intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tính toán cho học sinh qua dạy chủ đề hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số logarit

Chia sẻ: Behodethuonglam | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:52

69
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu của đề tài là rèn luyện cho học sinh sử dụng thành thạo các công thức, kí hiệu, tính chất liên quan đến hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số logarit. Rèn luyện cho học sinh khả năng phát hiện vấn đề và khám phá tri thức. Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng máy tính bỏ túi trong quá trình giải toán. Rèn luyện cho học sinh biết giải quyết vấn đề bằng nhiều các khác nhau và lựa chọn cách giải tối ưu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phát triển năng lực tính toán cho học sinh qua dạy chủ đề hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số logarit

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÍNH TOÁN CHO HỌC SINH  QUA DẠY CHỦ ĐỀ HÀM SỐ LŨY THỪA, HÀM SỐ MŨ  VÀ HÀM SỐ LOGARIT LĨNH VỰC: TOÁN HỌC
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 _____________________________________________________________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TÍNH TOÁN CHO HỌC SINH  QUA DẠY CHỦ ĐỀ HÀM SỐ LŨY THỪA, HÀM SỐ MŨ  VÀ HÀM SỐ LOGARIT LĨNH VỰC: TOÁN HỌC Người thực hiện: PHẠM THỊ HIỀN Tổ bộ môn: Toán ­ Tin Thời gian thực hiện: Năm học 2020 ­ 2021 Số điện thoại: 0984627768
  3. Diễn Châu, tháng 3 năm 2021
  4. MỤC LỤC
  5. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Phát triển chương trình theo hướng tiếp cận năng lực là xu thế chung của  nhiều quốc gia trên thế  giới áp dụng. Một trong những mục tiêu giáo dục của  chương trình giáo dục phổ  thông tổng thể  là giáo dục phổ  thông nhằm hình  thành và phát triển những năng lực chung cho học sinh gồm: năng lực tự  học;  năng lực giải quyết vấn đề  và sáng tạo; năng lực thẩm mĩ, năng lực thể  chất;   năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực tính toán; năng lực công nghệ  thông tin và truyền thông. Ngoài ra trong Dự thảo tháng 5/2015 của Bộ Giáo dục   và Đào tạo về khung chương trình giáo dục môn Toán ở trường phổ thông Việt   Nam sau năm 2015 các chuyên gia giáo dục đã dự kiến các năng lực đặc thù mà  học sinh cần đạt là: năng lực tư duy toán học; năng lực giải quyết vấn đề; năng  lực tính toán; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử  dụng các phương tiện  học toán; năng lực tự học; năng lực tự đánh giá; năng lực mô hình hóa. Như vậy,  có thể nói năng lực tính toán là một trong những năng lực cơ bản, quan trọng mà   học sinh phổ  thông phải đạt được. Cho nên việc phát triển năng lực tính toán  cho học sinh phổ thông để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội về nguồn   nhân lực, để  chuẩn bị  bước đầu về  cho đội ngũ làm khoa học tính toán, phát  triển năng lực tính toán cho học sinh là một trong những yêu cầu cấp thiết góp   phần thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào  tạo. Năng lực tính toán là một trong tám năng lực chung mà Chương trình giáo  dục phổ  thông mới hướng tới cần hình thành và phát triển cho học sinh, tìm   hiểu quan niệm về năng lực tính toán, những biểu hiện của năng lực này trong  dạy học Toán ở trường phổ thông. Từ đó khai thác các tình huống trong dạy học   môn Toán lớp 12, góp phần phát triển năng lực tính toán cho học sinh Hiện nay, đa số học sinh THPT nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng khi   đứng trước một bài toán đơn giản thì đa số  học sinh khó khăn trong việc tính  nhẩm để ra kết quả, có khi đứng trước bài toán hình học thì đa số các em chưa  tự  tin, thuần thục với các con số và đo lường cho nên chưa vẽ  được hình dạng   các  đối tượng  trong môi trường xung quanh... Vì vậy, việc dạy cho học sinh   hình thành năng lực tính toán là rất cần thiết. Với mong muốn dạy Toán cho học sinh là giúp các em không chỉ  là hiểu  về các con số và các phép toán mà các em có thể  tính toán trên giấy, tính nhẩm  hoặc sử dụng công nghệ; hiểu rõ cách thức thu thập thông tin bằng tính toán và   đo lường, biết biểu diễn thông tin qua đồ thị, sơ đồ, bảng biểu; còn thể hiện sự  tự  tin, thuần thục khi làm việc với các con số  và đo lường; có sự  hiểu biết về  hệ thống số và kĩ thuật toán học. Vì vậy, nhằm giúp các em học sinh lớp12 nắm   vững các kiến thức cơ bản về hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số logarit và  hứng thú trong các giờ học đồng thời hình thành năng lực tính toán cho học sinh,  
  6. tôi chọn đề  tài: “Phát triển năng lực tính toán cho học sinh qua dạy chủ đề   hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số logarit”. 2. Mục đích của nghiên cứu và tính mới của đề tài 2.1. Mục đích của nghiên cứu Trong đề  tài này tôi đưa ra một số  giải pháp dạy học giúp học sinh học   tốt chủ đề này, qua đó giúp học sinh phát triển năng lực tính toán. Một số giải pháp đưa ra như sau: + Rèn luyện cho học sinh sử dụng thành thạo các công thức, kí hiệu, tính  chất liên quan đến hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số logarit. + Rèn luyện cho học sinh khả năng phát hiện vấn đề và khám phá tri thức + Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử  dụng máy tính bỏ túi trong quá trình   giải toán. +  Rèn luyện cho học sinh biết giải quyết vấn đề  bằng nhiều các khác  nhau và lựa chọn cách giải tối ưu. 2.2. Tính mới của đề tài ­ Làm rõ hơn các kĩ thuật tính toán cho học sinh ­ Tối ưu hóa khả năng tính toán của học sinh ­ Rèn luyện, khuyến khích để  học sinh vận dụng linh hoạt một số   biện  pháp dạy học phát triển năng lực tính toán  ­ Tạo niềm tin cho học sinh trong giải toán 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu  3.1. Đối tượng nghiên cứu  ­ Năng lực tính toán cho Học sinh ­ Nội dung Các kiến thức cơ bản về hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm  số logarit trong chương trình SGK Giải tích 12. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 12.  4. Nhiệm vụ nghiên cứu ­ Làm sáng tỏ khái niệm năng lực và năng lực tính toán cho học sinh. ­ Nghiên cứu các biện pháp nhằm nâng cao năng lực tính toán của học  sinh THPT. ­ Nghiên cứu các kiến thức cơ  bản về hàm số  lũy thừa, hàm số  mũ và   hàm số logarit. ­ Xây dựng một số biện pháp sư phạm nhằm phát triển năng lực tính toán  của học sinh THPT.
  7. ­ Thực nghiệm sư  phạm để  kiểm chứng và đánh giá tính khả  thi của sáng  kiến. 5. Phương pháp nghiên cứu ­ Đọc tài liệu, sách báo, tạp chí về các vấn đề  liên quan đề  tài sáng kiến   kinh nghiệm. ­ Dự  giờ, quan sát việc dạy học của giáo viên và học sinh trong giờ  học  về năng lực tính toán. ­ Điều tra, phỏng vấn, phân tích và đánh giá thực tế dạy học của giáo viên  theo hướng phát triển năng lực tính toán. ­ Tổ chức dạy học thực nghiệm. PHẦN II: NỘI DUNGNGHIÊN CỨU I. CƠ  SỞ  LÝ THUYẾT VÀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC HÀM SỐ  LŨY THỪA,   HÀM SỐ MŨ VÀ HÀM SỐ LOGARIT Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
  8. 1. Cơ sở lý thuyết hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số logarit 1.1. Công thức lũy thừa, công thức mũ 1.1.1. Một số khái niệm  Định nghĩa 1.1. (Lũy thừa với số mũ nguyên) Cho  là một số nguyên dương.   Với   là số thực tùy ý, lũy thừa bậc  của  là tích của  thừa số       ( thừa số) Với  thì  Ta gọi  là cơ số,  là mũ số.  Chú ý:  và  không có nghĩa. Định nghĩa 1.2 (Căn bậc n) Cho số thực  và số nguyên dương  Số   được gọi là căn bậc  của số  nếu       Nhận xét: i) Với  là số lẻ và  Có duy nhất một căn bậc  của , kí hiệu là        ii) Với   là số chẵn:    Không tồn tại căn bậc  của .  Có hai căn trái dấu, kí hiệu giá trị dươ ng là  còn giá trị âm là  Định nghĩa 1.3 (Lũy thừa với số mũ hữu tỉ) Cho số thực  dương và số hữu tỉ  trong đó  Lũy thừa của  với số mũ  là số  xác định bởi   Chú ý: Khi xét lũy thừa với số mũ hữu tỉ, ta chỉ xét cơ số  dương. 1.1.2. Một số tính chất Tính chất 1.1 (Về lũy thừa)  Giả thuyết rằng mỗi biểu thức được xét đều có nghĩa:  Cho . Khi đó, ta có:                       Tính chất 1.2 (Về căn bậc )  
  9. Với Khi đó ta có:           ,   nguyên dương,  nguyên     nguyên dương 9. Nếu  thì  nguyên dương  nguyên  Đặc biệt:  Tính chất 1.3 (so sánh các lũy thừa) 1. Nếu  thì ; 2. Nếu  thì . 3. Với mọi  ta có:        Chú ý:   Các   tính   chất   trên   đúng   trong   trường   hợp   số   mũ   nguyên   hoặc   không  nguyên. Khi xét lũy thừa với số mũ  0  và số mũ nguyên âm thì cơ số   a  phải khác  0.  Khi xét lũy thừa với số mũ không nguyên thì cơ số  a  phải dương. 1.2. Công thức logarit 1.2.1. Một số khái niệm  Định nghĩa 2.1 (Logarit cơ số  của  ) Cho  Số   thỏa mãn đẳng thức  được gọi là logarit cơ số  của  và kí hiệu  là   Do đó ta có:  Như vậy: 1. Không có logarit của số âm và số . 2. Cơ số của logarit phải dương và khác . Định nghĩa 2.2 (Logarit thập phân) Logarit thập phân là logarit cơ số . Kí hiệu là   Định nghĩa 2.3 (Logarit tự nhiên) Logarit tự nhiên là logarit cơ số . Kí hiệu là  
  10. Lưu ý:   1.2.2. Một số tính chất Tính chất 2.1 (Quy tắc tính logarit)                                                                                             Chú ý: Các số  trong công thức phải thỏa mãn để lôgarit có nghĩa. Tính chất 2.2 (So sánh hai logarit cùng cơ số) Cho  và   1. Khi  thì   2. Khi  thì  Từ tính chất 2.2 ta có ngay hệ quả sau đây: Hệ quả: Cho  và  1.  và  cùng lớn hơn  hoặc cùng nhỏ hơn   2.   Tính chất 2.3 (So sánh hai logarit khác cơ số) Nếu  hoặc  thì  1.   2. 1.3 Hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số logrit. 1.3.1 Một số khái niệm  Định nghĩa 3.1 (Hàm số lũy thừa) Hàm số  với  được gọi là hàm số lũy thừa. Chú ý: Tập xác định  của hàm số lũy thừa được xác định như sau: 1. Nếu  thì   2. Nếu hoặc  thì  3. Nếu  thì  Định nghĩa 3.2 (Hàm số mũ) Cho Hàm số  được gọi là hàm số mũ cơ số   Chú ý: Tập xác định của hàm số mũ là   
  11. Định nghĩa 3.3 (Hàm số logarit) Cho Hàm số  được gọi là hàm số logarit cơ số   Chú ý: Tập xác định của hàm số logarit là  1.3.2 Bảng đạo hàm của các hàm số lũy thừa, mũ và logarit. Hàm sơ cấp Hàm hợp  A. Hàm số lũy thừa           B. Hàm số mũ     C. Hàm số logarit       1.3.3 Khảo sát hàm số lũy thừa, hàm số mũ và hàm số logarit 1.3.3.1 Khảo sát hàm số lũy thừa     1. Tập xác định:   1. Tập xác định:  2. Sự biến thiên 2. Sự biến thiên Giới hạn đặc biệt: Giới hạn đặc biệt: Tiệm cận: không có. Tiệm cận:  Ox là tiệm cận ngang. Oy là tiệm cận đứng. 3. Bảng biến thiên. 3. Bảng biến thiên. x 0                                   +
  12. x 0 + − y’                                              y’ + y                                                      y                                   +   0 4. Đồ thị của hàm số. Nhận xét: Đồ thị của hàm số lũy thừa  luôn đi qua điểm   1.3.3.2 Khảo sát hàm số mũ . 1. Tập xác định:   1. Tập xác định:  2. Sự biến thiên. 2. Sự biến thiên.   Giới hạn đặc biệt: Giới hạn đặc biệt: Tiệm cận: Tiệm cận: Ox là tiệm cận ngang. Ox là tiệm cận ngang.
  13. 3. Bảng biến thiên. 3. Bảng biến thiên. −    0           1         + − 0            1           + x          x                       +   +            +           − − − y'            y'                                                                   y   +                           y                                                                  4. Đồ thị như hình sau.   4. Đồ thị như hình sau. Nhận xét: Đồ thị hàm số luôn đi qua điểm  và  nằm phía trên trục hoành.  1.3.3.3 Khảo sát hàm số logarit   
  14. 1. Tập xác định   1. Tập xác định   2. Sự biến thiên 2. Sự biến thiên    Giới hạn đặc biệt:    Giới hạn đặc biệt: Tiệm cận: Tiệm cận: Trục  là tiệm cận đứng. Trục  là tiệm cận đứng. 3. Bảng biến thiên 3. Bảng biến thiên 0           1                       +  0                       1           + x x       +               +  +          − − −                                    y' y'        y y                                           4. Đồ thị hàm số 4. Đồ thị hàm số
  15. Nhận xét: Đồ thị  hàm số đi qua điểm   và  (a; 1), nằm phía bên phải trục  tung. 1.4 Các dạng toán  Dạng 1: Tính giá trị (Rút gọn) biểu.  Dạng 2: Tìm tập xác định của hàm số.  Dạng 3: Tính đạo hàm của hàm số. Dạng 4. Tính đơn điệu của hàm số. Dạng 5. Đồ thị của hàm số. 2. Lý thuyết về năng lực tính toán 2.1 Khái niệm về năng lực Có nhiều quan điểm khác nhau về “năng lực”. Năng lực được định nghĩa  theo nhiều cách khác nhau do sự lựa chọn dấu hiệu khác nhau Theo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể do Bộ Giáo dục và Đào   tạo ban hành thì năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ  tố  chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động   tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác nhau như  hứng  thú, niềm tin, ý chí... thực hiện thành công một hoạt động nhất định, đạt kết quả  mong muốn trong những điều kiện cụ thể. Năng lực là một thuộc tính tâm lý phức tạp, là điểm hội tụ  của nhiều   yếu tố như tri giác, kĩ năng, kĩ xảo, kinh nghiệm, sự sẵn sàng hành động và trách   nhiệm. Năng lực là khả  năng cá nhân đáp  ứng các yêu cầu phức hợp và thực  hiện thành công nhiệm vụ trong mỗi bối cảnh củ thể. Năng lực là khả  năng làm chủ  những hệ thống kiến thức, kĩ năng, thái  độ và vận hành (kết nối) chúng một cách hợp lí vào thực hiện thành công nhiệm   vụ hoặc giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra cho cuộc sống. Năng lực là khả năng vận dụng đồng bộ các kiến thức, kĩ năng, thái độ,  phẩm chất đã tích lũy được để ứng xử, xử lí tình huống hay để giải quyết vấn  đề một cách có hiệu quả. Theo quan điểm của những nhà tâm lý học: Năng lực là tổng hợp các  đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc trưng của một   hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả  cao. Các  năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân mới đóng vai  trò quan trọng, năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có,  phần lớn do công tác, do tập luyện mà có. Các nhà giáo dục học nêu ra nhiều định nghĩa khác nhau về năng lực 
  16. ­ Năng lực là “khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức  hợp trong một bối cảnh cụ thể”. Định nghĩa này nêu được đặc trưng quan trọng  nhất để nhận diện năng lực là “hiệu quả”, nhưng chưa làm rõ được cấu trúc và   “địa chỉ” tồn tại của năng lực. ­ Năng lực là “tổng hợp các khả  năng và kĩ năng sẵn có hoặc học được  cũng như sự sẵn sàng của HS nhằm giải quyết những vấn đề nảy sinh và hành  động một cách có trách nhiệm, có sự  phê phán để  đi đến giải pháp”. Đóng góp  của định nghĩa này là nêu lên các đặc điểm về  tính tổng hợp, các yếu tố  “sẵn  có” ở mỗi cá nhân và thái độ của mỗi người trong khái niệm “năng lực”.  ­ Năng lực là “khả  năng hành động, thành công và tiến bộ  dựa vào việc  huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực để đối mặt với các tình  huống trong cuộc sống”. Như vậy, “Năng lực là thuộc tính cá nhân được hình thành, phát triển nhờ  tố  chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động   tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như  hứng thú,  niềm tin, ý chí,... thực hiện thành công một loại hoạt động nhất định, đạt kết  quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể”. Từ định nghĩa này, có thể rút ra những đặc điểm chính của năng lực là: ­ Năng lực là sự  kết hợp giữa tố  chất sẵn có và quá trình học tập, rèn  luyện của người học; ­ Năng lực là kết quả  huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các   thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí,... ­ Năng lực được hình thành, phát triển thông qua hoạt động và thể hiện ở  sự thành công trong hoạt động thực tiễn. Vậy, bản chất của năng lực theo tôi là khả  năng huy động tổng hợp các  kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí các nhân khác nhau như  hứng thú,  niềm tin, ý chí... thể  thực hiện thành công một công việc trong bối cảnh nhất  định. Biểu hiện của năng lực là biết sử  dụng các nội dung và các kĩ thuật trong  một tình huống có ý nghĩa, chứ không tiếp thu lượng tri thức rời rạc. 2.2. Khái niệm về năng lực toán học Theo V.A.Krutetxki thì khái niệm năng lực toán học sẽ  được giải thích  trên hai bình diện: 1) Năng lực nghiên cứu toán: Như là các năng lực sáng tạo (khoa học), các   năng lực hoạt động toán học tạo ra được các kết quả, thành tựu mới, khách   quan và quí giá. 2) Năng lực học tập toán học: Như  là các năng lực học tập giáo trình  phổ  thông, lĩnh hội nhanh chóng và có kết quả  cao các kiến thức, kĩ năng, kĩ  xảo tương ứng.
  17. Như  vậy, năng lực toán là các đặc điểm tâm lí cá nhân (trước hết là các   đặc điểm hoạt động trí tuệ) đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động học toán  và tạo điều kiện lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo trong lĩnh vực toán học  tương đối nhanh, dễ dàng và sâu sắc trong những điều kiện như nhau. Bộ  óc của con người có năng lực nghiên cứu toán học thể  hiện  ở  thiên   hướng tách từ  môi trường xung quanh những kích thích các loại quan hệ không  gian, quan hệ số lượng, quan hệ logic và làm việc có hiệu quả với các kích thích   thuộc các loại đó (với số  và hình, đại lượng biến thiên và hàm số, cấu trúc và  thuật toán cùng với cấu trúc ngôn ngữ hình thức hóa). Khuynh hướng toán học trí tuệ  đặc trưng cho những người có năng lực  toán học là thường tri giác nhiều biểu hiện qua lăng kính của các quan hệ  toán   học, thường nhận thức các hiện tưởng đó qua con mắt toán học. Theo Kơrutecxki thì cấu trúc của năng lực toán học bao gồm những thành  phần sau: (1) Năng lực thu nhận thông tin Toán học: Năng lực tri giác hình thức hoá   tài liệu toán học, năng lực nắm cấu trúc hình thức của bài toán. (2) Chế biến thông tin toán học, đó: ­ Năng lực tư  duy logic trong lĩnh vực các quan hệ  số  lượng và không  gian, hệ thống kí hiệu số và dấu. Năng lực tư duy bằng các kí hiệu toán học. ­ Năng lực khái quát hoá nhanh và rộng các đối tượng, quan hệ  toán học  và các phép toán. ­ Năng lực rút gọn qua trình suy luận toán học và hệ  thống các phép toán  tương ứng. Năng lực tư duy bằng các cấu trúc rút gọn. Bàn về những năng lực Toán học của học sinh phổ thông ­ Tính linh hoạt của các quá trình tư duy trong hoạt động toán học. ­ Khuynh hướng vươn tới tính rõ ràng, đơn giản, tiết kiệm, hợp lí của lời   giải. ­ Năng lực nhanh chóng và dễ  dàng sửa lại phương hướng của quá trình  tư duy, năng lực chuyển từ tiến trình tư duy thuận sang tiến trình tư duy đảo. (3) Lưu trữ thông tin toán học: ­ Trí nhớ toán học (Trí nhớ khái quát về các: quan hệ toán học, đặc điểm  về  loại, sơ  đồ  suy luận và chứng minh, phương pháp giải toán, nguyên tắc,   đường lối giải toán). (4) Năng lực vận dụng Toán học vào giải quyết vấn đề: ­ Năng lực vận dụng các tri thức Toán (chủ  yếu là tri thức chuẩn) như  công cụ trong học tập.
  18. ­ Năng lực giải một số bài toán có tính thực tiễn điển hình. ­ Năng lực vận dụng tri thức Toán, phương pháp tư  duy Toán vào thực   tiễn. ­ Khuynh hướng, khả năng Toán học hóa các tình huống. Cũng theo V.A.Cruchetxki có 8 đặc điểm hoạt động trí tuệ  của HS có  năng lực toán học là:   Khả  năng tri giác có tính chất hình thức hóa tài liệu toán học, gắn liền  với sự thâu tóm nhanh chóng các cấu trúc hình thức của chúng trong bài toán cụ  thể vào trong một biểu thức toán học.  Khả năng tư duy có tính khái quát hóa nhanh và rộng.  Xu thể suy nghĩ bằng những suy lý rút gọn.  Sự tư duy lôgic lành mạnh.  Tính linh hoạt cao của các quá trình tư duy thể hiện ở: ­ Sự xem xét cách giải các bài toán theo nhiều khía cạnh khác nhau. ­ Sự di chuyển dễ dàng và tự do từ một thao tác trí tuệ này sang một thao  tác trí tuệ khác, từ tiến trình suy nghĩ thuận sang tiến trình suy nghĩ nghịch.  Xu hướng tìm cách giải tối ưu cho một vấn đề toán học, khát vọng tìm ra   lời giải rõ ràng, đơn giản, hợp lí, tiết kiệm.  Trí nhớ có tính chất khái quát về các kiểu bài toán, các phương thức giải,   sơ đồ lập luận, sơ đồ lôgic.  Khả năng tư duy lôgic, trừu tượng phát triển tốt. 2.3 Năng lực tính toán của học sinh trung học phổ thông Chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ hình thành và phát triển cho học  sinh những năng lực cốt lõi chung cho tất cả các môn học và hoạt động giáo dục  là: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết  vấn đề và sáng tạo. Trong 7 năng lực chuyên môn (năng lực ngôn ngữ, năng lực  tính toán, năng lực tìm hiểu xã hội, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng  lực thẩm mĩ, năng lực thể chất) mà chương trình giáo dục phổ thông mới hướng  tới thì năng lực tính toán của học sinh được hình thành, phát triển chủ yếu thông   qua dạy và học môn Toán. Có nhiều quan điểm khác nhau về năng lực tính toán. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018) Chương trình giáo dục phổ thông   môn toán “Năng lực tính toán của học sinh không chỉ  là hiểu về  các con số  và   các phép toán mà các em có thể  tính toán trên giấy, tính nhẩm hoặc sử  dụng   công nghệ, hiểu rõ cách thức thu thập thông tin qua bản đồ, đồ  thị, biểu đồ,   bảng biểu”.
  19. Có thể hiểu năng lực tính toán của học sinh trung học phổ thông là khả  năng huy động, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của mình để  hiểu được các khái  niệm toán học cơ bản; vận dụng thao tác suy luận, tư duy, vận hành các công cụ  tính toán để giải quyết các vấn đề toán học hoặc vấn đề thực tế mang tính toán  học. Theo Đỗ  Đức Thái (chủ  biên, 2018).  Dạy học phát triển năng lực Toán   THPT.  NXB Đại học  Sư  phạm, các biểu hiện của năng lực tính toán của học  sinh THPT gồm: ­ Hiểu biết các khái niệm, kiến thức toán học phổ thông cơ bản: Với biểu  hiện năng lực tính toán này thì học sinh THPT cần có những kiến thức cơ  bản  về số và hệ thống số; biết sử dụng thành thạo các phép tính và các công cụ tính   toán; Có những kiến thức cơ bản về đại số; Hiểu biết một cách có hệ thống các  hàm số quen thuộc; biết khảo sát hàm số và vẽ đồ thị hàm số bằng công cụ đạo   hàm; Biết sử  dụng tích phân để  tính toán diện tích hình phẳng và thể  tích vật  thể trong không gian; Có những kiến thức cơ bản về hình học và biết sử  dụng   chúng để mô tả các đối tượng của thế giới xung quanh; Hiểu các kiến thức cơ  bản của thống kê và xác suất cổ điển. ­ Nhận biết các công thức, đồ thị, các tính chất hình học; ­ Biết vận dụng được các thao tác tư duy, suy luận, tính toán, ước lượng,   sử  dụng các công cụ  tính toán, đọc hiểu, diễn giải, phân tích, đánh giá tình  huống có ý nghĩa toán. Học sinh biến đổi được công thức, tính chất cơ  bản, từ  công thức, tính chất đã có đi đến những công thức, tính chất phù hợp hơn với  yêu cầu bài toán; ­ Biết sử dụng hiệu quả máy tính cầm tay, một số phần mềm tính toán và  thống kê trong học tập và trong cuộc sống (đối với học sinh THPT các em có  thể  sử  dụng các loại máy tính như  sau: Casio fx­570; Vinacal 570ES; Casio fx­ 580; Vinacal 570EX trong quá trình giải toán); ­ Phát hiện, khám phá để giải quyết vấn đề. Như vậy, các biểu hiện của năng lực tính toán của học sinh THPT là: Sử  dụng các phép toán và đo lường cơ  bản: Vận dụng thành thạo các  phép tính trong học tập và cuộc sống; sử dụng hiệu quả các kiến thức, kĩ năng   về đo lường, ước lượng trong các tình huống ở nhà trường cũng như trong cuộc  sống. Sử dụng ngôn ngữ Toán học: Sử dụng hiệu quả các thuật ngữ, kí hiệu   toán học, tính chất các số và tính chất các hình hình học; sử dụng được thống kê   toán để giải quyết vấn đề nảy sinh trong bối cảnh thực; hình dung và vẽ  được   hình dạng các đối tượng trong môi trường xung quanh,  hiểu  tính chất cơ  bản  của chúng; mô hình hóa toán học được một số  vấn đề  thường gặp; vận dụng   được các bài toán tối ưu trong học tập và trong cuộc sống; ứng dụng được một  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1