intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

Chia sẻ: Chubongungoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:62

22
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm Tiểu học được hoàn thành với một số biện pháp như sau: Nội dung chương trình GDĐĐ - công dân có phần còn nặng về lý thuyết, ít liên hệ với thực tiễn và việc ứng xử với những tình huống cụ thể, phương pháp giảng dạy còn chậm được đổi mới, chưa cuốn hút HS.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO AN GIANG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN TRUNG TRỰC BÁO CÁO SÁNG KIẾN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NGUYỄN TRUNG TRỰC HUYỆN TRI TÔN, TỈNH AN GIANG Lĩnh vực: Quản lý Người thực hiện: HUỲNH TRUNG NAM Chức vụ: Phó Hiệu trưởng THÁNG 03 - 2020 i
  2. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN 1. Họ và tên người đăng ký: HUỲNH TRUNG NAM 2. Chức vụ: Phó Hiệu trưởng 3. Đơn vị công tác: THPT Nguyễn Trung Trực, Tri Tôn, An Giang 4. Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: Quản lý và dạy lớp 5. Tên đề tài sáng kiến: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 6. Lĩnh vực đề tài sáng kiến: Quản lý 7. Tóm tắt nội dung sáng kiến: Qua khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trường THPT Nguyễn Trung Trực, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Bên cạnh những kết quả đạt được thì các hoạt động GDĐĐ cho HS ở trường vẫn còn những tồn tại cần sớm được khắc phục và đổi mới cho phù hợp với tình hình thực tế. Kết quả học lực kém, hạnh kiểm yếu có phần sa sút và tỷ lệ HS bỏ học còn cao. Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Từ thực tế, quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS phải đảm bảo tính mục tiêu, tính hiệu quả, tính thực tiễn, tính kế thừa và tính khả thi, tác giả đề xuất 7 biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS trường THPT Nguyễn Trung Trực, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. 8. Thời gian, địa điểm, công việc áp dụng sáng kiến: - Thời gian: sáng kiến được áp dụng từ học kỳ I, năm học 2019 – 2020. - Địa điểm: tại trường THPT Nguyễn Trung Trực, Tri Tôn, An Giang - Công việc áp dụng: Giáo dục đạo đức học sinh. ii
  3. 9. Đơn vị áp dụng sáng kiến: trường THPT Nguyễn Trung Trực 10. Kết quả đạt được: - Hạnh kiểm học kỳ I, năm học 2019-2020 có kết quả khả quan hơn các năm học trước. - Đánh giá một cách đầy đủ, toàn diện và khách quan về thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ HS trường THPT Nguyễn Trung Trực huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. - Xây dựng các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trường THPT Nguyễn Trung Trực, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. - Xác định được vai trò và mối quan hệ của nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động GDĐĐ HS trường THPT Nguyễn Trung Trực, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Tri Tôn, ngày 01 tháng 03 năm 2020 Tác giả Huỳnh Trung Nam iii
  4. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TT Các chữ viết tắt Nội dung đầy đủ 1 Bộ GD&ĐT Bộ Giáo dục và Đào tạo 2 BGH Ban Giám hiệu 3 CB, GV Cán bộ, giáo viên 4 CBQL Cán bộ quản lý 5 CMHS Cha mẹ học sinh 6 GDĐĐ Giáo dục đạo đức 7 GVCN Giáo viên chủ nhiệm 8 HS Học sinh 9 QLGD Quản lý giáo dục 10 THPT Trung học phổ thông 11 XHH Xã hội hóa iv
  5. MỤC LỤC BÁO CÁO...................................................................................................... 1 I- Sơ lược lý lịch tác giả: ................................................................................ 1 II. - Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: ........................................................ 1 III Mục đích yêu cầu của sáng kiến: .............................................................. 1 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến: ....................................... 1 1.1. Thực trạng đạo đức và hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Nguyễn Trung Trực huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang: ............................ 1 1.1.1. Thực trạng nhận thức về chuẩn mực đạo đức của học sinh trường THPT Nguyễn Trung Trực huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang: ....................................... 1 1.1.1.1. Thực trạng về thái độ, hành vi đạo đức của học sinh:......................... 1 1.1.1.2. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi tiêu cực của học sinh: ... 4 1.1.2. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Nguyễn Trung Trực huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang ........................................ 5 1.1.2.1. Về thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh: ...................... 5 1.1.2.2. Về thực hiện nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh: ...................... 6 1.1.2.3. Về tổ chức hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh: ........................ 8 1.1.2.4. Về thực hiện phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh: ............... 9 1.1.2.5. Về đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh: .................... 10 1.2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang: .................... 11 1.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh về hoạt động giáo dục đạo đức: .................................................................... 11 1.2.2. Thực trạng kế hoạch hóa công tác giáo dục đạo đức: .......................... 11 1.2.3. Thực trạng về tổ chức thực hiện hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh: ............................................................................................................. 13 1.2.4. Thực trạng chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh: ............ 14 v
  6. 1.2.5. Thực trạng công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh: ....................................................................................................... 16 1.2.6. Thực trạng tổ chức hình thức phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong hoạt động giáo dục đạo đức: .......................................................... 17 2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:......................................................... 18 3. Nội dung sáng kiến:.................................................................................. 20 3.1. Một số nguyên tắc đề xuất biện pháp: .................................................... 20 3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu: ...................................................................... 20 3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn: ...................................................................... 20 3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả:....................................................................... 20 3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa: ........................................................................ 20 3.1.5. Đảm báo tính đồng bộ và khả thi: ....................................................... 20 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang: ................... 21 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường: ......................................... 21 3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp: ................................................. 21 3.2.1.2. Nội dung và cách thực hiện: ............................................................ 21 3.2.1.3. Các điều kiện thực hiện: .................................................................. 23 3.2.2. Tăng cường kế hoạch hóa hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh: . 23 3.2.2.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp: ................................................. 23 3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện:..................................................... 23 3.2.2.3. Các điều kiện thực hiện: .................................................................. 25 3.2.3. Tổ chức thực hiện có hiệu quả giáo dục đạo đức cho học sinh: ........... 25 3.2.3.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp: ................................................. 25 3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện:..................................................... 25 3.2.3.3. Các điều kiện thực hiện: .................................................................. 27 3.2.4. Bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ cán bộ, giáo viên về phương pháp giáo vi
  7. dục đạo đức: ................................................................................................. 27 3.2.4.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp: ................................................. 27 3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện:..................................................... 27 3.2.4.3. Các điều kiện thực hiện: .................................................................. 29 3.2.5. Phát triển môi trường sư phạm lành mạnh nhằm thực hiện tốt hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh: ..................................................................... 29 3.2.5.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp: ................................................. 29 3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện:..................................................... 30 3.2.5.3. Các điều kiện thực hiện: .................................................................. 31 3.2.6. Đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức học sinh: ............................................................................................................. 31 3.2.6.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp: ................................................. 31 3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện:..................................................... 32 3.2.6.3. Các điều kiện thực hiện: .................................................................. 33 3.2.7. Kết hợp đa dạng các hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh giữa gia đình, nhà trường và xã hội: ........................................................................... 33 3.2.7.1. Mục đích và ý nghĩa của biện pháp: ................................................. 33 3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện:..................................................... 34 3.2.7.3. Các điều kiện thực hiện: .................................................................. 35 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp: ........................................................... 35 3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp:............... 36 IV. Hiệu quả đạt được: ................................................................................. 39 1. Thời gian áp dụng sáng kiến, cải tiến: ...................................................... 39 2. Đóng góp về mặt lý luận .......................................................................... 39 3. Đóng góp về mặt thực tiễn........................................................................ 39 V. Mức độ ảnh hưởng: ................................................................................. 40 VI. Kết luận:................................................................................................. 41 PHỤ LỤC .................................................................................................... 43 vii
  8. Phiếu số 1:.................................................................................................... 43 Phiếu số 2:.................................................................................................... 49 viii
  9. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NGUYỄN TRUNG TRỰC Tri Tôn, ngày 01 tháng 03 năm 2020 BÁO CÁO Kết quả thực hiện sáng kiến, cải tiến, giải pháp kỹ thuật, quản lý, tác nghiệp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật hoặc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng I- Sơ lược lý lịch tác giả: - Họ và tên: HUỲNH TRUNG NAM Nam, nữ: Nam - Ngày tháng năm sinh: 28/12/1972 - Nơi thường trú: Khóm II – Thị trấn Tri Tôn – Tri Tôn – An Giang - Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Trung Trực - Chức vụ hiện nay: Phó Hiệu trưởng - Lĩnh vực công tác: Quản lý II. - Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị: - Tên sáng kiến: Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang - Lĩnh vực: Quản lý III Mục đích yêu cầu của sáng kiến: 1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến: 1.1. Thực trạng đạo đức và hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Nguyễn Trung Trực huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang: 1.1.1. Thực trạng nhận thức về chuẩn mực đạo đức của học sinh trường THPT Nguyễn Trung Trực huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang: 1.1.1.1. Thực trạng về thái độ, hành vi đạo đức của học sinh: a. Về thái độ: Để tìm hiểu thái độ của HS đối với các quan niệm về đạo đức, tác giả đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với 300 em học sinh (100 HS khối 10, 100 HS khối 1
  10. 11 và 100 HS khối 12) của trường THPT Nguyễn Trung Trực. Kết quả được phản ánh trong Bảng 1.1. Bảng 1.1. Thái độ của HS đối với các quan niệm về đạo đức (khảo sát 300 HS ở trường THPT Nguyễn Trung Trực) Thái độ Số Các quan niệm TT Không Đồng ý Phân vân đồng ý 1 Cha mẹ sinh con, trời sinh tính 249 44 7 2 Đạo đức do xã hội quyết định 184 87 29 3 Đạo đức quan trọng hơn tài năng 240 36 24 Đạo đức của mỗi người là do mỗi người 4 241 43 16 tự giáo dục mà thành 5 Tiền trao cháo múc 97 56 147 6 Tài năng quan trọng hơn đạo đức 148 46 106 7 Thân ai nấy lo, hồn ai nấy giữ 145 44 111 8 Mình vì mọi người, mọi người vì mình 205 73 22 9 Sống để hưởng thụ 121 28 151 Văn hay chữ tốt không bằng học dốt lắm 10 63 56 181 tiền 11 Đạt được mục đích bằng mọi giá 127 29 144 12 Có tiền mua tiên cũng được 60 91 149 Các quan niệm đúng như: “Mình vì mọi người, mọi người vì mình; Đạo đức quan trọng hơn tài năng; Đạo đức của mỗi người là do mỗi người tự giáo dục mà thành” được đa số HS có thái độ đồng tình. Và các em không đồng tình với một số quan niệm sai như: “Văn hay chữ tốt không bằng học dốt lắm tiền; Tiền trao cháo múc; Có tiền mua tiên cũng được; Đạt được mục đích bằng mọi giá”... nghĩa là các 2
  11. quan niệm sống vì tiền, sống ích kỷ, thủ đoạn, sống để hưởng thụ cũng được các em bác bỏ. Bên cạnh đó vẫn còn một số em thể hiện thái độ thực dụng: “Thân ai nấy lo, hồn ai nấy giữ; Tài năng quan trọng hơn đạo đức”... Từ đó cho thấy, việc tăng cường GDĐĐ để giúp cho HS có quan niệm đúng, từ bỏ lối sống thực dụng, vị kỷ đang dẫn đến thái độ bàng quan, thờ ơ của nhiều HS là cấp thiết. b. Về hành vi đạo đức của học sinh: Từ nguồn báo cáo của trường THPT Nguyễn Trung Trực trong 3 năm học gần đây (2016 - 2019) thì hành vi đạo đức được thể hiện như sau: Bảng 1.2. Số học sinh vi phạm đạo đức từ năm 2016 – 2019 Năm học Năm học Năm học 2016 - 2017 2017 - 2018 2018 - 2019 Hành vi (1141 HS) (1195 HS) (1232 HS) STT vi phạm đạo đức Số HS Số HS Số HS của HS Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ vi vi vi % % % phạm phạm phạm 1 Bỏ giờ, trốn học 22 1.92 24 2 20 1.62 Gian lận trong kiểm 2 6 0.53 10 0.84 7 0.60 tra, thi cử 3 Gây gổ đánh nhau 3 0.23 4 0.33 6 0.49 Uống rượu bia, hút 4 3 0.23 3 0.28 5 0.43 thuốc lá Chơi bài ăn tiền, 5 6 0.53 4 0.33 5 0.38 trộm cắp vặt Vô lễ, thiếu tôn 6 1 0.12 3 0.28 6 0.49 trọng thầy cô Phá hoại của công, 7 vi phạm an toàn 10 0.88 14 1.17 12 0.97 giao thông Kết quả ở Bảng 1.2 cho thấy các vi phạm: “Bỏ giờ, trốn học; Gian lận trong kiểm tra, thi cử; Phá hoại của công, vi phạm an toàn giao thông” chưa có dấu hiệu giảm. Từ đó cho thấy ý thức học tập, bảo vệ của công của một số HS THPT còn rất kém. Ngoài ra các vi phạm: “Gây gổ đánh nhau; Uống rượu bia, hút thuốc lá; Vô lễ, thiếu tôn trọng thầy cô” chiếm tỷ lệ không nhỏ và có chiều hướng gia tăng qua từng năm. Đây là những biểu hiện không tốt đáng lo ngại của các trường THPT. Vì vậy, 3
  12. nhà trường cần quan tâm, phát hiện và uốn nắn kịp thời cả về nhận thức lẫn hành động của các em HS. Hoàn thành tốt mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện mà nhà trường phổ thông đang thực hiện. 1.1.1.2. Một số nguyên nhân ảnh hưởng đến hành vi tiêu cực của học sinh: a. Nguyên nhân từ phía gia đình: Gia đình có vai trò quan trọng trong GDĐĐ cho thế hệ trẻ. Đó là điều không bậc làm cha mẹ nào phủ nhận. Văn hóa nước ta là nền văn hóa trọng gia đình. Với nền giáo dục trong các gia đình truyền thống, bao thế hệ Việt Nam đã trưởng thành, biết trọng lễ, nghĩa, biết yêu thương, chung thủy, trách nhiệm, biết hy sinh vì nghĩa lớn... và những con người như thế đã tạo nên nhiều thành tựu lớn lao cho đất nước. Tri Tôn là huyện miền núi, đông đồng bào dân tộc, hậu quả chiến tranh để lại làm cho kinh tế xã hội chưa thể nào sánh với các khu vực khác trong tỉnh. Cơm áo, gạo tiền vẫn đè nặng lên nhiều gia đình, làm cho nhiều bậc làm cha mẹ rất thiếu thời gian, sức lực và cả trí lực quan tâm đến giáo dục nhân cách nói chung, GDĐĐ, lối sống nói riêng cho con em họ, giao phó việc dạy dỗ con cái cho các nhà trường. Vì vậy, phần lớn những HS vi phạm đạo đức thường là con cái của các gia đình có hoàn cảnh hoặc khó khăn về kinh tế cũng là lẻ đương nhiên. b. Nguyên nhân từ phía nhà trường: Nội dung chương trình GDĐĐ - công dân có phần còn nặng về lý thuyết, ít liên hệ với thực tiễn và việc ứng xử với những tình huống cụ thể, phương pháp giảng dạy còn chậm được đổi mới, chưa cuốn hút HS. Phương thức tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa chưa phù hợp, chưa có nhiều hoạt động trải nghiệm để giúp HS nhận thức được các bài học về giá trị của lòng nhân ái, bao dung, giá trị của sự tôn trọng và trách nhiệm của bản thân, nhận diện và lên án các hành vi bạo lực... Vai trò của các tổ chức Đoàn trong một số nhà trường chưa được phát huy, GVCN chưa thực sự sâu sát với học trò, chưa thường xuyên liên hệ với gia đình để quản lý, giáo dục HS; một số thầy cô giáo cũng chưa thực sự là tấm gương sáng cho HS noi theo... c. Nguyên nhân từ phía xã hội: Hình thành nhân cách, đạo đức một con người đâu chỉ giáo dục trong nhà trường phổ thông là đủ. Nhân cách của mỗi cá nhân trong xã hội ít nhiều đều bị chi phối bởi cách mà xã hội đó đang hành xử với nhau. Nếu được sống trong một môi trường nghiêm minh về pháp luật, chuẩn mực về đạo đức, mọi người hành xử với nhau một cách có tình có lý, chắc chắc đó sẽ là một môi trường giáo dục lý tưởng 4
  13. trong việc hình thành nhân cách đạo đức của HS. Những bài học mà các thầy cô giáo đang cố sức rao giảng để GDĐĐ của học trò mình trên lớp dường như ngược lại với các hoạt động đang diễn ra trong cuộc sống xã hội. Luật Giao thông được đưa vào nhà trường để dạy cho các em, những công dân tương lai, sống và làm việc đúng luật pháp. Thế nhưng khi ra đường các em luôn phải chứng kiến những hành vi vi phạm an toàn giao thông của người lớn mà đôi khi còn có cả cảnh sát giao thông. Tệ nạn sử dụng bằng giả hay mua bằng, gian dối trong báo cáo thành tích, sự thiếu nghiêm minh của pháp luật tác động lên các em hàng ngày trách sao các em không thiếu niềm tin với những điều học được trong nhà trường. d. Nguyên nhân chủ quan từ phía học sinh: HS ở lứa tuổi THPT đã phát triển tương đối ổn định về mặt tâm sinh lý, đang trong thời kỳ tích lũy kiến thức, chuẩn bị cho cuộc sống trưởng thành. Tuy nhiên, trước sự phát triển của cuộc sống hiện đại, những tác động tiêu cực của cuộc sống dễ làm cho các em có biểu hiện của lối sống hưởng thụ, coi nặng giá trị vật chất, tiêu xài hoang phí, không tôn trọng kỷ luật, vi phạm pháp luật… 1.1.2. Thực trạng hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trường THPT Nguyễn Trung Trực huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang 1.1.2.1. Về thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh: Tác giả đã khảo sát 50 CBQL và giáo viên về mức độ quan tâm các mục tiêu GDĐĐ ở trường THPT Nguyễn Trung Trực và thu được kết quả ở Bảng 1.3. Bảng 1.3. Bảng tổng hợp đánh giá thực hiện mục tiêu GDĐĐ Mức độ đánh giá Số Mục tiêu giáo dục TT Rất Trung Tốt Khá Yếu tốt bình Trang bị những tri thức cần thiết 1 1 37 12 0 0 về chính trị, đạo đức, văn hóa.... 2 Giáo dục lòng yêu nước 0 35 15 0 0 Giáo dục các truyền thống tốt 3 3 36 8 2 1 đẹp của dân tộc. Hình thành thái độ đúng đắn, 4 tình cảm, niềm tin trong sáng 0 36 7 7 0 với bản thân với mọi người. 5
  14. Mức độ đánh giá Số Mục tiêu giáo dục TT Rất Trung Tốt Khá Yếu tốt bình Giáo dục HS thực hiện những 5 5 18 20 7 0 chuẩn mực đạo đức của xã hội. Giáo dục tinh thần đoàn kết, 6 11 32 7 0 0 tương thân tương ái. Giáo dục ý thức chấp hành quy 7 định của pháp luật, nội quy của 0 44 5 1 0 nhà trường đề ra. Giáo dục ý thức phấn đấu trong 8 9 37 4 0 0 học tập. Giáo dục tình bạn, tình yêu đúng 9 0 30 10 10 0 đắn, trong sáng. 10 Giáo dục lối sống có văn hóa. 0 40 10 0 0 Kết quả khảo sát cho thấy các mục tiêu chủ yếu về GDĐĐ được các trường thực hiện và được đánh giá ở mức độ khá cao. Đặc biệt, “Giáo đục tinh thân đoàn kết, tương thân tương ái; Giáo dục ý thức phần đấu trong học lập; Giáo dục ý thức chấp hành quy định của pháp luật, nội quy của nhà trường đề ra” được các trường chú trọng. Tuy nhiên, việc giáo dục tình bạn tình yêu cho tuổi mới lớn; Giáo dục HS tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức của xã hội là rất cần thiết, nhưng các trường thì chưa thực sự quan tâm. 1.1.2.2. Về thực hiện nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh: Để tìm hiểu mức độ thực hiện các nội dung GDĐĐ cho HS các trường THPT Nguyễn Trung Trực, tác giả đã khảo sát 300 HS và 50 CBQL, giáo viên. Thu được kết quả như sau: 6
  15. Bảng 1.4. Đánh giá nội dung GDĐĐ cho HS trường THPT Nguyễn Trung Trực Đánh giá của Đánh giá của HS CBQL và GV Rất Rất Số Các nội dung quan quan TT tâm và Tỷ lệ % tâm và Tỷ lệ % quan quan tâm tâm 1 Động cơ học tập đúng đắn 225 75 40 80 2 Lễ phép với mọi người 51 17 41 82 3 Tôn trọng pháp luật 171 57 30 60 Tham gia các hoạt động nhân 4 183 61 35 70 đạo, từ thiện 5 Tôn trọng mọi người 183 61 33 66 Ý thức tồ chức kỷ luật trong sinh 6 195 65 36 72 hoạt 7 Xây dựng môi trường xanh sạch 159 53 33 66 8 Đoàn kết, giúp đỡ người khác 210 70 38 76 9 Khoan dung độ lượng 150 50 32 64 10 Tiết kiệm, bảo vệ của công 171 57 35 70 11 Khiêm tốn, khả năng kiềm chế 159 53 29 58 12 Lòng dũng cảm 171 57 31 62 Kết quả Bảng 1.4 cho thấy, trường THPT Nguyễn Trung Trực đã quan tâm tới việc giáo dục những nội dung đạo đức cần thiết cho HS. Đa số các nội dung đều được CBQL, giáo viên và HS đánh giá khá tốt. Tuy nhiên nội dung giáo dục “Lễ phép với mọi người” được CBQL, giáo viên rất quan tâm (82%) nhưng HS thì không thấy được điều đó (17%). 7
  16. 1.1.2.3. Về tổ chức hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh: Việc thực hiện và triển khai các hình thức GDĐĐ cho HS ở trường THPT Nguyễn Trung Trực được tác giả tiến hành khảo sát ý kiến của các CBQL, giáo viên và HS. Kết quả đánh giá được thể hiện ở Bảng 1.5. Bảng 1.5. Những hình thức GDĐĐ cho HS trường THPT Nguyễn Trung Trực (khảo sát 50 CBQL, giáo viên và 300 HS ở trường) Mức độ đánh Số Tỷ lệ Xếp Các hình thức GDĐĐ giá TT % loại rất tốt và tốt GDĐĐ thông qua bài giảng trong môn Giáo dục 1 350 100.0 1 công dân 2 GDĐĐ thông qua bài giảng bộ môn 294 84.0 3 Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt 3 286 81.7 4 động ngoại khóa, tham quan dã ngoại Tổ chức sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt dưới cờ 4 327 93.4 2 vào thứ hai hàng tuần 5 Đa dạng hóa các hoạt động sinh hoạt lớp 234 66.9 5 Tổ chức các buổi thảo luận, tọa đàm về các tình 6 120 34.3 8 huống liên quan đến vấn đề đạo đức trong HS Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục 7 222 63.4 6 thể thao 8 Tổ chức các hoạt động từ thiện, đền ơn đáp nghĩa 180 51.4 7 Qua kết quả Bảng 1.5 cho thấy, trường THPT Nguyễn Trung Trực đầu tư hình thức GDĐĐ cho HS thông qua giảng dạy và học tập môn Giáo dục Công dân. Điều này cũng dễ hiểu vì chương trình môn Giáo dục Công dân xác định mục tiêu “góp phần hình thành, phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm; các năng lực của người công dân Việt Nam, đặc biệt là năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân, năng lực tìm 8
  17. hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của các nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp mới”. Bên cạnh đó, việc tổ chức sinh hoạt truyền thống, sinh hoạt dưới cờ vào thứ hai hàng tuần cũng được các trường chú trọng. Vì việc chào cờ đầu tuần vô cùng thiêng liên đối với người dân mỗi nước. Đối với HS, tiết chào cờ đầu tuần góp phần quan trọng trong việc giúp các em rèn luyện nhân cách, từ những việc nhỏ như: ham học, ham làm, siêng năng, cần kiệm,… đến những việc lớn như hun đúc tinh thần dân tộc, lòng yêu nước ở mỗi người. Sinh hoạt dưới cờ là một diễn đàn để CBQL thực hiện nhiệm vụ GDĐĐ cho HS. Ngoài ra hình thức tổ chức các buổi thảo luận, tọa đàm về các tình huống liên quan đến vấn đề đạo đức trong HS chưa được các trường quan tâm. 1.1.2.4. Về thực hiện phương pháp giáo dục đạo đức cho học sinh: Kết quả điều tra việc áp dụng các phương pháp GDĐĐ cho HS bằng phiếu khảo sát dành cho CBQL, GV và HS được trình bày ở Bảng 1.6. Bảng 1.6. Mức độ sử dụng các phương pháp GDĐĐ (khảo sát 50 CBQL, giáo viên và 300 HS ở trường) Mức độ Số đánh giá Các phương pháp GDĐĐ Tỷ lệ Xếp loại TT rất tốt và tốt 1 Nêu gương người tốt việc tốt 336 96.0 2 2 Nói chuyện, hội thảo về GDĐĐ 223 63.7 8 Nhắc nhở, phê phán những biểu hiện 3 321 91.7 3 tiêu cực Có hình thức khen thưởng, kỷ luật đúng 4 304 86.9 5 đắn, kịp thời Kết hợp giáo dục nhà trường với giáo 5 228 65.1 7 dục gia đình và xã hội 6 Phát động các phong trào thi đua 348 99.4 1 Khuyến khích, động viên HS sáng tạo, 7 301 86.0 6 tự chủ, tích cực trong lao động và học 9
  18. Mức độ Số đánh giá Các phương pháp GDĐĐ Tỷ lệ Xếp loại TT rất tốt và tốt tập Phát huy sự gương mẫu trong đội ngũ 8 320 91.4 4 CB, GVCB, GV trong nhà trường Qua bảng số liệu 1.6, chúng ta thấy: Nhóm các phương pháp GDĐĐ được giáo viên sử dụng ở mức “thường xuyên” là: “Phát động các phong trào thi đua; Nêu gương người tốt việc tốt; Nhắc nhở phê phán những hiện tượng tiêu cực”. Qua các phong trào đó sẽ hình thành và rèn luyện kỹ năng sống cho HS, mạnh dạn phê phán những điều sai, phát huy những hành vi đạo đức tốt đẹp. Nhóm phương pháp “Kết hợp giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và xã hội; Nói chuyện, hội thảo về GDĐĐ” ít được nhà trường sử dụng và hiệu quả chưa cao. Từ đó cho thấy, công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDĐĐ chưa được chặt chẽ và đồng bộ. 1.1.2.5. Về đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh: Hầu hết HS cho rằng, GDĐĐ là quan trọng và rất quan trọng. Đây là yếu tố quan trọng để HS chủ động, tích cực tham gia vào quá trình giáo dục và rèn luyện đạo đức của nhà trường. Tuy nhiên cũng còn có một số không nhỏ HS chưa thấy được tầm quan trọng của việc GDĐĐ, còn coi nhẹ vấn đề GDĐĐ. Qua đó cho thấy rằng cần phải tuyên truyền hơn nữa để nâng cao nhận thức của HS về giáo dục, rèn luyện đạo đức. Bảng 1.7. Ý kiến của HS về sự cần thiết của GDĐĐ (khảo sát 300 HS ở trường) Tầm quan trọng của hoạt động TT Số ý kiến Tỷ lệ GDĐĐ HS 1 Rất quan trọng 246 82.0 2 Quan trọng 44 14.5 3 Bình thường 11 3.5 4 Không quan trọng lắm 0 0.0 5 Hoàn toàn không quan trọng 0 0.0 10
  19. 1.2. Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trường trung học phổ thông Nguyễn Trung Trực huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang: 1.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh về hoạt động giáo dục đạo đức: Tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi đối với 50 CBQL, GV và phỏng vấn 20 người thuộc lực lượng xã hội ở trường về tầm quan trọng của quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS. Kết quả thể hiện ở Bảng 1.8. Bảng 1.8. Nhận thức về tầm quan trọng của quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS (khảo sát 50 CBQL, GV và phỏng vấn 20 người thuộc lực lượng xã hội ở trường) Tầm quan trọng của hoạt động TT Số ý kiến Tỷ lệ GDĐĐ HS 1 Rất quan trọng 46 65.7 2 Quan trọng 20 28.6 3 Bình thường 3 4.3 4 Không quan trọng lắm 2 2.9 5 Hoàn toàn không quan trọng 0 0.0 Kết quả khảo sát cho thấy, các ý kiến đều nhận thức đúng về tầm quan trọng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS (tỷ lệ 94,3%), không có người nào phủ nhận tầm quan trọng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS. Từ đó có thể kết luận rằng, những người đang làm công tác giáo dục và kể cả lực lượng khác cũng rất quan tâm đến công tác GDĐĐ cho HS. 1.2.2. Thực trạng kế hoạch hóa công tác giáo dục đạo đức: Lập kế hoạch là chức năng đầu tiên, là xuất phát điểm của mọi quá trình quản lý. Việc lập kế hoạch trong quá trình quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS ở các trường THPT Nguyễn Trung Trực có kết quả thu được như sau: 11
  20. Bảng 1.9. Thực trạng kế hoạch hóa công tác GDĐĐ Mức độ Số Các loại kế hoạch TT Thỉnh Không xây Có xây dựng thoảng dựng Kế hoạch GDĐĐ cho các ngày lễ 1 kỷ niệm các đợt thi đua theo chủ x đề 2 Kế hoạch GDĐĐ cho cả năm x 3 Kế hoạch GDĐĐ cho từng học kỳ x 4 Kế hoạch GDĐĐ cho từng tháng x 5 Kế hoạch GDĐĐ cho từng tuần x Từ kết quả cho thấy, trường THPT Nguyễn Trung Trực chủ động xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho cả năm hoặc kế hoạch GDĐĐ cho các ngày lễ kỷ niệm các đợt thi đua theo chủ đề. Xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho từng tháng, từng tuần ít thực hiện. Chính vì thế mà hiệu quả GDĐĐ cho HS hiện nay vẫn chưa cao và đạt hiệu quả tuyệt đối. Trên thực tế cho thấy kế hoạch của trường chưa được xây dựng, chỉ đạo thường xuyên, cũng chưa xác định rõ mục tiêu. Các kế hoạch chưa có tính sáng tạo cao, chỉ mới thực hiện ở mức độ tương đối, rập khuôn từ năm này sang năm khác, ít có sự đổi mới đột phá trong kế hoạch GDĐĐ cho HS, các kế hoạch GDĐĐ chủ yếu được lồng ghép trong kế hoạch công tác, nói chung vẫn còn sơ sài, chưa cụ thể, biện pháp và hình thức chưa đủ sinh động, chưa chú trọng đến cơ chế phối hợp. Bảng 1.10. Nội dung kế hoạch quản lý GDĐĐ của CBQL Mức độ Số Nội dung kế hoạch TT Rất Trung Tốt Khá Yếu tốt bình Xây dựng kế hoạch GDĐĐ căn 1 x cứ vào nhiệm vụ năm học Dự trù nhân lực, tài lực, vật lực 2 trong nhà trường tham gia công x tác GDĐĐ 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2