intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp xây dựng đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn lớp 10 theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh (Chương trình Giáo dục phổ thông 2018)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:41

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài đưa ra một số gợi ý về ma trận, đặc tả đề kiểm tra theo các đơn vị kiến thức. Đồng thời, biên soạn một số đề minh họa theo hai phần: Đọc (các văn bản thuộc các thể loại được học trong chương trình lớp 10) và Viết (các bài nghị luận/ bài viết thuộc các kiểu bài được học trong chương trình lớp 10).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp xây dựng đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn lớp 10 theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh (Chương trình Giáo dục phổ thông 2018)

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN ___________________________________________________________________________________________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC HỌC SINH (CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018) MÔN: NGỮ VĂN NGHỆ AN - NĂM 2023
  2. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU ___________________________________________________________________________________________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT NĂNG LỰC HỌC SINH (CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018) MÔN: NGỮ VĂN Giáo viên thực hiện: Phạm Thanh Lê Dƣơng Thị Minh Nguyệt Tổ chuyên môn: Ngữ văn Số điện thoại: 0942067136 NGHỆ AN - NĂM 2023
  3. MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................... 1 1.1. Lí do chọn đề tài.............................................................................................. 1 1.2. Tổng quan về đề tài và tính mới của đề tài ..................................................... 1 PHẦN II: NỘI DUNG ............................................................................................. 3 2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn ................................................................................ 3 2.2. Triển khai nội dung của đề tài......................................................................... 5 2.2.1. Giới thiệu khái quát những nét chung của ba bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh Diều và Chân trời sáng tạo........................................ 5 2.2.2. Một số vấn đề kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (Chương trình Giáo dục phổ thông 2018) ............................. 6 2.2.3. Phương pháp biên soạn đề kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực ............................................................................................ 7 2.2.3.1. Phương pháp biên soạn đề phần Đọc ................................................. 7 2.2.3.2. Phương pháp biên soạn đề phần Viết ................................................. 9 2.2.4. Hệ thống đề minh họa ............................................................................. 12 2.2.5. Khảo sát tính cấp thiết của đề tài ........................................................... 34 2.2.5.1. Đối tượng khảo sát ............................................................................ 34 2.2.5.2. Kết quả khảo sát về sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất .............................................................................................. 34 PHẦN III: KẾT LUẬN ......................................................................................... 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 38
  4. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Lí do chọn đề tài Năm học 2022 - 2023 là năm đầu tiên thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 ở bậc Trung học phổ thông, đánh dấu bước ngoặt trong sự phát triển của nghành giáo dục. Việc dạy học truyền thống gắn với truyền thụ tri thức một chiều chuyển sang dạy học theo hướng phát triển phẩm chất năng lực. Điều này phù hợp với xu thế của thế giới và đòi hỏi của thực tiễn, hoàn cảnh hiện nay nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với ngành giáo dục, đòi hỏi sự thực hiện nghiêm túc, nỗ lực vượt lên những khó khăn để ổn định việc dạy và học trong nhà trường. Cùng với việc thay đổi về dạy học, việc kiểm tra đánh giá cũng phải thay đổi theo, phù hợp với yêu cầu mới. Kiểm tra, đánh giá theo chương trình 2006 chủ yếu mang tính huy động những kiến thức học sinh đã được học trong sách giáo khoa, nghĩa là học sinh học thuộc các văn bản, bài học đã được giáo viên truyền thụ, từ đó ghi nhớ và chép lại trong bài kiểm tra. Giáo viên cũng trên cơ sở ghi nhớ của học sinh để đánh giá. Tuy nhiên, Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 do đặc trưng thực hiện một chương trình, nhiều bộ sách giáo khoa cho nên không lấy sách giáo khoa làm căn cứ để kiểm tra, đánh giá mà lấy chương trình làm cơ sở. Kiểm tra, đánh giá theo Chương trình 2018 thực hiện theo hướng phát triển phẩm chất năng lực. Đối với môn Ngữ văn, vấn đề kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực đặt ra nhiều thách thức bởi giáo viên phần đông vẫn quen với kiểu kiểm tra, đánh giá và biên soạn đề theo quán tính, truyền thống. Mặt khác, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra và đang lắng nghe ý kiến đóng góp về Dự thảo thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 - năm đầu tiên thi theo chương trình mới 2018. Chính vì vậy, việc kiểm tra, đánh giá định kì cũng phải hướng đến mục tiêu kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 để giáo viên và học sinh có hướng ôn tập, chuẩn bị tốt nhất, sẵn sàng cho kì thi. Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu: Phương pháp xây dựng đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn lớp 10 theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh (Chương trình Giáo dục phổ thông 2018). 1.2. Tổng quan về đề tài và tính mới của đề tài Đề tài tập trung triển khai phương pháp biên soạn đề kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển các phẩm chất, kĩ năng đọc và viết của Ngữ văn lớp 10 (Chương trình Giáo dục phổ thông 2018). Đề tài đưa ra một số gợi ý về ma trận, đặc tả đề kiểm tra theo các đơn vị kiến thức. Đồng thời, biên soạn một số đề minh họa theo hai phần: Đọc (các văn bản thuộc các thể loại được học trong chương trình lớp 10) và Viết (các bài nghị luận/ bài viết thuộc các kiểu bài được học trong chương trình lớp 10). 1
  5. Tính mới của đề tài được thể hiện ở chỗ: triển khai các cách thức, phương pháp xây dựng đề kiểm tra định kì đi kèm với ma trận đề thi, các đặc tả đơn vị kiến thức đáp ứng yêu cầu kiểm tra đánh giá mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo (theo Công văn số 3175/BGDĐT-GDTrH ngày 21 tháng 7 năm 2022). Đây là năm đầu tiên thực hiện chương trình mới ở bậc trung học phổ thông nên đề tài được đặt ra mới mẻ và có tính thực tiễn trong hoạt động dạy học cũng như kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn lớp 10. 2
  6. PHẦN II: NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn Đề tài Phương pháp xây dựng đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn lớp 10 theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh (Chương trình Giáo dục phổ thông 2018) được thực hiện dựa trên những cơ sở lí luận và thực tiễn khách quan. Chúng tôi dựa trên cơ sở mục tiêu, nội dung và cách thức đánh giá của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 nói chung và yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn nói riêng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, chúng tôi cũng xem xét đến các hình thức kiểm tra, đánh giá của của các nước đặt vào xu thế hội nhập hiện nay. Thứ nhất, chúng tôi xác định rõ căn cứ xác định mục tiêu, nội dung đổi mới và cách thức đánh giá của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Yêu cầu trong các nghị quyết về đổi mới giáo dục của Đảng và Nhà nước. Yêu cầu đổi mới căn bản giáo dục đào tạo, trong đó có đổi mới về đánh giá đã được nêu trong Nghị quyết số 29 của Trung ương Đảng, Nghị quyết số 88 Quốc hội và Quyết định số 404 của Thủ tướng Chính phủ. Nghị quyết số 29 của Trung ương Đảng yêu cầu: “Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối học kì, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học; đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội. Đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học”. Nghị quyết số 88 của Quốc hội và Quyết định 404 của Chính phủ cũng đều nêu rõ định hướng và yêu cầu đổi mới đánh giá. Những yêu cầu đó đã trở thành cơ sở quan trọng trong việc đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh trong môn học Ngữ văn. Thứ hai, yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá cũng được quy định riêng với môn Ngữ văn. Ngày 21/7/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo có Công văn số 3175/BGDDT-GDTrH hướng dẫn đổi mới về dạy học và kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn ở trường phổ thông nhằm khắc phục tình trạng dạy học nặng về thuyết giảng, đọc chép và thuộc lòng theo văn mẫu. Công văn nhấn mạnh việc kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn cần đảm bảo nguyên tắc phát huy được những mặt tích cực trong cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh. Giáo viên cần tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh ngữ liệu mới. Tạo cơ hội để học sinh khám phá những tri thức mới, đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mới. Gợi mở những liên 3
  7. tưởng, tưởng tượng, huy động được vốn sống vào quá trình đọc, viết, nói, nghe. Trong đánh giá kết quả học tập ở cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học, giáo viên cần tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu sẵn có. Trong các nội dung đổi mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh khuyến khích giáo viên xây dựng và sử dụng các đề mở trong kiểm tra, đánh giá để phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của học sinh. Xây dựng bộ công cụ kiểm tra, đánh giá để hạn chế tính chủ quan, cảm tính của người chấm. Khi nhận xét, đánh giá các sản phẩm của học sinh, giáo viên cần tôn trọng và khuyến khích cách nghĩ, cách cảm riêng của học sinh trên nguyên tắc không vi phạm những chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật. Định hướng đổi mới đánh giá được nêu trong Chương trình tổng thể. Là một bộ phận hữu cơ của Chương trình giáo dục phổ thông, cũng như các môn học khác, môn Ngữ văn phải tuân thủ theo các định hướng chung đã nêu của Chương trình tổng thể. Môn Ngữ văn một mặt cần bám sát yêu cầu về đổi mới kiểm tra, đánh giá nêu trên nhưng cần phù hợp với đặc trưng môn học. Cụ thể cần chú ý một số điểm sau: - Đánh giá phẩm chất và năng lực môn Ngữ văn cần xuất phát từ các phẩm chất, năng lực của môn học này, nhất là các năng lực chuyên môn (năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học). Căn cứ vào các biểu hiện của các phẩm chất và năng lực mà xác định nội dung và hình thức đánh giá cho phù hợp. - Đánh giá năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học đều phải thông qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe. - Đánh giá năng lực chung và năng lực đặc thù của môn Ngữ văn cần kết hợp cả định tính và định lượng, thông qua các bài kiểm tra (đọc, viết, nói, trình bày), bài tập nghiên cứu với nhiều hình thức và mức độ khác nhau, dựa trên yêu cầu cần đạt về năng lực đối với mỗi cấp. Cần xây dựng được câu hỏi, bài tập một cách rõ ràng, dễ đo lường; các đề thi, kiểm tra quan trọng cần yêu cầu học sinh vận dụng, thực hành với tình huống và ngữ liệu mới. - Dù đánh giá theo hình thức nào cũng phải đảm bảo nguyên tắc học sinh được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học của chính các em, không vay mượn, sao chép; khuyến khích các bài viết có cá tính và sáng tạo. Thứ ba, do yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu của thị trường lao động hiện đại, việc đánh giá kết quả học tập của các nước đang xích lại gần nhau. Rất nhiều tổ chức đánh giá quốc gia, quốc tế ra đời như PISA, TIMS, PIRLS,... Kết quả nghiên cứu về đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông đạt được nhiều thành tựu cần vận dụng vào giáo dục nhà trường Việt Nam. Xu thế chung là hướng tới đánh giá năng lực người học, giúp người học tiến bộ chứ không chỉ tập trung vào đánh giá để xếp hạng, phân loại học sinh; chú trọng đánh giá quá trình, giúp 4
  8. học sinh biết tự đánh giá. Chương trình Ngữ văn mới đã tiếp thu, cập nhật, vận dụng kết quả nghiên cứu về đánh giá nói chung và đánh giá môn học Ngữ văn của nhiều nước tiên tiến. Như vậy, có thể nhận thấy, việc kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn dựa trên những căn cứ chung của việc đổi mới giáo dục vừa dựa trên những căn cứ riêng đặc trưng của môn học. Việc kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục trong môn Ngữ văn có ý nghĩa quan trọng nhằm cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, có giá trị về mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực và những tiến bộ của học sinh trong suốt quá trình học tập môn học thông qua việc hình thành và phát triển các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe. Từ đó, góp phần điều chỉnh các hoạt động dạy học, quản lí và phát triển chương trình, bảo đảm sự tiến bộ của từng học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục. Trên cơ sở lí luận để xét các căn cứ kiểm tra, đánh giá, chúng tôi nhận thấy có những vấn đề phát sinh trong thực tiễn bởi tất cả mở ra còn mới mẻ. Trong quá trình biên soạn đề kiểm tra định kì lớp 10 theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, chúng ta thường có những băn khoăn về phương pháp, cách thức biên soạn, biên tập các câu hỏi phát huy năng lực đọc hiểu các thể loại văn bản và viết các kiểu bài. Hơn nữa, việc biên soạn đề thi hiện nay hoàn toàn sử dụng các ngữ liệu bên ngoài thì vấn đề đặt ra là lựa chọn ngữ liệu theo những tiêu chí nào, hướng khai thác ra sao... là những điều cần giải quyết. Vì thế, việc triển khai đề tài Phương pháp xây dựng đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn lớp 10 theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (Chương trình Giáo dục phổ thông 2018), thông qua các phương pháp, định hướng và các đề biên soạn minh họa cụ thể, giáo viên có thêm kênh tham khảo để biên soạn đề, dạy học và học sinh có định hướng để ôn tập, kiểm tra. 2.2. Triển khai nội dung của đề tài 2.2.1. Giới thiệu khái quát những nét chung của ba bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh Diều và Chân trời sáng tạo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 môn Ngữ văn đã xây dựng được khung chương trình tổng thể khoa học, khách quan và có tính thực tiễn. Lần đầu tiên thực hiện một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa khiến cho việc dạy học và kiểm tra đánh giá có nhiều thử thách. Để có sự thống nhất trong kiểm tra, đánh giá, cần xem xét sự gặp gỡ của các bộ sách giáo khoa hiện hành. Có thể khẳng định rằng, các bộ sách giáo khoa Kết nối tri thức với cuộc sống, Cánh Diều và Chân trời sáng tạo đều triển khai một cách đồng bộ khung chương trình môn Ngữ văn. Các đơn vị kiến thức đọc hiểu văn bản thống nhất về các kiểu loại văn bản truyện kể, thơ ca, nghị luận, văn bản thông tin, sân khấu dân gian. Đơn vị kiến thức thực hành tiếng Việt cũng rõ ràng về từ loại, mạch lạc, liên kết, các biện pháp chêm xen, liệt kê, sử dụng các tín hiệu phi ngôn ngữ. Phần làm văn được triển khai thống nhất với các kiểu bài nghị luận văn học, nghị luận 5
  9. xã hội, viết báo cáo nghiên cứu, viết bài luận về bản thân, viết văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng. Điều quan trọng là cách gọi, nội hàm của các đơn vị kiến thức có sự thống nhất. Nắm được điều này sẽ tạo sự thuận lợi trong việc biên soạn đề kiểm tra định kì theo hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Một điều dễ nhận thấy là cả ba bộ sách đều chú trọng dạy học kĩ năng, hình thành năng lực, phẩm chất của học sinh qua các hoạt động đọc, viết, nói, nghe. Từ đó, giúp học sinh nắm được đặc trưng thể loại văn bản, kĩ năng viết các kiểu bài, tiếng Việt thực hành để sử dụng các kĩ năng ấy giải quyết vấn đề mới và thực tiễn. Đây là cơ sở tạo nên sự khác biệt giữa biên soạn đề truyền thống và biên soạn đề kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. 2.2.2. Một số vấn đề kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (Chương trình Giáo dục phổ thông 2018) Mục tiêu kiểm tra, đánh giá là giáo viên đánh giá phẩm chất, năng lực chung, năng lực đặc thù là sự tiến bộ của học sinh thông qua các hoạt động đọc (chủ yếu là đọc hiểu), viết, nói và nghe. Đánh giá trong môn Ngữ văn được thực hiện bằng hai cách: đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì. Đánh giá thường xuyên được thực hiện liên tục trong suốt quá trình dạy học, do giáo viên môn học tổ chức: giáo viên đánh giá học sinh, học sinh đánh giá lẫn nhau, học sinh tự đánh giá. Trong khi đó, đánh giá định kì được thực hiện ở thời điểm giữa kì hoặc gần cuối hoặc cuối một giai đoạn học tập (cuối kì) để phục vụ đánh giá hoạt động dạy học, bảo đảm chất lượng giáo dục và phục vụ công tác phát triển chương trình, tài liệu học tập. Đánh giá định kì thông qua các đề kiểm tra hoặc đề thi viết. Đề thi, kiểm tra có thể yêu cầu hình thức viết tự luận (một hoặc nhiều câu); có thể kết hợp hình thức trắc nghiệm khách quan (câu hỏi trắc nghiệm khách quan) và hình thức tự luận để đánh giá đọc hiểu và yêu cầu viết bài văn về một chủ đề nào đó theo từng kiểu bài đã được học trong chương trình. Trong việc đánh giá kết quả học tập cuối kì, cuối năm, cần đổi mới cách thức kiểm tra đánh giá (cấu trúc đề, cách nêu câu hỏi, phân giải độ khó...); sử dụng và khai thác ngữ liệu đảm bảo yêu cầu đánh giá được năng lực của học sinh, khắc phục tình trạng học thuộc, sao chép tài liệu có sẵn; tránh dùng lại các văn bản ngữ liệu đã học để đánh giá được chính xác khả năng đọc hiểu và phân tích, cảm thụ tác phẩm văn học. Dù kiểm tra, đánh giá theo hình thức nào cũng phải đảm bảo nguyên tắc học sinh được bộc lộ, thể hiện phẩm chất, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, tư duy hình tượng và tư duy logic, những suy nghĩ và tình cảm của chính các em, không vay mượn, sao chép; khuyến khích các bài viết có cá tính và sáng tạo. Học sinh cần được hướng dẫn tìm hiểu để có thể nắm vững mục tiêu, phương pháp và hệ thống các tiêu chí để đánh giá các phẩm chất, năng lực này. Tuy nhiên, trong đề tài này, chúng tôi triển khai hướng kiểm tra, đánh giá kĩ năng đọc, viết theo ma trận của Bộ Giáo dục. 6
  10. Căn cứ vào mục tiêu và hình thức kiểm tra, đánh giá, việc biên soạn đề, làm đáp án và quá trình đánh giá cũng phải có những tiến hành đồng bộ. Ra đề theo hướng phát triển năng lực đòi hỏi giáo viên phải tư duy đa chiều từ nền tảng sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn để ra đề kiểm tra mở. Phần đọc hiểu, hình thức kiểm tra trắc nghiệm theo hướng kiểm tra năng lực người học nên hạn chế những câu quá dễ, chỉ yêu cầu học sinh học thuộc lòng hoặc ghi nhớ máy móc mà nên tăng cường các câu hỏi mở, các câu hỏi đòi hỏi học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng được học từ môn học và từ thực tiễn cuộc sống để giải quyết. Kiểm tra theo tự luận, giáo viên cần linh hoạt trong ra đề kiểm tra, không sử dụng dạng câu hỏi, dạng đề mẫu trong sách giáo khoa, sách hướng dẫn đã quá quen thuộc, nhàm chán để ra đề cho học sinh; cũng tránh kiểu ra đề rập khuôn, máy móc, đặt học sinh ở vị trí ngoài cuộc để phán xét, hoặc nói những điều sáo rỗng, hoặc nói theo giọng điệu của người khác mà chẳng hiểu mình đang nói gì. Đối với phần viết, giáo viên cần tận dụng tối đa các dạng đề trao cho học sinh cơ hội đặt mình vào vị trí của người trong cuộc, để bộc lộ mình, huy động những tình cảm, suy nghĩ chân thực nhất để đưa vào bài viết, để con người nhân văn trong mình lên tiếng. Bên cạnh việc ra đề kiểm tra theo hướng mở, sáng tạo, giáo viên cần thiết kế hướng dẫn chấm linh hoạt, tôn trọng cá tính riêng của từng học sinh. Dạy Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực chính là muốn hướng tới khuyến khích học sinh bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc riêng của các em trước một vấn đề trong đời sống. Hướng dẫn chấm cần đặt ra nhiều hướng triển khai nội dung yêu cầu đề, người chấm cần chấp nhận nhiều cách cảm, cách nghĩ, cách tả, cách kể khác nhau miễn là các cách đó được trình bày một cách logic, hướng tới một chủ đích phù hợp với đề bài. Tránh trường hợp hướng dẫn chấm một hướng theo định kiến của người ra đề, người soạn hướng dẫn chấm. 2.2.3. Phương pháp biên soạn đề kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực 2.2.3.1. Phương pháp biên soạn đề phần Đọc Về việc lựa chọn ngữ liệu (các tiêu chuẩn/ yêu cầu cần đạt của ngữ liệu) cần tuân thủ các nguyên tắc sau: Dung lượng ngữ liệu vừa phải, khoảng 250 - 400 chữ. Thể loại: ngữ liệu thuộc một trong các thể loại học sinh được học trong chương trình như thơ, truyện, văn nghị luận, kịch, văn bản thông tin, sân khấu dân gian. Nội dung: nội dung văn bản có tính giáo dục, mang ý nghĩa nhân văn, gần gũi với độ tuổi của học sinh, không chứa những thông tin mang tính nhạy cảm về chính trị, thời sự hay lối sống. Nghệ thuật: nghệ thuật của văn bản có giá trị, được trau chuốt, có hiệu quả thẩm mĩ. Đối với văn bản dịch, chú trọng lựa chọn những văn bản dịch có ngôn ngữ, cách diễn đạt trong sáng, dễ hiểu. 7
  11. Tác giả: tác giả được lựa chọn là các tác giả trong và ngoài nước, ưu tiên những tác giả có cống hiến, đóng góp lớn cho văn học nghệ thuật hoặc sự phát triển của cộng đồng, tránh những tác giả nhạy cảm về chính trị hoặc có những phát ngôn gây nhiều tranh cãi trên các phương tiện thông tin truyền thông. Về việc biên soạn hệ thống câu hỏi/ câu lệnh: Sử dụng các câu hỏi/ câu lệnh theo hình thức trắc nghiệm khách quan và câu hỏi/ câu lệnh theo hình thức tự luận phù hợp với các cấp độ nhận thức. Tập trung vào yêu cầu học sinh hiểu nội dung, chủ đề của văn bản, quan điểm, tư tưởng và ý định của người viết; xác định các đặc điểm thuộc về phương thức biểu hiện, nhất là kiểu loại văn bản và ngôn ngữ sử dụng; khai thác những đặc sắc nghệ thuật và hiệu quả của những nghệ thuật đó; trả lời các câu hỏi theo những cấp độ tư duy khác nhau; bước đầu giải thích cho cách hiểu của mình; nhận xét, đánh giá về giá trị và sự tác động của văn bản đối với bản thân để rút ra được những thông điệp, bài học ý nghĩa; thể hiện cảm xúc, thái độ, cách đánh giá, nêu được những quan điểm của bản thân đối với những vấn đề được đặt ra trong văn bản; liên hệ, so sánh giữa các văn bản với đời sống. Trên cơ sở đưa ra phương hướng chung cho việc biên soạn câu hỏi/ câu lệnh phần Đọc, đối với mỗi thể loại văn bản khác nhau lại có thêm những phương hướng riêng đặc trưng của thể loại. Đối với văn bản thuộc thể loại truyện: khi đặt câu hỏi/ câu lệnh hướng vào khai thác cốt truyện, sự kiện, người kể chuyện, nhân vật, đề tài, bối cảnh, chi tiết tiêu biểu, cốt truyện, tình huống, các biện pháp xây dựng nhân vật. Tuy nhiên, cần có sự phân biệt giữa truyện dân gian (thần thoại, sử thi) và truyện ngắn thuộc văn học viết trung đại và hiện đại bởi mỗi tiểu loại lại có những nét riêng, phân biệt. Đối với văn bản thuộc thể loại thơ: khi đặt câu hỏi/ câu lệnh hướng vào khai thác thể thơ, nhân vật trữ tình, nhân vật trong thơ trữ tình, hình ảnh thơ, vần thơ, nhịp điệu, nhạc điệu, đối, thi luật, đánh giá được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua cách nhìn riêng về con người, cuộc sống, qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu... Tuy nhiên, cần có sự phân biệt giữa thơ luật thời trung đại và thơ hiện đại bởi được chi phối thi pháp sáng tác đặc trưng của từng thời đại sinh thành. Đối với văn bản thuộc thể loại nghị luận: khi đặt câu hỏi/ câu lệnh cần khai thác luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản, cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả, sử dụng các phương thức biểu đạt, đặc biệt là việc sử dụng yếu tố biểu cảm trong văn nghị luận, vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử, văn hoá, xã hội thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản.. Đối với văn bản thuộc thể loại sân khấu dân gian: khi đặt câu hỏi/ câu lệnh hướng vào khai thác thể loại chèo thì chú trọng tính tổng hợp của loại hình nghệ thuật này, đặc biệt chú ý tích trò rồi đến yếu tố nhân vật (vai nữ, vai lệch, vai hề),... Còn với thể loại tuồng, cũng cần chú ý tính tổng hợp của loại hình nghệ 8
  12. thuật, đồng thời khai thác nội dung, thái độ đả kích của dân gian, hệ thống nhân vật, biện pháp,... Nhìn chung, câu hỏi, câu lệnh cần khai thác được đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền của hai loại hình nghệ thuật này. Đối với văn bản thuộc thể loại văn bản thông tin: khi đặt câu hỏi/ câu lệnh hướng vào khai thác tính chính xác, khách quan về sự kiện, địa điểm, thời gian, số liệu xác thực, ngôn ngữ, các phương thức biểu đạt, sự tác động của thông tin đối với người đọc, chú trọng thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận, sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ. Có nhiều loại văn bản thông tin khác nhau như báo cáo, bản tin, thông báo, tiểu luận,... nên sẽ có hướng khai thác linh động tùy vào tình huống cụ thể. 2.2.3.2. Phương pháp biên soạn đề phần Viết Về việc lựa chọn đơn vị kiến thức/ bài học của phần viết theo quy định của Chương trình 2018: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm truyện (Chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật); Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm thơ; Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm; Viết văn bản nghị luận thảo luận về một vấn đề xã hội; Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học (Chủ đề và nhân vật trong tác phẩm truyện); Viết văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng; Viết bài luận về bản thân; Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề. Như vậy, so với phần làm văn trong Chương trình 2006, chỉ có kiểu bài nghị luận xã hội và nghị luận văn học thì Chương trình 2018 đã chia ra thành nhiều kiểu bài viết văn bản nghị luận nhỏ hơn từ nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Đồng thời, có thêm các dạng bài viết mới phù hợp với yêu cầu vận dụng trong thực tiễn và hình thành kĩ năng, phẩm chất năng lực trong giải quyết vấn đề của học sinh. Cần phải đặc biệt lưu ý của việc kiểm tra, đánh giá phần viết trong chương trình mới có sự khác biệt rõ ràng với chương trình cũ là ở chỗ: phần nghị luận văn học trong chương trình cũ yêu cầu thực hành các kĩ năng làm ở các văn bản đã được học nên học sinh sa vào học thuộc, ghi nhớ các bài giảng của giáo viên rồi ghi chép lại. Học sinh không chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức và thực hành kĩ năng trong thực tiễn, từ đó khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề mới. Với Chương trình 2018, các văn bản trong sách giáo khoa chỉ là phương tiện để học sinh hiểu bản chất của kiểu bài, các yêu cầu, kĩ năng và các bài viết tham khảo là cơ sở để hình thành hiểu biết về đặc trưng kiểu bài, kĩ năng vận dụng để làm kiểu bài đó. Nó đòi hỏi học sinh sự chủ động, tích cực, hình thành phẩm chất, năng lực để vận dụng giải quyết các yêu cầu đối với vấn đề mới. Điều này đặt ra yêu cầu đối với kiểm tra, đánh giá phần viết của chương trình mới: phải đưa ra yêu cầu mới, không lấy lại kiến thức, văn bản trong sách giáo khoa và biên soạn câu hỏi độc lập để đánh giá đúng kĩ năng, phẩm chất của học sinh. 9
  13. Về việc biên soạn câu hỏi/ câu lệnh cần đảm bảo các nguyên tắc và tiêu chí sau: Viết kĩ thuật: bao gồm yêu cầu về kiểu chữ, nét chữ, cách viết liền mạch, tốc độ viết; các yêu cầu về chính tả nhất là việc viết đúng chính tả phổ thông. Viết văn bản: tập trung vào yêu cầu học sinh tạo lập các kiểu văn bản đúng với các kiểu bài; việc đánh giá kĩ năng viết cần dựa vào các tiêu chí chủ yếu như nội dung, kết cấu bài viết, khả năng biểu đạt và lập luận, hình thức ngôn ngữ và trình bày... Do vậy, câu hỏi/ câu lệnh cần bám sát yêu cầu, đặc trưng của kiểu loại bài viết, lệnh rõ ràng, đích hỏi và nội dung hỏi cần chỉ ra kiểu loại bài nghị luận, hoạt động học sinh cần thực hiện được tường minh trên câu hỏi/ câu lệnh. Khi đánh giá, tập trung vào các hành vi, việc làm, cách ứng xử, những biểu hiện về thái độ, tình cảm của học sinh khi đọc, viết; thực hiện chủ yếu bằng định tính, thông qua quan sát, ghi chép, nhận xét... Trên cơ sở đưa ra phương hướng chung cho việc biên soạn câu hỏi/ câu lệnh phần Viết, đối với mỗi kiểu bài khác nhau lại có thêm những phương hướng riêng đặc trưng của kiểu bài. Đối với kiểu bài viết văn bản nghị luận xã hội: khi đặt câu hỏi/ câu lệnh hướng vào khai thác ý nghĩa của vấn đề xã hội cần bàn luận, chứng minh quan điểm của bản thân bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ, sử dụng và phân tích dẫn chứng hợp lí, thuyết phục, huy động được trải nghiệm của học sinh để lí giải về vấn đề. Đối với kiểu bài viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: khi đặt câu hỏi/ câu lệnh hướng vào khai thác những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học, làm nổi bật được một số đặc điểm của thể loại qua tác phẩm, phân tích cụ thể, rõ ràng về tác phẩm văn học (chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng) với những cứ liệu sinh động. Đối với kiểu bài viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm: khi đặt câu hỏi/ câu lệnh hướng vào khai thác tác động tiêu cực của thói quen hay quan niệm cần từ bỏ đối với cá nhân và cộng đồng, rút ra những giải pháp mà người được thuyết phục có thể thực hiện để từ bỏ một thói quen hay quan niệm không phù hợp. Đối với kiểu bài viết bài luận về bản thân: khi đặt câu hỏi/ câu lệnh hướng vào khai thác sự thể hiện cá tính, thiên hướng, lựa chọn, niềm tin, quan điểm riêng của bản thân, huy động bằng chứng là những sự kiện, những kinh nghiệm mà người viết đã thực sự trải qua. Đối với kiểu bài viết bản nội quy hoặc bản hướng dẫn nơi công cộng: khi đặt câu hỏi/ câu lệnh cần triển khai được sự cần thiết và ý nghĩa của văn bản nội quy hoặc văn bản hướng dẫn nơi công cộng, nội dung mạch lạc, bố cục lôgíc; các điều 10
  14. khoản tương minh của; ngôn ngữ diễn đạt và chính tả chuẩn mực; các hình ảnh, logo được sử dụng hợp lí; phông chữ, màu chữ hợp lí,… Đối với kiểu bài viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề, có sử dụng trích dẫn, cước chú và các phương tiện hỗ trợ: khi đặt câu hỏi/ câu lệnh hướng tới yêu cầu về đề tài và vấn đề nghiên cứu đặt ra trong báo cáo, các phương tiện hỗ trợ, bố cục bài viết. Việc biên soạn đề kiểm tra định kì môn Ngữ văn lớp 10 phải tuân thủ đúng ma trận của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có thể tham khảo ma trận sau: Thời gian làm bài: 90 phút M c độ nhận th c Kĩ Nội dung/ đơn vị h n h ng n dụng TT n dụng Tổng năng i n th c iết hiểu cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Thần thoại Sử thi Truyện (Truyện truyền kì trung đại, truyện ngắn hiện đại Việt Nam, truyện ngắn nước ngoài, trích đoạn tiểu thuyết) Thơ (Đường luật, thơ 4 0 3 1 0 1 0 1 10 1 Đọc hai-cư, hát nói, thơ VN hiện đại) Sân khấu dân gian (chèo/tuồng) Văn nghị luận Văn bản thông tin Thực hành tiếng Việt Tác gia Nguyễn Trãi Tỉ lệ (%) 20% 15% 5% 10% 10% 60 Viết văn bản nghị 2 Vi t 1 1 luận về một vấn đề xã 11
  15. M c độ nhận th c Kĩ Nội dung/ đơn vị h n h ng n dụng TT n dụng Tổng năng i n th c iết hiểu cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL hội Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm Viết bài luận về bản thân Viết bản nội quy hoặc bản hướng dẫn nơi công cộng Viết báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề, có sử dụng trích dẫn, cước chú và các phương tiện hỗ trợ Tỉ lệ (%) 10 15 10 5 40 Tổng 20 10 15 20 0 20 0 15 T ệ 30% 35% 20% 15% 100 T ệ chung 65% 35% * Lƣu ý: - Kĩ năng viết có 01 câu bao gồm cả 04 cấp độ. - Những kĩ năng không có trong ma trận đề kiểm tra định kì (nói và nghe) sẽ được thực hiện ở các bài kiểm tra thường xuyên 2.2.4. Hệ thống đề minh họa Trong phạm vi triển khai của đề tài, chúng tôi giới thiệu 03 đề minh họa kiểm tra định kì được biên soạn theo ma trận của Bộ Giáo dục và Đào tạo và bám 12
  16. sát Chương trình 2018. Trong đó, chúng tôi tập trung phần Đọc là những văn bản thuộc các thể loại quen thuộc, gần gũi (truyện, thơ, văn nghị luận) và phần Viết là các kiểu bài nghị luận đặc trưng và kiểu bài mới đưa vào chương trình năm nay (nghị luận xã hội, nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học và viết bài luận về bản thân). Mỗi đề triển khai gồm có bốn yếu tố sau sau: - Ma trận đề kiểm tra định kì. - Bảng đặc tả đề kiểm tra định kì. - Đề kiểm tra định kì. - Hướng dẫn/ đáp án đề kiểm tra định kì. ĐỀ SỐ 1 Ma trận đề kiểm tra M c độ nhận th c Kĩ Nội dung đơn n dụng TT h n iết h ng hiểu n dụng Tổng năng vị i n th c cao TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL Truyện (Truyện truyền kì trung đại, truyện ngắn hiện đại Việt 1. Đọc Nam, truyện ngắn nước ngoài, trích đoạn tiểu thuyết) Tỉ lệ (%) 20% 15% 5% 10% 10% 60 Viết văn bản nghị luận về 1 1 2 Vi t một vấn đề xã hội Tỉ lệ (%) 10 15 10 5 40 Tổng 20 10 15 20 0 20 0 15 T ệ 30% 35% 20% 15% 100 T ệ chung 65% 35% Bảng đặc tả đề iểm tra 13
  17. Đơn vị i n Kĩ TT th c Kĩ M c độ đánh giá năng năng Nhận bi t - Nhận biết được một số yếu tố của truyện như: nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện ngôi thứ 3 (người kể chuyện toàn tri) và người kể chuyện ngôi thứ nhất (người kể chuyện hạn tri), điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật,… Truyện - Nhận biết đề tài, bối cảnh, chi tiết tiêu biểu. (Truyện - Nhận biết được cốt truyện, tình huống, các biện pháp truyền kì xây dựng nhân vật. trung đại, Thông hiểu truyện ngắn hiện - Nêu được nội dung bao quát của văn bản; tóm tắt 1 Đọc đại Việt được văn bản Nam, - Phân tích được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu truyện chuyện, nhân vật, tình huống ngắn nƣớc - Phân tích được chủ đề, tư tưởng ngoài, trích đoạn tiểu Vận dụng thuy t) - Vận dụng những hiểu biết về bối cảnh lịch sử - văn hoá được thể hiện trong văn bản để lí giải ý nghĩa, thông điệp của văn bản. - Rút ra được thông điệp từ văn bản Vận dụng cao: - Đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà tác giả thể hiện qua văn bản Nhận bi t: - Xác định được cấu trúc bài văn nghị luận về một vấn Vi t văn đề xã hội bản nghị - Xác định được vấn đề xã hội cần bàn luận. luận về một 2 Vi t vấn đề xã - Nêu được lí do lựa chọn và quan điểm cá nhân về vấn hội đề xã hội cần bàn luận Thông hiểu: - Diễn giải về nội dung, ý nghĩa của vấn đề xã hội cần bàn luận. 14
  18. Đơn vị i n Kĩ TT th c Kĩ M c độ đánh giá năng năng - Chứng minh quan điểm của bản thân bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ; sử dụng và phân tích dẫn chứng hợp lí, thuyết phục. Vận dụng: - Vận dụng các kĩ năng dùng từ, viết câu, các phép liên kết, các phương thức biểu đạt, các thao tác lập luận phù hợp để triển khai lập luận, bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề xã hội - Biết sử dụng các yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục - Trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm; có cấu trúc chặt chẽ; sử dụng các bằng chứng thuyết phục: chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ. Vận dụng cao: - Huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để đánh giá vấn đề xã hội. - Có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đánh giá được ý nghĩa của vấn đề cần bàn luận Đề kiểm tra (Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề) I. ĐỌC (6.0 điểm) [...] Hôm đi đày, tuy ai nấy hết lời can ngăn nhưng vợ Mai An Tiêm kiên quyết theo chồng ra hải đảo. Nàng bế cả con trai đi theo. Tất cả mọi người đều cho là việc rồ dại. Nàng tin ở lời chồng: “Trời sinh voi sinh cỏ. Lo gì!”. Nhưng khi bước chân lên bãi cát hoang vu mịt mù thì người đàn bà đó nức nở gục đầu vào vai chồng: - Chúng ta đành chết ở đây mất thôi. Mai ôm con, bảo vợ: - Trời luôn luôn có con mắt. Cứ phấn chấn lên. Đừng sợ! 15
  19. Hơn một tháng đầu, đời sống của vợ chồng đã tạm ổn. Nhà ở thì chui trong hốc đá được đan phên che sương gió. Nước uống thì đã có suối. Muối không có thì đã có nước biển. Nhưng còn việc kéo dài sự sống? Hai vợ chồng nhìn vào bồ gạo đã vơi: - Nếu như chúng ta có một nắm hạt giống thì quyết không lo ngại gì cả. Bỗng nhiên một hôm có một đàn chim lớn bay từ phương Tây lại, đậu đen ngòm cả một bãi cát. Rồi chúng bay đến trước mặt hai vợ chồng kêu váng cả lên, thả xuống năm sáu hạt. Ít lâu sau từ những hạt ấy mọc ra một loại cây dây bò lan xanh um cả bãi, có rất nhiều quả xanh mướt, to bằng đầu người. Mai trẩy một quả, bổ ra thấy ruột đỏ hồng, hạt đen nhánh. Vợ chồng con cái cùng nếm thấy vị ngòn ngọt, thanh thanh, Mai reo lên: - Ồ! Đây là thứ dưa lạ, chưa từng thấy bao giờ. Hãy gọi nó là dưa tây, vì thứ dưa này được bầy chim đưa từ phương Tây lại, từ đất liền ra cho chúng ta. Trời nuôi sống chúng ta rồi. Từ hôm đó hai vợ chồng cố trồng thêm cho thật nhiều dưa. Họ trù tính ăn dưa thay cơm. Để đỡ dùng số gạo đã gần cạn kiệt. Một hôm vợ chồng bắt gặp một chiếc thuyền đánh cá đi lạc ra đảo. Sau khi giúp họ sửa buồng lái để trở về đất liền, Mai còn đưa biếu một số dưa để họ đưa về cho mọi người nếm thử. Mai bảo họ chở gạo ra đổi lấy dưa. Chỉ cách mấy ngày, con thuyền thứ nhất đã đến cắm neo ở bến, chở ra cho hai vợ chồng khá nhiều gạo. Hai bên y ước, một bên nhận lấy gạo còn một bên xếp dưa xuống thuyền. Từ đó trở đi, bữa ăn của họ đã khác trước. Ngồi bên nồi cơm trắng hơi lên nghi ngút, vợ Mai ôm lấy con, lẩm bẩm: “Trời nuôi sống chúng ta thực!”. Cũng từ hôm đó, vợ chồng trồng thêm nhiều dưa nữa. Kết quả là thuyền buồm có, thuyền chài có, lũ lượt ra đỗ ở hải đảo đưa gạo, áo quần, gà lợn, dao búa, lại có đủ cả các thứ hạt giống khác, để đổi lấy dưa. Những người trong thuyền nói với Mai: - Thật quả là từ xưa chưa hề có loại dưa nào quý đến thế. Ở vùng chúng tôi ai cũng ao ước được nếm một miếng thứ “dưa hấu” này dù phải đổi bao nhiêu gạo cũng không tiếc. Ngày ấy người ta tranh nhau mua dưa lấy giống cho nên chỉ trong vài ba năm giống dưa lan tràn khắp nơi. Tên tuổi vợ chồng Mai An Tiêm được truyền đi xa rộng. Dân tôn là “Bố cái dưa tây”. (Sự tích trái dưa hấu, Truyện cổ tích Việt Nam, Nguyễn Cừ tuyển chọn và giới thiệu, NXB Văn học, 2018, tr. 632-633) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản. A. Nghị luận C. Tự sự B. Biểu cảm D. Miêu tả 16
  20. Câu 2. Trong đoạn trích, vợ chồng Mai An Tiêm bị đày đi đâu? A. Hải đảo C. Núi cao B. Rừng sâu D. Biển cả Câu 3. Dòng nào dưới đây liệt kê đây đủ về sự sống ổn định của vợ chồng Mai An Tiêm trong một tháng đầu trên hoang đảo? A. Nhà ở chui trong hang đá. B. Nhà ở thì chui trong hốc đá được đan phên che sương gió, nước uống thì có suối, muối không có thì dùng nước biển. C. Nước uống có suối, muối không có thì dùng nước biển. D. Nhà ở thì chui trong hốc đá được đan phên che sương gió, nước uống từ suối. Câu 4. Tên gọi trái dưa Tây xuất phát từ lí do nào? A. Vì là thứ dưa lạ, chưa từng thấy bao giờ. B. Vì thứ dưa được bầy chim đưa đến. C. Vì thứ dưa này được bầy chim đưa từ phương Tây lại, từ đất liền ra đảo cho gia đình Mai An Tiêm. D. Vì thứu dưa có ruột đỏ hồng, hạt đen nhánh, vị dưa ngòn ngọt, thanh thanh. Câu 5. Những câu nói của Mai An Tiêm đối với vợ Trời sinh voi sinh cỏ. Lo gì!, Trời luôn luôn có con mắt. Cứ phấn chấn lên. Đừng sợ! giúp bạn cảm nhận gì về vẻ đẹp của nhân vật? A. Mai An Tiêm tràn đầy sự tin tưởng vào ông Trời luôn công bằng, sẽ giúp đỡ vợ chồng trong hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn. B. Mai An Tiêm vững vàng, bản lĩnh, là chỗ dựa cho vợ con trong hoàn cảnh khó khăn. C. Mai An Tiêm không sợ hãi bất cứ khó khăn, thử thách nào. D. Mai An Tiêm là người có ý chí, bản lĩnh mạnh mẽ, là chỗ dựa tin cậy cho vợ con trong gian khó, đồng thời là người lạc quan, tràn đầy niềm tin tưởng vào cuộc sống. Câu 6. Hành động biếu dưa cho thuyền đánh cá đã đem lại ý nghĩa gì cho gia đình Mai An Tiêm? A. Giúp gia đình có cơm ăn. B. Giúp mở rộng giao lưu, các thuyền không ngừng ra đảo khiến cuộc sống trên đảo đỡ buồn chán. C. Giống dưa Tây được đưa đi khắp nơi, nhiều người yêu thích. 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2