intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Những biện pháp giúp học sinh vận dụng các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường phù hợp với địa hình, địa vật

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

14
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Những biện pháp giúp học sinh vận dụng các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường phù hợp với địa hình, địa vật" nhằm giúp học sinh nắm được ý nghĩa vận dụng các tư thế động tác cơ bản vận động trên chiến trường vào địa hình, địa vật cụ thể; làm tiền đề vận dụng cho thực tế chiến đấu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Những biện pháp giúp học sinh vận dụng các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường phù hợp với địa hình, địa vật

  1. SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên đề tài: NHỮNG BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH VẬN DỤNG CÁC TƯ THẾ, ĐỘNG TÁC CƠ BẢN VẬN ĐỘNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG PHÙ HỢP VỚI ĐỊA HÌNH, ĐỊA VẬT LĨNH VỰC: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG - AN NINH Tác giả: Bùi Văn Mạnh – Trường THPT Diễn Châu 2 Nghệ An, tháng 04 năm 2022
  2. MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu. .......................................................................................................1 3. Đối tượng nghiên cứu. .....................................................................................................1 4. Phạm vi nghiên cứu: .........................................................................................................2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. ......................................................................................................2 6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu.................................................................................2 7. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................2 8. Dự báo kết quả của đề tài. ...............................................................................................3 II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ...............................................................................................3 1. Cơ sở khoa học...................................................................................................................3 1.1. Cơ sở lý luận. ..................................................................................................................3 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................................4 2. Nguyên nhân và thực trạng của đề tài. .........................................................................5 3. Các giải pháp giúp học sinh vận dụng các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường phù hợp với địa hình, địa vật. ............................................................5 3.1. Xây dựng phương án tập phù hợp và phổ biến cho học sinh nắm trước khi bắt đầu nội dung bài học. .....................................................................................................5 3.2. Phân tích kỹ ý nghĩa, yêu cầu chung. .......................................................................9 3.3. Phân tích và so sánh trường hợp vận dụng của các động tác..............................9 3.4. Làm mẫu động tác bước làm nhanh sát với tình huống của động tác. ...........10 3.5. Tổ chức cho học sinh tập luyện tổng hợp trong khu vực bãi tập có địa vật đa dạng phù hợp với các động tác được mô phỏng bằng dây giăng. ............................11 4. Kết quả thực hiện.............................................................................................................13 III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................15 1. Kết luận ..............................................................................................................................15 2. Kiến nghị ...........................................................................................................................16 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................17
  3. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục quốc phòng là một bộ phận quan trọng của nền giáo dục quốc gia, được giảng dạy chính khóa ở các trường trung học phổ thông (THPT) nhằm rèn luyện hình thành nhân cách, góp phần nâng cao ý thức quốc phòng, củng cố nền QPTD-ANND vững mạnh. Nhận rõ vị trí, vai trò của nhiệm vụ trên, Ban giám hiệu, tổ TD - QP luôn quan tâm chỉ đạo và tổ chức, triển khai thực hiện tốt công tác GDQP cho học sinh. Trong những năm qua, Ban giám hiệu đã chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, hướng dẫn các giáo viên dạy học theo hướng phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh trong hoạt động học tập, khắc phục thói quen học tập thụ động, lối truyền thụ kiến thức một chiều phổ biến ở các trường phổ thông hiện nay để đào tạo nên những người lao động có khả năng giải quyết các vấn đề quan trọng trong xã hội. Muốn có tư duy sáng tạo thì phải rèn luyện cho học sinh biết tư duy, suy luận một cách logic. Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường và lợi dụng địa hình, địa vật là bài học thuộc về nội dung chiến thuật cơ bản của chương trình GDQP – AN cấp THPT. Mục đích của huấn luyện chiến thuật là rèn luyện động tác, tác phong của người chỉ huy, rèn luyện nâng cao năng lực hiệp đồng chiến đấu và thể lực, tâm lý, bản lĩnh chiến đấu cho người học nhằm hình thành kỹ năng, kỹ xảo để vận dụng linh hoạt sáng tạo trong điều kiện cụ thể. Tuy nhiên do điều kiện bãi tập và đồ dùng dạy học phục vụ giảng dạy bộ môn còn chưa đáp ứng yêu cầu nên khi dạy nội dung này chỉ dừng lại ở việc giúp học sinh biết và làm lại được động tác, người học chưa hiểu hết ý nghĩa của từng động tác và khó vận dụng tốt nó. Để cải thiện tình trạng trên, tôi đưa ra sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy bài học này với nội dung: “Những biện pháp giúp học sinh vận dụng các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường phù hợp với địa hình, địa vật”. 2. Mục đích nghiên cứu. - Đối với học sinh: Giúp học sinh nắm được ý nghĩa vận dụng các tư thế động tác cơ bản vận động trên chiến trường vào địa hình, địa vật cụ thể; làm tiền đề vận dụng cho thực tế chiến đấu. - Đối với giáo viên: SKKN đề xuất một số biện pháp vận dụng để dạy tốt hơn bài: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường và lợi dụng địa hình, địa vật. 3. Đối tượng nghiên cứu. - Học sinh lớp 12A; 12C làm nhóm đối chứng. 1
  4. - Học sinh lớp 12B; 12D làm nhóm thực nghiệm. 4. Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu, nghiên cứu phân phối chương trình, sách giáo khoa và thực tiễn dạy học môn GDQP ở lớp 10 + 11 + 12 . Tập trung đi sâu vào các biện pháp giúp học sinh hiểu và vận dụng được các tư thế, động tác cơ bản phù hợp với địa hình, địa vật và các tình huống thực tế. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Đánh giá thực trạng của việc vận dụng được các tư thế, động tác cơ bản phù hợp với địa hình, địa vật và các tình huống thực tế - Đưa ra những biện pháp giúp học sinh vận dụng các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường phù hợp với địa hình, địa vật. 6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu. 6.1. Thời gian nghiên cứu. Thời gian nghiên cứu từ năm học 2020-2021 đến năm học 2021–2022 6.2. Địa điểm nghiên cứu. Tại trường tôi đang trực tiếp giảng dạy. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp tổng hợp phân tích tài liệu. Khi xác định hướng nghiên cứu mảng đề tài này chúng tôi đã tìm hiểu, thu thập các tài liệu có liên quan. Qua đó, chúng tôi chắt lọc, ghi chép, đánh dấu những nội dung cần thiết để đưa ra các giả định, hay kết luận quan trọng giúp chúng tôi tìm hiểu hoàn thành đề tài. 7.2. Phương pháp khảo sát thực địa và xây dựng phương án tập luyện. Để xây dựng được phương án tập luyện đảm bảo, khoa học, hợp lý thì trước hết cần phải đi khảo sát thực địa, xem địa hình như thế nào, thời gian tổ chức như thế nào cho phù hợp. 7.3. Phương pháp quan sát và thực nghiệm sư phạm. Trong quá trình giảng dạy tại trường, chúng tôi đã sử dụng quan sát sư phạm, dự giờ của các thầy cô giáo trong tổ nhóm. Qua đó chúng tôi rút ra những kinh nghiệm thực tiễn kết hợp với lý luận để xác định áp dụng hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả bài dạy. 2
  5. - Khi quan sát chúng tôi luôn đề ra mục đích và nhiệm vụ rõ ràng, xây dựng kế hoạch quan sát trong quá trình nghiên cứu theo từng buổi và quan sát có chọn lọc. - Khi quan sát chúng tôi ghi chép lại những kết quả thu được thông qua đó chúng tôi đánh giá được chính xác vấn đề. 7.4. Phương pháp tổng hợp, đánh giá kết quả. Lấy kết quả học tập (theo thứ tự giỏi, khá, trung bình, yếu- kém) trong năm học 2020-2021 của học sinh khối 12 mà tôi và đồng nghiệp cùng giảng dạy. 7.5. Phương pháp tính toán và xử lí số liệu. - Công thức tính trung bình cộng: n X i X = i =1 n Trong đó: X là số trung bình cộng Xi là giá trị khảo sát của i n: là số cá thể 8. Dự báo kết quả của đề tài. Đề tài này sẽ đóng góp vào sự nghiệp khoa học, làm phong phú thêm phương pháp giúp cho quá trình giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh đạt kết quả cao hơn. Với đề tài này việc vận dụng các tình huống và các hoạt động một cách hệ thống, liên tục vào các tiết học sẽ làm cho các tiết học thêm phần sinh động hơn và tạo được hứng thú tập luyện cho học sinh. Qua đó phát huy khả năng sáng tạo của học sinh trong việc nắm kiến thức cơ bản để vận dụng vào các tình huống và hoạt động đó. II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Cơ sở khoa học 1.1. Cơ sở lý luận. Nhận thức của con người luôn đi các mức độ từ Biết → Hiểu → Vận dụng. Biết là nhận biết, ghi nhớ, tái hiện thông tin; Hiểu là khả năng nắm được, hiểu được ý nghĩa của các khái niệm, sự vật, hiện tượng, giải thích được, chứng minh được; Còn vận dụng là khả năng vận dụng việc biết, hiểu thông tin để giải quyết vấn đề đặt ra. Với các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường phù hợp với địa hình, địa vật người học phải nắm được ý nghĩa của toàn bộ các động tác và từng cử động của các động tác; nắm và lí giải được tại sao phải thực hiện động 3
  6. tác đó với những yêu cầu như vậy; phân biệt được sự khác nhau cơ bản về nội dung, ý nghĩa, yêu cầu của từng động tác cũng như phân biệt được điều kiện địa hình, địa vật và tình hình địch cụ thể để vận dụng động tác đó; hiểu được trong điều kiện như thế nào thì vận dụng động tác là phù hợp. Từ đó, tùy vào địa hình, địa vật và tình huống chiến đấu cụ thể khác nhau của chiến trường, người học chọn được động tác vận động phù hợp và đạt được yêu cầu cơ bản của việc vận động chiến đấu. Muốn vậy, bên cạnh việc giúp học sinh biết động tác, giáo viên cần phác họa được cho học sinh hình dung thế nào là chiến trường với những yêu tố môi trường tác chiến trực tiếp tác động quá trình chiến đấu; cùng những quy luật hoạt động của địch và nhiệm vụ cụ thể của chiến sĩ ta (nhiệm vụ của người tập động tác). Đặt việc hướng dẫn các động tác cho người học trong chiến trường cụ thể đó để các em không ngừng tư duy khi quan sát động tác mẫu của giáo viên và khi các em tập luyện các động tác sau đó. Mặt khác, giáo viên phân tích giúp học sinh hiểu ý nghĩa và yêu cầu khi thực hiện động tác, hiểu và so sánh được sự khác biệt về trường hợp vận dụng giữa các động tác. Động tác mẫu của giáo viên sinh động, sát với các tình huống đặt ra để học sinh có được kiến thức, kỹ năng đúng. Khi luyện tập động tác, cần bố trí bãi tập có địa hình đa dạng phù hợp với điều kiện nhà trường để học sinh có thể vận dụng được động tác sát với địa hình thực tế, phù hợp yêu cầu của trường hợp vận dụng và tình huống đặt ra. Đồng thời, phải thường xuyên kiểm tra kiến thức, kỹ năng của học sinh để đánh giá kịp thời điều chỉnh. 1.2. Cơ sở thực tiễn Ở các trường THPT hiện nay, tuy không gian sân trường không rộng, bãi tập chưa được đầu tư, đồ dùng dạy học môn GDQP-AN còn thiếu nhưng nếu chủ động nghiên cứu kỹ địa hình, có một ít tưởng tượng phong phú thì với điều kiện sẵn có, giáo viên vẫn có thể phác họa được một tình huống tập phù hợp. Bãi tập các động tác trong sân trường không đầy đủ địa vật nhưng có thể bố trí mô phỏng thêm được bằng các vật đơn giản. Sự tìm tòi và chủ động của giáo viên sẽ đưa ra được nhiều hoạt động dạy học và thiết kế được những mô hình, bãi tập phù hợp giúp học sinh bước đầu vận dụng được động tác. Với học sinh, đa số tích cực tiếp thu kiến thức, đặc biệt là kiến thức mới của lĩnh vực quân sự. Những tình huống có vấn đề, những hoạt động nhằm phát huy tính sáng tạo luôn được học sinh đặc biệt chú ý khi các em hiểu biết được những kiến thức cơ bản để tham gia vào hoạt động đó. Vì vậy, nếu người dạy thiết kế và tổ chức được nhiều hoạt động dạy học sinh động, chắc chắn học sinh tích cực tiếp thu được kiến thức, hình thành kỹ năng và biết cách vận dụng chúng. 4
  7. 2. Nguyên nhân và thực trạng của đề tài. Để hiểu và từ đó biết cách vận dụng các động tác vận động trên chiến trường phù hợp địa hình, địa vật cần đặt việc thực hiện các động tác đó trong điều kiện chiến trường. Các em học sinh đều sinh ra và lớn lên trong thời bình, không biết được chiến trường là như thế nào. Vì vậy, để học sinh hiểu và bước đầu biết vận dụng thì trước hết phải cho người học hình dung được thực tế chiến trường. Tuy nhiên, ở đa số các trường THPT, khu vực dạy học môn GDQP-AN là sân trường nhưng có khi lại không được cố định do chia sẻ các hoạt động khác của nhà trường; địa hình, địa vật trên sân trường không thể sát với địa hình, địa vật để vận dụng; đồ dùng dạy học chưa đầy đủ, nên một số giáo viên cho rằng chỉ cần hướng dẫn học sinh biết và làm lại được động tác là đạt. Mặt khác, khi học sinh chỉ biết mà chưa hiểu tư thế động tác sẽ tạo ra một tâm lý thời ơ. Nhiều học sinh đặt ra câu hỏi: Tại sao phải thực hiện những động tác cực khổ đến như vậy? Từ tâm lý đó, học sinh không tích cực khi tiếp thu và luyện tập. Việc không hiểu hết ý nghĩa, yêu cầu của các động tác còn làm cho người học khó phân biệt được những đặc điểm cơ bản của từng động tác. Từ đó, người học mau quên và dễ lẫn lộn các động tác. Như vậy, cuối cùng kết quả của công việc truyền đạt không cao và không bền vững. Học các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường người học phải hiểu tại sao thực hiện như vậy, hình thành được tư duy quân sự linh hoạt cho phù hợp thực tế. Từ thực trạng trên,tôi xin đề xuất một số biện pháp giải quyết như sau: 1. Xây dựng phương án tập phù hợp và phổ biến cho học sinh nắm trước khi bắt đầu nội dung bài học. 2. Phân tích kĩ ý nghĩa, yêu cầu chung. 3. Phân tích và so sánh trường hợp vận dụng của các động tác. 4. Làm mẫu động tác bước làm nhanh (bước 1) sát với tình huống của động tác. 5. Tổ chức cho học sinh tập luyện tổng hợp trong khu vực bãi tập có địa vật đa dạng phù hợp với các động tác được mô phỏng bằng dây giăng. 6. Thường xuyên tổ chức hội thao, kiểm tra đánh giá sự tiếp thu của học sinh theo hướng yêu cầu hiểu và vận dụng động tác phù hợp. 3. Các giải pháp giúp học sinh vận dụng các tư thế, động tác cơ bản vận động trên chiến trường phù hợp với địa hình, địa vật. 3.1. Xây dựng phương án tập phù hợp và phổ biến cho học sinh nắm trước khi bắt đầu nội dung bài học. 5
  8. Có một phương án tập cụ thể, gần gũi với địa hình thực tế: có địch, có ta gắn trong địa hình, địa vật cụ thể, có nhiệm vụ người chiến sĩ phải hoàn thành,… cùng với những tác động qua lại của các điều kiện tác chiến xung quanh sẽ giúp học sinh hiểu được sự ác liệt của quá trình chiến đấu, đánh giá được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình vận động; giúp học sinh hiểu được tại sao giáo viên phải hướng dẫn động tác như vậy và tại sao họ phải thực hiện các yêu cầu của động tác trong hoàn cảnh đó. Từ đó, học sinh sẽ tư duy được những cách hành động thích hợp để ứng phó với các điều kiện tương tự của địa hình, địa vật khi vận dụng. Để xây dựng được một phương án tập cụ thể cho nội dung này, giáo viên cần dành thời gian quan sát, chọn địa hình bãi tập và đưa ra phương án tập hợp lý. Phương án tập cơ bản cần xác định rõ những nội dung sau đây: + Thời gian tác chiến: Chiến đấu vào thời gian nào? ( Cần lưu ý cho thời gian từng mùa trong năm theo đặc trưng vùng) + Vị trí đứng chân: Vị trí người học đang đứng? (Để người học xác định được vị trí của mình trong địa hình chiến đấu). + Phương hướng: Đâu là hướng Bắc, Nam, Đông, Tây. (Để người học hình dung được tổng thể địa hình tác chiến). + Vật chuẩn: Cần lấy những sự vật, cây cối độc lập, dễ quan sát. (Vật làm chuẩn để người chỉ huy chỉ đạo quá trình tác chiến). + Địa hình: Đặc điểm về làng mạc, đường xá, những đặc trưng khác trong khu vực tác chiến có thể ảnh hưởng đến việc chiến đấu. + Tình hình địch: Vị trí địch hiện tại, lực lượng, vũ khí trang bị, đặc điểm mục tiêu, quy luật hoạt động, thủ đoạn. + Nhiệm vụ của chiến sĩ ta: Vị trí của chiến sĩ ta, trang bị, hành động, nhiệm vụ, các lực lượng phối hợp (nếu có). Ví dụ: với không gian sân vận động trường, giáo viên lên lớp lúc 14h20 ngày 16/03/2022 tôi xây dựng phương án tập như sau: - Thời gian tác chiến là lúc 14h20 ngày 16/09/2021. Tại vị trí chúng ta đang đứng chân là phía Bắc của Trường. - Thẳng hướng tay trái tôi chỉ là sân bóng chuyền đất , kéo dài thẳng tiếp ra phía sau là hướng Tây, các hướng khác các em có thể xác định. - Vật chuẩn như sau: Về hướng Tây Nam thẳng theo hướng tay tôi chỉ là cây Xà cừ cao đó là vật chuẩn số 1, kéo sang hướng Nam cách vật chuẩn số 1 khoảng 150m thẳng theo hướng tay tôi chỉ là 3 cây xà cừ đó là vật chuẩn số 2. 6
  9. - Về địa hình: Xung quanh đây là khu dân cư có truyền thống đoàn kết, yêu nước; Về phía tây cách đây khoảng 200m, có đường QL1A, sau lưng có đường bê tông lien xóm nối giữa Khối Bắc và Xóm Bắc Hồng – Xã Diễn Hồng. - Về tình hình địch: Thẳng theo hướng tay tôi chỉ về phía Tây Nam cách đây khoảng 150m là lô cốt nơi địch đóng quân, lực lượng khoảng một trung đội bộ binh, được trang bị nhiều loại vũ khí, khí tài hiện đại. Chúng đã xây dựng nơi đây thành một cứ điểm kiên cố, bên trong đã bố trí nhiều công sự trận địa, bên ngoài đã xây bờ rào bao quanh và nhiều hầm che đỡ bằng bao cát để cảnh giới. Thủ đoạn của địch ở lô cốt, công sự: Bình thường, chúng tăng cường quan sát ra xa để phát hiện lực lượng ta tiến công, thỉnh thoảng dùng hỏa lực bắn mạnh về các hướng và bắn mạnh về hướng đội hình của ta. Khi phát hiện lực lượng ta tấn công, chúng dựa vào công sự, sử dụng vũ khí hiện có để tiêu diệt lực lượng ta từ xa đến gần. Khi có nguy cơ bị ta tiêu diệt, chúng lợi dụng địa hình có lợi, co cụm cố thủ chờ lực lượng bên trong ra ứng cứu hoặc rút chạy về phía trong rồi dùng hỏa lực mạnh của cấp trên bắn trùm lên trận địa để tiêu diệt lực lượng ta, sau đó quay trở ra triển khai lực lượng chiếm lại công sự đã mất. - Về ta: Chiến sĩ Nguyễn Văn A, nằm trong đội hình chiến đấu của cấp trên, được trang bị súng tiểu liên AK và một số vật chất đảm bảo chiến đấu đang vận động đến vị trí tôi đang đứng chân, đã nhận được lệnh của chỉ huy là nhanh chóng, bí mật vận động để tiếp cận lô cốt, dùng vũ khí tiêu diệt địch. 7
  10. Sơ đồ địa hình sân vận động trường THPT ĐƯỜNG LIÊN XÃ CHÍNH CỔNG Đ Ư Ờ N G Vườn cây B Ê T Ô N G LÔ CỐT ĐỊCH Sân bóng chuyền 8
  11. Chú ý, tùy theo địa hình cụ thể của thao trường, bãi tập mà xây dựng phương án tập cho phù hợp. Phương án tập nên phổ biến cô đọng và nhanh để tiết kiệm thời gian cho bài học. 3.2. Phân tích kỹ ý nghĩa, yêu cầu chung. Ý nghĩa, yêu cầu chung của bài giúp học sinh hiểu được việc thực hiện các động tác và phải làm gì khi vận động trên chiến trường của người chiến đấu. Từ đó, dễ dàng hiểu được ý nghĩa và yêu cầu cụ thể của từng động tác. Theo tôi để phân tích kỹ ý nghĩa, yêu cầu chung, người dạy cần giúp học sinh nắm được ít nhất ba vấn đề: cơ sở xuất phát (tại sao có nó?); nội dung bao hàm và biện pháp thực hiện. Chẳng hạn, khi phân tích yêu cầu: “Luôn quan sát địch, địa hình và động đội, vận dụng các tư thế động tác vận động phù hợp”: - Cơ sở xuất phát: Do vũ khí của ta không mạnh bằng địch nên đòi hỏi phải đánh gần. Khi đánh gần phải quan sát địch, địa hình, đồng đội và vận dụng các tư thế phù hợp đảm bảo được tính bí mật, bất ngờ. - Nội dung bao hàm: Người chiến sĩ trên chiến trường cần biết: Địch đang ở đâu, có thể có vũ khí gì, hành động như thế nào? Địa hình cụ thể ? Đồng đội đang ở đâu, hành động của đồng đội có ý nghĩa gì để hiệp đồng ? - Biện pháp: Khi thực hiện các động tác, phải luôn quan sát hướng địch và xung quanh, hành động luôn cảnh giác; phải thấp và bé hơn địa vật che khuất, che đỡ; luôn phân tích tình hình địch, địa hình và hành động của đồng đội. 3.3. Phân tích và so sánh trường hợp vận dụng của các động tác. Trường hợp vận dụng là điều kiện cụ thể của chiến trường để người chiến sĩ áp dụng tư thế động tác phù hợp. Tuy nhiên, do có nhiều động tác nên học sinh dễ bị lẫn lộn. Để khắc phục được điều này, khi lên lớp từng động tác, người dạy cần phân tích rõ, giáo viên cần lập bảng so sánh trường hợp vận dụng của các động tác với nhau như sau: BẢNG SO SÁNH TRƯỜNG HỢP VẬN DỤNG CỦA CÁC ĐỘNG TÁC Khoảng cách Chiều cao địa vận Yêu cầu hành TT Động tác vật che khuất, Điều kiện khác động động che đỡ đến địch 9
  12. Trời mưa, sương Gần Nhẹ nhàng, thận 1 Đi khom Ngang tầm ngực mù địch khó phát địch trọng hiện Nhanh mạnh hoặc Vượt từ địa hình Gần nhẹ nhàng thận 2 Chạy khom Ngang tầm ngực này qua địa hình địch trọng tùy theo tình khác hình địch Địa hình dễ phát Gần Ngang tầm ra tiếng động hoặc Nhẹ nhàng, thận 3 Bò cao địch người ngồi cần dùng tay dò trọng gỡ mìn Gần Ngang tầm Địa hình cần thu Nhẹ nhàng, thận 4 Lê địch người ngồi nhỏ mục tiêu trọng Chui qua hàng Gần Ngang tầm Nhẹ nhàng, thận 5 Trườn rào, dây thép gai, địch người nằm trọng dò gỡ mìn. Địch sơ hở hoặc Gần Vượt qua địa Nhanh, bất ngờ, 6 Vọt tiến đang tạm ngưng địch hình trống trải chớp thời cơ hỏa lực Bảng so sánh cho học sinh nắm hoặc làm thành bảng lớn và đặt nơi dễ nhìn khi học sinh luyện tập tổng hợp các động tác. 3.4. Làm mẫu động tác bước làm nhanh sát với tình huống của động tác. Đây là các tư thế động tác vận động trên chiến trường nên khi làm mẫu, giáo viên không thể chỉ thể hiện được động tác mà cần phải thể hiện nó trong một tình huống chiến đấu cụ thể khi đó học sinh mới hiểu hết được tại sao phải có những cử động, ý nghĩa từng cử động của động tác; khi gặp địa hình và từng huống khác nhau, học sinh sẽ linh hoạt sử dụng các động tác cho phù hợp. Khi làm mẫu động tác, giáo viên sẽ thực hiện từ 2 đến 3 bước: làm nhanh, làm chậm và làm tổng hợp, trong đó bước làm nhanh sẽ giúp học sinh quan sát, động tác mẫu mà học sinh quan sát chính là động tác mà học sinh cần đạt được khi vận dụng. Vì vậy, giáo viên phải thực hiện sát với tình huống chiến đấu của động tác. Ví dụ nêu tình huống động tác Lê: Thời gian tác chiến lúc 14 giờ 30 ngày 25/03/2022, thẳng theo hướng tay tôi chỉ cách đây khoảng 100m có 01 ụ súng của địch, lực lượng khoảng 2 – 3 tên địch và 01 khẩu súng máy đang tổ 10
  13. chức canh gác, cảnh giới, thỉnh thoảng chúng dùng hỏa lực bắn mạnh về phía đội hình chúng ta. Về phía ta, chiến sĩ A đang vận động tới vị trí tôi đang đứng chân, gặp địa hình, địa vật che khuất, che đỡ cao ngang tầm người ngồi, yêu cầu chiến sĩ cần thu nhỏ mục tiêu, vừa nhận xong lệnh của cấp trên là phải nhanh chóng vận động tiếp cận vào lô cốt của địch, tìm mọi cách tiêu diệt địch. “Bắt đầu tập” (giáo viên đi vào bước làm mẫu nhanh): Giáo viên bắt đầu nhanh chóng vận động khoảng 5m đến trước đội hình của học sinh rồi nhanh chóng chuyển sang động tác Lê cao đến Lê thấp qua khỏi đội hình của học sinh và “Thôi tập” (Kết thúc bước 1) Lưu ý, biện pháp này sẽ thật sự có hiệu quả khi giáo viên thực hiện đầy đủ các bước tiếp theo của việc làm mẫu động tác một cách đầy đủ, rõ ràng. 3.5. Tổ chức cho học sinh tập luyện tổng hợp trong khu vực bãi tập có địa vật đa dạng phù hợp với các động tác được mô phỏng bằng dây giăng. Tập luyện là cách quan trọng và thiết thực nhất để học sinh đạt được các mục tiêu về kỹ năng nói chung và thực hiện tốt nội dung, yêu cầu của các động tác vận động trên chiến trường nói riêng. Tập luyện nhiều sẽ giúp học sinh thực hiện tốt và chính xác nội dung, yêu cầu của các động tác. Tập luyện tốt động tác sẽ làm cơ sở cho người học hiểu và vận dụng tốt được động tác. Để tổ chức cho học sinh tập luyện tốt cần thiết phải có một bãi tập với các điều kiện phù hợp mô phỏng một chiến trường với một tình huống tác chiến cụ thể, có nhiều địa vật xen kẽ khác nhau phù hợp với từng động tác. Trong điều kiện hiện nay người dạy cần chủ động bố trí thêm một số vật để phác họa được địa hình phù hợp với các động tác. Bố trí dây giăng trong khu vực tập để mô phỏng địa vật đa dạng cho bãi tập là một cách làm để thực hiện tốt được nội dung trên dễ dàng. Bãi tập tổng hợp bằng dây giăng rất dễ thực hiện, ít tốn kém, linh hoạt, triển khai và thu dọn nhanh, rất phù hợp với điều kiện thời gian tiết dạy và điều kiện không gian của sân trường. Trong điều kiện dạy ở trường THPT, tôi thiết kế bãi tập dây giăng gồm: cột là những gậy tre mà học sinh đưa theo, mỗi dây giăng qua hai cột, chiều ngang khoảng 8m đến 10m. Dây giăng trên cột có chiều cao từ 1,5m → 1m →0,8m → 0,7m → 0,5m → 0,3m, mỗi dây cách nhau khoảng 5m, cuối cùng của bãi tập bố trí bia số 4 cách hai cột dây giăng cuối cùng khoảng 10m, như hình bên duới: 11
  14. Sơ đồ bãi tập tổng hợp bằng dây giăng. Trước khi tổ chức cho học sinh tập luyện tổng hợp trong bãi tập này, giáo viên lưu ý học sinh phải đặt bản thân trong phương án tập của bài, yêu cầu học sinh phải vận dụng đúng động tác và không được để người cao hơn va chạm vào dây giăng trong khoảng tập tương ứng với từng đoạn đường dây giăng. Giáo viên không cần quy định động tác cụ thể mà học sinh phải tập trong từng đoạn đường giăng dây mà để tự học sinh tư duy tìm ra động tác đúng. Làm như vậy, giáo viên không những kiểm tra kiến thức cũ mà còn phát huy được khả năng tư duy của học sinh. Trong từng buổi tập khác nhau, giáo viên có thể thay đổi thứ tự cách bố trí dây giăng theo các chiều cao để quá trình luyện tập được phong phú. Kiểm tra, đánh giá sát với mục tiêu bài học chính là động lực để người học phấn đấu tiếp thu nội dung của bài. Đồng thời nó giúp người dạy đánh giá được hiệu quả của quá trình truyền thụ kiến thức để tìm ra các biện pháp dạy học tốt hơn. Giáo viên cần đặt ra mục tiêu trong kiểm tra định kỳ và thường xuyên tổ chức hội thao, kiểm tra với nhiều hình thức khác nhau trong thời gian dạy bài học này. Chẳng hạn, sau mỗi tiết tập luyện tổng hợp, tôi tổ chức hội thao. Mỗi lần hội thao, tôi tổ chức một hình thức khác nhau như: Mỗi tổ lên bốc thăm một tình huống tập hoặc giáo viên bố trí nhanh lại dây giăng với chiều cao khác nhau để các tổ tìm cách vận dụng. Kiểm tra định kỳ từng động tác, mỗi học sinh thực hiện khoảng 3 - 4 động tác, yêu cầu học sinh phải nắm được trường 12
  15. hợp vận dụng và biết phối hợp các động tác phù hợp với tình huống chiến đấu đặt ra. Bố trí cầu hẹp: - Khoảng cách các viên gạch 0,5 mét (tính từ tâm của viên gạch), tổng chiều dài của hàng gạch 10 mét. * Tổ chức kiểm tra theo đội hình tiểu đội. - Phương pháp: Tiểu đội trưởng tập hợp đội hình, gọi lần lượt các bạn vào vị trí xuất phát, giáo viên bấm thành tích ở đích. * Những quy định khi kiểm tra: - Học sinh thử một lần, hai lần bấm thành tích, lấy thành tích lần cao nhất. - Trang phục, vũ khí đảm bảo, không phạm quy (- 0,5s nếu phạm quy và không đảm bảo vũ khí, trang phục ). - Thành tích: ( Cự li 50 m ) + Điểm giỏi: Từ 20 – 25 s ( nam ), từ 25 – 30 s ( nữ ). + Điểm khá: Từ 25 – 30 s ( nam ), từ 30 – 35 s ( nữ ). + Điểm trung bình: Từ 30 – 35 s ( nam ), từ 35 – 40 s ( nữ ). + Điểm yếu: Nếu không đạt thành tích trên. 4. Kết quả thực hiện Qua áp dụng các biện pháp của đề tài này vào việc giảng dạy học sinh khối 12 của trường THPT năm học 2021 – 2022, tôi nhận thấy kết quả mang lại rất tốt. Học sinh hứng thú, tích cực hơn với tiết học. Kết quả kiểm tra định 13
  16. kỳ nội dung của bài học ở lớp 12A, 12C( áp dụng đầy đủ các biện pháp trên) so với lớp 12B, 12D (chưa áp dụng đầy đủ các biện pháp trên) như sau: Nhóm đối chứng (chưa áp dụng các biện pháp của đề tài nghiên cứu): TT Lớp Số Loại giỏi Loại khá Loại trung bình Yếu HS (Điểm 9-10) (Điểm 7-8) (Điểm 5-6) (Điểm dưới 5) 1 12A 39 7 em = 18% 13em = 33,3% 16em = 41 % 3em = 7,7 % 2 12C 40 5 em = 12,5% 12em = 30% 21em = 52,5% 2em = 5% 3 Tổng 79 12em = 15,2% 25em = 31,7% 37em = 46,8% 5 em = 6,3% Nhóm thực nghiệm (áp dụng các biện pháp của đề tài nghiên cứu): TT Số Loại giỏi Loại khá Loại trung bình Yếu Lớp HS (Điểm 5-6) (Điểm 9-10) (Điểm 7-8) (Điểm dưới 5) 1 12B 40 12 em = 30% 21 em = 52,5 % 7 em = 17,5 % 0 em = 0% 2 12D 39 12 em = 30,7% 18 em = 46,1 % 9 em = 23,2% 0 em = 0% 4 Tổng 79 24 em = 30,4 % 39 em = 49,4% 16 em = 20,2% 0 em = 0% Qua so sánh 2 bảng thành tích kiểm tra 2 nhóm đối tượng thực nghiệm và đối chứng tôi thấy kết quả học tập được nâng lên rõ rệt. Thứ nhất: Các em được áp dụng các động tác vận động sát với tình huống thực tế nên rất hứng thú luyện tập. Kết quả kiểm tra đánh giá mức độ hiểu và vận dụng của nhóm được thực nghiệm tăng lên rõ rệt. Thứ hai: Từ việc luyện tập các tư thế động tác trong địa vật dây giăng đa dạng các em phát triển tốt hơn về tư duy, sáng tạo và vận dụng động tác vào thực tiễn. So sánh thành tích kiểm tra của 2 nhóm nghiên cứu: Loại giỏi: Quân bình tăng 15,2% (Do loại yếu và kém giảm) Loại khá: Quân bình tăng 17,7% (Do loại yếu và kém giảm ) Loại trung bình:Quân bình giảm 23,6%(Do loại khá giỏi tăng lên) Loại yếu: Quân bình giảm 6,3% ( Do loại khá giỏi tăng lên) 14
  17. III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Thời gian nghiên cứu và đem vào áp dụng đề tài này đã thật sự tạo ra những tiết dạy sinh động, phát huy được tính tự giác, tư duy sáng tạo của người học. Giáo viên không những đảm bảo tốt được các mục tiêu của bài học mà tính chất khô khan, trừu tượng của những nội dung chiến thuật nói riêng và của môn GDQP-AN nói chung được cải thiện đáng kể. Những hoạt động dạy và học phong phú từ việc áp dụng các biện pháp của đề tài mang lại không những giúp học sinh lĩnh hội được kiến thức, kỹ năng mà còn giúp học sinh hình dung được tính chất ác liệt, sự gian khổ hi sinh của người chiến sĩ cách mạng trong quá trình đánh giặc bảo bệ Tổ quốc, góp phần hình thành những tư tưởng, tình cảm đúng đắn về lịch sử, về chiến tranh, công ơn của các thế hệ đi trước trong đánh giặc giữ nước cho học sinh. Để đạt hiệu quả như mong muốn thì ngoài việc thực hiện tốt các biện pháp đã nêu trong phần nội dụng của kinh nghiệm, giáo viên cần lưu ý những vấn đề sau đây: - Giáo viện phải chủ động chuẩn bị tốt nội dung, động tác mẫu, thao trường, bãi tập và các vật chất trước khi lên lớp. - Huấn luyện đội hình mẫu, chỉ huy lớp để hổ trợ cho giáo viên trong quá trình giảng dạy và tổ chức tập luyện. - Tùy theo thao trường học tập cụ thể, sự thay đổi về cách đánh chung của chiến thuật bộ binh mà xây dựng phương án tập cho phù hợp, đảm bảo tính hợp lý và thiết thực của phương án. - Truyền đạt các mục tiêu khác của bài học. - Thường xuyên đánh giá lại các biện pháp qua từng tiết học để có hướng khắc phục, thay đổi cách thức thực hiện phù hợp. - Thường xuyên nhắc nhỡ học sinh chấp hành nghiêm các quy định trên thao trường, bãi tập đảm bảo an toàn về người, vũ khí, trang bị và tính kỷ luật của bộ môn. - Phát huy tối đa tư duy độc lập, khả năng sáng tạo, khuyến khích những phát hiện mới phù hợp khi học sinh khi tiếp thu và trong quá trình luyện tập động tác, xử lý tình huống. Trên đây là những kinh nghiệm thực tế mà trong quá trình tìm tòi, đúc kết được. Kết quả đạt được chỉ là bước đầu; thời gian áp dụng nhiều và những bổ sung phù hợp chắc chắn sẽ đem lại kết quả tốt hơn. Tôi hi vọng rằng, kinh nghiệm sẽ được nhiều đồng nghiệp ở nhiều trường đóng góp ý kiến xây dựng 15
  18. hoàn chỉnh phù hợp với tình hình ở các trường và áp dụng vào giảng dạy góp phần đổi phương pháp dạy học tích cực bộ môn hiện nay. 2. Kiến nghị Trong thời gian áp dụng, tôi đã tham khảo nhiều ý kiến đóng góp từ các thành viên trong Tổ bộ môn các đơn vị và các giáo viên giảng dạy bộ môn GDQP, tuy nhiên vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp, rất mong qúy thầy cô đóng góp thêm ý kiến để hoàn thiện hơn nội dung này Để thực hiện có hiệu quả tốt các biện pháp nêu trên của đề tài, góp phần dạy tốt môn GDQP-AN, với vai trò là một giáo viên bộ môn, tôi kính mong nhà trường và cấp trên đảm bảo tốt một số điều kiện sau: - Tạo điều kiện về sân bãi phù hợp và cố định để thực hiện được đề tài theo yêu cầu của giáo viên bộ môn. - Mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học đúng chuẩn và đủ theo danh mục thiết bị, đồ dùng dạy học môn giáo dục quốc phòng cấp THPT./. 16
  19. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách bài tập lớp 12 môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh – Nhà xuất bản Giáo dục – năm 2008. 2. Các bài giảng môn phương pháp dạy học môn Giáo dục Quốc phòng. 3. Các tài liệu tập huấn cán bộ cốt cán môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh của Vụ Giáo dục Quốc phòng – an ninh năm 2014 và 2016. 4. Các tài liệu liên quan đến chiến thuật từng người, tổ bộ binh. 5. Giáo trình đào tạo Giáo viên Giáo dục QP-AN 6. Các văn bản hiện hành về GDQP cho học sinh, sinh viên – NXB Quân đội năm 2005. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2