intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo năm học 2019-2020 ở trường THPT Trần Phú - tỉnh Vĩnh Phúc

Chia sẻ: Caphesua | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:31

23
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nhận thức về chức năng, nhiệm vụ và nội dung kiểm tra hoạt động sư phạm giáo viên đã được các văn bản pháp quy của Nhà nước quy định, kết hợp với kinh nghiệm kiểm tra chuyên môn ở trường THPT với mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hoạt động sư phạn nhà giáo, góp phần thúc đẩy giáo dục toàn diện nhà trường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo năm học 2019-2020 ở trường THPT Trần Phú - tỉnh Vĩnh Phúc

  1. MỤC LỤC Đề  Tên đề mục Trang mục 1 Lời giới thiệu 5 2 Tên sáng kiến 5 3 Tác giả sáng kiến 6 4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến 6 5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng  6 6 thử 7 Mô tả bản chất sáng kiến 6         Nội dung của sáng kiến gồm ba chương: Chương I: Cơ sở lý luận của công tác kiểm tra hoạt  7 động sư phạm nhà giáo năm học 2019­2020 Chương II: Tình hình thực tế công tác kiểm tra hoạt  động sư phạm nhà giáo năm học 2019­2020 ở trường  9 THPT Trần Phú ­ Vĩnh Yên ­ Vĩnh Phúc Chương III: Kế hoạch công tác kiểm tra hoạt động sư  phạm nhà giáo năm học 2019­2020 ở trường THPT  16 Trần Phú ­ Vĩnh Yên ­ Vĩnh Phúc 8 Những thông tin cần được bảo mật 26 9 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 26 10 Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến 26 Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng  11 28 thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Tài liệu tham khảo 29 Một số minh chứng về công tác hoạt động sư phạm  30 nhà giáo ở trường THPT Trần Phú            3
  2. MỘT SỐ CỤM TỪ VIẾT TẮT 1. Phó Hiệu trưởng: PHT 2. Văn phòng: VP 3. Tổ trưởng chuyên môn: TTCM  4. Giáo viên: GV 5. Học sinh: HS 6. Giáo viên chủ nhiệm: GVCN 7. Ban giám hiệu: BGH 8. Bảo vệ: BV 9. Đoàn thanh niên: ĐTN 10. Thanh tra nhân dân: TTrND 11. Hành chính: HC 12. Cơ sở vật chất: CSVC 13. Thiết bị dạy học: TBDH 14. Trung học phổ thông: THPT 15. Điểm bình quân: ĐBQ  16. Ban lao động: BLĐ 17. Phòng cháy chữa cháy: PCCC 18. Phương pháp dạy học: PPDH 19. Học sinh giỏi: HSG 20. Kế toán: KT 21. Công nghệ thông tin: CNTT 22. Vệ sinh: VS. 23. Hoạt động sư phạm: HĐSP. 2
  3. BÁO CÁO KẾT QUẢ  NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Thật vinh dự và tự  hào về  sự nghiệp giáo dục và đào tạo  ở  Việt Nam  luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm đặc biệt. Việc đầu tư cho giáo dục và  đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu,  được  ưu tiên đi trước một bước  trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội . Để đạt được mục  tiêu giáo dục: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, t ạo  nguồn nhân lực cho xã hội, việc nâng cao chất lượng giáo dục trung học phổ  thông là vô cùng cần thiết. Trong sự  nghiệp giáo dục nói chung và giáo dục   trung học phổ thông nói riêng, người quản lý đóng vai trò h ết s ức quan tr ọng,  là người “đứng mũi chịu sào”, người “thuyền trưởng” chèo lái con thuyền   giáo dục đi đến thành công. Một trong những công việc mà người quản lý   giáo dục phải làm đó là xây dựng kế  hoạch, chỉ  đạo thực hiện và kiểm tra  đánh giá các mặt hoạt động của công tác giáo dục toàn diện.  Hiện nay, việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới công tác kiểm   tra, đánh giá luôn được luôn các nhà trường quan tâm và đặt lên hàng đầu.  Đặc biệt đối với công tác kiểm tra hoạt động sư  phạm nhà giáo là một nội   dung vô cùng quan trọng bởi vì một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà  trường là làm thế nào góp phần thúc đẩy việc “dạy tốt, học tốt”. Trong việc   kiểm tra toàn diện ở trường trung học phổ thông, công tác kiểm tra hoạt động   sư phạm giáo viên là một trong những nội dung quan trọng của công tác kiểm  tra chuyên môn; nó chiếm một thời lượng khá lớn trong các nội dung thanh tra  một cơ sở giáo dục.  Trên cơ  sở  nhận thức về  chức năng, nhiệm vụ  và nội dung kiểm tra  hoạt động sư  phạm giáo viên đã được các văn bản pháp quy của Nhà nước   quy định, kết hợp với kinh nghiệm kiểm tra chuyên môn ở  trường THPT với   mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao hiệu quả  công tác   kiểm tra hoạt động sư  phạn nhà giáo, góp phần thúc đẩy giáo dục toàn diện   nhà trường, chính vì lí do như vậy bản thân tôi lựa chọn đề tài sáng kiến để  nghiên cứu và ứng dụng: “Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hoạt động sư  phạm  nhà giáo năm  học 2019­2020  ở  trường THPT  Trần Phú ­ tỉnh Vĩnh  Phúc”.  2. Tên sáng kiến 3
  4. “Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo năm  học 2019­2020 ở trường THPT Trần Phú ­ Vĩnh Yên ­ Vĩnh Phúc”.  3. Tác giả sáng kiến ­ Họ và tên: Lê Thị Hiền. ­ Địa chỉ: Trường THPT Trần Phú ­ Thành phố  Vĩnh Yên ­ Tỉnh Vĩnh  Phúc. ­ Số điện thoại: 0976376576; Email: hienthaotranphu@yahoo.com.vn 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Lê Thị Hiền. 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến ­ Bản thân người viết đề tài này vừa để trau dồi kinh nghiệm và tìm ra  một số  biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả  công tác kiểm tra hoạt động sư  phạm nhà giáo  ở  trường THPT Trần Phú ­ Vĩnh Yên ­ Vĩnh Phúc, đồng thời  đề  xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả  công tác kiểm tra hoạt động  sư  phạm nhà giáo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện  ở  nhà   trường, đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục cũng như sự tin tưởng, kỳ vọng   của phụ huynh và học sinh. ­ Khảo sát đánh giá thực trạng công tác kiểm tra hoạt động sư phạm ở  trường THPT Trần Phú ­ Vĩnh Yên ­ Vĩnh Phúc. ­ Đối chiếu giữa lý luận và thực tiễn để  rút ra kinh nghiệm, những  ưu   điểm, nhược điểm. ­ Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả  công tác kiểm tra hoạt   động sư phạm nhà giáo ở trường THPT. ­ Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu, khảo sát ... ­ Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Điều tra, trao đổi ...  ­ Phương pháp phân tích tổng hợp, chứng minh, đánh giá, đối chiếu, so   sánh, tổng kết kinh nghiệm. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng  Vận dụng trong năm học từ tháng 9 năm 2019 đến tháng ngày 10 tháng  3 năm 2020. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến Nội dung chính sáng kiến gồm ba chương: 4
  5. Chương I: Cơ  sở  lý luận của công tác kiểm tra hoạt động sư  phạm nhà giáo  trong giáo dục đào tạo. Chương II: Tình hình thực tế công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo ở  trường THPT Trần Phú  ­ Vĩnh Yên ­ Vĩnh Phúc năm học 2019 ­ 2020. Chương  III:  Kế  hoạch công tác kiểm tra hoạt  động sư  phạm  nhà giáo  ở  trường THPT Trần Phú  ­ Vĩnh Yên ­ Vĩnh Phúc năm học 2019 ­ 2020. Nội dung cụ thể: Chương I: Cơ sở lý luận của công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà  giáo trong giáo dục đào tạo 1. Khái niệm Kiểm tra là một trong những chức năng cơ bản của quản lý. Đó là công   việc mà người quản lý  ở  bất kỳ  cấp nào cũng phải thực hiện để  biết rõ   những kế hoạch, mục tiêu đề ra trên thực tế đã đạt được đến đâu và như thế  nào? Từ đó đề ra những biện pháp động viên, giúp đỡ, uốn nắn và điều chỉnh   nhằm thúc đẩy các cá nhân và tổ chức phát triển. Hay nói một cách ngắn gọn:  Kiểm tra có nghĩa là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét. Kiểm tra nội bộ trường học là hoạt động xem xét và đánh giá các hoạt  động giáo dục, điều kiện dạy ­  học, giáo dục trong phạm vi nội   bộ  nhà  trường,  nhằm mục đích phát triển sự  nghiệp giáo dục nói chung, phát triển   nhà trường, phát triển người giáo viên và học sinh nói riêng. Kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên nhằm đánh giá khách quan,  toàn diện chất lượng hoạt động sư phạm của giáo viên để  tư  vấn biện pháp  nâng  cao  hiệu  quả  hoạt   động  giảng  dạy;   đôn   đốc  việc  tuân  thủ   qui  chế  chuyên môn. 2. Nội dung công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo Căn cứ Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp   học Ban hành kèm theo Thông tư  số  12/2011/TT­BGDĐT ngày 28/3/2011 của  Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Căn cứ  văn bản số  3930/BGDĐT­TTr ngày 30/8/202019 của Bộ  Giáo  dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện công tac thanh tra, ki ́ ểm tra năm  học 2019 ­ 2020; 5
  6. Căn cứ  văn bản số  1270/SGDĐT­TTr ngày 23/9/2019 của Sở  Giáo dục  và Đào tạo Vĩnh Phúc về việc hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra, kiểm   tra năm học 2019­2020; Trường THPT Trần Phú đã xây dựng kế hoạch số   282/KH­TP ngày 01  tháng 10 năm 2019, Kế  hoạch công tác kiểm tra nội bộ  trường học năm học  2019­2020. Trong đó nội dung kiểm tra hoạt động sư  phạm của nhà giáo cụ  thể như sau: ­ Kiểm tra trình độ  nghiệp vụ  sư  phạm: yêu cầu nắm được nội dung,  chương trình, kiến thức, kỹ năng, phương pháp giảng dạy... ­ Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn: kiểm tra việc thực hiện   chương trình, kế hoạch giảng dạy; việc soạn bài, chuẩn bị đồ  dùng dạy học   theo quy định, chấm bài, dự  giờ, thao giảng; việc đảm bảo các loại hồ  sơ  chuyên môn theo quy định; việc tự bồi dưỡng và tham gia các lớp bồi dưỡng,  tập huấn. ­ Để thực hiện đạt các chỉ tiêu kiểm tra trong một năm học là một việc   không dễ  dàng, điều  ấy đòi hỏi Ban kiểm tra hoạt động sư  phạm giáo viên  phải đảm bảo đúng quy trình và thời gian hoàn thành đúng tiến độ. 3. Vị trí, vai trò của kiểm tra hoạt động sư phạm trong nhà trường a. Vị trí Kiểm tra là một công cụ sắc bén góp phần tăng cường hiệu lực quản lý  trường học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo trong nhà trường.  Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không lãnh đạo. Các thành tố cơ bản của quá trình giáo dục là: Mục tiêu ­ Nội dung ­ Phương pháp ­ Giáo viên ­ Học sinh ­ Kiểm tra đánh  giá. Các yếu tố  cơ  bản này giúp thực hiện được quá trình dạy học   hiệu  quả. Để thấy được quá trình dạy học đạt được kết quả như thế nào phải có  công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo. Vậy công tác kiểm tra hoạt động sư  phạm của giáo viên là một bộ  phận cấu thành không thể thiếu của quá trình dạy học. b. Vai trò  * Để  quá trình dạy học có chất lượng và hiệu quả  cao, từ  xa xưa con  người đã tìm ra và sử  dụng nhiều phương pháp khác nhau,  từ  đó có nhiều  6
  7. cách kiểm tra hoạt động sư  phạm nhà giáo phục vụ  cho công tác dạy học   cùng phát triển. * Kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo có ý nghĩa quan trọng đảm bảo  chất lượng dạy và học. ­ Thực hiện nguyên tắc khách quan trong dạy học. ­ Góp phần đảm bảo chất lượng kiến thức theo những đặc trưng cơ  bản như: tính chính xác; tính khoa học; tính thực tiễn... c. Nguyên tắc kiểm tra ­ Kiểm tra phải chính xác, khách quan. ­ Kiểm tra phải có hiệu quả. ­ Kiểm tra phải thường xuyên, kịp thời. ­ Kiểm tra phải công khai. Chương II: Tình hình thực tế công tác kiểm tra hoạt động sư phạm ở  trường THPT Trần Phú ­ Vĩnh Yên ­ Vĩnh Phúc 1. Đặc điểm tình hình nhà trường  Trường THPT Trần Phú (tiền thân là trường THPT Nguyễn Thái Học)  được thành lập vào ngày 11/01/1947 tại làng Chùa, xã Hướng Đạo, huyện  Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc, là trường trung học được thành lập sớm nhất   tỉnh Vĩnh Phúc. Từ  những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp (đầu  năm 1947) nhà trường chỉ có 6 giáo viên dạy 2 lớp với gần 100 học sinh, cơ sở  vật chất dạy học thiếu thốn. Đến nay, trải qua 73 năm xây dựng và trưởng  thành, năm học 2019 ­ 2020 nhà trường đã có 84 cán bộ giáo viên và nhân viên,  trong đó nữ: 68 đồng chí, chiếm tỉ  lệ  80%; cán bộ  quản lý có 04 đồng chí,   giáo viên có 74 đồng chí, nhân viên có 06 đồng chí. Nhà trường có 100% cán  bộ  giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn đào tạo, trong đó có 48 thạc sỹ. Nhà  trường có cơ  sở  vật chất khang trang với các thiết bị  giảng dạy   tương đối  đồng bộ và ngày càng được hiện đại hóa.  Năm học 2019­2020 toàn trường có: 33 lớp với 1317 học sinh; trong đó  học sinh nữ là 754 em.  ­ Khối 10: 12 lớp với 436 HS; Học sinh nữ: 250 em. ­ Khối 11: 11 lớp với 487 HS ; Học sinh nữ: 283 em. ­ Khối 12: 12 lớp với 394 HS; Học sinh nữ: 221 em. Năm học 2018 ­ 2019 chất lượng giáo dục đạo đức học sinh như sau: 7
  8. Loại  Tốt: 1257/1337chiếm 94,02%; Loại khá:  79/1337 chiếm 5,91%;  Loại TB: 01/1337 chiếm 0,07 %; Loại yếu: 0.  Chất lượng giáo dục văn hóa năm học 2018­2019: * Chất lượng đại trà năm học 2018­2019: Toàn trường có 33 lớp với: 1337 học sinh, trong đó: Loại giỏi: 247/1337  chiếm 18,47 %; Loại khá: 1026/1337 chiếm 76,74%; Loại TB: 64/1337 chiếm  4,79%; Loại yếu: 0; Loại kém: 0. * Chất lượng mũi nhọn ­ Học sinh giỏi năm học 2018­2019: Năm học 2018­2019, toàn trường đạt 195 giải học sinh giỏi. Trong đó có  05 giải Nhất, 45 giải Nhì, 58 giải Ba, 87 giải Khuyến khích. Tổng số giải của  học sinh Trần Phú chiếm tỷ lệ  cao trong tổng số giải toàn tỉnh, vượt mức so  với mặt bằng chung và khẳng định vị  trí cao trong bảng xếp hạng học sinh  giỏi của tỉnh. * Chất lượng thi tốt nghiệp, Đại học và Cao đẳng năm học 2018­2019: Thi tốt nghiệp đỗ: 456/457 đạt tỷ  lệ 99,78%; đỗ  Đại học và Cao đẳng  tỷ lệ trên 98,47%; điểm trung bình cộng của tất cả các bài thi là 6,31 điểm cao  hơn điểm trung bình chung của cả tỉnh, được xếp thứ 5 trong toàn tỉnh, trong   đó môn Tiếng Anh xếp thứ 2. Môn Toán xếp thứ 4. * Kết quả  xếp loại giáo viên, nhân viên năm học 2018­2019: Tổng số  cán bộ  giáo viên, nhân viên được đánh giá, xếp loại: 82. Trong đó xếp loại   hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:13; Hoàn thành tốt nhiệm vụ: 67; Hoàn thành  nhiệm vụ: 02. Năm học 2019 ­ 2020 chất lượng giáo dục học sinh trong học kỳ I như  sau:  Toàn trường có 33  lớp với: 1317 học sinh, trong đó về  xếp loại đạo  đức: Loại  Tốt: 1244/1317 chiếm 94,46%; Loại khá:  71/1317 chiếm 5,39%;  Loại TB: 02/1317 chiếm 0,15 %; Loại yếu: 0.  Chất lượng giáo dục văn hóa học kỳ I năm học 2019­2020: * Chất lượng giáo dục đại trà học kỳ I: Toàn trường có 33 lớp với: 1317 học sinh, trong đó: Loại giỏi: 209/1317   chiếm 15,87 %; Loại khá: 1013/1317 chiếm 76,92%; Loại TB: 94/1317 chiếm   7,14%; Loại yếu: 01/1317 chiếm 0,08 %; Loại kém: 0.qaqa * Chất lượng mũi nhọn ­ Học sinh giỏi năm học 2019­2020: 8
  9. Trong học kỳ I năm học 2019 ­ 2020, học sinh khối 12 tham gia cuộc thi   học sinh giỏi cấp tỉnh đạt 56 giải, trong đó có 01 giải Nhất, 16 giải Nhì, 13  giải Ba, 26 giải Khuyến khích. Đối với khối 10,11 tham gia kỳ  thi học sinh   giỏi cấp tỉnh trong học kỳ 2 vào tháng 4/2020. 2. Thực trạng công tác kiểm tra hoạt động sư  phạm  ở  trường THPT   Trần Phú ­ Vĩnh Yên ­ Vĩnh Phúc Với tầm nhìn chiến lược của BGH nhà trường, cùng với sự  quan tâm  của Sở  Giáo dục ­ Đào tạo Vĩnh Phúc, nhà trường đã xây dựng kế  hoạch  kiểm tra nội bộ trường học, công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo đã  đi vào nề  nếp. So với nhu cầu phát triển nhà trường trong giai đoạn công  nghiệp hóa, hiện đại hóa thì công tác kiểm tra hoạt động sư  phạm nhà giáo  càng phải được chú trọng.  Việc tổ  chức thực hiện kế  hoạch kiểm tra  ở trường THPT Trần Phú,  thực hiện theo đúng kế hoạch đề ra  và theo đúng các bước: + Chuẩn bị kiểm tra; + Tiến hành kiểm tra; + Kết thức kiểm tra; + Xử lý sau kiểm tra;  Bảng thống kê kết quả công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo   trong học kỳ 1 năm học 2019­2020 đến ngày 06/03/2020: * Về kiểm tra hồ sơ sổ sách giáo viên gồm 02 lần,  kết quả cụ thể như  sau: Lần 1: Kiểm tra hồ sơ ngày 30 tháng 10 năm 2019 ­ Ưu điểm: + Hồ sơ nộp đúng thời gian theo quy định;  + Nhiều hồ sơ chuẩn bị công phu, trình bày khoa học, hợp lí. ­ Tồn tại cần khắc phục (Có ghi trong biên bản): + Một số đồng chí thiếu đầu sổ, sổ điểm thiếu làn điểm. + Một số giáo án , thiếu ngày dạy, ngày soạn; Soạn sơ lược; thiếu mục  đánh giá năng lực. + Giáo án Chuyên đề: Nội dung giáo án chưa khoa học. + Kế hoạch giảng dạy thiếu cập nhật thông tin; 9
  10. * Kết quả kiểm tra toàn trường:  74 hồ sơ; Trong đó: Loại tốt: 70; Loại  khá: 04; Trung bình: 0; Yếu: 0. * Xếp theo thứ tự các tổ: Số 01: Tổ Sử ­ Địa ­ Ngoại ngữ  (100% tốt). Số 01:  Tổ Văn ­ GDCD (100% tốt).  Số 03: Toán ­ Tin (86,7% tốt). Số 04: Vật lí ­  CN ­ TD (85,7 % tốt). Số 05 : Tổ Hóa ­ Sinh ­ TD (84,6% tốt). * Xử lý vi phạm: Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ để tính điểm xếp loại  thi đua cuối năm. * Kiến nghị:   ­ Đề nghị các đồng chí còn một số tồn tại trong hồ sơ yêu cầu bổ sung  và khắc phục. ­ Đề  nghị  các đồng chí Tổ  trưởng kiểm tra lại trong tuần 01 tháng 12  năm 2019. Lần 2: Kiểm tra hồ sơ ngày 07 tháng 03 năm 2020 Thực hiện Quyết định số  66/QĐ­HT ngày 05 tháng 3 năm 2020 của   Hiệu trưởng trường THPT Trần Phú về việc kiểm tra hồ sơ sổ sách giáo viên   lần 2 năm học 2019­2020, Tổ  kiểm tra đã tiến hành kiểm tra hồ  sơ  sổ  sách   giáo viên từ ngày 06 tháng 3 đến ngày 07 tháng 3 năm 2020.  ­ Ưu điểm: + Tổng số bộ hồ sơ của trường: 73 bộ. + Hồ sơ giáo viên gồm: Giáo án, Sổ điểm, Sổ kế hoạch giảng dạy, Sổ  ghi chép, Bồi dưỡng chuyên môn, Sổ báo giảng, Sổ chủ nhiệm (Đối với giáo   viên chủ nhiệm); Các loại hồ sơ khác nếu có… + Hồ sơ nộp đúng thời gian theo quy định; + Nhiều hồ sơ chuẩn bị công phu, trình bày khoa học, hợp lí. ­  Hạn chế, vi phạm:  Một số tồn tại cần khắc phục (Có ghi trong biên bản): + Một số đồng chí thiếu các loại sổ theo quy định: Đ/c phạm Hà Quảng  Phú thiếu Sổ dự giờ; Đ/c Phạm Trường Khương thiếu Sổ bồi dưỡng chuyên  môn;  10
  11. + Sổ  chủ  nhiệm thiếu thông tin, Kế  hoạch cá nhân thiếu nhận xét sau   khi thực hiện: Đ/c Huỳnh Thị Thoa. + Về bồi dưỡng chuyên môn yêu cầu giải đề thi: Có 02 đ/c giải thiếu:   Đ/c Nguyễn Thị Thanh (B) giải 4 đề; Đ/c Nguyễn Duy Hiếu giải 05 đề. (Yêu  cầu đến tháng 2 phải giải được 08 đề).   + Sổ  dự  giờ  dự  quá ít tiết: Tính từ  đầu năm đến ngày 6/3: Đ/c Phạm  Trường Khương dự  được 02 tiết; Đ/c Phạm văn Minh dự  được 04 tiết; Đ/c  Nguyễn Văn Tiến dự được 06 tiết. + Sổ báo giảng không ghi đầy đủ tiết theo phân phối chương trình, lớp  dạy: Đ/c Phạm Trường Khương. ­ Kết quả  chung toàn trường:73 hồ  sơ; Trong đó: Loại tốt: 66; Loại  khá:05; Trung bình: 02; Yếu: 0. * Xếp theo thứ tự các tổ: Số 01: Tổ Sử ­ Địa ­ Ngoại ngữ  (100% tốt) Số 01:  Tổ Văn ­ GDCD (100% tốt)  Số 03: Toán ­ Tin (93,8% tốt). Số 04 : Tổ Hóa ­ Sinh ­ TD (84,6% tốt) Số 05: Vật lí ­ CN (66,7 % tốt) ­  Xử lý vi phạm: Căn cứ tính điểm xếp loại thi đua cuối năm. ­ Kiến nghị:   + Đề nghị các đồng chí còn một tồn tại trong hồ sơ yêu cầu bổ sung và khắc   phục. + Đề nghị các đồng chí Tổ trưởng kiểm tra lại trong tuần 2 tháng 3 năm  2020. * Về  số  giờ  được kiểm tra đánh giá tính đến ngày 06/3/2020 được 84  giờ của 42 giáo viên. Số giờ được kiểm tra đúng kế hoạch đề ra. 3. Những điểm mạnh, yếu, thuận lợi, khó khăn trong đổi mới và nâng  cao hiệu quả  công tác kiểm tra hoạt động sư  phạm nhà giáo năm học  2019­2020 3.1. Điểm mạnh Trong nhiều năm liền trường THPT Trần Phú đạt danh hiệu tập thể  lao   động xuất sắc, đơn vị lá cờ đầu bậc THPT của tỉnh Vĩnh Phúc. Chi bộ Đảng nhà  11
  12. trường nhiều năm đạt danh hiệu trong sạch, vững mạnh; Công đoàn, Đoàn thanh  niên nhà trường nhiều năm được cấp trên khen thưởng. Với những thành tích xuất  sắc như  vậy, trường THPT Trần Phú được Đảng, Nhà nước tặng nhiều phần   thưởng cao quý: ­ Năm học 1996­1997, nhà  trường được Nhà nước tặng thưởng Huân  chương Lao động hạng Nhất. ­ Năm học 2001­2002, nhà  trường được Nhà nước tặng Huân chương  Độc lập hạng Ba. ­ Năm học 2005­2006, nhà trường được Nhà nước phong tặng danh  hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. ­ Năm học 2010­2011, nhà trường được Chính phủ tặng cờ thi đua xuất   sắc.     ­ Năm học 2012­2013, nhà trường được Nhà nước tặng thưởng Huân  chương Độc lập hạng Nhì. ­ Năm học 2015­2016, nhà trường được Chính phủ tặng cờ thi đua xuất  sắc. ­ Năm học 2016­2017, nhà  trường được Nhà nước tặng thưởng Huân  chương Lao động hạng Nhất (Lần thứ hai). Ngoài ra trường THPT Trần Phú còn được nhận rất nhiều Bằng khen,   Giấy khen, Cờ thi đua xuất sắc của các cấp… 3.2. Điểm yếu Một bộ phận học sinh chưa có ý thức học tập, chưa cố gắng vượt qua   khó khăn để đạt kết quả tốt trong học tập.  3.3. Thuận lợi Nhà trường là điểm sáng của ngành giáo dục Vĩnh Phúc nên luôn được  sự quan tâm của các cấp lãnh đạo chính quyền địa phương.  Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên chuyên trách cơ bản đủ về  số  lượng theo quy định, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, tâm  huyết, say mê với nghề. Ban Giám hiệu là một tập thể đoàn kết, có tầm nhìn chiến lược, khoa  học, sáng tạo. Ban Giám hiệu xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn   hạn có tính khả thi, sát thực tế. Ban Giám hiệu nhận được sự  tin tưởng của  cán bộ  giáo viên, nhân viên, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong  12
  13. việc tổ  chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục. Đội ngũ giáo viên  100% đạt chuẩn và trên chuẩn, có kiến thức, kỹ năng và tinh thần trách nhiệm  cao. Đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực  chuyên   môn,   nghiệp   vụ   vững   vàng,   đoàn   kết,   yêu   nghề,   gắn   bó   với   nhà  trường. Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh, sự quan tâm của  Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc, của chính quyền địa phương. 3.4. Khó khăn Một số  giáo viên trẻ  còn thiếu kinh nghiệm trong công tác giảng dạy,  một số  mang nặng phong cách dạy học truyền thống, ngại khó nên ít chú ý   đến tầm quan trọng và yêu cầu sử dụng thiết bị dạy học trong đổi mới. Một số học sinh ý thức kém gây trở ngại cho giáo viên khi dạy học trên  lớp. Đời sống kinh tế của nhân dân còn nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến công   tác huy động các nguồn lực trong việc bổ  sung, nâng cấp  cơ  sở  vật chất ­  thiết bị dạy học.  * Tổ chức quản lý của Ban Giám hiệu: ­ Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát có lúc chưa sâu sát. ­ Chưa được chủ  động tuyển chọn nhiều giáo viên, nhân viên có năng  lực chuyên môn, nghiệp vụ và tinh thần trách nhiệm cao.  ­ Đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên còn mang tính động  viên.  * Đội ngũ giáo viên, nhân viên: ­ Trình độ  Ngoại ngữ, Tin học còn hạn chế  chưa đáp ứng tốt yêu cầu  đổi mới giáo dục. 4. Những kinh nghiệm thực tế, những việc đã làm trong đổi mới, nâng  cao hiệu quả công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo 4.1. Một số kết quả đạt được ­ Trong mỗi năm học 100% cán bộ giáo viên được kiểm tra toàn diện và   số  lượng giáo viên được thanh tra toàn diện đều đạt yêu cầu: Về  số  lượng  đạt chỉ tiêu như  kế hoạch được duyệt. Các giáo viên được đánh giá xếp loại  khách quan, chính xác qua kiểm tra.  13
  14. ­ Nắm chắc kế  hoạch tiến hành kiểm tra, lịch làm việc với nhiệm vụ  cụ thể được phân công, nắm được các hướng dẫn và nội dung kiểm tra hoạt   động sư  phạm của giáo viên. Trong dự  giờ  GV chú ý quan sát khi dự  giờ  để  có cơ sở đánh giá, nhận xét cụ thể, không nhận xét chung chung           ­ Kiểm tra hồ sơ GV có ghi chép cẩn trọng, có các văn bản làm cơ sở,   căn cứ kết luận kiểm tra chính xác.    ­ Các đồng chí tham gia kiểm tra thực hiện bảo đảm tiến độ, hồ  sơ  và  dự giờ, góp ý và tổng kết đúng thời gian.  ­ Cán bộ  giáo viên được kiểm tra với thái độ  và tâm thế  vui vẻ, phấn   khởi, tích cực phát huy những ưu điểm đã đạt được, khắc phục những hạn chế  còn tồn tại. 4.2. Một số tồn tại Nhận thức của một số cán bộ, giáo viên và học sinh về công tác kiểm  tra nội bộ nhà giáo còn hạn chế. Một số  cán bộ, giáo viên và học sinh có tâm lý ngại khó, trình độ  và   điều kiện tiếp cận những phương tiện kỹ thuật mới, hiện đại còn hạn chế. Một bộ phận cơ sở vật chất còn thiếu, một số thiết bị dạy học xuống   cấp chưa thực sự đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay Nguyên nhân tồn tại: Công tác chỉ  đạo, quản lý ở  các tổ  nhóm chuyên môn có lúc chưa chặt  chẽ, chưa động viên được giáo viên tự làm đồ dùng dạy học. Công tác bồi dưỡng kỹ năng sử  dụng thiết bị dạy học cho đội ngũ cán   bộ  chuyên trách hàng năm còn ít, năng lực của cán bộ  nhân viên chuyên trách  có một số mặt còn hạn chế. 5. Những giải pháp được triển khai kiểm tra hoạt động sư  phạm nhà  giáo Sáng kiến được áp dụng trong việc xây dựng kế  hoạch và nêu ra các  giải pháp cần thiết trong công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo năm  học 2019­2020 nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.   Kế  hoạch  công tác kiểm tra nội bộ   ở  trường THPT Trần Phú ­ Vĩnh Yên ­ Vĩnh Phúc  trong năm học 2019 ­ 2020 (từ tháng 09 năm 2019 đến hết tháng 07 năm 2020). 14
  15. Vận dụng hệ  thống kiến thức khoa học, đặc biệt là những kiến thức  về  lập kế  hoạch công tác kiểm tra hoạt động sư  phạm nhà giáo năm học   2019­2020.  Xét yêu cầu thực tế về công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo   năm học 2019­2020  ở  trường THPT Trần Phú ­ Vĩnh Yên ­ Vĩnh Phúc, bản  thân người viết đề xuất một số giải pháp quan trọng cần được triển khai như  sau: * Đối với cán bộ quản lý:  + Cần xây dựng kế  hoạch khoa học, phân công hợp lý cán bộ  có năng   lực chuyên môn tham gia công tác kiểm tra hoạt động sư phạm nhà giáo. + Cần quyết đoán, mạnh mẽ, không ngại va chạm, giúp cán bộ  giáo  viên thấy được mặt tốt cần phát huy, mặt tồn tại cần khắc phục.  + Yêu cầu kiểm tra tỉ mỉ, rõ ràng, , chỉ rõ những điều đã làm được, chưa   làm được của đối tượng kiểm tra. + Trong quá trình kiểm tra, đánh giá phải phải thực hiện tư  vấn, thúc  đẩy để công tác kiểm tra đi đúng hướng.  * Đối với giáo viên: + Thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra. + Có ý thức tổ chức kỷ luật, ý thức trách nhiệm trong công việc. + Trung thực, thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm (nếu có) và có hướng sửa  chữa. CHƯƠNG III:  Kế hoạch chung về công tác kiểm tra nội bộ năm học 2019­2020 Căn   cứ   văn   bản   số   3930/BGDĐT­TTr   ngày   30/8/202019   của   Bộ  GD&ĐT về  việc hướng dẫn thực hiện công tac thanh tra, ki ́ ểm tra năm học   2019 ­ 2020; Căn cứ  văn bản số  1270/SGDĐT­TTr ngày 23/9/2019 của Sở  Giáo dục  và Đào tạo Vĩnh Phúc về việc hướng dẫn thực hiện công tác thanh tra, kiểm   tra năm học 2019­2020; Trường THPT Trần Phú xây dựng kế  hoạch kiểm tra nội bộ năm học  2019­2020 như sau: I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 15
  16. 1. Mục đích ­   Công   tác   kiểm   tra   nội   bộ   trường   học   là   một   hoạt   động   quản   lý   thường xuyên, một yêu cầu tất yếu của công tác quản lý, là khâu đặc biệt   quan trọng trong công tác quản lý nhà trường, có tác dụng đôn đốc, hỗ trợ và  giúp đỡ các đối tượng được kiểm tra làm việc tốt và hiệu quả hơn.  ­ Công tác kiểm tra nội bộ  thường xuyên theo dõi, xem xét, đánh giá  toàn bộ các hoạt động giáo dục của nhà trường trên cơ sở kiểm tra đối chiếu   với các quy định của pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật có liên   quan. ­ Qua kiểm tra, đánh giá đúng thực trạng các hoạt động của nhà trường,  chỉ  rõ những  ưu điểm, hạn chế  của tập thể, cá nhân trong công tác quản lý,  điều hành, kịp thời điều chỉnh những sai sót, lệch lạc trong quá trình thực  hiện quy định về chuyên môn, nghiệp vụ; xử lý nghiêm những vi phạm (nếu   có); làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm, kiến nghị  biện pháp khắc phục, xử  lý   đối với tập thể, cá nhân có liên quan. 2. Yêu cầu ­ Ban kiểm tra nội bộ tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch, mục tiêu   kiểm tra, đảm bảo đầy đủ các nội dung kiểm tra. ­ Ban kiểm tra nội bộ phối hợp với Ban thanh tra nhân dân giải quyết kịp   thời các nội dung liên quan, xử lý đúng thẩm quyền và xử lý dứt điểm sau kiểm  tra. ­ Công tác kiểm tra nội bộ  phải đảm bảo tính đại trà, toàn diện, trực   tiếp đến nội dung và đối tượng, xem xét, đánh giá mức độ  hoàn thành việc   thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nhân viên, các bộ  phận trong nhà trường.   Đánh giá đúng trình độ, năng lực sư phạm của giáo viên, từ đó giúp giáo viên,   nhân viên có hướng phấn đấu, phát huy sở  trường, khắc phục yếu kém, hạn  chế. ­ Tìm ra các giải pháp khả thi nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chất  lượng hoạt động giáo dục, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện  của nhà trường trong năm học và trong những năm tiếp theo. II. KẾ HOẠCH CỤ THỂ  1. Nội dung kiểm tra   a. Kiểm tra toàn diện nhà trường 16
  17. ­ Kiểm tra về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trên cơ sở vị trí việc  làm. ­ Kiểm tra việc thực hiện quy định về  các điều kiện đảm bảo chất  lượng giáo dục: cơ sở vật chất, trang thiết bị, thực hiện các khoản thu, chi… ­ Kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ:  + Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục (thực hiện chỉ tiêu, số lượng  học sinh từng khối lớp, công tác tuyển sinh, tỷ  lệ  tốt nghiệp, hiệu quả  đào   tạo…).  + Hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh (hoạt động ngoài giờ  lên  lớp, hoạt động của các đoàn thể, của giáo viên chủ nhiệm, kết quả giáo dục   đạo đức học sinh…). + Hoạt động và chất lượng giảng dạy, học tập các môn văn hóa (việc  thực   hiện   chương   trình,   nội   dung,   kế   hoạch   giáo   dục;   việc   dự   giờ,   thao  giảng, sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập; kết quả học tập của học sinh). + Việc thực hiện các hoạt động giáo dục khác như: hướng nghiệp và  dạy nghề, giáo dục thể chất, quốc phòng, ngoài giờ lên lớp, kỹ năng sống,… ­ Tự kiểm tra công tác quản lý của Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng:  + Kiểm tra việc xây dựng kế hoạch, việc tổ chức thực hiện kế hoạch  của Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, của các tổ chuyên môn, các bộ phận. + Kiểm tra công tác quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên: việc phân   công nhiệm vụ; quản lý kỷ  luật lao động, thực hiện chủ  trương, đường lối   của   Đảng,   chính   sách   pháp   luật   của   Nhà   nước;   việc   thực   hiện   các   chủ  trương, giải pháp giúp cán bộ, giáo viên, nhân viên được học tập, bồi dưỡng  nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên  môn, kiểm tra hoạt động sư phạm của giáo viên. +  Kiểm   tra   công   tác  quản   lý  hành   chính,  tài   chính,   tài  sản   của  nhà  trường. + Kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước đối với cán  bộ, giáo viên, nhân viên; thực hiện quy chế dân chủ của nhà trường.  b. Kiểm tra chuyên đề ­ Kiểm tra việc thực hiện ba công khai: công khai chất lượng giáo dục;  công khai các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học và đội  ngũ; công khai về thu, chi tài chính. 17
  18. ­ Kiểm tra việc đẩy mạnh  ứng dụng CNTT trong công tác chỉ  đạo và  quản lý. ­ Kiểm tra thư viện, thiết bị. ­ Kiểm tra việc thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng; Luật thực  hành tiết kiệm, chống lãng phí; thực hiện các cuộc vận động, các phong trào  thi đua…   c. Kiểm tra các tổ, nhóm trong nhà trường ­ Kiểm tra công tác quản lý của tổ chuyên môn: vai trò, uy tín, năng lực   lãnh đạo chuyên môn. ­ Kiểm tra hồ  sơ  chuyên môn: kế  hoạch, nghị  quyết, biên bản, chất  lượng dạy, các chuyên đề bồi dưỡng chuyên môn, sáng kiến. ­ Kiểm tra chất lượng dạy­học: kiểm tra việc thực hiện chương trình,   chuẩn bị bài, chất lượng dạy học, việc đổi mới phương pháp, sử  dụng thiết  bị, việc kiểm tra đánh giá học sinh. ­ Kiểm tra việc sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. ­ Kiểm tra kế  hoạch bồi dưỡng và tự  bồi dưỡng chuyên môn nghiệp  vụ. ­ Kiểm tra việc dạy phụ  đạo, bồi dưỡng học sinh giỏi, ngoại khóa,   việc thực hiện chuyên đề…  d. Kiểm tra hoạt động sư phạm của nhà giáo ­ Kiểm tra trình độ  nghiệp vụ  sư  phạm: nắm yêu cầu của nội dung,  chương trình, kiến thức, kỹ năng, phương pháp giảng dạy... ­ Kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn: kiểm tra việc thực hiện   chương trình, kế hoạch giảng dạy; việc soạn bài, chuẩn bị đồ  dùng dạy học   theo quy định, chấm bài, dự  giờ, thao giảng; việc đảm bảo các loại hồ  sơ  chuyên môn theo quy định; việc tự bồi dưỡng và tham gia các lớp bồi dưỡng,  tập huấn. e. Kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và tiếp công dân ­ Kiểm tra, quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc thực hiện  nhiệm vụ  chính trị  của nhà trường, hạn chế  các vụ  việc khiếu nại tố  cáo;  theo dõi đơn thư khiếu nại tố cáo, có hòm thư góp ý. ­ Thực hiện thời gian tiếp công dân vào các buổi chiều trong  tuần. 18
  19. ­ Lực lượng: Lãnh đạo nhà trường thực hiện tiếp công dân theo lịch   trực của Ban giám hiệu cùng Ban Thanh tra nhân dân, Ban chấp hành Công  đoàn; ­ Biện pháp: Thực hiện việc giải quyết khiếu nại tố  cáo theo đúng  pháp luật của Nhà nước. g. Kiểm tra việc thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng ­ Kiểm tra việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật phòng chống tham  nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; việc thực hiện các qui định của   Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm và chống lãng phí. ­ Các việc  đã triển khai và kết quả   đạt được trong công tác phòng  chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại nhà trường. ­ Phối hợp với bộ  phận tài chính kiểm tra việc thực hiện công khai  trong đầu tư xây dựng, mua sắm thiết bị, sử dụng kinh phí, văn phòng phẩm,  chế độ học tập, hội nghị, hội thảo,… ­ Xử lý kịp thời những sai phạm được phát hiện qua công tác kiểm tra. 2. Kế hoạch cụ thể: Thành phần  TT Thời gian Đối tượng Nội dung kiểm tra ­ Bộ  phận Tuyển  ­ Kiểm tra công tác  sinh, giáo viên chủ  Tuyển sinh lớp 10. nhiệm.  Ban giám hiệu,  ­ Ban giám hiệu ­   Xây   dựng   kế  Tổ trưởng, Tổ  hoạch   kiểm   tra   nội  phó CM, Ban  1 Tháng 9/2019 ­   Các   tổ   nhóm  bộ. thanh tra nhân  chuyên   môn,   các  ­ Kiểm tra việc xây  dân, Chủ tịch  đoàn thể. dựng kế  hoạch hoạt  CĐ, Bí thư  động   năm   học   của  Đoàn TN các tổ  CM, các đoàn  thể, cá nhân. 2 Tháng 10/2019 ­   Giáo   viên   bộ  ­   Kiểm   tra   hoạt  Ban giám hiệu, môn. động   thanh   tra   sư  Tổ trưởng, Tổ  phạm   nhà   giáo:   14  phó CM, Ban  người thanh tra nhân  19
  20. Thành phần  TT Thời gian Đối tượng Nội dung kiểm tra ­   Giáo   viên   bộ  ­   Kiểm   tra   nề   nếp  môn. hoạt   động   của   các  tổ  chuyên môn: việc  thực   hiện   chương  trình,   quy   chế  chuyên môn. dân ­   Giáo   viên   bộ  ­Kiểm tra hồ sơ giáo  môn viên(cá   nhân,tổ)Lần  1.  ­   Giáo   viên   tham  ­ Kiểm tra công tác  gia   công   tác   bồi  bồi dưỡng học sinh  dưỡng   học   sinh  giỏi của các tổ CM giỏi; ­   Giáo   viên   bộ  ­   Kiểm   tra   hoạt  môn; động   thanh   tra   sư  phạm   nhà   giáo:   15  Ban giám hiệu,  người. Tổ trưởng, Tổ  phó CM, Ban  ­   Bộ   phận   Kế  ­ Kiểm tra công tác:  thanh tra nhân  3 Tháng 11/2019 toán,   Thủ   quỹ,  Thu,   chi   đầu   năm  dân. GVCN. học.   ­Hiệu trưởng,  ­   Nhân   viên   thiết  ­   Kiểm   tra   thiết   bị,  Kế toán. bị, y tế. phòng   học   bộ   môn,  thư viện, y tế. 4 Tháng 12/2019 ­   Giáo   viên   bộ  ­   Kiểm   tra   hoạt  Ban giám hiệu,  môn; động   thanh   tra   sư  Tổ trưởng, Tổ  phạm   nhà   giáo:   12  phó CM, Ban  người. thanh tra nhân  dân 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2