 29 39,2 42 56,7 3 4,1 3.5. Tài liệu kèm theo gồm: - Phiếu hướng dẫn các bước viết đoạn văn (1 bản) - Phiếu viết mở đoạn (1 bản) - Phiếu viết thân đoạn (1 bản) - Phiếu viết kết đoạn (1 bản) - Phiếu kết quả thực hành của học sinh (1 bản) Kiên Giang, ngày 26 tháng 12 năm 2019 Người mô tả Hồ Thị Kim Hoàng 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2