intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao công tác tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến món ăn cho học sinh tại Trung tâm GDTX - HN Nghệ An

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

8
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài chủ yếu tập trung vào việc giới thiệu cách thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến món ăn cho HS tại Trung tâm GDTX – HN Nghệ An nhằm góp phần giáo dục cho HS những kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày. Những vấn đề đưa ra trong đề tài này là những kinh nghiệm được đúc rút từ quá trình 3 năm tổ chức thực hiện (từ năm 2018, 2019 và 2022) tại Trung tâm GDTX- HN Nghệ An.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao công tác tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến món ăn cho học sinh tại Trung tâm GDTX - HN Nghệ An

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ---------- SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG CHẾ BIẾN MÓN ĂN CHO HỌC SINH TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - HƯỚNG NGHIỆP NGHỆ AN Lĩnh vực: Giáo dục thường xuyên Năm học: 2022 - 2023
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRUNG TÂM GDTX TỈNH ---------- SÁNG KIẾN ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CÔNG TÁC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG CHẾ BIẾN MÓN ĂN CHO HỌC SINH TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN - HƯỚNG NGHIỆP NGHỆ AN Lĩnh vực: Giáo dục thường xuyên Nhóm tác giả: 1. Nguyễn Thị Hồng Hạnh: Điện thoại: 0982837345 2. Ngô Thị Vân: Điện thoại: 0973623990 Năm học: 2022 - 2023
  3. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 2 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 2 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .............................................................................. 5 3. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 5 4. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 5 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................ 5 1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 5 2. Cơ sở thực tiễn ...................................................................................................... 6 2.1. Thực trạng công tác tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến món ăn cho học sinh trên địa bàn thành phố Vinh........................................................................ 6 2.2. Thực trạng công tác tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến món ăn cho HS tại Trung tâm GDTX – HN Nghệ An ................................................................. 8 2.2.1. Cơ sở vật chất .................................................................................................. 8 2.2.2. Nguồn nhân lực: .............................................................................................. 9 2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến món ăn cho HS tại Trung tâm. ........................................................... 9 2.3.1. Thuận lợi ......................................................................................................... 9 2.3.2. Khó khăn ....................................................................................................... 10 3. Kết quả đạt được từ năm 2018 đến 2022 ............................................................ 11 4. Một số giải pháp tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến món ăn cho học sinh tại Trung tâm GDTX - HN Nghệ An. ............................................................. 12 4.1. Đảm bảo cơ sở pháp lý ..................................................................................... 12 4.2. Đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang. .................................................. 12 4.3. Đảm bảo nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm, tâm huyết……………………...13 4.3.1. Đội ngũ giáo viên giảng dạy chuyên nghiệp ………………………………13 4.3.2. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp nhiệt tình, kỹ năng giao tiếp .................... 15 4.3.3. Đội ngũ phục vụ tận tâm, uy tín và trách nhiệm cao trong công việc .......... 16 4.3.4. Đội ngũ quản lý luôn sát sao, linh hoạt, động viên, khích lệ và góp ý kịp thời. .......................................................................................................................... 17 4.4. Chương trình giảng dạy đa dạng, phong phú và luôn là chương trình mở, không rập khuôn theo hình mẫu. ............................................................................. 17 4.5. Cách bố trí GV giảng dạy, GV chủ nhiệm khoa học, phù hợp với đặc thù của lớp học kỹ năng. ...................................................................................................... 21
  4. 4.6. Phương pháp giảng dạy đa dạng, linh hoạt, tạo hứng thú cho HS và uy tín đối với phụ huynh. ......................................................................................................... 21 4.7. Công tác truyền thông đa dạng, có tính thu hút và lan tỏa cao. ....................... 24 4.7.1. Tuyển sinh bằng nhiều hình thức khác nhau................................................. 24 4.7.2. Thiết kế các biểu mẫu tuyển sinh hấp dẫn, sinh động. ................................. 27 4.8. Học liệu có kiểm định chất lượng, đảm bảo an toàn thực phẩm. ..................... 28 4.9. Tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm .................................................................. 29 5. Bài học kinh nghiệm và hướng phát triển của đề tài........................................... 34 5.1. Bài học kinh nghiệm ........................................................................................ 34 5.2. Hướng phát triển của đề tài .............................................................................. 35 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 35 1. Kết luận ............................................................................................................... 35 2. Kiến nghị ............................................................................................................. 36
  5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT GTS, KNS Gía trị sống, kỹ năng sống GV Giáo viên HS Học sinh THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TH Tiểu học GDTX Giáo dục thường xuyên GDTX – HN Giáo dục thường xuyên – Hướng nghiệp GDNN-GDTX Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GD Giáo dục GDMN Giáo dục mầm non BGĐ Ban Giám đốc 1
  6. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong thời đại hiện nay, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ có thể nói là một nhiệm vụ quan trọng và cấp bách của nhà trường nói chung và của gia đình nói riêng. Trong đó, giáo dục kỹ năng nấu ăn cho trẻ là điều vô cùng cần thiết bởi nó giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tự lập, tích cực và hướng đến những điều lành mạnh, giúp trẻ nhanh chóng hoà nhập và nhìn thấy vị trí của mình trong gia đình mà xa hơn là trong cộng đồng, xã hội. Những kỹ năng trẻ học được hôm nay sẽ là viên gạch nhỏ xây nên bức tường lớn, tạo điều kiện và định hướng cho các em rèn luyện, tu dưỡng để hoàn thiện bản thân hơn. Xu thế phát triển xã hội đã và đang có những biến đổi sâu sắc về mọi mặt không chỉ tác động đến đời sống kinh tế, chính trị và xã hội mà một số chuẩn mực đạo đức, quy tắc ứng xử, phẩm chất đạo đức, lối sống của con người cũng bị ảnh hưởng bởi mặt trái của cơ chế thị trường.Thế hệ trẻ hôm nay dễ dàng học đòi, bắt chước, tiêm nhiễm những thói hư tật xấu từ xã hội, từ mạng internet…Trong các nhà trường, học sinh có xu hướng gia tăng về bạo lực học đường, về sự liều lĩnh, ứng phó không lành mạnh, dễ mắc các tệ nạn xã hội. Trong gia đình trẻ sống ích kỉ, vô tâm, khép mình, sống thụ động, không biết chia sẻ việc nhà, kỹ năng thực hành giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ bản thân còn yếu kém. Thực tế này đã khiến các nhà giáo dục đặc biệt quan tâm đến vấn đề giáo dục giá trị sống (GTS), kỹ năng sống (KNS) cho thế hệ trẻ đặc biệt là kỹ năng làm việc nhà cho trẻ. Ở nhiều nước phát triển trên thế giới, vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho HS rất được chú trọng nên hầu hết giới trẻ họ biết cách đối diện và đương đầu với những thử thách, biết cách vượt qua những khó khăn khi không có ông bà, cha mẹ ở nhà. Từ đó trẻ biết cách đối phó, thích ứng với các tình huống thường xảy ra hàng ngày như cháy nổ, điện giật, bỏng, đứt tay hay đói bụng…. Qua đó, có thể thấy rằng, việc tăng cường tổ chức giáo dục GTS, kỹ năng làm việc nhà như nấu ăn, giặt giũ, lau chùi nhà cửa…cho học sinh là vô cùng cần thiết. Ở Việt Nam, Bộ GD&ĐT đã chính thức đưa chương trình dạy kỹ năng sống cho học sinh vào triển khai ở tất cả các trường tiểu học, THCS, THPT để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Bộ GD&ĐT đã chọn phương án được cho là tối ưu nhất trong thời điểm hiện tại là lồng ghép nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào chương trình học, các môn học và các hoạt động trong nhà trường, bởi nhiều trường chỉ chuyên tâm vào việc “dạy chữ” mà xem nhẹ vai trò, tầm quan trọng của việc “dạy người”. Để trưởng thành, học sinh cần phải học rất nhiều thứ, từ những kiến thức văn hóa được giảng dạy trên trường lớp đến những kỹ năng trong cuộc sống đời thường. Một trong số đó là kỹ 2
  7. năng nấu ăn, đặc biệt với trẻ nhỏ kỹ năng này cần được các cháu rèn luyện từ sớm để giúp cháu tự lập hơn và phát triển toàn diện. Ở tỉnh Nghệ An, trong những năm qua có một số cơ sở giáo dục hay nhà trường đã tổ chức các buổi trải nghiệm, khóa học nấu ăn cho học sinh nhưng đang mang tính lí thuyết, chưa thực sự phát triển các kỹ năng thiết yếu mà nghề nấu ăn sẽ mang lại cho học sinh, chưa tạo ra được hiệu ứng lan tỏa vĩ mô trên địa bàn. Tại Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An nay là Trung tâm GDTX – HN Nghệ An chủ động triển khai tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến ăn uống cho HS được 3 năm (Từ năm 2018, 2019 và 2022; Năm 2020, 2021 không tổ chức vì đại dịch Covid) và đã tạo được niềm tin, uy tín đáng kể đối với học sinh và phụ huynh. Lí do tiếp theo khiến chúng tôi rất quan tâm đến việc tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến món ăn cho trẻ đó chính bởi ý nghĩa và những lợi ích của nó mang lại. Ăn uống vốn là nhu cầu thiết yếu hằng ngày, rất gần gũi và cũng rất đời thường. Nhưng ở mỗi thời đại khác nhau thì ăn uống lại được quan tâm với mức độ khác nhau. Ngay từ xa xưa, ông bà ta thường rất coi trọng việc ăn uống, thế nên tục ngữ mới có câu “Có thực mới vực được đạo”, “Ăn xem nồi, ngồi xem hướng”, “Học ăn, học gói, học nói, học mở”. Ngày nay, khi cuộc sống ngày một phát triển, nhu cầu của con người một cao hơn, ăn uống cũng từ đó mà trở nên được quan tâm nhiều hơn. Vượt ra khỏi giới hạn “Ăn no mặc ấm” để đạt đến “Ăn ngon mặc đẹp”. Ăn uống không còn đơn thuần là giá trị vật chất mà xa hơn chính là yếu tố văn hóa, là yếu tố giáo dục đặc biệt với giới trẻ. Tham gia hoạt động chế biến ăn uống chính là cách đơn giản nhất để các em rèn giũa cho bản thân mình về các giá trị sống, kỹ năng sống. Có thể nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng nấu ăn là công việc không quan trọng, chỉ dành khi con có thời gian giúp đỡ, phụ giúp. Toàn thời gian con dành để học, để chơi, để khám phá những thứ bên ngoài thế giới, còn nấu ăn là việc của cha mẹ, ông bà hay có thể là của người giúp việc. Điều này vô tình đã tạo ra những đứa trẻ nhiều tuổi nhưng chưa một lần nhặt rau, vo gạo, nhóm bếp hay biết nấu những món đơn giản nhất cho mình. Chính vì có tư tưởng như vậy nên không ít phụ huynh chưa nhìn ra được ẩm thực cũng chính là cách để nuôi dưỡng đam mê, làm động lực giúp các em phấn đấu học tập hơn nữa. Kĩ năng nấu ăn sẽ là một bài học theo các em suốt cuộc đời, việc học nấu ăn sẽ mang lại những lợi ích rất lớn cho các cháu. Nấu ăn là cách kết nối các thành viên với nhau, tương tác, giao tiếp giữa mỗi thành viên trong bếp là một cách trò chuyện để mỗi người hiểu nhau nhiều hơn. Kết hợp việc nấu ăn để bố mẹ chia sẻ, hỏi han con chuyện bạn bè, chuyện trường lớp, thầy cô trao đổi với học trò làm câu chuyện trở nên gắn kết và nhẹ nhàng hơn. 3
  8. Học sinh ngày nay thường bị ảnh hưởng bởi quá nhiều các thiết bị điện tử, công nghệ số mà ít có những sở thích xã hội khác. Làm bếp giúp các em có thời gian thư giãn và hình thành suy nghĩ tích cực. Định hướng cho con hứng thú với nấu ăn cũng là cách lành mạnh giúp các em thư giãn, hòa nhập với thiên nhiên xung quanh. Khi nấu ăn, trẻ có thể rèn luyện, phát triển tất cả các giác quan nghe, nhìn, ngửi, sờ, nếm. Đồng thời, căn bếp cũng chính là nơi để học hỏi, để hiểu về bản thân và sức khỏe chúng ta nhiều hơn. Thức ăn cũng chính là thuốc, mỗi bài học về dinh dưỡng sẽ là nguồn cảm hứng để các em có ý thức hơn về những gì mình ăn uống hàng ngày. Do vậy, nấu ăn giúp các em hiểu đúng về những thứ nạp vào cơ thể mình. Dạy trẻ nấu ăn cũng là cách chuẩn bị cho tương lai, giúp các em có thể tự lên thực đơn, nấu những món ăn đơn giản cho mình khi cần thiết. Nấu ăn cũng là cách sáng tạo khi các em tự chế biến những món mới theo sở thích và sự khám phá của mình, nấu cho gia đình một bữa ăn ngon khi bố mẹ bận rộn. Thay đổi không gian giáo dục, đặt sách vở sang một bên thì chính cuộc sống thực tế. Đó sẽ là bài học lớn các em mang theo trên hành trình phát triển và trưởng thành sau này. Qua những bài học cụ thể của mỗi kỹ năng, qua những buổi học ngoài giờ lên lớp và được đào tạo bài bản theo các chương trình học phù hợp với từng độ tuổi và phải có đội ngũ giáo viên có chuyên môn, giàu kinh nghiệm, tràn đầy nhiệt huyết… thì các năng khiếu, kỹ năng của các em mới được phát huy và tỏa sáng. Chính vì vậy, trong quá trình xây dựng chương trình giáo dục kỹ năng chế biến món ăn cho HS tại Trung tâm GDTX - HN, đội ngũ xây dựng kế hoạch đã có sẵn một hoạch định để có một căn bếp mơ ước dành cho các bé từ lớp Tiểu học đến các anh chị khối THPT thực hành và khám phá. Xuất phát từ cơ sở trên, chúng tôi đã chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao công tác tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến món ăn cho học sinh tại Trung tâm GDTX - HN Nghệ An.” Với mong muốn hoạt động tổ chức chức giáo dục kỹ năng nấu ăn cho HS tại Trung tâm GDTX – HN Nghệ An được nhân rộng tại các Trung tâm GDTX trong toàn tỉnh để cho tất cả các em HS các cấp học có môi trường, điều kiện được tiếp cận và mong muốn nội dung này được quan tâm hơn nữa của các cấp, ngành. Vậy nên trong suốt quá trình 3 năm Trung tâm triển khai mô hình này chúng tôi xin được chia sẻ một số kinh nghiệm để các trung tâm GDTX có thể tham khảo, từ đó cùng tham gia trao đổi, rút kinh nghiệm để có thể giúp cho các Trung tâm trong hệ thống GDTX cùng phát triển trong giai đoạn hiện nay. 4
  9. 2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài tập trung giới thiệu và cách giải quyết các vấn đề về việc “Tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến món ăn cho HS cấp Tiểu học, THCS, THPT tại Trung tâm GDTX- HN Nghệ An”, nhằm khơi nguồn và phát huy, rèn luyện kỹ năng, năng khiếu cho học sinh. Phạm vi ứng dụng: Tại Trung tâm GDTX- HN Nghệ An và có thể được nhân rộng tại Trung tâm GDNN - GDTX các huyện và Trung tâm GDTX các tỉnh. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài chủ yếu tập trung vào việc giới thiệu cách thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến món ăn cho HS tại Trung tâm GDTX – HN Nghệ An nhằm góp phần giáo dục cho HS những kỹ năng thiết yếu trong cuộc sống hằng ngày. Những vấn đề đưa ra trong đề tài này là những kinh nghiệm được đúc rút từ quá trình 3 năm tổ chức thực hiện (từ năm 2018, 2019 và 2022) tại Trung tâm GDTX- HN Nghệ An. Với mong muốn hoạt động giáo dục kỹ năng nấu ăn ngày càng được nâng cao tại Trung tâm GDTX- HN Nghệ An và phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng nấu ăn được nhân rộng ở nhiều đơn vị khác, từ đó có tiếng nói chung, cùng tham gia trao đổi, giao lưu, rút kinh nghiệm giúp cho các Trung tâm trong hệ thống GDTX cùng phát triển. 4. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu các Thông tư, Quyết định của Bộ GD&ĐT, của Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An, các văn bản hướng dẫn thực hiện giáo dục KNS cho HS mọi cấp học làm cơ sở lý luận cho đề tài. - Phương pháp tổng hợp văn bản, tài liệu, tư liệu - Phương pháp phân tích tổng hợp - Phương pháp tìm hiểu thực tế - Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. Cơ sở lý luận Trong Luật giáo dục Việt Nam năm 2005, điều 2 chương 3 đã quy định như sau: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc 5
  10. lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.” Hơn thế, giáo dục là quá trình bao gồm giáo dục và giáo dưỡng, trong giáo dục thì có giáo dưỡng, trong giáo dưỡng thì có giáo dục. Vậy làm thế nào để hai quá trình này tạo thành một mục tiêu chung? Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài? Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là trách nhiệm của toàn xã hội, của những người làm công tác giáo dục. Theo Thông tư số 463/BGDĐT-GDTX ngày 28/01/2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống tại các cơ sở GDMN, GD phổ thông và GDTX đã quy định về nội dung giáo dục kỹ năng sống đối với học sinh nhằm mục đích: - Đẩy mạnh hoạt động giáo dục KNS cho HS theo định hướng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực của HS gắn với định hướng nghề nghiệp; - Giúp giáo viên chủ động, tích cực trong việc tự bồi dưỡng KNS cho bản thân và giáo dục KNS cho HS. - Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội, tạo môi trường thuận lợi để giáo dục KNS nói chung, giáo dục kỹ năng nấu ăn nói riêng cho HS. Thời gian gần đây, Bộ GD&ĐT đã có công văn số 4026/BGDĐT- GDCTHSSV ngày 01/09/2017 về việc tăng cường giáo dục KNS cho HS. Sở GD&ĐT Nghệ An cũng đã có những hướng dẫn cụ thể và tạo điều kiện cho các đơn vị tổ chức bồi dưỡng kỹ năng sống trong nhà trường. Ngày 22/02/2018 Sở GD&ĐT Nghệ An đã có quyết định số 175 QĐ - SGD&ĐT về việc xác nhận đăng ký hoạt động giáo dục KNS và giáo dục ngoài giờ chính khóa cho Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An nay là Trung tâm GDTX – HN Nghệ An. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng công tác tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến món ăn cho học sinh trên địa bàn thành phố Vinh Thành phố Vinh là trung tâm văn hóa - kinh tế - chính trị của tỉnh Nghệ An đồng thời cũng là một trong ba trung tâm giáo dục và đào tạo lớn nhất của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên. Hiện tại trên địa bàn thành phố có nhiều trường 6
  11. đại học, cao đẳng và nhiều phân hiệu, cùng nhiều trường trung học chuyên nghiệp, trung tâm dạy nghề và hàng trăm trường học từ bậc học mầm non tới phổ thông. Hiện nay trên địa bàn thành phố Vinh có nhiều trung tâm KNS của nhiều đơn vị đã tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng nấu ăn cho HS như: Trường thực hành sư phạm Đại học Vinh, Trung tâm GDNN- GDTX Vinh… Bên cạnh đó, các Trung tâm của cá nhân cũng đã được thành lập để tổ chức mô hình giảng dạy GTS, KNS cho HS. Các trung tâm dạy kỹ năng sống được biết đến lâu năm nhất tại Vinh như Trung tâm thiếu nhi Việt Đức, Tâm Việt Nghệ An … Sau hơn 10 năm hoạt động, các trung tâm này thường xuyên mở các lớp đào tạo kỹ năng sống cho HS. Hiện tại các Trung tâm này có các chương trình dạy kỹ năng sống trong nhà, ngoài trời cho đủ các lứa tuổi từ mầm non đến trưởng thành. Trong đó có các buổi ngoại khóa nấu ăn, làm bánh mang lại cho các em những trải nghiệm lý thú. Tuy nhiên, ở lứa tuổi của các em nếu chỉ dạy kỹ năng sống thông qua các môn học, qua lý thuyết suông thì chưa đủ, hãy gắn các em vào những hoạt động bổ ích, những việc làm phù hợp với những hình thức linh hoạt, sáng tạo để thu hút trẻ. Có thể nói thời gian qua nhiều Trung tâm giảng dạy KNS ra đời đáp ứng cơ bản nhu cầu chung, tuy nhiên chưa đáp ứng hết được nhu cầu cao của xã hội. Trong những năm gần đây tại Nghệ An, đặc biệt là tại thành phố Vinh, phụ huynh ngày càng quan tâm đến giáo dục kỹ năng sống đặc biệt kỹ năng nấu ăn cho con em mình. Tuy nhiên, trong gia đình, ông bà, cha mẹ hoặc là không có thời gian hướng dẫn hoặc là sử dụng phương pháp hướng dẫn chưa hợp lý, chưa tạo được hứng thú vào bếp cho các cháu. Vì vậy mà kết quả chưa đạt được như mong đợi, phần lớn các cháu vào bếp như một nhiệm vụ bắt buộc trong khi chưa nắm được những nguyên lý cũng như yêu cầu cơ bản của việc nấu ăn nên thường xảy ra một số sai hỏng như: Sơ chế, bảo quản không đúng cách làm hao tổn chất dinh dưỡng của nguyên liệu (rau ngâm nước muối thời gian dài sẽ bị bầm dập, nục; các loại thịt, thủy sản tươi bảo quản tủ lạnh lâu quá sẽ giảm chất lượng), phối hợp nguyên liệu và gia vị chưa phù hợp sẽ làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của người sử dụng, rồi cầm dao, kéo không đúng cách dẫn đến đứt tay…..Hoặc có nhiều cháu chưa biết cách cắt thái nguyên liệu cho phù hợp với cách chế biến làm mất đi tính thẩm mỹ của món ăn như rau nấu canh thì để nguyên cây, nguyên củ, nguyên quả còn rau xào, luộc thì thái nhỏ …. thậm chí có những cháu là học sinh 7
  12. bậc THCS, THPT chưa biết cắt quả ổi, quả cam để ăn, rồi có cháu chưa phân biệt được lá chanh và lá bưởi, hay khi đưa hình ảnh lá mơ thì cháu trả lời đó là lá mồng tơi…Ngoài ra còn có những HS ở nhà một mình khi đói bụng không biết làm gì để ăn trong khi nguồn thực phẩm trong nhà luôn sẵn có. Trước tình hình thực tế đáng báo động của giới trẻ hiện nay và như đã nêu trong phần đặt vấn đề về tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng chế biến ăn uống cho HS các cấp học, cũng như một số tồn tại, hạn chế của công tác này ở trong các nhà trường và xã hội. Chính vì vậy mà chúng tôi mong muốn xây dựng một môi trường đủ điều kiện, tập trung và chuyên nghiệp để có thể mang đến những khóa học kỹ năng thực sự đặc biệt và chuyên sâu cho trẻ em từ 8 đến 17 tuổi, để xây dựng một con người hoàn thiện hơn, các năng khiếu, kỹ năng được phát huy và tỏa sáng bởi thế hệ trẻ là những chủ nhân tương lai của đất nước. 2.2. Thực trạng công tác tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến món ăn cho HS tại Trung tâm GDTX – HN Nghệ An 2.2.1. Cơ sở vật chất Trung tâm GDTX- HN Nghệ An có 2 cơ sở (Cơ sở 1 số 36, Nguyễn Đức Cảnh, phường Hưng Bình; cơ sở 2 số 247, Lê Duẩn, phường Trung Đô) có vị trí địa lý nằm ngay trung tâm thành phố Vinh. Cơ sở 1 Có diện tích rộng 7200 m2, với 1 tòa nhà làm việc 3 tầng diện tích 1.200 m2 với 14 phòng làm việc và 01 phòng truyền thống, 02 phòng họp (hội trường sức chứa 150 người) được trang bị đầy đủ tiện nghi, máy tính, máy photocoppy. Khu giảng đường với 02 dãy nhà 04 tầng, 28 phòng học, rộng rãi đầy đủ trang thiết bị hiện đại như máy chiếu, điều hòa nhiệt độ, bàn ghế phục vụ cho việc giảng dạy và học tập. Có 10 phòng khách được trang bị đầy đủ tiện nghi phục vụ cho chuyên gia nước ngoài và các giáo viên các trường về giảng dạy. Có 01 nhà ăn đảm bảo vệ sinh phục vụ từ 30 - 40 người, 02 phòng học nấu ăn đảm bảo an toàn cháy nổ, vệ sinh an toàn toàn thực phẩm Cơ sở 2 có diện tích rộng 2600m2 với 01 dãy nhà 2 tầng, 02 dãy nhà 3 tầng, với 06 phòng làm việc còn lại là các phòng học. Đặc biệt có 02 phòng học nấu ăn rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ vật dụng thiết bị nhà bếp. Khu sân chơi bãi tập ở hai cơ sở của Trung tâm có không gian rộng rãi, thoáng mát, quang cảnh đẹp thích hợp cho các hoạt động ngoài trời và là không 8
  13. gian cho trẻ vui chơi cũng như rất thuận lợi cho việc các phụ huynh chờ và đưa đón các con. Khu vệ sinh được làm mới với những công trình vệ sinh khép kín, đầy đủ tiện nghi, sạch đẹp phù hợp với lứa tuổi của học sinh. Khu nhà xe đã được tu sửa, một khu để xe ô tô và một khu để xe máy. Hệ thống hạ tầng công nghệ tin học được kết nối internet đầy đủ đáp ứng yêu cầu quản lý dạy học. Bên cạnh đó, Trung tâm còn có những định hướng cho những năm tiếp theo: trang bị thêm phòng học Nấu ăn tại cơ sở 1 để phục vụ cho việc dạy học đạt hiệu quả tốt nhất. 2.2.2. Nguồn nhân lực: Hiện nay cơ cấu tổ chức và bộ máy của Trung tâm gồm có: 59 cán bộ viên chức, người lao động, trong đó có 56 biên chế và 03 hợp đồng được phân bổ thành các phòng ban sau: Ban Giám đốc và 07 phòng tổ (Phòng Đào tạo, Phòng Bồi dưỡng nâng cao trình độ, phòng TC-HC, phòng Ngoại ngữ - Tin học, phòng Dạy nghề, phòng Hướng nghiệp, tổ tài vụ). Với 15 thạc sỹ, 41 đại học, 01 cao đẳng, 01 trung cấp và 01 lái xe hạng E. Cán bộ viên chức, người lao động của Trung tâm GDTX – HN nghệ An đã nỗ lực học hỏi và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, có nhiều giáo viên đã tham gia lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ cho GV dạy GTS, KNS do trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội giảng dạy. Đến nay Trung tâm đã có đội ngũ giáo viên cơ hữu có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ tốt đáp ứng được việc quản lý, dạy học một cách hiệu quả. Đặc biệt, Trung tâm có hơn 10 cán bộ, giáo viên có chuyên môn về nấu ăn (từ Trung cấp đến cao đẳng). Đó là những giáo viên có nghiệp vụ sư phạm, có trình độ chuyên môn, có kỹ năng rất tốt, đáp ứng yêu cầu dạy học và thỏa mãn nguyện vọng của phụ huynh và học sinh. 2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến món ăn cho HS tại Trung tâm. 2.3.1. Thuận lợi Trung tâm có bề dày truyền thống xây dựng và phát triển, dù ở thời điểm nào Trung tâm cũng luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, chỉ đạo của sở GD&ĐT. Các phòng tổ luôn có được sự chỉ đạo sát sao của BGĐ Trung tâm. 9
  14. Đội ngũ cán bộ giáo viên luôn có sự đồng lòng, đoàn kết, nỗ lực phấn đấu hết mình vì sự phát triển chung của Trung tâm. Luôn thích ứng với các đổi mới của giáo dục, thích ứng với điều kiện hoàn cảnh công việc. Điều đó được thể hiện ở tất cả mọi lĩnh vực, trong đời sống cũng như trong tất cả các công việc chung của Trung tâm. Đặc biệt là trong công tác tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến món ăn tại Trung tâm. CBGV luôn là những người nhiệt tình, năng nổ trong công tác tuyển sinh cũng như trong công tác quản lý lớp, công tác phục vụ (CBGV vừa là giáo viên chủ nhiệm lớp đồng thời cũng là cán bộ tuyển sinh và cũng là những người phục vụ…vv). Với lợi thế có nguồn cán bộ, GV tại chỗ sẽ giúp Trung tâm hoàn toàn chủ động trong tổ chức thực hiện. Vậy nên trong những năm trở lại đây, Trung tâm GDTX - HN Nghệ An đã trở thành một địa chỉ bồi dưỡng hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến ăn uống đáng tin cậy trên địa bàn Thành phố Vinh. Ăn uống là hoạt động thiết thực hàng ngày. Tâm lý của phụ huynh đều mong muốn cho con em tham gia các hoạt động KNS để giảm thiểu thời gian các con xem ti vi, dùng điện thoại trong dịp hè. Chính vì vậy mà nguồn lực học viên học chế biến ăn uống sẽ rất dồi dào. 2.3.2. Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi trên, khi thực hiện hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến ăn cho HS, Trung tâm vẫn gặp một số khó khăn, thách thức: Đội ngũ GV của Trung tâm đạt chuẩn về chuyên môn, nhiệt tình, có trách nhiệm cao trong công tác. Tuy nhiên vẫn còn một số GV do trước đây dạy Nấu ăn cho hoạt động giáo dục nghề phổ thông với chương trình khuôn mẫu theo phân phối của Bộ giáo dục và Đào tạo nay chuyển qua dạy kỹ năng nên chưa thực sự phát huy sự linh hoạt trong kỹ năng xử lý một số tình huống bất ngờ xảy ra trong lớp học. Nhu cầu và mong muốn của một bộ phận phụ huynh HS là cho con học tập các lớp có GV là đầu bếp nổi tiếng giảng dạy. Bộ phận phụ huynh khác còn có tâm lý bao bọc, chưa mạnh dạn cho con khám phá không gian nhà bếp vì lo sợ con không chế biến được, sợ con bị bỏng, đứt tay…. Bởi vậy, khi triển khai mô hình này tại Trung tâm đã gặp khó khăn. Khó khăn trong công tác tuyển sinh: có thể nói ý nghĩa, tầm quan trọng của giáo dục GTS, KNS nói chung, giáo dục kỹ năng nấu ăn nói riêng chưa được nhận thức một cách đúng mức trong một bộ phận phụ huynh và HS nên gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh. Một số phụ huynh vẫn nặng về việc phải cho con 10
  15. học thêm các môn văn hóa và lơ là, bỏ qua chuyện giáo dục GTS, KNS cho con em mình. Không những thế mà còn có sự cạnh tranh của các trung tâm giảng dạy KNS khác tại thành phố Vinh nên công tác tuyển sinh cũng gặp không ít khó khăn thách thức. 3. Kết quả đạt được từ năm 2018 đến 2022 Với điều kiện cơ sở vật chất cũng như nguông nhân lực dồi dào. Trung tâm GDTX - HN Nghệ An đã xây dựng và tổ chức rất thành công mô hình giảng dạy kỹ năng chế biến ăn uống cho học sinh. Mặc dù trong quá trình triển khai Trung tâm cũng đã gặp một số khó khăn nhất định, tuy nhiên có thể khẳng định rằng Trung tâm đã rất thành công khi tổ chức hoạt động này. Với số lượng HS đến với Trung tâm ngày càng tăng, qua 3 năm chính thức chủ động tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến món ăn tại Trung tâm GDTX - HN Nghệ An, mặc dù có 2 năm (2020, 2021) bị gián đoạn do đại dịch COVID không tổ chức được nhưng đến hè 2022 Trung tâm đã tổ chức lại và chúng tôi đã đạt được kết quả đáng khích lệ (qua biểu đồ tăng trưởng số lượng HS đến học tại Trung tâm). Cụ thể: - Năm 2018 có 5 lớp với tổng số HS: 94 em; Năm 2019 có 6 lớp với tổng số HS: 111 em; Năm 2022 có 20 lớp với tổng số HS: 400 em. (Năm 2020, 2021 không tổ chức vì dịch Covid). Về mặt chất lượng, với phương pháp dạy học trải nghiệm, chất lượng học tập của HS ngày càng được nâng lên rõ rệt. HS sau khi học các khóa học kỹ năng chế biến món ăn tại Trung tâm đều đã có nhiều phản hồi tích cực, HS tự tin hơn khi tự tay nấu bữa cơm cho gia đình. Từ đó sẽ khơi dậy được những năng khiếu tiềm ẩn, khơi dậy những kỹ năng sẵn có của các em. Qua khảo sát 85% phụ huynh cho con học tại Trung tâm rất hài lòng; 10 % phụ huynh hài lòng; 5% chưa thật 11
  16. hài lòng. Kết quả của những năm vừa qua là động lực rất lớn để Trung tâm GDTX - HN Nghệ An mở rộng hơn nữa hoat động giáo dục kỹ năng nấu ăn cho HS các cấp. 4. Một số giải pháp nâng cao công tác tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến món ăn cho học sinh tại Trung tâm GDTX - HN Nghệ An. Qua 3 năm tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến món ăn tại Trung tâm, chúng tôi đã đúc rút được một số giải pháp và mong muốn chia sẻ đến các trung tâm, cơ sở giáo dục trên địa bàn tham khảo để cùng nhau phát triển. 4.1. Đảm bảo cơ sở pháp lý Ngày 17/5/2016 Sở GD&ĐT Nghệ An đã có công văn số 865/SGD&ĐT- GDTX đồng ý cho phép Trung tâm GDTX tỉnh (nay là Trung tâm GDTX - HN Nghệ An) liên kết với với trường Hà Nội Vip School để tổ chức bồi dưỡng các môn năng khiếu và kỹ năng sống cho học sinh các bậc học. Tuy nhiên sau hai năm liên kết, để chủ động, độc lập triển khai tổ chức hoạt động giáo dục GTS, KNS, Trung tâm đã viết đề án và ngày 05/2/2018 Trung tâm đã có tờ trình số 24/TTGDTXT về việc đề nghị xác nhận đăng kí hoạt động Giáo dục KNS và giáo dục giờ chính khóa, kèm theo đề án gửi về Sở GD &ĐT Nghệ An thẩm định. Ngày 22/2/2018 Sở Giáo dục đã có Quyết định số 175/QĐ-SGDĐT về việc xác nhận đăng ký hoạt động giáo dục KNS và giáo dục ngoài giờ chính khóa cho Trung tâm GDTX tỉnh Nghệ An. Từ năm 2018 đến nay, hoạt động giáo dục KNS tại Trung tâm đã hoàn toàn chủ động tổ chức thực hiện và rất thành công ở nhiều hoạt động kỹ năng khác nhau trong đó có hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến món ăn cho HS. 4.2. Đảm bảo cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang. Bên cạnh các chương trình học hấp dẫn, bổ ích thì cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy cũng vô cùng quan trọng. Nếu chương trình tốt, GV giỏi nhưng cơ sở vật chất thiếu thốn, phòng học thiếu ánh sáng, chật chội, không đúng chức năng…thì hoạt động dạy học không thể đạt hiệu quả tốt. Vậy nên để tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến món ăn tại Trung tâm GDTX - HN Nghệ An đạt hiệu quả, BGĐ trung tâm đã giao cho phòng Tổ chức - Hành chính rà soát và chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy học. 12
  17. Các hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến món ăn chủ yếu tổ chức trong hè, thời tiết nóng bức nên các phòng học nấu ăn phải thông thoáng, mát mẻ, đảm bảo không gian cho học sinh hoạt động, đảm bảo ánh sáng và quan trọng nữa là đầy đủ dụng cụ, thiết bị nhà bếp …Các phòng học được trang trí, sắp xếp phù hợp với từng độ tuổi, có đủ bàn ghế, ánh sáng, nước uống và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi lớp kết thúc ca học. Hình ảnh phòng học Nấu ăn tại Trung tâm 4.3. Đảm bảo nguồn nhân lực giàu kinh nghiệm, tâm huyết. 4.3.1. Đội ngũ giáo viên giảng dạy chuyên nghiệp. Để chủ động trong công tác tổ chức hoạt động dạy học, Trung tâm luôn có nguồn giáo viên tại chỗ. Hiện tại Trung tâm GDTX - HN Nghệ An có 10 GV có chuyên môn về chế biến món ăn trình độ từ trung cấp đến cao đẳng. Có 02 nhân viên có bằng trung cấp nấu ăn. Đây là nguồn nhân lực đảm bảo để tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến ăn uống tại Trung tâm. Đội ngũ GV dạy nấu ăn của Trung tâm là những GV có năng lực, có sức khỏe tốt, làm việc được dưới áp lực cao. Đó là những người tỉ mỉ, cẩn thận và khéo léo, có gu thẩm mỹ tốt và sự nhanh nhạy với mùi vị; Ngoài kỹ năng chế biến ra họ còn biết cách lên thực đơn, biết cách tính toán chi phí rất khoa học. Khi lên 13
  18. lớp GV luôn mặc trang phục đầu bếp, có máy trợ giảng …đặc biệt họ đều là GV có thâm niên giảng dạy nấu ăn trên 10 năm. Vì vậy, có thể khẳng định đó là đội ngũ GV giàu kinh nghiệm và rất chuyên nghiệp trong hoạt động giảng dạy của mình. 14
  19. Hình ảnh một số giáo viên dạy nấu ăn và hoạt động lên lớp của cô trò 4.3.2. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp nhiệt tình, kỹ năng giao tiếp tốt Bên cạnh GV giảng dạy, để đảm bảo việc dạy học có kết quả tốt cũng như đảm bảo an toàn cho HS khi tham gia học tập tại Trung tâm thì không thể thiếu bộ phận GV chủ nhiệm lớp. Sau khi tuyển sinh và chốt số lượng các lớp, phòng, tổ chuyên môn có trách nhiệm phân công GV chủ nhiệm tất cả các lớp. Nguồn GV chủ nhiệm các lớp học 15
  20. của Trung tâm chủ yếu sử dụng GV cơ hữu - là các cán bộ, GV của Trung tâm. Đội ngũ này trực tiếp liên hệ, trao đổi với phụ huynh, học sinh những thông tin cơ bản và cần thiết của lớp học. Vì vậy, đòi hỏi phải nhanh nhẹn, nhiệt tình, có kỹ năng giao tiếp tốt thì mới tạo sự tin tưởng, ủng hộ từ phụ huynh và HS. 4.3.3. Đội ngũ hậu cần tận tâm, uy tín và trách nhiệm cao trong công việc Để hoạt động giáo dục kỹ năng chế biến ăn uống cho HS tại Trung tâm được hoàn thiện về mọi mặt thì không thể thiếu công tác hậu cần, bao gồm các bộ phận như: Bộ phận chuẩn bị cơ sở vật chất, chuẩn bị học liệu; bộ phận thu học phí, bộ phận bảo vệ của trung tâm, bộ phận phục vụ… + Phòng Tổ chức - Hành chính trước đó đã phân công nhiệm vụ một cán bộ của phòng chuyên phụ trách về chuẩn bị cơ sở vật chất, một cán bộ chuyên phụ trách phần học liệu, chuẩn bị các học liệu cho GV trước khi buổi học được bắt đầu. + Tổ Tài vụ chịu trách nhiệm phân công bộ phận thu học phí: Đưa ra phương án thu học phí và nêu các quy định nạp và rút học phí. Học phí phụ huynh HS phải nộp về tổ Tài vụ của Trung tâm trước ngày khai giảng khóa học. Cập nhật danh sách học sinh đăng ký theo số học phí đã nạp. Danh sách học sinh đăng ký học các lớp được chốt trên số tiền phụ huynh học sinh nạp về Trung tâm, những học sinh đăng ký mà chưa nạp học phí thì không đưa vào danh sách lớp, tránh trường hợp danh sách ảo, phụ huynh HS đăng ký nhưng sau đó con không đến học. Đối tượng phụ huynh học sinh được rút học phí là những người đã đăng kí học, nạp học phí nhưng vì lý do cá nhân nên không đi học được. Học sinh đã học 1-2 buổi nhưng sau đó gia đình có việc đột xuất nên xin nghỉ học và rút học phí. + Với bộ phận bảo vệ: Bộ phận bảo vệ luôn luôn thường trực trong suốt thời gian đang có HS học tại Trung tâm. Ngoài việc trông coi xe cộ khi phụ huynh đưa đón con thì còn giám sát chung tất cả các HS, không cho bất kỳ HS nào chạy ra khỏi cổng Trung tâm khi chưa có phụ huynh đưa đón. Nhiệm vụ này phía trong lớp học đã có GV chủ nhiệm lớp chịu trách nhiệm, tuy nhiên bảo vệ cũng phải có sự quan sát và giám sát chung đề phòng những trường hợp bất trắc xảy ra. 16
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2