intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp tổ chức hoạt động chuyên đề thư viện đạt hiệu quả cấp cụm trường THPT trên địa bàn thị xã Tân Châu tại trường THPT Nguyễn Quang Diêu

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

32
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm được hoàn thành với một số biện pháp như: Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo về công tác thư viên; Nâng cao nhận thức của tập thể BGH, cán bộ, giáo viên, nhân viên và tổ công công tác thư viện trong nhà trường;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Biện pháp tổ chức hoạt động chuyên đề thư viện đạt hiệu quả cấp cụm trường THPT trên địa bàn thị xã Tân Châu tại trường THPT Nguyễn Quang Diêu

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG THPT Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc NGUYỄN QUANG DIÊU Tân Châu, ngày 08 tháng 02 năm 2020 BÁO CÁO Biện pháp tổ chức hoạt động chuyên đề thư viện cấp cụm trường THPT trên địa bàn thị xã Tân Châu đạt hiệu quả tại trường THPT Nguyễn Quang Diêu. I. SƠ LƯỢC LÍ LỊCH TÁC GIẢ: - Họ và tên: NGUYỄN VĂN THỊNH. - Ngày tháng năm sinh: 22/02/1981. - Nơi thường trú: Số 666, tổ 14, ấp Long Hiệp (KDC Tây Kinh Đào), Xã Long An,Thị Xã Tân Châu,tỉnh An Giang. - Đơn vị công tác:Trường THPT Nguyễn Quang Diêu. - Chức vụ: Phó Hiệu trưởng. - Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm toán. - Lĩnh vực công tác: Quản lí. II. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ: Nêu tóm tắt tình hình đơn vị, những thuận lợi, khó khăn của đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ Trường THPT Nguyễn Quang Diêu được thành lập theo Quyết định số 1516/QĐ-UBND ngày 08/08/2006 của UBND tỉnh An Giang lấy tên trường THPT Nguyễn Quang Diêu có chức năng giáo học sinh bậc THPT hệ công lập. Địa điểm ban đầu đặt tại trường THCS Tân An, tọa lạc tại Ấp Tân Phú B, xã Tân An, Huyện Tân Châu (nay là Thị xã Tân Châu), tỉnh An Giang. Trong 04 năm học từ năm 2006-2007 đến 2009-2010, trường gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất chưa có, phải tạm mượn của trường THCS Tân An, trường Tiểu học “A” Tân An và Trung tâm dạy nghề Tân Châu. Đến giữa năm học 2009- 2010 trường chuyển về cơ sở vật chất mới xây dựng, nhưng chưa hoàn chỉnh tại Ấp Tân Hòa C, xã Tân An, Thị xã Tân Châu. Về đội ngũ giáo viên, phần lớn trẻ, mới ra trường, kinh nghiệm giảng dạy và quản lý học sinh chưa có. Chất lượng học tập của học sinh rất hạn chế, đầu vào thấp, ý thức học tập không cao, ham chơi hơn ham học. Đời sống kinh tế của nhân dân địa phương còn nhiều khó khăn, chủ yếu sống bằng nghề nông, ít quan tâm nhiều đến tình hình học tập của con em. 1
  2. Đến nay Trường THPT Nguyễn Quang Diêu thật sự có cơ sở riêng, tương đối khang trang, đảm bảo đầy đủ các phòng chức năng phục vụ tốt cho hoạt động dạy và học, cảnh quan sư phạm đảm bảo xanh – sạch – đẹp, thoáng mát với đầy đủ trang thiết bị dạy học hiện đại, hướng phát triển theo quy mô một trường đạt chuẩn quốc gia. Đến năm 2014, trường đã được Chủ tịch UBND tỉnh An Giang công nhận trường đạt Chuẩn Quốc gia; công tác kiểm định chất lượng giáo dục được Sở GD – ĐT An Giang công nhận đạt chuẩn mức độ I. Hiện nay nhà trường tiếp tục phấn đấu duy trì và phát triển hơn nữa thành quả mà trường đã đạt được trong những năm tiếp theo. 1. Thuận lợi - Được sự quan tâm chỉ đạo của Sở GD-ĐT An Giang, của Thị Ủy, UBND Thị Xã Tân Châu. Đặc biệt là sự quan tâm hỗ trợ, tạo điều kiện hoạt động của Đảng ủy, UBND xã Tân An và các địa phương lân cận. - Cơ sở vật chất khang trang, cảnh quan sư phạm xanh- sạch- đẹp. Khuôn viên nhà trường rộng rãi, CSVC đầy đủ các khối công trình phục vụ giảng dạy và học tập. - Tập thể đa số, trẻ, nhiệt tình, dần được trưởng thành qua quá trình công tác, có ý thức trách nhiệm cao; đăc biệt là tinh thần đoàn kết nội bộ, ý thức chấp hành tổ chức kỷ luật được nâng cao trong những năm học qua. - HS đạo đức tốt, có tinh thần ham học, có ý thức chấp hành nội quy và có ý chí vươn lên trong học tập. - Có kết quả của các năm học trước khá phấn khởi, tạo lòng tự tin trong đội ngũ CBGV, HS và sự tin tưởng của nhân dân địa phương. - Thư viện trường được công nhận đạt chuẩn. Công tác chỉ đạo hoạt động thư viện của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang rất quan tâm đến hoạt động thư viện của trường thường xuyên giúp đỡ, hỗ trợ nhân viên thư viện của trường hoạt động. 2. Khó khăn - Đội ngũ vẫn còn ít kinh nghiệm trong giảng dạy, công tác quản lý HS, cũng như phối hợp với gia đình HS và địa phương trong việc giáo dục đạo đức, rèn luyện các kỹ năng sống, giá trị sống cho HS. - HS phân bố ở nhiều địa bàn khác nhau, đa phần thuộc vùng nông thôn, một bộ phận không nhỏ gia đình vẫn còn khó khăn, chi phối trực tiếp đến việc đầu tư giáo dục cho con em. Chất lượng HS đầu vào tương đối thấp, không đồng đều. - Kinh tế địa phương còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng không nhỏ tới công tác XHH giáo dục của nhà trường, môi trường xã hội xung quanh trường hàng quán còn nhiều phức tạp, ảnh hưởng tới việc giáo dục đạo đức HS. 2
  3. - Đời sống của CBGV còn nhiều khó khăn, từ đó một bộ phận giáo viên chưa thật sự toàn tâm trong công việc, ảnh hưởng tới chất lượng giảng dạy và công tác. - Nhân viên thư viện chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện hoạt động thư viện đạt hiệu quả. - Tên sáng kiến: Biện pháp tổ chức hoạt động chuyên đề thư viện đạt hiệu quả cấp cụm trường THPT trên địa bàn thị xã Tân Châu tại trường THPT Nguyễn Quang Diêu. - Lĩnh vực: Quản lí thư viện III.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA SÁNG KIẾN 1.Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến Trường THPT Nguyễn Quang Diêu là trường thuộc địa bàn ở nông thôn tại xã Tân An, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, cách trung tâm thị xã 7 km. Trước năm 2010 trường chưa có cơ sở vật chất riêng, địa điểm ban đầu đặt tại trường THCS Tân An, tọa lạc tại ấp Tân Phú B, xã Tân An, huyện Tân Châu (nay là thị xã Tân Châu), tỉnh An Giang.Trong 04 năm học từ năm 2006-2007 đến 2009-2010 cơ sở vật chất chưa có, tạm mượn của trường THCS Tân An, trường Tiểu học “A” Tân An và Trung tâm dạy nghề Tân Châu, đến năm 2010-2011 trường chuyển về cơ sở mới xây dựng tại ấp Tân Hòa C, xã Tân An, thị xã Tân Châu,tỉnh An Giang. Vị trí của trường ở xã Tân An, thị xã Tân Châu,tỉnh An Giang, do đó số lượng học sinh của trường năm học 2006 -2007 chỉ có 9 lớp. Đến năm học 2019-2020 với tất cả có 22 lớp (7 lớp khối 10, 8 lớp khối 11 và 7 lớp khối 12), tập trung chủ yếu các em thuộc địa bàn các xã Tân An, Long An, Tân Thạnh và Vĩnh Hòa, thuộc thị xã Tân Châu tỉnh An Giang. Đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên ngày đầu mới thành lập chỉ có 26 cán bộ, biên chế có 01 tổ văn phòng và 02 tổ chuyên môn: tự nhiên và xã hội. Chi bộ Đảng của trường số lượng Đảng viên chỉ có 03 Đảng viên. Đến năm học 2019 – 2020 đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên là 59, trong đó 49 giáo viên, biên chế có 01 tổ văn phòng với 10 thành viên (BGH:3, Nhân viên 7 (1 Kế toán, 1 Văn thư, 1 thiết bị, 2 bảo vệ, 1 y tế và 1 nhân viên thư viên) và 09 tổ chuyên môn, đảng bộ trường có 42 Đảng viên.Trình độ cán bộ giáo viên – nhân viên hiện nay 100% đều đạt chuẩn và trên chuẩn, tốt nghiệp hệ chính quy, tuổi đời và tuổi nghề đa số là trẻ. Từ năm học 2010-2011 trường có cơ sở mới với 4 khối: khối hành chánh, hiệu bộ (phòng BGH, đoàn thể, thư viện, phòng hành chính, phòng giáo viên, phòng y tế), khối 6 phòng học, khối 10 phòng học và khu thực hành thí nghiệm, với tổng diện tích của toàn trường trên 14.500 m2. Đời sống kinh tế ở địa phương còn khó khăn nên nhiều gia đình chỉ tập trung đầu tư cho cuộc sống kinh tế gia đình là chính, do dó đa số phụ huynh học sinh ít 3
  4. quan tâm theo dõi việc học tập, cũng như việc vui chơi, giải trí lành mạnh của con em. Học sinh còn rụt rè khi được mời lên phát biểu, còn lúng túng khi tham gia các hoạt động chung của nhà trường, việc tự quản, tự học của học sinh chưa thực sự hiệu quả, kỹ năng điều khiển tập thể, nhận xét đánh giá còn hạn chế, kỹ năng hòa nhập,… của các em còn nhiều hạn chế. Chất lượng giáo dục các năm qua của đơn vị *Kết quả học tập: Năm 2012 – 2013 – 2014 – 2015- 2016- 2017- học 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Giỏi 15.78% 27.68% 29,26% 37,38% 30,01% 33,45% Khá 40.24% 42.48% 44,81% 46,36% 55,29% 57,38% TB 41.08% 27.21% 23,3% 15,29% 17,07% 9,17% Yếu 2.89% 2.39% 2,59% 0,49% 00% 00% Kém 0.0% 0.24% 0.0% 0,49% 00% 00% * Kết quả hạnh kiểm: 2012 – 2013 – 2014 – 2015- 2016- 2017- Năm học 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tốt 73,98% 78,52% 87,41% 87,99% 95,2% 95,1% Khá 18,43% 14,92% 9,75% 10,19% 4,33% 4,4% TB 6,51% 6,20% 2,84% 1,21% 0,48% 0,48% Yếu 1,08% 0,36% 00% 0,61% 00% 00% *Học sinh đỗ tốt nghiệp THPT và CĐ-ĐH 2012 – 2013 – 2014 – 2015- 2016- 2017- Năm học 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tốt nghiệp 99,19% 99,64% 96,7% 96,6% 100% 100% THPT Đỗ CĐ – ĐH 46,8% 54,79% 54,66% 56,6% 51,7% 68,9% HS giỏi cấp 20 giải 06 giải 12 giải 24 giải 18 giải 22 giải tỉnh 4
  5. *Hiệu quả đào tạo: Năm 2012 – 2013 – 2014 – 2015- 2016- 2017- học 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tỷ lệ: % 81.29% 89.5% 87% 87,7% 91.2% 88,4% * Số liệu học sinh bỏ học 2012 – 2013 – 2014 – 2015- 2016- 2017- Năm 2013 2014 2015 2016 2017 2018 học SL SL SL SL SL TL SL TL SL TL SL TL Tron 0, 2.5 1.5 1.1 0,71 g 22 13 11 1.3% 10 06 % 8 98 8% 2% 9% năm % * Đối với Hoạt động thư viện: Thư viện trường học có vai trò rất đặc biệt: Đây là nơi lưu giữ, cung cấp, bổ sung, cập nhật kiến thức để cho những bài giảng thêm phong phú và sinh động, giúp các thầy cô giáo tiếp cận với những phương pháp giảng dạy tiên tiến, tích cực. Các thầy cô giáo sử dụng những tri thức từ sách báo để hướng dẫn học sinh bổ sung kiến thức mà mình chưa có điều kiện để trình bày trên lớp. Đây chính là con đường tốt nhất để nâng cao hiệu quả dạy và học. Hiểu được vấn đề, tuy nhiên trong thực tế, từ khi nhận nhiệm vụ quản lý bộ phận thư viện bản thân còn gặp nhiều khó khăn, rất đau đầu trong việc tiến hành thực hiện bởi nhiều nguyên nhân: - Tổ trưởng tổ công tác thư viện người trực tiếp lãnh đạo bộ phận thư viện - không được tập huấn quản lý một cách bài bản; Chưa nắm rõ văn bản có liên quan đến thư viện. Công tác chỉ đạo còn mập mờ, lúng túng. Do quản lý nhiều bộ khác nên việc đầu tư một bộ phận còn hạn chế. Công tác tham mưu của nhân viên thư viện còn yếu. Nên các hoạt động ngoại khóa của các tổ chuyên môn thể thể tiến hành. Chủ yếu là tổ chức tháng bộ môn, giới thiệu sách dưới cờ,.... chưa từng tổ chức hoạt động thư viện quy môn cấp toàn trường với sự tham gia của tất cả cán bộ giáo viên nhân viên và học sinh toàn trường hay cấp cụm liên trường THPT trong địa bàn thị xã Tân Châu. - Tổ công tác thư viện được thành lập nhưng chưa phát huy tác dụng. Do chưa nâng cao nhận thức, chưa giao nhiệm vụ rõ ràng, xem nhẹ chức năng lên kế hoạch cũng như việc tạo động lực và những giải pháp hỗ trợ kịp thời cho các thành viên trong tổ công tác thư viện. Các thầy cô cho đó là việc của thư viện. Thầy cô chỉ có 5
  6. nhiệm vụ giảng dạy. Có chăng chỉ là hoạt động chủ điểm các ngày lễ lớn. Do đó, còn gặp những khó khăn nhất định về cả nội dung lẫn hình thức tổ chức dẫn đến những hoạt động NGLL cấp toàn trường. - Trình độ nhân viên thư viện yếu về chuyên môn, lẫn nghiệp vụ công tác nên chưa biết cách khai thác đội ngũ cộng tác viên thư viện trong học sinh để hỗ trợ NVTV hoàn thiện công tác xử lý kỷ thuật tài liệu, tổ chức các hội thi quy mô toàn trường, Từ đó, chưa tạo được sự gắn kết giữa Thầy và trò trong việc sinh hoạt tập thể. Chưa phát huy được năng khiếu, sở trường, sự sáng tạo của các em trong lĩnh vực của từng bộ môn. Chưa tạo được sân chơi bổ ích “Học mà chơi. Chơi mà học” để các em được: giao lưu, vui chơi, phát huy năng khiếu của mình. Chưa tạo được sự đoàn kết gắn bó trong một tập thể, cho các em “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, từ đó, hạn chế việc học sinh bỏ học. 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến kinh nghiệm Xuất phát từ những quan điểm chỉ đạo về đổi mới căn bản, toàn diện của Đảng ta, Nghị quyết 29-NQ/TW Khóa XI đã xác định rõ: “Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội ”. Mục tiêu phát triển Giáo dục - Đào tạo là “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân....”, “... Đối với giáo dục phổ thông, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn...” đã khẳng định vai trò của Giáo dục - Đào tạo là vô cùng quan trọng. Để thực hiện quan điểm chỉ đạo và đạt được mục tiêu đề ra trong Nghị quyết, một trong những vấn đề bức xúc đặt ra đòi hỏi người cán bộ quản lý phải tạo ra một bước chuyển mạnh mẽ về tổ chức các hoạt động giáo dục sao cho có hiệu quả. Để tạo ra được sự phát triển năng lực toàn diện của học sinh đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc tổ chức các hoạt động giáo dục trong nhà trường, phải có kế hoạch, có biện pháp chỉ đạo xây dựng và thực hiện nền nếp hoạt động dạy học một cách cụ thể. Hiện nay việc đổi mới công tác quản lý thư viện, nâng cao chất lượng dạy học và giáo dục toàn diện đang là yêu cầu cấp thiết của Ngành nói chung và các trường 6
  7. trong lộ trình xây dựng xã nông thôn mới, xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia nói riêng; Vì thế công tác tham mưu, chỉ đạo, phối hợp tổ chức và hoạt động là nhu cầu bức xúc của Tổ trưởng tổ công tác thư viện. Theo tôi, thư viện trường học muốn hoạt động mạnh, hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục toàn diện thì rất cần một Tổ trưởng tổ công tác thư viện nắm vững các văn bản chỉ đạo. Biết tham mưu với Hiệu trưởng tìm nguồn kinh phí bổ sách-báo, CSVC, hoạt động ngoại khóa cho thư viện, Song song đó, rất cần một nhân viên thư viện phải biết học hỏi để mạnh dạn tham mưu cho BGH tổ chức các hoạt động ngoại khóa cấp trường nhằm nâng cao nhân thức về vai trò vô cùng quang trọng của thư viện trường học. Hoạt động của thư viện không chỉ là nhiệm vụ của nhân viên thư viện mà là của toàn thể hệ thống chính trị trong nhà trường, đây là những cánh tay nối dài giúp cán bộ quản lý bộ phận thư viện phối hợp hiệu quả với các bộ phận trong việc xây dựng tổ chức các hoạt động thư viện đạt hiệu quả. Căn cứ vào hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang trong đầu năm học 2018- 2019 về tổ chức hoạt dộng chuyên đề thư viện cấp cụm trường THPT trên địa bàn thị xã Tân Châu. Từ đó với vai trò là phó hiệu trưởng chuyên môn phụ trách hoạt động của tổ thư viện, tôi cùng với nhân viên thư viện xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động chuyên đề thư viện cấp cụm trường THPT trên địa bàn thị xã Tân Châu tại trường THPT Nguyễn Quang Diêu, Qua đó nhà trường góp phần tạo sân chơi cho các em học sinh trên địa bàn thị xã để giao lưu học hỏi lẫn nhau; giáo dục kĩ năng sống, kích thích niềm đam mê đọc sách cho học sinh; nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên về vai trò của hoạt động thư viện trong việc giáo dục toàn diện học sinh. 3. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm Với sự cần thiết như trên Đảng ủy, BGH nhà trường rất quan tâm đến việc tổ chức hoạt động chuyên đề thư viện cấp cụm trường THPT trên địa bàn thị xã Tân Châu tại trường THPT Nguyễn Quang Diêu; bản thân tôi cùng với tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, phụ huynh học sinh, địa phương,… Phối hợp với các trường THPT trên địa bàn thị xã Tân Châu và đặc biệt tranh thủ sự chỉ đạo, góp ý của lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang về việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện theo kế hoạch. Để đạt được cơ bản các nội dung như trên nhà trường đã xác định một số biện pháp như sau: 3.1.Biện pháp 1: Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo về công tác thư viên. Quyết định số 61/1998/QĐ-BGD&ĐT ban hành Quy chế tổ chức thư viện trường phổ thông; Quyết định số 01/2003/QĐ-BGD&ĐT, Quyết định số 7
  8. 01/2004/QĐ-BGD&ĐT quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông; Công văn 11185/GDTH hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông; Công văn số 2049/GDĐT-TVTB về thống nhất nghiệp vụ thư viện trong tỉnh An Giang; kế hoạch số 136/KH-SGDĐT ngày 30 tháng 8 năm 2018 về tổ chức các hoạt động chuyên đề và sinh hoạt chuyên môn công tác Thư viện trường học cấp THPT - Năm học 2018 – 2019. Từ những quyết định, văn bản chỉ đạo, bản thân tôi đã nghiên cứu và nắm tinh thần chỉ đạo của cấp trên. Từ đó, vận dụng vào tình hình thực tế tại đơn vị, vào năng lực của NVTV đề tiến hành những biện pháp xây dựng kế hoạch và đồng thời tiến hành tổ chức quán triệt các văn bản này đến các tổ bộ môn và cá nhân phụ trách. 3.2.Biện pháp 2: Nâng cao nhận thức của tập thể BGH, cán bộ, giáo viên, nhân viên và tổ công công tác thư viện trong nhà trường: Hoạt động thư viện trong nhà trường là việc làm hết sức quan trọng và rất ý nghĩa quyết định cho việc tổ chức thành công kế hoạt chuyên đề cấp cụm; Hình thức thực hiện vào đầu năm học Đảng ủy, BGH quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, quy định của ngành về đổi mới căn bản và toàn diện về giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Nêu ý nghĩa của các hoạt động thư viện và kế hoạch tổ chức tổ chức hoạt động chuyên đề thư viện cấp cụm trường THPT trên địa bàn thị xã Tân Châu tại trường THPT Nguyễn Quang Diêu để tập thể thầy, cô giáo, học sinh thấy được vai trò rất lớn của hoạt động thư viện ảnh hưởng đến giáo dục toàn diện của học sinh hiện nay. Bằng các hình thức tuyên truyền như: - Họp lệ các chi bộ trong nhà trường, họp cốt cán, họp tổ công tác thư viện. - Họp sinh hoạt chủ nhiệm hàng tuần, sinh hoạt tiết dưới cờ hàng tuần. - Các cuộc thi, hội thi tuyên truyền,… Khi thực hiện giải pháp này bản thân nhận thấy nhận thức của tổ trưởng tổ công tác thư viện và nhân viên thư viện có vai trò rất lớn, vì khi nhận thức đúng sẽ thúc đẩy được toàn thể cán bộ, giáo viên nhân viên của đơn vị thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra. 3.3.Biện pháp 3: Họp Tổ công tác Thư viện – Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động chuyên đề thư viện cấp cụm: 3.3.1 Họp Tổ công tác Thư viện (mời thêm giáo viên tổ bộ môn toán): Sau khi nghiên cứu các văn bản, nắm vững nội dung chỉ đạo cấp trên. Dựa vào Quyết định thành lập tổ công tác thư viện. Tôi tổ chức họp Tổ công tác thư viện để bàn bạc các phương án tiến hành. Gặp một số khó khăn như sau: 8
  9. - Trường chưa từng tổ chức hoạt động chuyên đề thư viện cấp cụm. Nhân viên thư viện chưa nắm rõ để tham mưu cho BGH trong công tác tổ chức hoạt động chuyên đề cấp cụm, các bài giới thiệu sách viết thế nào cho hay,... - Nội dung chuyên đề thư viện cấp cụm được Sở Giáo dục và Đào tạo chọn với Chủ đề: “ Toán học vui – vui học toán ” chưa từng được tổ chức ở các trường THPT trên địa bàn trong tỉnh. - Về nội dung tuyên truyền miệng: Tổ chức như thế nào cho hay và có hiệu quả? hình thức như thế nào? Nội dung thế nào? Ai là người thực hiện? - Về Tuyên truyền trực quan: Trưng bày các gian hàng như thế nào? Bố trí ra sao? Thiết kế như thế nào?Ai là người thực hiện? - Kinh phí chi cho các hoạt động này lấy từ đâu? Ai chỉ đạo? Quyết toán sao được? Từ các khó khăn nêu trên bản thân tôi và nhân viên thư viện đặt ra các vấn đề để tất cả các thành viên trong tổ công tác thư viện (có các thành viên và giáo viên tổ bộ môn toán tham gia vì chủ đề chính là của bộ môn toán) trao đổi góp ý để tìm ra các giải pháp tháo gở để từ đó hình thành cơ bản kế hoạch dự thảo về công tác tổ chức hoạt động chuyên đề thư viện cấp cụm do nhân viên thư viện xây dựng kế hoạch tham mưu cho BGH kế hoạch dự thảo này và trình hiệu trưởng phê duyệt vì có tham mưu kinh phí tổ chức từ công tác xã hội hóa. 3.3.2 Phối hợp với các trường THPT trong địa bàn thị xã thông qua kế hoạch dự thảo hoạt động chuyên đề thư viện cấp cụm: 3.3.2.1 Tổ chức họp lần thứ nhất: Trường THPT Nguyễn Quang Diêu thông qua kế hoạch khung dự thảo để các trường thảo luận đóng góp để đi đến thống nhất. Ngay từ đầu năm học nhà trường tổ chức mời tất cả các cán bộ thư viện và Ban giám hiệu phụ trách của các trường về trường THPT Nguyễn Quang Diêu để thảo luận, trao đổi, chủ động lựa chọn nội dung đăng kí cho phù hợp với tình hình đặc điểm của từng trường THPT cụ thể trong địa bàn thị xã sao cho không trùng các nội dung, đồng thời các hình thức thể hiện cũng phải đa dạng các thể loại khác nhau mục đích tạo nên chương trình tổng thể cho buổi hoạt động ngoại khóa thật sự hấp dẫn người xem không bị nhàm chán và lặp đi lặp lại một thể loại nào đó. Nội dung kế hoạch dự thảo khung cơ bản phân công như sau: a. Cụ thể đối với các trường THPT trên địa bàn thị xã: 9
  10. + Phân công cán bộ thư viện dự họp đầy đủ, đúng thành phần; cùng với Ban Tổ chức hoạt động chuyên đề của cụm trường THPT Nguyễn Quang Diêu trong việc thống nhất nội dung thực hiện chương trình hoạt động cho từng trường. + Đăng ký và tổ chức tập dượt các tiết mục tham gia hoạt động góp phần nâng cao chất lượng cho buổi tổ chức hoạt động. Đảm bảo thời gian của mỗi tiết mục của các đơn vị từ 10 đến 15 phút. (MC của trường sẽ giao sân khấu cho các đơn vị tổ chức và thực hiện hoạt động của đơn vị mình trên sân khấu, đồng thời tự chuẩn bị MC dẫn chương trình) + Gửi thư điện tử về Trường THPT Nguyễn Quang Diêu: Kịch bản tiết mục thuộc nội dung truyên truyền miệng của đơn vị mình theo thời gian phù hợp mà trường THPT Nguyễn Quang Diêu đề ra. + Các trường THPT cử cán bộ thư viện và các thành viên trong đoàn thực hiện chương trình hoạt động đến tại trường THPT Nguyễn Quang Diêu để chạy chương trình và rút kinh nghiệm theo đúng thời gian quy định. + Mỗi đơn vị phân công cụ thể về nhân lực, vật lực có liên quan đến chủ đề và nội dung đăng ký tham gia để phục vụ cho buổi hoạt động sinh hoạt chuyên đề Thư viện. + Thông báo kịp thời cho Ban Tổ chức của trường THPT Nguyễn Quang Diêu những tình huống phát sinh để kịp thới khắc phục (nếu có). b. Cụ thể đối với Trường THPT Nguyễn Quang Diêu: + Phối hợp với các trường THPT trên địa bàn Thị Xã Tân Châu để tổng hợp, xây dựng kế hoạch chung và chương trình chi tiết cho hoạt động; thành lập Ban tổ chức, phân công thực hiện nhiệm vụ cụ thể cho từng nội dung tổ chức, dự trù kinh phí hoạt động, tổ chức quán triệt nội dụng kế hoạch trong toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường. + Cán bộ Thư viện chuẩn bị đầy đủ các loại tài liệu, sách, báo phù hợp với chuyên đề, chuẩn bị phần thưởng cho các trò chơi trong buổi hoạt động. + Dựng sân khấu, bàn ghế ngồi cho đại biểu và học sinh; chuẩn bị và bố trí các gian hàng phục vụ trưng bày, triển lãm; các Tổ chuyên môn nhà trường phân công lực lượng trang trí, tiếp khách trước, trong và sau khi diễn ra buổi tổ chức hoạt động của chuyên đề. + Phân công lực lượng hỗ trợ cán bộ Thư viện mang sách ra và thu hồi sách sau khi kết thúc hoạt động. 10
  11. + Chuẩn bị phòng họp cho việc trao đổi thảo luận về nghiệp vụ chuyên môn. + Tổ chức các kỳ họp cán bộ Thư viện để trao đổi, thống nhất nội dung, chương trình hoạt động (có thư mời riêng). c. Kinh phí thực hiện: Tùy theo điều kiện, các trường có thể tranh thủ nguồn kinh phí xã hội hóa hoặc nguồn kinh phí hợp pháp khác của đơn vị nhằm đảm bảo thực hiện tốt các hoạt động chuyên đề Thư viện cụm các trường THPT trên địa bàn Thị Xã Tân Châu theo kế hoạch đề ra. d. Nội dung hoạt động chuyên đề thư viện cấp cụm: Theo kế hoạch chỉ đạo tổ chức chuyên đề thư viện của Sở Giáo dục và Đào tạo có ba nội dung chính. Từ đó trường THPT Nguyễn Quang Diêu dự kiến phương án khung tổ chức như sau: (lưu ý chưa áp đặt các trường phải chọn nội dung mà để các trường tự nguyện chọn nội dung đăng kí cho phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường, đây là đều hết sức quan trọng nhằm phát huy tính tích cực hợp tác và chủ động trong thực hiện hoạt động chuyên đề đạt hiệu quả cao nhất) - Nội dung 1: Tuyên truyền miệng với 7 thể loại dự kiến như sau: + Giới thiệu sơ lược về tiểu sử nhà chí sĩ Nguyễn Quang Diêu mà nhà trường mang tên. + Tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà toán học. + Hoạt cảnh: “Tiểu sử nhà toán học cụ thể: “…………………….”. + Đố vui toán học: “Hò,vè, nghe nhạc,vấn đáp” + Diễn vỡ kịch về môn Toán chủ đề: “ ……………………..” + Hòa nhịp và thử tài toán học + Thời trang Toán học. * Đây là nội dung mang tính chất gợi ý của đội chủ nhà cho các trường tham khảo, các trường có thể đổi nội dung khác cho phù hợp với đặc điểm của trường mình. - Nội dung 2: Tuyên truyền trực quan: Trưng bày các gian hàng ( gồm 7 gian hàng) + Triển lãm sơ đồ tư duy và chân dung, tiểu sử các nhà khoa học. + Mô hình cánh cửa tri thức. 11
  12. + Mô hình vòng xoáy của tri thức. + Mô hình lăng trụ . + Mô hình khối tròn xoay. + Mô hình Gian hàng ẩm thực 1. + Mô hình Gian hàng ẩm thực 2. * Xét tình hình thực tế vì các trường THPT trên địa bàn thị xã có khoảng cách tương đối xa với trường THPT Nguyễn Quang Diêu nên nội dung này trường THPT Nguyễn Quang Diêu xin được đảm nhận, điều này tạo thuận lợi về việc đi lại, trưng bày cho các trường THPT trên địa bàn thị xã. Tuy nhiên ban tổ chức của trường chủ nhà cần sự hỗ trợ về mặt định hướng, hướng dẫn của nhân viên thư viện của các trường trên địa bàn cho nhà trường trưng bày các gian hàng sao cho đa dạng về hình thức và bố trí cách trưng bày thu hút người xem. - Nội dung 3: Trao đổi thảo luận về nghiệp vụ chuyên môn + Thành phần: tất cả đại biểu tham dự chuyên đề. + Hình thức tổ chức: báo cáo tham luận, thảo luận, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về việc sắp xếp kho tài liệu. + Địa điểm: trường THPT Nguyễn Quang Diêu * Nội dung này do nhóm trưởng thư viện trường THPT trong địa bàn thị xã phân công theo chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo về hoạt động của công tác thư viện. e. Dự kiến các mốc thời gian hoạt động chuyên đề thư viện cấp cụm cần thống nhất gồm: - Thời gian họp lần nhất:…… - Thời gian họp lần hai:……. - Thời gian nộp nội dung chương trình và kịch bản (bằng mail và văn bản) cụ thể của từng trường cho Ban tổ chức:…... - Thời gian chạy trình để rút kinh nghiệm:….. - Thời gian tổ chức chính thức:….. 3.3.2.2 Tổ chức họp lần thứ hai: Trường THPT Nguyễn Quang Diêu mời tất cán bộ thư viện các trường để đi đến thống nhất đăng kí nội dung cụ thể. 12
  13. - Thời gian họp lần thứ hai này sau thời gian họp lần nhất khoảng 2 tuần, với mục đích để các trường có thời gian chuẩn bị để chọn lựa nội dung và đăng kí cho phù hợp với đặc điểm của từng trường. - Từ việc đăng kí nội dung của các trường trong phiên họp cán bộ thư viện của trường THPT Nguyễn Quang tổng hợp đăng kí và đi đến thống nhất các nội sao cho các nội dung đăng kí của các trường đa dạng về mặt hình thức và nội dung theo khung chương trình mà trường chủ nhà đã đưa ra. (nếu có trùng lắp thì thống nhất cho đổi nội dung hoặc đội chủ nhà ưu tiên cho các trường bạn đăng kí trước) - Các trường tiến hành viết chương trình, kịch bản nộp cho Ban tổ chức cần đúng thời gian theo quy định. Chú ý thời lượng của các trường trong nội dung của mình phải được kiểm tra và thực phải nghiêm ngặt về mặt thời gian trong khung từ 10 phút đến tối đa 15 phút. - Nội dung cụ thể đã thống nhất như sau: a. Tuyên truyền miệng: Nội dung 1 : Giới thiệu sơ lược về tiểu sử nhà chí sĩ Nguyễn Quang Diêu mà nhà trường mang tên. (Trường THPT NQD: Nhóm Sử phối hợp Tổ Văn viết kịch bản, chọn học sinh giới thiệu và minh họa thực hiện) Nội dung 2: Tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp của các nhà toán học. (Đơn vị thực hiện: Trường THPT Đức Trí) Nội dung 3 : Hoạt cảnh: “Tiểu sử nhà toán học Lương Thế Vinh”. (Trường THPT NQD: Tổ Toán + CBTV: chọn học sinh thực hiện) Nội dung 4: Đố vui toán học: “Hò,vè, nghe nhạc,vấn đáp” (Đơn vị thực hiện: Trường THPT Tân Châu). Nội dung 5: Diễn kịch về môn Toán “ Câu chuyện xóm làng” (Đơn vị thực hiện: Trường THPT Vĩnh Xương) Nội dung 6: Hòa nhịp và thử tài toán học (Đơn vị thực hiện: Trường THPT Châu Phong) Nội dung 7: Thời trang Toán học. (Trường THPT NQD: Tổ toán + CBTV: chọn học sinh thực hiện) b. Tuyên truyền trực quan: Trưng bày các gian hàng ( gồm 7 gian hàng nội dung này do trường THPT Nguyễn Quang Diêu đảm nhận và có kế hoạch riêng phân công cụ thể cách tổ chức thực hiện) 13
  14. - Triển lãm sơ đồ tư duy và chân dung, tiểu sử các nhà khoa học. (Tổ Lý thực hiện +lớp 12A2 ) - Mô hình cánh cửa tri thức. (Tổ Hóa thực hiện + lớp 12A3) - Mô hình vòng xoáy của tri thức. (Tổ Văn thực hiện + lớp 12A6 ) - Mô hình lăng trụ . (Tổ Tin học thực hiện + lớp 12A1 ) - Mô hình khối tròn xoay. (Tổ sinh thực hiện + lớp 12A5) - Mô hình Gian hàng ẩm thực 1.(Tổ Anh thực hiện + lớp 12A4 ) - Mô hình Gian hàng ẩm thực 2.(Tổ Anh thực hiện + lớp 12A7 ) c. Trao đổi thảo luận về nghiệp vụ chuyên môn: Cán bộ thư viện trường THPT Đức Trí thực hiện 3.3.2.3 Các trường nộp nội dung chương trình và kịch bản về trường THPT Nguyễn Quang Diêu. - Từ chương trình, kịch bản nộp của các trường cho Ban tổ chức.Tổ công tác thư viện của trường Nguyễn Quang Diêu phân công các thành viên kiểm tra cơ bản về nội dung và hình thức cũng như chú ý thời lượng của các trường trong nội dung của mình phải được kiểm tra và thực phải nghiêm ngặt về mặt thời gian trong khung từ 10 phút đến tối đa 15 phút. (nếu thấy chưa phù hợp phải báo các trường điều chỉnh ngay, điều này là rất quan trọng cho buổi sinh hoạt chuyên đề tổng thể) - Tổ công tác thư viện của trường (có mời thêm giáo viên bộ môn toán) phân công tổng hợp tất cả các nội dung đăng kí của các trường bạn, kể cả nội dung của trường THPT Nguyễn Quang Diêu đã chuẩn bị. Từ đó Tổ công tác thư viện tham mưu cho Ban tổ chức xây dựng chương trình, kịch bản tổng thể, có lồng ghép các tiết mục văn nghệ xen giữa các trường nhằm hoàn thiện về mặt thời gian và nội dung, hình thức phong phú để thu hút người xem. - Ban tổ chức cấp trường gởi toàn bộ nội dung, chương trìn kịch bản của hoạt động chuyên đề thư viện cấp cụm về Phòng thư viện - thiết bị của Sở Giáo dục và Đào tạo để kiểm tra thẩm định và có định hướng góp ý điều chỉnh trong ngày chạy chương trình. 3.3.2.4 Tổ chức chạy chương trình và rút kinh nghiệm: - Thành phần tham dự: Mời đại diện lãnh đạo, cán bộ phòng thư viện của Sở Giáo dục và Đào tạo đến dự để tranh thủ sự chỉ đạo và góp ý buổi hoạt động chuyên đề. Mời Ban giám hiệu, cán bộ thư viện và tất cả các thành viên tham gia chuyên đề thư viện của các trường chạy chương trình và rút kinh nghiệm. 14
  15. - Thời gian chạy chương trình phù hợp nhất là trước buổi sinh hoạt chính thức khoảng 2 tuần, vì như thế các nội dung cần thay đổi và điều chỉnh được chỉnh chu đúng tiến độ. - Trong quá trình rút kinh nghiệm sau khi chạy chương trình Ban tổ chức lưu ý một số nội dung quan trọng sau đây: + Tranh thủ sự chỉ đạo, góp ý của cán bộ thư viện Sở Giáo dục và Đào tạo cho tất cả các nội dung, chương trình của các đơn vị; Gợi ý đóng góp của Ban giám hiệu và nhân viên thư viện của các trường THPT trên địa bàn cho chương trình tổng thể, đồng thời trường THPT Nguyễn Quang Diêu cũng nêu lên các quan điểm, nội dung cần góp ý cho các đơn vị bạn để tham gia phối hợp tốt với trường chủ nhà tổ chức chương trình. + Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đạo cụ, dụng cụ,... cho buổi sinh hoạt chuyên đề phải chuẩn bị thật đầy đủ và bố trí vị trí cho phù hợp. Ban tổ chức giao các trường tự sắp xếp theo nội dung của đơn vị mình. Ban tổ chức giao toàn bộ sân khấu cho các trường tự thực hiện nội dung của mình. + Dàn âm thanh, ánh sáng, sân khấu phải được kiểm tra thật chu đáo. + Hạn chế không để thời gian chết trên sân khấu, các tiết mục phải trình tự liên tục không gián đoạn. + Có thể thay đổi sắp xếp trước, sau nội dung các trường cho phù hợp hơn sau khi chạy chương trình. + Trong chương trình nhất thiết phải có nội dung tương tác đến khán giả trong sân khấu. 3.3.2.5 Tổ chức hoạt động chuyên đề chính thức: - Thực hiện thư mời: Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo phòng Thư viện– Thiết bị, Cán bộ thư viện của Sở Giáo dục và Đào tạo; mời thành phần tham dự của các trường THPT trên địa bàn thị xã Tân Châu; khánh mời, phụ huynh học sinh và các mạnh thường quân ủng hộ cho hoạt động của đơn vị. - Hoàn thiện nội dung, chương trình và kịch bản chính thức. - Rà soát chuẩn bị cơ sở vật chất: âm thanh, ánh sánh, sân khấu, các khung rạp, đạo cụ hỗ trợ cho các trường,.... - Tổ chức thực hiện hoạt động chuyên đề thư viện cấp cụm. 3.4.Biện pháp 4: Tổ chức thực hiện hoạt động chuyên đề thư viện cấp cụm: - Để thực hiện tốt hoạt động chuyên đề công tác thư viện cấp cụm thì tổ công tác thư viện cần tham mưu kịp thời và hoàn thiện các loại kế hoạch và phân công tổ chức thực hiện trên tinh thần ( Dự thảo kế hoạch  thông qua kế hoạch dự thảo  15
  16. góp ý kế hoạch dự thảo  hoàn thiện kế hoạch chính thức) gồm một số kế hoạch như sau: + Xây dựng và hoàn chỉnh kế hoạch hoạt động chuyên đề công tác thư viện cấp cụm chính thức báo cáo phòng Thư viện- Thiết bị Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang, triển khai đến tất cả các trường THPT trên địa bàn thị xã Tân Châu, triển khai đến toàn thể cán bộ, viên chức trong đơn vị. (kế hoạch đính kèm phụ lục) + Ra quyết định thành lập Ban tổ chức hoạt động chuyên đề công tác thư viện cấp cụm trong đó có BGH các trường THPT trên địa bàn thị xã Tân Châu và cán bộ giáo viên, nhân viên của trường chủ nhà. (quyết định đính kèm phụ lục) + Kế hoạch phân công hoạt tổ chức Hoạt động chuyên đề công tác Thư viện cụm THPT thị xã Tân Châu Chủ đề: “Toán học vui – vui học toán” Năm học 2018 – 2019 (kế hoạch đính kèm phụ lục) + Kế hoạch thi thời trang toán học cấp trường (kế hoạch đính kèm phụ lục) + Ra quyết định phân công Ban giám khảo chấm chọn thời trang toán học cấp trường để chọn được các tiết mục đẹp và mang ý nghĩa tham gia hoạt động chuyên đề thư viện cấp cụm (quyết định đính kèm phụ lục) + Ra quyết định phân công Ban giám khảo chấm chọn các gian hàng trưng bày sách và gian hàng ẩm thực cấp trường mục đích để các lớp và các tổ bộ môn được phân công chủ động trong việc trang trí các gian hàng trưng bày thật đẹp và mang ý nghĩa thiết thực theo định hướng của nhân viên thư viện góp phần tổ chức thành công hoạt động chuyên đề công tác thư viện cấp cụm (quyết định đính kèm phụ lục) + Xây dựng một số biểu mẫu khác (đính kèm trong phụ lục) - BGH, tổ trưởng tổ công tác thư viện của trường phải triển khai và quán triệt nghiêm túc các loại kế hoạch và quyết định được phân công cụ thể, rõ ràng đến tất cả cán bộ, giáo viên và nhân thực hiện tốt, đặc biệt sự hỗ trợ thường trực của nhân viên thư viện các trường. - Trong quá trình thực hiện có khó khăn cần hỗ trợ báo cáo ngay đến tổ công tác thư viện để tham mưu hướng giải quyết kịp thời và điều chỉnh lại cho phù hợp. - Giao nhân viên thư viện của trường tham mưu tăng cường phối hợp với các nhân viên thư viện các THPT trên địa bàn và đặc biệt tham mưu với Cán bộ thư viện của Sở để báo cáo Ban tổ chức các vấn đề phát sinh. (nếu có) 3.5.Biện pháp 5: Phát huy hiệu quả của công tác thi đua, khen thưởng trong tổ chức hoạt động chuyên đề công tác thư viện - Luôn thực hiện nguyên tắc thi đua công bằng, dân chủ. Với cách làm công khai, dân chủ trong thi đua giáo viên, nhân viên và của học sinh các lớp được phân 16
  17. công giúp các thành viên tỏ ra “rất tâm phục, khẩu phục”, đồng thuận, vui vẻ. Từ đó vừa giúp các khích lệ các thành viên trong nhà trường phát huy mặt mạnh, khắc phục điểm yếu, dần hoàn thiện mà tốt hơn lên và đặc biệt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tổ chức công tác chuyên đề thư viện cấp cụm. - Tranh thủ nguồn kinh phí hợp pháp của đơn vị và xã hội hóa kinh phí tổ chức để tổ chức, khen thưởng động viên kịp thời. * Một số kinh nghiệm rút ra trong quá trình tổ chức hoạt động chuyên đề công tác thư viện cấp cụm trường THPT trên địa bàn thị xã Tân Châu. - Nhận thức của tập thể cán bộ, giáo viên về ý nghĩa của hoạt động chuyên đề thư viện là quyết định rất lớn vào kết quả hoạt động của thư viện. Do đặc điểm đa số cán bộ giáo viên của nhà trường còn trẻ, tuy nhiên lòng tự trọng nghề nghiệp của thầy cô giáo đã được kích thích nên các anh em rất say mê trong làm việc theo sự phân công của nhà trường. - Sự quyết tâm thực hiện của lãnh đạo nhà trường, sự đồng thuận của tập thể, sự đoàn kết nội bộ để thực hiện các hoạt động chuyên đề thư viện trong nhà trường góp phần rất lớn vào sự tiến bộ từng ngày của cán bộ, giáo viên và nhân viên. - Tổ chức rút kinh nghiệm sau hoạt động chuyên đề thư viện để khích lệ, tuyên dương, khen thưởng đúng nơi, đúng lúc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh sau khi thực hiện hoạt động chuyên đề thư viện là có ý nghĩa lớn và lâu dài cho các hoạt động chung của đơn vị . - Trong 05 biện pháp đã nêu trên bản thân nhận thấy tất cả đều rất quan trọng, đều góp phần rất lớn cho thành công của hoạt động chuyên đề cấp cụm. Đặc biệt bản thân tôi rất muốn tranh thủ sự chỉ đạo, động viên, giúp đỡ, hướng dẫn của Cán bộ thư viện của Sở Giáo dục và Đào tạo cho sự thành công của hoạt động chuyên đề thư viện cấp cụm, đồng thời cần phải thực hiện tốt công tác phối hợp chặt chẽ với các trường THPT trên địa bàn thị xã Tân châu. IV. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 1. Thời gian áp dụng: Trường tổ chức hoạt động chuyên đề thư viện cấp cụm trong năm học 2018- 2019 theo kế hoạch phân công của Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang. 2. Hiệu quả đạt được: a) Trước khi có áp dụng sáng kiến: - Do đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của đơn vị còn trẻ nên rất ít kinh nghiệm trong công tác, uy tín đối với học sinh chưa cao. Đặc biệt nhân viên thư viện chưa có kinh nghiệm trong công tác tham mưu cho lãnh đạo nhà trường để tổ chức tốt hoạt động chuyên đề thư viện. Muốn chỉ đạo thực hiện nhưng không biết cách 17
  18. làm. Chưa biết phát huy tích cực vai trò của tổ bộ môn, Chưa biết cách khai thác đội ngũ cộng tác viên thư viện trong học sinh để hỗ trợ nhân viên thư viện hoàn thiện nhiệm vụ. - Kế hoạch hoạt động ngoại khóa theo chuyên đề thư viện chỉ được tổ chức ở quy mô nhỏ cấp tổ bộ môn, cấp trường nhưng chưa từng tổ chức ở quy mô cấp cụm trường THPT trên địa bàn, Các hoạt động ngoại khóa trong trường còn mang tính rời rạc, tự phát, chưa có sự phối hợp với hoạt động dạy và học của nhà trường. - Tổ trưởng Tổ bộ môn còn ngại tham gia hoạt động cùng thư viện vì nhiều lý do khác nhau. Đặc biệt đối với tổ bộ môn toán thường mang tâm lí khô khan trong tổ chức các hoạt động phong trào cũng như hoạt động chuyên đề công tác thư viện. - Chưa phát huy được năng khiếu, sở trường, sự sáng tạo của các em trong lĩnh vực của từng bộ môn. Chưa tạo được sân chơi bổ ích “Học mà chơi. Chơi mà học” để các em được: giao lưu, vui chơi, phát huy năng khiếu của mình. Chưa tạo được sự đoàn kết gắn bó trong một tập thể, cho các em “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, từ đó, hạn chế việc học sinh bỏ học. b) Sau khi có áp dụng sáng kiến: - Nhận thức của tập thể thầy cô giáo về hoạt động thư viện được nâng cao một cách rõ nét, góp phần tổ chức thành công hoạt động chuyên đề công tác thư viện cấp cụm. Sáng kiến góp phần tạo sân chơi cho các em học sinh trên địa bàn thị xã để giao lưu học hỏi lẫn nhau; giáo dục kĩ năng sống, kích thích niềm đam mê đọc sách cho học sinh; nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, nhân viên về vai trò của hoạt động thư viện trong việc giáo dục toàn diện học sinh. Tạo ra môi trường học tập thân thiện, tích cực, giúp phát triển năng lực toàn diện cho học sinh. - Tổ trưởng Tổ bộ môn tích cực tham gia hoạt động cùng thư viện. Tinh thần trách nhiệm cao. Đặc biệt thông qua kế hoạch tổ chức này tổ bộ môn toán của nhà trường cũng đã mạnh dạn tham mưu cho tổ công tác thư viện tổ chức thành công hội thi thời trang toán học góp phần thành công cho chuyên đề thư viện. - Nhân viên thư viện được tích lủy thêm kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động công tác thư viện, tạo tiền đề rất tốt cho tổ công tác thư viện hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình trong hoạt động chung của nhà trường. Đã chỉ đạo thực hiện tốt các công việc, phát huy tích cực vai trò của tổ bộ môn, khai thác đội ngũ cộng tác viên thư viện trong học sinh để hỗ trợ nhân viên hoàn thiện việc tổ chức thành công chuyên đề thư viện cấp cụm. - Đã tạo được sự gắn kết giữa Thầy và trò trong việc sinh hoạt tập thể. Phát huy được năng khiếu, sở trường, sự sáng tạo của các em trong bộ môn toán của các trường THPT trên địa bàn. Tạo được sân chơi bổ ích “Học mà chơi. Chơi mà học” 18
  19. để các em được: giao lưu, vui chơi, phát huy năng khiếu của mình. Tạo được sự đoàn kết gắn bó trong một tập thể, cho các em “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Hạn chế việc học sinh bỏ học rất hiệu quả. * Một số hình ảnh hoạt động chuyên đề công tác thư viện: HÌNH ẢNH TẶNG CỜ LƯU NIỆM CÁC TRƯỜNG VÀ CBTV SỞ GD HÌNH ẢNH GIAN HÀNG TRƯNG BÀY CÁNH CỬA TRI THỨC 19
  20. HÌNH ẢNH GIAN HÀNG TRƯNG BÀY TIỂU SỬ CÁC NHÀ TOÁN HỌC HÌNH ẢNH GIAN HÀNG TRƯNG BÀY MÔ HÌNH KHỐI TRÒN XOAY 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2