intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp cho học sinh khi dạy chương I: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941) trong chương trình lịch sử lớp 11 - Ban cơ bản

Chia sẻ: Caphesuadathemhanh | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:65

27
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu đề tài sẽ hạn chế được những hạn chế của các đề tài khác, thông qua việc lựa chọn một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp cho học sinh qua đó nâng cao hiệu quả bài học và giúp học sinh hứng thú với bài học, môn học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp cho học sinh khi dạy chương I: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921-1941) trong chương trình lịch sử lớp 11 - Ban cơ bản

  1. 1. Lời giới thiệu Hiện nay, nước ta đang hội nhập quốc tế  một cách mạnh mẽ. Xu thế  đó đang đặt ra cho ngành giáo dục nước ta một nhiệm vụ hết sức nặng nề, đó   là đào tạo một lớp người có đủ phẩm chất và năng lực để tham gia phát triển  kinh tế, văn hóa xã hội một cách bền vững. Có rất nhiều năng lực và phẩm  chất cần được hình thành cho học sinh khi còn ngồi trên ghế  nhà trường,  trong đó năng lực được xác định là cốt lõi cần phải hình thành cho học sinh   theo định hướng của Chương trình giáo dục phổ  thông mới là năng lực hợp   tác và giao tiếp. Năng lực hợp tác và giao tiếp không chỉ là nhu cầu tăng thêm   sức lực hoặc trí lực để  hoàn thành những mục tiêu chung mà quan trọng hơn   do mỗi cá nhân, mỗi cộng đồng đang ngày càng phụ  thuộc vào nhau hơn bao  giờ  hết, vì vậy nhu cầu hợp tác và giao tiếp đã trở  nên bức thiết với mọi cá   nhân và cộng đồng. Cuộc sống mới đòi hỏi phải nhận thức vai trò, khả năng  hợp tác và giao tiếp như là một giải pháp chủ yếu để nhân loại chung sống và  phát triển. Trong dạy học lịch sử, năng lực hợp tác là những hành động, kĩ năng,  thái độ  học tập được thực hiện một cách đúng đắn, linh hoạt, mềm dẻo, có   hiệu quả  trên cơ  sở  vận dụng những tri thức, kinh nghiệm học tập hợp tác  với giáo viên và bạn học  nhằm thực hiện một nhiệm vụ học tập hoặc chia   sẻ  thông tin lịch sử. Dạy học phát triển năng lực hợp tác sẽ  góp phần giúp  học sinh biết đoàn kết, chia sẻ  cùng giải quyết các nhiệm vụ  học tập cũng  như các vấn đề sảy ra trong cuộc sống. Còn năng lực giao tiếp giúp học sinh  sử dụng ngôn ngữ lịch sử để trình bày một nội dung kiến thức, diễn đạt bằng  ngôn ngữ lịch sử qua các thời kì, tránh “hiện đại hóa” lịch sử, đồng thời học  sinh cũng biết sử dụng ngôn ngữ để biểu cảm và tái hiện cảm xúc lịch sử. Trên thực tế, việc phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp trong dạy   học lịch sử  chưa được giáo viên quan tâm đúng mức. Dạy học vẫn nặng về  truyền thụ kiến thức, lí thuyết, thiên về  hoạt động của người thầy mà chưa  1
  2. chú ý đến trò. Một trong những biện pháp để phát triển năng lực giáo tiếp và  hợp tác cho học sinh đó là sử dụng đa dạng các phương pháp và kĩ thuật dạy  học tích cực, khắc phục những nhược điểm của lối dạy học truyền thống   nhằm tăng hiệu quả bài học.  Chương I: “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây   dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921­1941)”  nằm trong chương trình lịch sử  lớp 11­ Ban cơ  bản là một chương học quan trọng giúp học sinh biết đến   cuộc cách mạng tháng Mười – cuộc cách mạng vĩ đại đánh dấu sự ra đời của   nước Nga Xô viết cũng như những thành tựu mà nhân dân Liên Xô đạt được   trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1921­1941). Chương học giúp bồi  dưỡng cho học sinh nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng đối với cuộc   cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga, thấy được tinh thần đấu tranh   và lao động của nhân dân Liên Xô cũng như  những  ảnh hưởng to lớn của   cuộc cách mạng đối với Việt Nam…Đây cũng là một nội dung trọng tâm của  khóa trình, do đó, đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc phát triển  năng lực hợp tác và giao tiếp sẽ góp phần nâng cao chất lượng môn học. Thực tế, việc phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp cho học sinh   trong dạy học lịch sử là một nội dung mới, một số đề tài đã nghiên cứu xong  chỉ dừng lại ở lí luận và lấy một vài ví dụ minh họa chứ không gắn vào một   chương, một bài học cụ thể. Đề  tài: Phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp cho học sinh khi dạy   chương I: “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ   nghĩa xã hội  ở  Liên Xô (1921­1941)” trong chương trình lịch sử  lớp 11­ Ban   cơ bản sẽ hạn chế được những hạn chế của các đề  tài khác, thông qua việc  lựa chọn một số  phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển   năng lực hợp tác và giao tiếp cho học sinh qua đó nâng cao hiệu quả  bài học  và giúp học sinh hứng thú với bài học, môn học. 2
  3. 2. Tên sáng kiến: Phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp cho học sinh   khi dạy chương I: “Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và công cuộc xây   dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921­1941)” trong chương trình lịch sử lớp   11­ Ban cơ bản 3. Tác giả sáng kiến: ­ Họ và tên: Nguyễn Thúy Mai ­ Địa chỉ tác giả sáng kiến: Giáo viên trường THPT Nguyễn Thái Học – Thành  phố Vĩnh Yên­Tỉnh Vĩnh Phúc. ­ Số điện thoại: 0964034756. E­mail: nguyenthuymai18121981@gmail.com 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: ­ Họ và tên: Nguyễn Thúy Mai ­ Địa chỉ: Giáo viên trường THPT Nguyễn Thái Học ­ Thành phố  Vĩnh Yên ­   Tỉnh Vĩnh Phúc. ­ Số điện thoại: 0964034756. E­mail: nguyenthuymai18121981@gmail.com 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:  ­ Sáng kiến được áp dụng vào việc giảng dạy bộ môn lịch sử: chương  trình lịch sử lớp 11.  ­ Vấn đề  sáng kiến giải quyết: Thông qua việc lựa chọn những phương  pháp và kĩ thuật dạy học tích cực khi dạy chương I: “Cách mạng tháng Mười Nga   năm 1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921­1941)” trong   chương trình lịch sử lớp 11­ Ban cơ bản để phát triển năng lực giao tiếp và hợp   tác, qua đó, nâng cao hiệu quả bài học và bồi dưỡng niềm yêu thích môn học cho   học sinh. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày áp dụng lần đầu: Tháng 10 năm 2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1. Về nội dung của sáng kiến: 3
  4. 7.1.1. Xác định mục tiêu bài học để  phát triển kĩ năng hợp tác và  giao tiếp cho học sinh Để  hình thành kĩ năng hợp tác và giao tiếp cho học sinh cần phải xác  định được các mục tiêu mà bài học hướng tới: * Về kiến thức: ­ Nắm được một cách có hệ  thống những nét chính về  tình hình nước  Nga lần thế kỉ XX, hiểu được vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách   mạng: Cách mạng tháng Hai và Cách mạng tháng Mười. ­ Nắm được những nét chính về diễn biến của cuộc Cách mạng tháng Hai  và Cách mạng tháng Mười năm 1917. Rút ra được tính chất của hai cuộc cách   mạng. ­ Hiểu được ý nghĩa lịch sử và ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười   Nga đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Liên hệ ảnh hưởng của   cuộc cách mạng tháng Mười Nga đến Việt Nam. ­ Nắm được bối cảnh lịch sử, nội dung của chính sách kinh tế  mới.  Hiểu được bản chất và những tác dụng của chính sách kinh tế mới với nước   Nga và ảnh hưởng tới thế giới. ­ Hiểu được sự ra đời và ý nghĩa của sự thành lập Liên bang Cộng hòa   xã hội chủ nghĩa Xô viết. ­ Nắm được những nội dung và thành tựu chủ  yếu của công cuộc xây  dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô trong vòng 2 thập niên (1921 ­ 1941). * Về tư tưởng: ­ Bồi dưỡng cho học sinh nhận thức đúng đắn và tình cảm cách mạng  đối với cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga. ­ Giáo dục cho học sinh thấy được tinh thần đấu tranh và lao động của  nhân dân Liên Xô, tính  ưu việt và những thành tựu vĩ đại của công cuộc xây  dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô. 4
  5. ­ Hiểu rõ mối quan hệ  giữa cách mạng Việt Nam với Cách mạng tháng  Mười. ­ Tránh tư tưởng phủ định lịch sử, phủ nhận những đóng góp to lớn của  chủ nghĩa xã hội với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại.  * Về kĩ năng: ­ Biết sử dụng khai thác tranh ảnh, tư liệu lịch sử, bản đồ, lược đồ  thế  giới và nước Nga. ­ Rèn kỹ năng tổng hợp và hệ thống hóa các sự kiện lịch sử. ­ Rèn luyện năng tập hợp, phân tích tư  liệu lịch sử, để  hiểu bản chất   của sự kiện lịch sử. * Đinh h ̣ ương các năng l ́ ực được hình thành ­ Năng lực chung: năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực đánh giá, phản  biện, năng lực tự học, năng lực sáng tạo, năng lực sử  dụng công nghệ  thông  tin. ­ Năng lực chuyên biệt:  + Năng lực thực hành bộ môn: khai thác, sử dụng lược đồ  lịch sử; tranh  ảnh về các nhân vật lịch sử, các sự kiện lịch sử. + Phân tích được mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch  sử. + Năng lực trình bày suy nghĩ cá nhân, khả năng đánh giá của cá nhân về  một sự kiện, hiện tượng lịch sử.  + Năng lực phát hiện, đề xuất, giải quyết các vấn đề trong học tập lịch   sử (tra cứu và xử lí thông tin, nêu dự kiến giải quyết các vấn đề, tổ chức thực  hiện dự kiến, vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống). 7.1.2. Xác định phương pháp để phát triển năng lực hợp tác và giao   tiếp cho học sinh khi dạy chương I: “Cách mạng tháng Mười Nga năm  1917 và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô (1921­1941)”. 5
  6. Trong quá trình dạy học lịch sử, có nhiều năng lực cần hình thành cho  học sinh trong đó năng lực hợp tác và năng lực giao tiếp là những năng lực cốt   lõi. Các năng lực đó được biểu hiện cụ  thể  trong những hoạt động học tập  thông qua việc hình thành các kĩ năng.  Năng lực hợp tác: ­ Kĩ năng làm việc theo nhóm, tập thể để giải quyết một nhiệm vụ học  tập. ­ Kĩ năng chia sẻ thông tin lịch sử. Năng lực giao tiếp: ­ Khả năng sử dụng ngôn ngữ để trình bày một nội dung kiến thức. ­ Diễn đạt được ngôn ngữ lịch sử qua các thời kì, tránh “hiện đại hóa” lịch  sử. ­ Sử dụng ngôn ngữ để biểu cảm và tái hiện cảm xúc lịch sử. Để  phát triển năng lực hợp tác và giao tiếp, căn cứ  vào mục tiêu bài   học, giáo viên lựa chọn một số  phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực  như: phương pháp dạy học nhóm, phương pháp đóng vai, phương pháp trò  chơi lịch sử, phương pháp trao đổi đàm thoại, kĩ thuật KWL, kĩ thuật “3 lần   3”… 7.1.2.1. Phương pháp dạy học nhóm a. Bản chất Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học   hợp tác, dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó học sinh của một lớp học được chia  thành các nhóm nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự  lực hoàn   thành các nhiệm vụ  học tập trên cơ  sở  phân công và hợp tác làm việc. Kết  quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Dạy học nhóm nếu được tổ chức tốt sẽ phát huy được tính tích cực, tính  trách nhiệm; phát triển năng lực cộng tác làm việc và năng lực giao tiếp của học   sinh. 6
  7. b. Biện pháp thực hiện  Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 giai đoạn cơ bản:  ­ Bước 1: Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ + Giới thiệu chủ đề + Thành lập nhóm + Xác định nhiệm vụ các nhóm ­ Bước 2: Làm việc nhóm + Chuẩn bị chỗ làm việc + Lập kế hoạch làm việc + Thoả thuận quy tắc làm việc + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ + Chuẩn bị báo cáo kết quả. ­ Bước 3: Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá + Các nhóm trình bày kết quả + Đánh giá kết quả. C. Vận dụng vào bài học: Vận dụng vào bài 9: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 và cuộc  đấu tranh bảo vệ cách mạng (1917­1921) * Khi dạy mục 1 (I): Tình hình nước Nga trước cách mạng: phương  pháp làm việc nhóm được tiến hành như sau: ­ Bước 1: Làm việc toàn lớp: nhập đề và giao nhiệm vụ + Giáo viên giới thiệu chủ  đề: Tìm hiểu về  tình hình nước Nga trước cách   mạng. + Chia lớp thành 4 nhóm: mỗi tổ là 1 nhóm, mỗi nhóm có 1 tổ trưởng, 1 thư kí  và các thành viên. + Xác định nhiệm vụ các nhóm: học sinh quan sát hình ảnh, đọc tư  liệu, dựa  vào Ssách giáo khoa và thực hiện yêu cầu (giáo viên phát phiếu học tập): 7
  8. NHÓM 1 8
  9. “…Hoàng đế Nikolai II trị quốc từ năm 1894  đến khi thoái vị vào ngày 15 tháng 3 năm 1917.  Dưới triều ông, Nga đã lâm vào khủng hoảng  kinh tế và quân sự. Những kẻ phê phán ông đã  gọi ông là Nikolai Kẻ khát máu, vì vụ thảm kịch   Khodynka, Ngày chủ nhật đẫm máu, và những  vụ trấn áp người Do Thái xảy ra dưới triều  ông. Ông đã đẩy nước Nga vào cuộc chiến  tranh với đế quốc Nhật Bản, mà Nga là đế  quốc bại trận…Cũng chính ông là người đã ra  lệnh tổng động viên quân đội Nga vào tháng 8  năm 1914, đưa Nga vào cuộc Chiến tranh thế  giới thứ nhất.  Theo đánh giá của giới sử học, Trong cuộc đại chiến, quân Nga tham chiến phe Đồng  Minh, cùng quân Anh, Pháp chống lại quân Đức, Áo­Hung…”sinh thời Sa hoàng Nicolai II (1868­ 1918), vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến Nga luôn được xem là một trong những nhà quân   chủ giàu nhất hành tinh, Tài sản của Hoàng gia bao gồm những khu trang trại khổng lồ chiếm  gần 1/10 diện tích đất canh tác của đế chế Nga mênh mông, chưa kể hàng loạt các tòa cung điện  nguy nga và dinh thự lộng lẫy cùng kho vàng bạc, đồ trang sức và vô vàn các tác phẩm nghệ thuật   đắt giá khác. Trong hơn 2 thập niên trị vì, tương phản với mức độ giàu có của Hoàng tộc là sự kiệt quệ  của nền kinh tế nước Nga, hệ quả của những cuộc phiêu lưu quân sự kéo dài khiến Nicolai II có  thêm biệt danh là “Bloody Nicolai” (Nicolai khát máu). Yêu cầu:  1. Nếu là Nga hoàng Nicolai 2, em hãy giới thiệu ngắn gọn về  mình  (Gợi ý: Là ai? Quyền lực như thế nào? Tài sản ra sao? Làm gì để tăng cường  sức mạnh?) 2. Nêu nét nổi bật về tình hình chính trị Nga trước cách mạng: 9
  10. NHÓM 2 Bức tranh: “Những người lính Nga ngoài mặt trận năm 1917” phản ánh: cảnh tượng bãi  xác binh lính Nga, chứng tỏ ngoài mặt trận, quân đội Nga thua trận. Tính đến năm 1917,  có tới 1,5 triệu người chết, 4,5 triệu người bị thương... Yêu cầu:  10
  11. 1. Tưởng tượng mình là một người lính Nga và hãy giới thiệu về mình.  (Gợi ý: Là ai? Cuộc sống ra sao? Phục vụ ai? Cảm nhận như thế nào khi ra  chiến trường? Cảm nhận như thế nào khi bại trận?) 2. Năm 1914, có sự  kiện gì đối với nước Nga? Sự  kiện đó tác động đến   Nga như thế nào? NHÓM 3 11
  12. Yêu cầu:  1. Nếu là một nữ  nông dân Nga, em hãy nói về  cuộc sống của mình   (cuộc sống như thế nào, nông cụ ra sao, chiến tranh sảy ra cuộc sống như thế  nào?) 2. Nêu nổi bật về tình hình kinh tế ­ xã hội Nga NHÓM 4 12
  13. “...Chúng ta phải trả qua một thời kì  chưa từng có­những ngày đẫm máu:  dưới ngọn cờ của Nga hoàng, hàng  triệu công nhân phải chiến đấu ngoài  mặt trận vì bọn tư bản, hàng triệu  người khác đang rên xiết dưới gánh  nặng của nạn đắt đỏ và tình trạng kinh  tế bị tàn phá. Các tổ chức công nhân bị  phá vỡ, tiếng nói của công nhân bị bóp  nghẹt. Tâm hồn và thể xác công nhân bị  cưỡng chế.                                                   Tìm lối thoát ở đâu?...” (Theo: Lịch sử Cách mạng XHCN  tháng Mười Nga vĩ đại) Yêu cầu:   1. Nếu em là đại diện của Đảng Bôn­sê­vích em sẽ nói gì với dân chúng  lúc này? Em sẽ làm gì để đưa nhân dân Nga thoát ra khỏi khó khăn cực khổ? 2. Tại sao đầu năm 1917, nước Nga tiến sát tới một cuộc cách mạng? Yêu cầu chung: Học sinh thảo luận và sử  dụng kĩ thuật “Đóng vai”  trình bày bài thuyết trình của nhóm. ­ Bước 2: Làm việc nhóm: Các nhóm lập kế hoạch làm việc, thảo luận  qui tắc làm việc, tiến hành giải quyết nhiệm vụ trên cơ  sở  phân tích tài liệu  giáo viên cung cấp, thực hiện yêu cầu nhiệm vụ, cử  đại diện chuẩn bị  báo  cáo kết quả hoạt động nhóm. ­ Bước 3: Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá + Các nhóm trình bày kết quả: Trên cơ  sở  được giáo viên cung cấp tư  liệu thành văn và tư  liệu  ảnh về  những biểu hiện của tình hình nước Nga   trước cách mạng, đại diện nhóm tưởng tượng mình là Nga hoàng NicôlaiII,  13
  14. người nữ nông dân Nga, người lính Nga và đại diện của Đảng Bônsêvích Nga  trước cách mạng thuyết trình về cuộc sống và những suy nghĩ quan điểm của  mình một cách sinh động, hấp dẫn, truyền cảm để lại ấn tượng sâu sắc. Giáo  viên giúp học sinh không chỉ  nhìn nhận đúng sự  kiện mà còn diễn tả  bằng  ngôn ngữ, cảm xúc đúng bối cảnh lịch sử, tránh tình trạng “hiện đại hóa lịch  sử”.  + Đánh giá kết quả: khi mỗi nhóm lên trình bày, học sinh trong lớp lắng   nghe, nhận xét, thảo luận (theo kĩ thuật “3 lần 3”: khi mỗi nhóm lên trình bày,  học sinh các nhóm khác phải đưa ra được 3 lời khen, 3 điều chưa hài lòng, 3   đề nghị cải tiến), hoàn thiện nội dung vào phiếu học tập số 1, số 2, số 3, số  4. Thời gian cho mỗi nhóm đóng vai thuyết trình là từ 3 ­ 5 phút.  Giáo viên tổ chức cho cả lớp thảo luận một số câu hỏi nâng cao và chốt  lại nội dung học sinh cần nắm. * Khi dạy mục 2 (I): Từ Cách mạng tháng Hai đến Cách mạng tháng   Mười: việc tổ chức học sinh hoạt động theo nhóm có thể tiến hành theo các bước  như sau:  Về cuộc cách mạng tháng Hai:    ­ Bước 1: Làm việc toàn lớp:  + Giáo viên giới thiệu chủ đề: Tìm hiểu về Cuộc cách mạng tháng Hai + Học sinh làm việc theo nhóm cặp đôi (cùng bàn) + Xác định nhiệm vụ:  Cho học sinh quan sát 1 số  hình  ảnh về  cuộc   cách mạng tháng Hai, dựa vào kiến thức sách giáo khoa học sinh quan sát,  thảo luận và điền vào phiếu học tập (các nhóm hoàn thành nội dung 1 đến 5): 14
  15. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 15
  16. CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG HAI NĂM 1917 1 Sự kiện mở đầu 16
  17. 2 Phương pháp 3 Lãnh đạo 17
  18. 4 Lực lượng tham gia 5 Kết qủa 18
  19. 6 Tính chất ­ Bước 2: Làm việc nhóm: Các nhóm cặp đôi dựa vào sách giáo khoa và  hình ảnh giáo viên cung cấp thảo luận để hoàn thành phiếu học tập. ­ Bước 3: Làm việc toàn lớp:  + Giáo viên gọi học sinh ngẫu nhiên lên trả  lời từng nội dung.  Ở  mỗi   nội dung, sau khi một học sinh trả lời, các học sinh khác có thể bổ sung, nhận   xét. Cuối cũng, giáo viên nhận xét và chốt ý. + Từ các nội dung trên phiếu học tập: Lãnh đạo, lực lượng tham gia và  kết quả  của cuộc cách mạng tháng Hai, giáo viên giúp học sinh hình thành  khái niệm: tính chất của cách mạng tháng Hai là cách mạng dân chủ  tư  sản  kiểu mới. PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 19
  20. CUỘC CÁCH MẠNG THÁNG HAI NĂM 1917 1 Sự kiện mở đầu Cuộc biểu tình của 9 vạn nữ công nhân Pê­tơ­rô­grat 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2