intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thí nghiệm, hiện tượng và vai trò một số chất trong hóa học

Chia sẻ: Cỏ Xanh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:22

16
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của sáng kiến là giúp các bạn nêu được vai trò của các chất trong từng thí nghiệm (khi làm thí nghiệm ngoài các chất phản ứng, có một số thí nghiệm còn thêm chất xúc tác, dùng hóa chất để làm sạch khí, làm khô khí...mà khi giáo viên dạy có thể chưa biết được vai trò và ý nghĩa của các chất này).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thí nghiệm, hiện tượng và vai trò một số chất trong hóa học

  1. Đề tài:  THÍ NGHIỆM, HIỆN TƯỢNG VÀ VAI TRÒ MỘT SỐ CHẤT TRONG  HÓA HỌC A­ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Theo chương trình đổi mới Giáo dục, đổi mới sách giáo khoa thì việc đổi  mới phương pháp dạy học trong nhà trường là điều vô cùng thiết yếu. Trong   chương trình đổi mới giáo dục đó thì việc sử dụng thiết bị dạy học trong các tiết  học giữ vai trò hết sức quan trọng để  đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy  học. Bộ môn Hoá học là một trong các bộ môn mà việc sử dụng thiết bị dạy học   trong các tiết học, đặc biệt là trong các tiết thực hành cần phải thực hiện thường   xuyên theo phân phối chương trình bộ môn. Ngoài việc sử  dụng thiết bị day học đúng quy định thì cách tiến hành thí  nghiệm, cải tiến một số thí nghiệm, biết được vai trò của các chất trong một thí  nghiệm giữ một vai trò hết sức quan trọng. Chính vì những lí do trên mà tôi chọn   đề tài '' Thí nghiệm, hiện tượng và vai trò một số chất trong hóa học '' II. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI ­ Nêu được vai trò của các chất trong từng thí nghiệm (khi làm thí nghiệm   ngoài các chất phản ứng, có một số thí nghiệm còn thêm chất xúc tác, dùng hóa   chất để làm sạch khí, làm khô khí...mà khi giáo viên dạy có thể chưa biết được  vai trò và ý nghĩa của các chất này).  Ví   dụ:   Điều   chế   CH3COOC2H5  trong   phòng   thí   nghiệm,   hóa   chất   gồm  CH3COOH, C2H5OH, NaCl bão hòa, H2SO4 đặc, thế vai trò của NaCl bão hòa và  H2SO4 đặc dùng để làm gì? ­ Cách lắp dụng cụ  thí nghiệm, cách tiến hành thí nghiệm (có một số  thí  nghiệm được cải tiến hơn trong sách giáo khoa). Do đó, tiết kiệm được hóa  chất, thí nghiệm dễ thành công hơn) ­ Cách pha hóa chất (đặc, loãng, đúng nồng độ) để  tiết kiệm hóa chất và  thí nghiệm thành công ­ Hệ thống câu hỏi sau tiết thực hành III. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU           Từ năm học 2018­2019 đến năm học 2019­2020
  2. IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU           Đối tượng nghiên cứu của SKKN là các thí nghiệm. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ­ Cách tiến hành thí nghiệm trong phòng thực hành một cách chính xác B. NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN Các môn Lí, Hóa, Sinh... nói chung và môn Hóa học nói riêng thì thí nghiệm  trực quan đóng vai trò rất quan trọng để mang lại hứng thú cho người học song   nếu thí nghiệm không thành công thì sẽ có tác dụng ngược lại. Do đó, khi làm thí   nghiệm thì giáo viên phải tiến hành các bước, thao tác như  thế    nào để  thí  nghiệm luôn thành công và đảm bảo an toàn. Mặt khác khi làm các thí nghiệm  trong sách giáo khoa, giáo viên đã có sự cải tiến một số thí nghiệm hay chưa, đã  biết vai trò của các chất hay chưa? II. NỘI DUNG II.1. Cách tiến hành, cải tiến, vai trò các chất trong một số thí nghiệm lớp   10 1. Thử tính tẩy màu của khí Clo Cách tiến hành:  Bước 1: Cho vào ống nghiệm khô một ít tinh thể KMnO4, nhỏ tiếp vào ống vài  giọt dung dịch HCl đậm đặc.  Bước 2: Đậy ống nghiệm bằng nút cao su có đính một băng giấy quỳ ẩm. Kết quả thu được như hình 1
  3.                           Hình 1: Tính tẩy màu của khí Cl2 Hệ thống câu hỏi Câu 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra Câu 2. Có thể thay KMnO4 bằng chất nào Câu 3. Cho các phát biểu 1. Sau bước 2, giấy quỳ ẩm mất màu 2. Có thể thay HCl bằng NaCl 3. Có thể thay HCl bằng hỗn hợp NaCl(tt) và dung dịch H2SO4 4. Sau bước 1, trong ống nghiệm có khí màu vàng  5. Trong phản ứng giữa KMnO4 với HCl thì HCl chỉ đóng vai trò chất khử Số phát biểu đúng A. 2                                  B. 3      C. 4 D. 5 Hướng dẫn Câu 1. Phương trình phản ứng 2KMnO4 + 16HCl   2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O Câu 2. Có thể thay KMnO4 bằng MnO2, KClO3, K2Cr2O7, CaOCl2... Câu 3. Phát biểu đúng (1), (3), (4) 2. Điều chế axit clohiđric Cách tiến hành: 
  4. Bước 1: Cho vào  ống nghiệm (1) một ít muối ăn rồi rót dung dịch H2SO4 đậm  đặc vào đủ để thấm ướt lớp muối ăn đó.  Bước 2: Rót khoảng 8 ml nước cất vào ống nghiệm (2) và lắp dụng cụ như hình  dưới.  Bước 3: Đun cẩn thận ống nghiệm (1) đến khi thấy sủi bọt mạnh thì tạm dừng. Bước 4: Thử tính chất của dung dịch thu được Kết quả thu được như hình 2                           Hình 2: Thử tính chất của dung dịch thu được Hệ thống câu hỏi Câu 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra Câu 2. Có thể thay NaCl(tt) bằng chất nào Câu 3. Nêu các bước để kết thúc thí nghiệm Câu 4. Cho các phát biểu 1. Giấy quỳ chuyển sang màu đỏ 2. Bông tẩm kiểm để hấp thụ HCl, tránh HCl bay ra ngoài 3. Có thể thay H2SO4 đặc bằng H2SO4 loãng 4. Để điều chế HF, HBr, HI ta thay NaCl(r) bằng CaF2(r), NaBr(r) và NaI(r)  5. phương pháp điều chế HCl theo cách trên gọi là phương pháp sunfat Số phát biểu đúng A. 2                                B. 3      C. 4 D. 5
  5. Hướng dẫn Câu 1. Phương trình phản ứng NaCl(tt)  + H2SO4(đ)  250 0 C HCl(k) + NaHSO4 2NaCl(tt)  + H2SO4(đ)  400 0 C 2HCl(k) + Na2SO4 Câu 2. Có thể thay NaCl bằng KCl, CaCl2, AlCl3.... Câu 3. Tháo ống nghiệm đựng dung dịch HCl ra trước, sau đó đưa đèn cồn ra rối   tắt đèn cồn  Câu 4. Phát biểu đúng (1), (2), (5) Giải thích  ở  phát biểu 4 chỉ  điều chế  được HF còn HBr và HI thì không vì có  phản ứng sau 2NaBr(r) + 2H2SO4(đ)   Na2SO4 + Br2 + SO2 + 2H2O 8NaI(r) + 5H2SO4(đ)   4Na2SO4 + 4I2 + H2S + 4H2O 3. Phản ứng của Al và I2  Cách tiến hành:  Trộn một ít bột nhôm với 5­7 hạt iot giã nhỏ. Cho hỗn hợp trên vào bát sứ. Nhỏ  vài giọt nước vào hỗn hợp trên. Kết quả thu được như hình 3                                         Hình 3: Phản ứng giữa Al với I2 Câu hỏi: Cho các phát biểu 1. Có hơi màu tím bay ra ngoài đó là I2 thăng hoa
  6.      2. Phản ứng giữa Al với I2 là phản ứng thu nhiệt      3. Nước đóng vai trò chất xúc tác 4. Có thể  thay Al bột  bằng Al lá hoặt I 2 bột bằng I2 dạng hạt thì phản  ứng  vẫn diễn ra 5. Phản ứng giữa Al với I2 chứng minh I2 có tính oxi hóa Số phát biểu đúng A. 2                               B. 3     C. 4 D. 5 Hướng dẫn Phát biểu đúng (1), (3), (5)  4. Điều chế khí oxi Cách tiến hành:  Trộn một ít KClO3 rắn với MnO2 rắn cho vào bình cầu, lắp thí nghiệm điều chế  khí O2 như hình 4.                                         Hình 4: Điều chế và thu O2 Hệ thống câu hỏi Câu 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra
  7. Câu 2. Có thể thay KClO3 bằng KMnO4. Viết phương trình. Từ  a mol và x gam  mỗi chất này thì chất nào thu được nhiều O2 hơn Câu 3. Nêu các bước để kết thúc thí nghiệm Câu 4. Cho biết vai trò của bông? Tại sao đáy ống nghiệm đựng KMnO 4 lại lắp  cao hơn so với miệng ống nghiệm Câu 5. Cho các phát biểu 1. Có thể thu O2 bằng cách đẩy không khí để ngửa bình 2. Tất cả các chất khí có thể thu bằng cách đẩy nước 3. Phản ứng phân hủy KClO3 là phản ứng oxi hóa khử nội phân tử 4. Có thể điều chế oxi trong phòng thí nghiệm bằng cách điện phân H2O 5. Có thể thay KMnO4 bằng KClO3 hoặc KNO3 hoặc CaCO3 hoặc CaSO4 Số phát biểu đúng A. 2                                B. 3   C. 4 D. 5 Hướng dẫn Câu 1. Phương trình phản ứng xảy ra 2KClO3  MnO2 ,t 0  2KCl + 3O2  Câu 2.  2KClO3  MnO2 ,t 0  2KCl + 3O2 (1) 2KMnO4  t  K2MnO4 + MnO2 + O2 (2) 0 a. Nếu cùng số mol thì KClO3 thu được nhiều O2 hơn b. Nếu cùng khối lượng  3x x nO2 (1) (mol ) >  nO2 ( 2) ( mol ) 2.125,5 2.158 Câu 3. Tháo vòi dẫn ra khỏi chậu nước, sau đó đưa đèn cồn ra rối tắt đèn cồn Câu 4. ­ Vai trò của bông hút ẩm trong ống nghiệm             ­ Đặt ống nghiệm có đáy cao hơn miệng ống nghiệm chút ít để tránh hơi  nước ngưng tụ  chảy ngược lại đáy  ống nghiệm  ảnh hưởng đến phản  ứng và   gây nứt vỡ ống nghiệm Câu 5. Phát biểu đúng (1), (3). 5. Điều chế và chứng minh tính khử của hidro sunfua Cách tiến hành: 
  8. Cho một ít FeS vào ống nghiệm, nhỏ 1­2 ml dung dịch HCl đặc vào ống nghiệm.  Lắp dụng cụ điều chế khí H2S từ FeS và dung dịch HCl như hình dưới. Đốt khí  hidro sunfua thoát ra từ ống vuốt nhọn. Hiện tượng xảy ra như hình 5                                         Hình 5: Điều chế  H2S và đốt H2S Câu hỏi:  Câu 1. Theo kinh nghiệm, khi bị cảm thì có đánh gió (cạo gió) bằng dây bạc, sau  đó dây bạc bị đen. Viết phương trình giải thích Câu 2. Cho các phát biểu 1. Có thể thay dung dịch HCl bằng dung dịch:  H2SO4(l) hoặc H2SO4(đ) hoặc  HNO3 2. Có thể thay FeS bằng CuS 3. Khi đốt H2S trong O2(dư) thì tạo thành SO2 4. Nếu sục H2S vào dung dịch muối Fe3+  thì có kết tủa màu vàng 5. Sục khí H2S vào nước jave có lẫn một ít BaCl2 thì có kết tủa trắng Số phát biểu đúng A. 2                                B. 3  C. 4 D. 5
  9. Câu 3. Nung nóng m gam hỗn hợp Fe với S một thời gian thu được hỗn hợp X.   Chia X thành hai phần bằng nhau. ­ Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 6,72 lít  hỗn hợp khí Y (ở đktc). Sục toàn bộ Y vào dung dịch Cu(NO3)2 dư, sau phản  ứng thu được 19,2 gam kết tủa. ­ Phần 2: Cho tác dụng với H2SO4 đặc nóng dư, sau phản ứng thu được 21,28  lít SO2 (ở đktc). a. Tính m. b. Tính hiệu suất phản ứng giữa Fe với S. Hướng dẫn Câu 1. Phản ứng 2H2S + O2 + 4Ag → 2Ag2S (đen) + 2H2O Câu 2. Phát biểu đúng (3), (4), (5). Câu 3. Ta có phản ứng:  + Phần 1: Fe + S  t  FeS (1) o               0,6    0,5           0,4 Fe + 2HCl   FeCl2 + H2  (2)                0,1                             0,1 FeS + 2HCl   FeCl2 + H2S  (3) 0,2                               0,2 H2S + Cu(NO3)2   CuS  + 2HNO3 (4)   0,2                         0,2  Số mol Fe có trong 1/2 hỗn hợp ban đầu là: 0,3 mol + Phần 2: Gọi x là số mol của S có trong 1/2 hỗn hợp ban đầu. Áp dụng định  luật bảo toàn electron ta có:  3nFe + 4nS = 2nSO � nS = (2.0,95 − 0,3.3) / 4 = 0,25(mol) 2 a. Khối lượng m là: m = 2.(0,3.56 + 0,25.32) = 49,6 (gam) 0,4 b. Hiệu suất phản ứng: H% =  .100% = 80% . 0,5 II.2. Cách tiến hành, cải tiến, vai trò các chất trong một số thí nghiệm lớp   11      1. Thí nghiệm xác định tính cacbon và hidro Cách tiến hành:
  10. Bước 1:  Trộn đều khoảng 0,2g saccarozơ  với 1 ­ 2g đồng(II) oxit, sau đó cho  hỗn hợp vào bình cầu khô. Cho thêm khoảng 1g đồng(II) oxit để  phủ  kín hỗn  hợp. Phần trên của bình cầu có nhồi một nhúm bông được rắc một ít đồng(II)   sunfat.  Bước 2:  Lắp dụng cụ  thí nghiệm như  hình dưới. Trong  ống nghiệm có chứa  dung dịch Ca(OH)2. Bước 3:  Đun nóng bình cầu chứa hỗn hợp phản  ứng (lúc đầu đun nhẹ, sau đó   đun tập trung vào phần có hỗn hợp phản ứng). Hiện tượng xảy ra như hình 6                                                            Hình 6: Định tính cacbon từ saccarozơ Câu 1. Cho các phát biểu sau 1. Sau   bước   3,   màu   trắng   của   CuSO4  khan   chuyển   thành   màu   xanh   của  CuSO4.5H2O. 2. Dung dịch trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa. 3. Ở bước 2, lắp bình cầu sao cho miệng ống hướng lên. 4. Thí nghiệm trên còn được dùng để  xác định định tính nguyên tố  oxi trong  phân tử saccarozơ.
  11. 5. Kết thúc thí nghiệm, tắt đèn cồn, để bình cầu nguội hẳn rồi mới đưa ống  dẫn khí ra khỏi dung dịch trong ống nghiệm Số phát biểu đúng là: A. 2                                B. 3   C. 4            D. 1 Câu 2. Cho các phát biểu sau  1. Thí nghiệm trên dùng để xác định C, H có trong hợp chất hữu cơ.  2. Bông trộn CuSO4 khan có tác dụng chính là ngăn hơi hợp chất hữu cơ thoát  ra khỏi ống nghiệm.  3. Trong thí nghiệm trên có thể thay dung dịch Ca(OH)2 bằng dung dịch KOH. 4. Bột CuO được sử dụng để oxi hoá chất hữu cơ trong thí nghiệm trên.     5. Có thể thay saccarozơ bằng glucozơ Số phát biểu đúng là: A. 1                                 B. 2    C. 3 D. 4 Hướng dẫn Câu 1. Phát biểu đúng (1), (2). Câu 2. Phát biểu đúng (1), (4), (5) 2. Điều chế và thử tính chất của metan Cách tiến hành: Bước 1: Cho vào bình cầu khô có nút và ống dẫn khí khoảng 4­5 g hỗn hợp bột   mịn đã được trộn đều gồm natri axetat khan và vôi tôi xút theo tỉ lệ 1: 2 về khối  lượng.  Bước 2: Lắp dụng cụ  như hình dưới. Đun nóng phần đáy ống nghiệm bằng đèn  cồn.  Bước 3: Đốt khí thoát ra ở đầu ống dẫn khí. Hiện tượng xảy ra như hình 7                              
  12.                                                                              Hình 7: Điều chế CH4 và thử tính chất Câu hỏi. Cho các phát biểu sau:      1. Thu khí metan bằng phương pháp đẩy nước do metan không tan trong nước. 2. CaO đóng vai trò là chất xúc tác cho phản ứng. 3.   Nếu hỗn hợp các chất rắn trong  ống nghiệm bị   ẩm thì phản  ứng xảy ra  chậm.     4.  Mục đích của việc dùng vôi trộn với xút là là để ngăn không cho NaOH làm   thủng ống nghiệm.     5. Có thể điều chế CH4 bằng cách thủy phân Al4C3    phát biểu đúng là A. 5                                 B. 2    C. 3             D. 4 Hướng dẫn Phát biểu đúng (1), (3), (4), (5) 3. Điều chế và thử khí etilen Cách tiến hành: Bước 1: Cho vài viên đá bọt vào bình cầu có lắp ống dẫn khí vuốt nhọn.  Bước 2: Cho thêm vào bình một ít C2H5OH và H2SO4. 
  13. Bước 3: Đun nóng bình cầu trên và đốt khí thoát ra ở ống vót nhọn. Hệ thống câu hỏi Câu 1. Viết phương trình phản ứng xảy ra Câu 2. Khí C2H4 sinh ra có lẫn SO2, CO2. Viết phương trình giải thích. Nêu cách  loại bỏ khí SO2, CO2 lẫn trong C2H4 Câu 3.  Cho các phát biểu sau 1. Có thể thay dung dịch H2SO4(đ) bằng dung dịch H2SO4(l) 2. Đá bọt có vai trò điều hòa quá trình sôi 3. Khí sinh ra làm mất màu dung dịch KMnO4 4. Để điều chế các anken còn lại ta có thể làm tương tự cách điều chế C2H4     5. Sau bước 2 có khí sinh ra Số phát biểu đúng là: A. 5                                 B. 2      C. 3 D. 4 Hướng dẫn Câu 1. Phương trình phản ứng        C2H5OH  H 2 SO4 ( đ ),1700 C  C2H4 + H2O Câu 2.       ­ Phương trình phản ứng             C2H5OH + 2H2SO4(đ)  t  2CO2 + 2SO2 + 5H2O 0      ­ Để loại bỏ CO2 và SO2 ta cho qua dung dịch kiềm Câu 3.  Phát biểu đúng (2), (3) 4. Etanol tác dụng với Na. Cách tiến hành: Bước 1: Cho một mẩu Na bằng hạt đậu xanh vào ống nghiệm khô có chứa sẵn   2 ml etanol khan. Đậy  ống nghiệm bằng nút cao su có gắn  ống dẫn khí vuốt   nhọn.  Bước 2: Đốt khí thoát ra ở ống vuốt nhọn. Hiện tượng xảy ra như hình 8                
  14. Hình 8: Đốt khí sinh ra khi cho Na vào C2H5OH 5. Glixerol tác dụng với đồng(II) hidroxit. Cách tiến hành: Bước 1: Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống nghiệm 1­2 ml dung dịch CuSO4 2% Bước 2: Nhỏ dung dịch NaOH 10% dư vào 2 ống nghiệm trên, lắc nhẹ.  Bước 3:  Tiếp tục nhỏ  5­6 giọt glixerol vào  ống nghiệm thứ  nhất và 5­6 giọt  etanol vào ống nghiệm thứ 2. Lắc nhẹ cả 2 ống nghiệm. Hiện tượng xảy ra như hình  9              
  15.           Hình 9: Phản ứng tạo Cu(OH)2 và tạo phức giữa glixrol với Cu(OH)2 Cho các phát biểu sau: 1. Sau bước 2 có kết tủa màu xanh 2. Sau bước 3 cả hai ống nghiệm đều xuất hiện dung dịch màu xanh lam 3. Cần lấy dư  dung dịch NaOH để  đảm bảo môi trường cho phản  ứng tạo  phức 4. Phản ứng giữa glixxrol với Cu(OH)2/OH­ là phản ứng oxi hóa khử Số phát biểu đúng là A. 1                                   B. 2         C. 3 D. 4 Hướng dẫn Phát biểu đúng (1) 6. Phản ứng tráng gương Cách tiến hành: Bước 1: Cho vào  ống nghiệm 1 ml dung dịch AgNO 3 1 %, sau đó cho thêm dần  từng giọt dung dịch NH3, đồng thời lắc đều đến khi thu được dung dịch trong  suốt thì dừng lại.  Bước 2: Thêm tiếp vài giọt dung dịch anđehit focmic, đun nhẹ  trong vài phút  ở  60­70oC. Hiện tượng xảy ra như hình 10
  16.                         Hình 10: Sản phẩm của phản ứng tráng gương Câu 1. Cho các phát biểu sau: 1. Ở  bước 1 ban đầu có kết tủa, sau đó kết tủa tan 2. Sau bước 2, trên thành  ống nghiệm có một lớp sáng trắng bám vào đó là   Ag 3. Trong thí nghiệm trên thì AgNO3 bị oxi hóa 4. Cho dung dịch HCl vào dung dịch sau bước 2 thì có khí bay ra Số phát biểu đúng là A. 1                                B. 2   C. 3             D. 4 Câu 2. Viết phương trình xảy ra sau bước 1 và bước 2 Hướng dẫn Câu 1. Phát biểu đúng (1), (2), (4) Câu 2.  2AgNO3 + 2NH3 + 2H2O   Ag2O  + 2NH4NO3              Ag2O + 4NH3 + H2O  2[Ag(NH3)2](OH)              4[Ag(NH3)2](OH) + HCHO   t  4Ag  + (NH4)2CO3 + 6NH3 + 2H2O 0 Câu 3.  Phát biểu đúng (1), (3), (4)
  17. II.3. Cách tiến hành, cải tiến, vai trò các chất trong một số thí nghiệm lớp  12 1. Điều chế etyl axetat Cách tiến hành: Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào  ống nghiệm.  Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 7 ­   8 phút ở 65 ­ 70oC. Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.  Cho các phát biểu sau: 1. H2SO4 đặc chó vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản  phẩm. 2. Ở bước 2 có thể tiến hành đun sôi trực tiếp hỗn hợp. 3. Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH. 4. Hỗn hợp thu được sau bước 3 có mùi thơm của hoa nhài. 5. Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp. 6. Dùng HCl đặc thay cho H2SO4 đặc thì hiệu suất phản ứng cũng như nhau. 7. Để kiểm soát nhiệt độ trong quá trình đun nóng có thể dùng nhiệt kế. 8. Muối ăn tăng khả năng phân tách este với hỗn hợp phản ứng thành hai lớp. Số phát biểu đúng là A. 3. B. 6. C. 5. D. 7. Hướng dẫn Phát biểu đúng là (1), (3), (5), (7), (8) 2. Phản ứng xà phòng hóa Cách tiến hành: Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 5 gam mỡ lợn và 10 ml dung  dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 30   phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để  giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Để  nguội hỗn hợp. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 15­20 ml dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy  nhẹ. Để yên hỗn hợp.
  18. Cho các phát biểu sau: 1.  Sau bước 3 thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên là glixerol. 2.  Vai trò của dung dịch NaCl bão hòa ở bước 3 là để tách muối natri của axit   béo ra khỏi hỗn hợp. 3.  Ở bước 2, nếu không thêm nước cất, hỗn hợp bị cạn khô lúc đó phản ứng   sẽ không xảy ra nữa. 4.    Ở  bước 1, nếu thay mỡ  lợn bằng dầu dừa thì hiện tượng thí nghiệm  ở  bước 3 vẫn xảy ra tương tự. 5.  Trong công nghiệp, phản  ứng  ở  thí nghiệm trên được  ứng dụng để  sản   xuất xà phòng và glixerol. Số phát biểu đúng là A. 4. B. 2. C. 5. D. 3. Hướng dẫn Phát biểu đúng là cả 5 phát biểu 3. Phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2  Tiến hành thí nghiệm phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2 theo các bước sau đây:  Bước 1: Cho vào  ống nghiệm 5 giọt dung dịch CuSO 4 5% + 1 ml dung dịch  NaOH 10%. Bước 2: Thêm 2 ml dung dịch glucozơ 10% vào ống nghiệm, lắc nhẹ.     Bước 3: Đun nóng hỗn hợp sau bước 2  Hiện tượng như hình 11
  19. Hiện tượng  Hiện tượng                                            Hiện tượng  sau bước 2 sau bước 1 sau bước 3 Câu 1. Cho các phát biểu: 1. Sau bước 1 có kết tủa màu xanh 2. Sau bước 2 thu được dung dịch xanh lam 3. Sau bước 3 thu được kết tủa đỏ gạch 4. Phản ứng ở bước 2 chứng minh glucozơ có 5 nhóm OH 5. Phản ứng ở bước 3 cứng minh glucozơ có nhóm CHO Số phát biểu đúng là A. 4 B. 2 C. 5 D. 3 Câu 2. Viết các phương trình phản ứng trong thí nghiệm trên Phản ứng của hồ tinh bột với iot Cách tiến hành: Bước 1: Cho khoảng vài giọt dung dịch iot vào ống nghiệm đựng sẵn 1 – 2 ml   dung dịch hồ tinh bột Bước 2: Đun nóng dung dịch sau bước 1 Bước 3: Để nguộn dung dịch sau bước 2 Cho các phát biểu sau: 1. Sau bước 1, thu được dung dịch có màu xanh tím 2. Sau bước 2 dung dịch không có màu
  20. 3. Sau bước 3 thu được dung dịch màu vàng 4. Thí nghiệm trên chứng minh tinh bột có nhiều nhóm OH Số phát biểu đúng là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4  Hướng dẫn Câu 1. Phát biểu đúng là (1), (2), (3), (5) Câu 2. Phát biểu đúng là (1), (2) 4. Thí nghiệm về tính chất của polime Thí nghiệm 1: Tiến hành thí nghiệm của một vài vật liệu polime với dung dịch   kiềm theo các bước sau đây:  Bước   1:  Lấy   4   ống   nghiệm   đựng   lần   lượt   các   chất   PE,   PVC,   sợi   len,  xenlulozơ theo thứ tự 1, 2, 3, 4.  Bước 2: Cho vào mỗi ống nghiệm 2 ml dung dịch NaOH 10%, đun sôi rồi để  nguội.  Bước 3:  Gạt lấy lớp nước  ở  mỗi  ống nghiệm ta được tương  ứng các  ống  nghiệm 1', 2', 3', 4'.  Bước 4: Thêm HNO3 và vài giọt AgNO3 vào  ống 1', 2'. Thêm vài giọt CuSO4  vào ống 3', 4'.  Phát biểu nào sau đây đúng? A. Ống 1' không có hiện tượng.           B. Ống 2' xuất hiện kết tủa trắng.  C. Ống 3' xuất hiện màu tím đặc trưng.    D. Ống 4' xuất hiện dung dịch màu xanh lam.  Thí nghiệm 2: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào ống nghiệm 1 một mẫu ống nhựa dẫn nước PVC. Bước 2: Thêm 2ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm 1. Đun ống nghiệm  đến sôi rồi để nguội. Gạn lấy phần dung dịch cho vào ống nghiệm 2. Bước 3:  Axit hoá  ống nghiệm 2 bằng HNO 3  20%, rồi nhỏ  thêm vài giọt dd  AgNO3 1%. Nhận xét nào sau đây là sai? A. Sau bước 3, xuất hiện kết tủa trắng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2