intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thực trạng môi trường và biến đổi khí hậu tại Nghệ An hiện nay và giải pháp lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học chuyên đề cho học sinh khối 10 theo chương trình GDTHPT 2018

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

14
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến nhằm làm sáng tỏ được thực trạng, hậu quả về ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu tại một số địa phương trong địa bàn tỉnh Nghệ An. Qua đó giáo dục cho học sinh của mình ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí hậu bằng cái nhìn thức tế và hành động cụ thể để góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Thực trạng môi trường và biến đổi khí hậu tại Nghệ An hiện nay và giải pháp lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học chuyên đề cho học sinh khối 10 theo chương trình GDTHPT 2018

  1. SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƢỜNG THPT QUỲNH LƢU I SÁNG KIẾN KHOA HỌC GIÁO DỤC Đề tài: THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TẠI NGHỆ AN HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ CHO HỌC SINH KHỐI 10 THEO CHƢƠNG TRÌNH GDPT 2018 (LĨNH VỰC: ĐỊA LÍ) Đồng tác giả: HOÀNG THỊ YẾN MINH – THPT QUỲNH LƯU I Tổ: Xã hội Số điện thoại: 0988177222 Đồng tác giả: TRẦN VĂN PHƢƠNG – THPT QUỲNH LƯU I Tổ: Xã hội Số điện thoại: 0904933513 Đồng tác giả: HỒ ĐỨC NGỌC – THPT QUỲNH LƯU I Tổ: Xã hội Số điện thoại: 0968842456 Năm học 2022 - 2023 1
  2. PHẦN A : MỞ ĐẦU I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Con người là sản phẩm cao quý nhất của quá trình tiến hóa hữu cơ và trở thành một thành viên đặc biệt trong sinh quyển. Khi con người bắt đầu có ý thức và khả năng tìm hiểu về thế giới xung quanh thì đồng thời cũng bắt đầu tạo ra những công cụ, sản phẩm phục vụ cho các nhu cầu của cuộc sống. Trong quá trình tiến hóa và phát triển, con người luôn phải dựa vào các yếu tố sẵn có trong tự nhiên. Con người với tư cách là một vật thể sống, một yếu tố của sinh quyển đã tác động trực tiếp vào môi trường. Các hệ sinh thái tự nhiên hoặc dần chuyển thành hệ sinh thái nhân tạo, hoặc bị tác động của con người đến mức mất cân bằng và suy thoái. Những kết quả nghiên cứu được công bố vào năm 2019 cho thấy, nhiệt độ Trái Đất đã tăng lên với tốc độ chưa từng có trong vòng ít nhất 12.000 năm qua. Đặc biệt hiện tượng Trái Đất nóng lên nhanh chóng trong vòng 30 năm trở lại đây. Việt Nam đang chịu ảnh hưởng từ nhiều mặt của biến đổi khí hậu (BĐKH), thiên tai, bão lụt, hạn hán diễn ra dồn dập hơn trước. Điều này là hiển nhiên và không thể phủ nhận. Trước tình hình đó, các lĩnh vực, ngành, địa phương đã triển khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá tình hình, diễn biến và tác động của BĐKH đến tài nguyên, môi trường, sự phát triển kinh tế - xã hội, đề xuất và bước đầu thực hiện các giải pháp ứng phó, và về lâu dài tích hợp mục tiêu ứng phó BĐKH vào trong các hoạt động thường xuyên của mình. Trong vấn đề về biế n đổ i khí hâ ̣u toàn cầ u và của cả nước , Nghệ An là mô ̣t trong các tỉnh cũng phải gánh chiu hâ ̣u quả nă ̣ng nề về ô nhiễm môi trường ̣ và biến đổi khí hậu diễn ra trên tất cả các lĩnh vực từ đời sống đến hoạt động sản xuấ t . Đứng trước vấn đề môi trường , khí hậu cấp bách như vậy , là những công dân của đấ t nước và là những giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn Địa Lý tại trường THPT ở tinh nhà chúng tôi muố n góp mô ̣t chút công sức nhỏ bé của ̉ mình trong công cuộc bảo vệ môi trường và chống biến đổi khí hậu ngay trên địa phương mình sinh sống và hơn thế nữa chúng tôi muố n đào tạo ra những công dân hữu dụng, những thế hệ con người có ích cho đất nước, cho quê hương – những thế hệ nắm giữ vận mệnh của Tổ Quốc. Vì thế,chúng tôi thấy rằng việc lồng ghép, tích hợp nội dung biến đổi khí hậu vào chương trình giảng dạy ở một số môn học nhất là môn Địa Lý ở trường THPT là hoàn toàn phù hợp và cần thiết nhằm trang bị cho các em những kiến thức tốt nhất về môi trường và biế n đổ i khí hâ ̣u , hình thành cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ nhất . Đồng thời các em cũng chính là các cầu nối thông tin để tuyên 1
  3. truyền đến cộng đồng cùng nhau chung tay , góp sức bảo vệ môi trường , giữ lấ y sự số ng của chinh minh , của toàn xã hội. Đó là lý do quan trọng nhất để chúng ́ ̀ tôi chọn đề tài và viết sáng kiến kinh nghiệm của mình là: “THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬUTẠI NGHỆ AN HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP LỒNG GHÉPGIÁO DỤC MÔI TRƢỜNG TRONG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ CHO HỌC SINH KHỐI 10 THEO CHƢƠNG TRÌNH GDTHPT 2018” 2. Tính mới của đề tài Vấ n đề môi trường và biến đổi khí hậu trên thế giới nói chung và Viê ̣t Nam nói riêng là mô ̣t đề tài rấ t quen thuô ̣c đã đươ ̣c rấ t nhiề u tác giả đề câ ̣p , bàn luâ ̣n tới . Bản thân chúng tôi cũng nói về môi trường , biế n đổ i khí hâ ̣u nhưng trong pha ̣m vi , quy mô nhỏ đó là thực ti ễn về môi trường và biế n đổ i khí hâ ̣u ta ̣i mô ̣t số địa điểm tiêu biểu trong địa bàn tỉnh Nghệ An mà qua thời gian sinh số ng, nghiên cứu , trải nghiê ̣m thực tế chúng tôi có đươ ̣c. Qua đó để bảo vê ̣ môi trường, góp phần vào công cuộc chống biến đổi khí hậu đang diễn ra trên phạm vi cả nước nói chung và tinh nhà nói riêng , thì học sinh , sinh viên là lực lươ ̣ng ̉ đông đảo , nòng cốt, là chủ nhân của đất nước trong tương lai gần , có vai trò nắm giữ vâ ̣n mê ̣nh của đấ t nước . Hơn thế nữa ngôi trường mà chúng tôi đang công tác có gần 1700 học sinh . Với số lượng học sinh đó vấn đề tich hơ ̣p giáo du ̣ć môi trường , chố ng biế n đổ i khí hâ ̣u cho ho ̣c sinh thông qua viê ̣c lồ ng ghép vào các bài giảng ở trên lớp và đặc biệt bằng những hành động cụ thể ở trong trường, ngoài xã hội dù rất nhỏ nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn góp phần vào sự phát triển bền vững của Tỉnh nhà nói riêng và của cả nước nói chung . 3. Đóng góp của đề tài Qua đề tài trên chúng tôi muố n làm sáng tỏ đươ ̣c thực tra ̣ng , hâ ̣u quả về ô nhiễm môi trường , biế n đổ i khí hâ ̣u ta ̣i mô ̣t số điạ phương trong điạ bàn tỉnh Nghệ An. Qua đó giáo du ̣c cho ho ̣c sinh của minh ý thức , trách nhiệm bảo vệ ̀ môi trường, chố ng biế n đổ i khí hâ ̣u bằ ng cái nhin thực tế và hành đô ̣ng cu ̣ thể để ̀ góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh nhà nói riêng và cả nước nói chung. 2
  4. PHẦN B: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. Cơ sở lý luận và thƣ̣c tiễncủa đề tài 1. Cơ sở lí luâ ̣n Khái niệm về môi trường: Từ khi xuất hiện trên trái đất, con người có nhiều mối quan hệ chặt chẽ với tự nhiên. Trước hết, con người là một bộ phận của tự nhiên. Con người lấy bề mặt Trái Đất làm nơi sinh sống, tồn tại và phát triển - Đó chính là môi trường. Có nhiều khái niệm về môi trường, nhưng chúng tôi thấy khái niệm của Allaby năm 1994 là đầy đủ hơn cả: “Môi trường bao gồm tất cả những yếu tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật tồn tại trong đó. Môi trường của con người bao gồm cả lĩnh vực tự nhiên, xã hội, công nghệ, kinh tế, chính trị, đạo đức, văn hoá, lịch sử và mĩ học”. Khái niệm về biế n đổ i khí hậu Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam: “BĐKH là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo”. Theo quan điểm của Tổ chức khí tượng thế giới (WMO), BĐKH là sự vận động bên trong hệ thống khí hậu, do những thay đổi kết cấu hệ thống hoặc trong mối quan hệ tương tác giữa các thành phần dưới tác động của ngoại lực hoặc do hoạt động của con người. Sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập niên hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất. Sự thay đổi về khí hậu do ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động của con người cùng với BĐKH do tự nhiên sẽ làm thay đổi cấu thành của khí quyển. 2. Cơ sở thực tiễn 2.1. Thực trạng học tập của học sinh Để có kết luận chính xác, chúng tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu thực trạng học tập của học sinh. Cụ thể, chúng tôi đã phát phiếu điều tra cho học sinh của các trường trên địa bàn để các em phát biểu những cảm nhận và nêu ý kiến, nguyện vọng của mình về việc tìm hiểu thực trạng môi trường ở tỉnh Nghệ An và giải pháp lồng ghép giáo dục môi trường vào dạy học chuyên đề cho học sinh khối 10 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.Nội dung khảo sát như sau: 3
  5. Phiếu khảo sát thực trạng học tập của học sinh Họ và tên học sinh......................................................................................... Lớp................................................................................................................ Trường........................................................................................................... Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu x vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với em: Nội dung Có Chƣa/Không Em có được thầy/ cô tổ chức các hoạt động tìm hiểu thực trạng môi trường và biến đổi khí hậu ở tỉnh Nghệ An và được lồng ghép giáo dục môi trường khi dạy học chuyên đề 1: “Biến đổi khí hậu” không? Em có mong muốn được thầy cô lồng ghép nội dung giáo dục môi trường trong dạy học chuyên đề Biến đổi khí hậu Địa Lí 10, CTGDPT 2018 để phát triển phẩm chất, năng lực hay không? - Kết quả như sau: Bảng: Kết quả khảo sát học sinh việc tìm hiểu thực trạng môi trường và biến đổi khí hậu ở tỉnh Nghệ An và giải pháp lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học chuyên đề cho học sinh khối 10 theo chương trình GDPT 2018 Nội dung Đã Chưa Có Không TT Năm học Trường từng từng mong mong tham tham muốn muốn gia gia 45/200 155/200 190/200 10/200 1 2022-2023 THPT Quỳnh Lưu 1 22,5% 77,5% 95% 5% 0/200 200/200 184/200 16/200 2 2022- 2023 THPT Bắc Yên Thành 0% 100% 92% 8% 0/200 200/200 180/200 20/200 3 2022- 2023 THPT Hoàng Mai 2 0% 100% 90% 10% 0/200 200/200 170/200 30/200 4 2022- 2023 THPT Anh Sơn 1 0% 100% 85% 15% 4
  6. - Kết quả trên cho thấy: + Tỉ lệ học sinh được tìm hiểu thực trạng môi trường và biến đổi khí hậu ở tỉnh Nghệ An và giải pháp lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học chuyên đề còn thấp. Điều đó cho thấy việc thực hiện các nội dung này ở các trường chưa được quan tâm. + Phần lớn học sinh các trường đều có mong muốn nguyện vọng được tìm hiểu thực trạng môi trường và biến đổi khí hậu ở tỉnh Nghệ An tham gia thực hiện các giải pháp lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học chuyên đề còn để có cơ hội phát triển năng lực, phẩm chất của bản thân. 2.2. Thực trạng dạy học của giáo viên Qua điều tra phỏng vấn 15 giáo viên dạy môn Địa Lý ở 4 trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An (THPT Quỳnh Lưu 1, THPT Bắc Yên Thành , THPT Quỳnh Lưu 2, THPT Anh Sơn 1) về thực trạng tìm hiểu thực trạng môi trường và biến đổi khí hậu ở tỉnh Nghệ An và giải pháp lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học chuyên đề còn, kết quả thu được như sau: Bảng: Thực trạng tìm hiểu thực trạng môi trường và biến đổi khí hậu ở tỉnh Nghệ An và giải pháp lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học chuyên đề biến đổi khí hậu chương trình Địa Lí 10, chương trình GDPT 2018 để phát triển phẩm chất năng lực học sinh. Các phƣơng pháp và hình Số GV sử dụng Số GV không sử TT thức tổ chức dạy học (% số GV) dụng (% số GV) Vận dụng Hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào dạy học 1 chuyên đề biến đổi khí hậu – 2 (10,5%) 17 (88,5%) Địa Lý 10, chương trình GDPT 2018 Vận dụng hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa vào dạy 2 học chuyên đề biến đổi khí hậu 8 (42,1%) 11 (57,9%) – Địa Lí 10, chương trình GDPT 2018 Vận dụng tổ chức một số hoạt động khác(tình nguyện, phong trào thi đua...) trong dạy học 3 1 (5,3%) 18 (94,7%) chuyên đề biến đổi khí hậu – Địa Lý 10, chương trình GDPT 2018 5
  7. - Kết quả điều tra trên cho thấy: GV ở các trường THPT ít tổ chức cho học sinh tìm hiểu thực trạng môi trường và biến đổi khí hậu ở tỉnh Nghệ An và tiến hành lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học chuyên đề biến đổi khí hậu Địa Lý 10, chương trình GDPT 2018 để phát triển phẩm chất năng lực học sinh nên chất lượng dạy học chưa cao. Hiện nay các thầy cô giáo đã có những nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng dạy học, đầu tư cho việc dạy và soạn bài. Tuy nhiên, chương trình mới thực hiện vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết nên GV có tư tưởng ngại nghiên cứu, ngại đầu tư vào dạy học chuyên đề vì vậy, chưa phát triển được năng lực phẩm chất cho HS, sức hấp dẫn của bài học bị hạn chế. 2.3. Thực trạng về kiểm tra đánh giá Trong những năm gần đây, song song với việc đổi mới phương pháp dạy học là vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực. Tuy nhiên, việc đánh giá của GV còn nặng theo chuẩn kiến thức, kĩ năng thông qua các bài kiểm tra thường xuyên, định kì và đánh giá từ một kênh là giáo viên đánh giá học sinh. Giáo viên chưa chú trọng đến đánh giá quá trình học tập và sản phẩm học tập của học sinh từ nhiều kênh khác nhau. Như vậy,việc tổ chức cho học tìm hiểu thực trạng môi trường và biến đổi khí hậu ở tỉnh Nghệ An và tiến hành lồng ghép giáo dục môi trường trong dạy học chuyên đề biến đổi khí hậu Địa Lý 10, chương trình GDPT 2018tạo cơ hội cho GV đánh giá học sinh theo định hướng phát triển năng lực ở nhiều phương diện khác nhau. 3.Thƣ̣c trạng về biế n đổ i khí hâ ̣u trên thế giới và ở Viêṭ Nam 3.1Thực trạng biế n đổ i khí hậu trên thế giới Ảnh hưởng đầu tiên của BĐKH là tác động lên hầu hết các thành phần môi trường mà trước hết là làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng cao, mực nước biển dâng. Khí hậu biến đổi do Trái Đất bị hâm nóng vì hiệu ứng nhà kính tăng quá mức quân bình tự nhiên khiến các sông băng trên các núi cao và nhất là vùng quanh năm băng giá ở Bắc và Nam Cực tan dần, làm mặt biển dâng cao hơn, tới lúc nào đó sẽ ngập chìm và xoá khỏi bản đồ những hòn đảo và những vùng đất thấp của một số nước. Ngoài ra, thời tiết cũng bị biến loạn, thiên tai xảy ra thường xuyên hơn và với cường độ cao hơn, lụt lội và hạn hán kéo dài hơn, như thực tế một số nước đã cho thấy. Do BĐKH, đất đai còn bị huỷ hoại vì sa mạc hoá, mặn hoá, xói mòn, ngập chìm - tất cả những triệu chứng này đã bắt đầu hiện rõ - với viễn tượng rất đáng sợ của một hiện tượng "tị nạn môi trường" với những luồng di dân khổng lồ, làm căng thẳng quan hệ giữa các nước. 6
  8. Bên cạnh những nguy cơ của mưa gió trái mùa, thiên tai gây tác hại mùa màng, gây đói kém, việc mặt biển dâng cao là một mối lo âu lớn, vì trong nhiều nước, những vùng ven biển bị đe doạ trực tiếp thường là nơi tập trung đông đảo dân chúng và là những vùng kinh tế, văn hoá quan trọng. 3.2.Thực trạng biế n đổ i khí hậu ở Việt Nam Theo cảnh báo của tổ chức môi trường khí hậu thế giới thì việt nam là 1 trong 8 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của hậu quả biến đổi khí hậu trái đất. Cụ thể là nhiệt độ trái đất tăng, băng tan làm mực nước biển dâng cao đã nhấn chìm nhiều diện tích đồng bằng và vùng ven biển ở nước ta. Theo số liệu quan trắc của Trung tâm khí tươ ̣ng thủy văn , biến đổi khí hậu ở Việt Nam có thể thấ y rõ qua các biể u hiê ̣n đáng lưu ý sau : * Nhiệt độ: Trong khoảng 50 năm qua (1951-2000) - Nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam đã tăng lên 0,70C. - Năm 2007, nhiệt độ trung bình năm ở cả 3 nơi trên đều cao hơn trung bình của thập kỷ 1931-1940 là 0,8 – 1,30C và cao hơn thập kỷ 1991-2000 là 0,4 -0,50C. - Dự báo nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 30C vào năm 2100. Lượng mưa: - Số ngày mưa phùn trung bình năm ở Hà Nội giảm dần trong thập kỷ 1981-1990 và chỉ còn gần một nửa (khoảng 15 ngày/năm) trong 10 năm gần đây. - Lượng mưa có xu thế biến đổi không đồng đều giữa các vùng, có thể tăng từ 0 đến 10% vào mùa mưa và giảm từ 0 đến 5% vào mùa khô. Tính biến động của mưa tăng lên. Mực nước biển: Mực nước biển trung bình trên toàn dải bờ biển Việt Nam có thể dâng lên 1m vào năm 2100. Số đợt không khí lạnh: Một biểu hiện dị thường gần đây nhất về khí hậu trong bối cảnh BĐKH toàn cầu là đợt không khí lạnh gây rét đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1 và tháng 2 năm 2008 gây thiệt hại lớn cho sản xuất nông nghiệp. Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, trong mùa hè năm 2019 (từ tháng 4 - 8/2019) nhiệt độ tăng hơn mức trung bình nhiều năm (TBNN) từ 0,5 – 10C. Đặc biệt vào những ngày hè nắng nóng trên địa bàn tỉnh Nghệ An(21/6/2019) đã ghi nhận nhiệt độ lên đến 430C ở Quỳ Hợp, tại H.Con Cuông là 43,30C. H.Tương Dương, nhiệt độ trong ngày là 42,80C đã phá vỡ kỷ lục 53 năm qua, ghi nhận từ ngày 12.5.1966. Ở Việt Nam, những lĩnh vực/đối tượng được đánh giá là dễ bị tổn thương do BĐKH bao gồm : nông nghiệp và an ninh lương thực, tài nguyên nước, sức khoẻ, nơi cư trú, nhất là ven biển và miền núi… 7
  9. Có thể nói, về mặt tiêu cực, BĐKH làm tăng tính ác liệt của thiên tai, cả về cường độ lẫn tần suất… 3.3. Thực trạng môi trƣờng tỉnh Nghệ An Môi trƣờng nông thôn bị ô nhiễm nặng: Rác thải vương vãi khắp nơi nhưng không được thu gom; việc chăn nuôi và giết mổ gia súc, gia cầm ngay trong khu dân cư diễn ra một cách tự phát, hóa chất thuốc bảo vệ thực vật dùng để trừ sâu, trừ cỏ không được xử lý… Đó là thực trạng đáng báo động về môi trường nông thôn hiện nay trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Bải rác tự phát tại khu vực xã Quỳnh Long – Quỳnh Lưu (Ảnh chụp) Bải rác tự phát trên quốc lộ 1A xã Quỳnh Giang – Quỳnh Lưu (Ảnh chụp) 8
  10. Phần lớn các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn nghệ an ở quy mô vừa và nhỏ, công nghệ lạc hậu, trang thiết bị manh mún. Các chủ đầu tư chưa nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ bảo vệ môi trường. Công tác này mang tính chất đối phó khá phổ biến các cơ sở sản xuất, nên thường gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Khai thác mỏ đá gây ô nhiễm môi trường ở Hoàng Mai Nghệ an có hơn 10 khu công nghiệp. “Hầu hết các doanh nghiệp mới chỉ tập trung hoàn thiện và mở rộng sản xuất chưa đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải”. Chủ yếu là chế biến gỗ, đá, xi măng, các mặt hàng tiêu dùng, thực phẩm, giải khát... Tuy chưa có nhà máy sản xuất quy mô lớn, phát thải nhiều chất độc hại, hoá chất, kim loại nặng, hoá dầu... nhưng có lúc vấn đề ô nhiễm môi trường ở đây cũng đã nóng lên. Nhiều cơ sở chưa thực hiện phương án bảo vệ môi trường, chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn mà vẫn thải ra môi trường cộng đồng. Hệ thống xử lý nước thải chung cho KCN cũng không hoàn thiện kịp thời. Nhà sản xuất thì “sống chết mặc bay” còn nhân dân trong khu vực thì lãnh đủ - hàng ngày phải chịu ô nhiễm nước bẩn, mùi hôi , khói, bụi... Khu liên hợp xử lí chất thải rắn ở Nghi Yên – Nghi Lộc 9
  11. Một bằng chứng khá rõ là một bãi rác phía sau chợ Vinh“Đây không phải là nơi quy tập rác, nhưng cả ban quản lý chợ lẫn tiểu thương đều đem rác ra đổ. Rác chất cao thành đống, các hộ dân ở khu vực này bị ảnh hưởng nghiêm trọng”. Bãi rác phía sau chợ vinh Hiện tượng ô nhiễm môi trường biển do tác động của nuôi trồng thủy hải sản không hợp lí. Ô nhiễm nguồn nước do nuôi trồng thủy sản tại huyện Quỳnh Lưu Môi trường đô thị. Tình hình đô thị hóa và phát triển dân số: Quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá ngày càng phát triển, cơ sở hạ tầng lại chưa theo kịp mức độ phát triển đó. Việc quy hoạch và xây dựng cơ sở hạ tầng chưa mang tính chất lâu dài và đồng bộ… nên việc tạo ra chất thải gây ô 10
  12. nhiễm ngày càng nhiều là không tránh khỏi. Cụ thể là ở TP. Vinh , Thị xã Cửa Lò, Thái Hòa, Hoàng Mai và các thị trấn, thị tứ nhiều nguồn gây ô nhiễm chưa được xử lý. Nước thải sinh hoạt, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp các cơ sở TTCN chưa qua xử lý hoặc xử lý cục bộ chưa đạt tiêu chuẩn vẫn thải ra làm ô nhiễm môi trường. Các phương tiện giao thông tăng nhanh trong khi cơ sở hạ tầng giao thông không theo kịp và ngày càng xuống cấp trầm trọng. Bên cạnh đó quy hoạch đô thị chưa gắn kết với BVMT. Riêng tại TP Vinh hình ảnh nhếch nhác, bẩn thỉu, mùi hôi thối bao trùm cả khu vực vì rác thải phân hủy Rác thải đổ chất đống cao vút ven đường xuống hồ điều hòa Hưng Hòa (thuộc phường Hưng Dũng - TP. Vinh) tại khu vực cạnh Trường ĐH sư phạm kỹ thuật Vinh trên đường Nguyễn Viết Xuân cũng xuất hiện 1 điểm đổ rác quen thuộc. Một lượng rác thải lớn với đủ chủng loại hàng ngày “tra tấn” nhiều hộ dân sống bám mặt đường Nguyễn Viết Xuân khiến người dân nơi đây hết sức bức xúc. “Hàng ngày có nhiều người dân đi xe máy qua đây vứt những bao rác to tướng. Thậm chí “hoành tráng” hơn còn có những xe tải chở hẳn xe rác thải đến đổ chất đống, nhiều khi còn đổ tràn ra cả đường. Nhà tôi ở đối diện ngay khu đổ rác nên ô nhiễm lắm” – Chủ quán cà phê Bảo Duy, ở số 168 đường Nguyễn Viết Xuân, bức xúc phản ánh. 11
  13. Một lượng rác thải khổng lồ lấn nửa con đường đối diện với nghĩa trang sinh thái Vinh Tân (phường Vinh Tân - TP. Vinh) Thùng nhựa, rổ đựng và ướp cá, phế phẩm bày la liệt tại Cảng cá Lạch Quèn – Quỳnh Lưu Thực trạng cơ sở hạ tầng: Hệ thống giao thông đường phố còn nhiều đường đất, làm gia tăng ô nhiễm bụi. Mật độ giao thông thấp, hệ thống chiếu sáng chưa hoàn thiện. Giao thông chưa đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị, còn cũ kỹ lạc hậu. Đường nội bộ, hệ thống cống thoát nước, sự chen chúc của hộ dân cư, gây rất nhiều khó khăn cho việc quy hoạch phát triển đô thị để làm cho thành phố xanh, sạch, đẹp. 12
  14. Ô nhiễm môi trường tại Thành phố Vinh Vấn đề cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố đã được cải thiện, đủ cung cấp theo tiêu chuẩn 6m3/người/tháng. Tuy vậy một số nơi trong thành phố vẫn thiếu nước máy, phải dùng nước giếng với chất lượng chưa tốt. 13
  15. Nước thải chưa được xử lí, nước sinh hoạt bị ô nhiễm nặng. Sự phát triển chưa đồng bộ của cơ sở hạ tầng đô thị đã gây ra hiện tượng ngập lụt và ô nhiễm môi trường diễn ra thường xuyên ở đô thị vào mùa mưa bão. Cụ thể là đợt mưa từ ngày 14 đến 16/10/2019 diễn ra ở TP Vinh: Mưa lớn đã làm hầu hết các tuyến đường trên địa bàn thành phố Vinh bị ngập sâu trong nước, mức ngập từ 0,3m đến 0,7m. Đặc biệt là các tuyến đường bị ngập sâu trên 1,0m như: Đường Lê Nin, đường Lý Thường Kiệt, đường Lệ Ninh, đường sau chợ Vinh; đường Đặng Thái Thân... Nhiều khối, xóm bị ngập từ 0,3 đến 0,5m. Đặc biệt khối 12, phường Cửa Nam và khối 1, 14, 15 phường Trung Đô, ngập 1,0m; Khối 1, 13, 14, 15, xã Nghi Kim ngập 0,8m; Khối 13, 14, 15, phường Bến Thủy ngập 1,4m; Khối 2, phường Lê Lợi, ngập 0,3m; Khối 8, phường Lê Lợi, có nơi ngập 1,0m; Khối 8, phường Trường Thi, ngập 0,2m; Khối 13, phường Bến Thủy, ngập 2,0m. Xe ô tô và nhiều tài sản của người dân thành phố Vinh ngâm trong nước 14
  16. Tại khu vực đình Tây chợ Vinh, nước ngập đến nóc ki ốt, hàng hóa đều ngập chìm trong biển nước 4. Hâ ̣u quả của ô nhiễm môi trƣờng , biến đổi khí hậu tới các lĩnh vực trên đia bàn tỉnh Nghệ An ̣ Tỉnh Nghệ An thường xuyên bị ảnh hưởng bởi các loại hình thiên tai bão, áp thấp nhiệt đới, lũ lụt, hạn hán, triều cường gây xâm thực bờ biển… Sạt lở lấn sâu vào nhà dân ở xã Diễn Vạn –Diễn Châu Trong bối cảnh BĐKH, các hiện tượng thiên tai tác động ngày càng trầm trọng, ảnh hưởng đến đời sống người dân, quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Điển hình là bão số 10 năm 2017. Cơn bao số 10 đổ bô ̣ vào đấ t liề n các ̃ tỉnh Bắc Trung Bộ gây ra những thiệt hại lớn về người , tài sản, hoa màu , những tuyến đê biển , hồ đập nguy cơ vỡ cao ... Hiê ̣n ta ̣i ở nghê ̣ An , các lực lượng như 15
  17. bộ đội , công an , thanh niên đã cùng n gười dân gồ ngmình khắ c phu ̣c hâ ̣u quả.Theo ghi nhận tại thị xã Cửa Lò , sau khi cơn bao quét qua rồ i đổ bộ vào đất ̃ liền, những cột sóng cao tới 6m đập phá dữ dội tuyến đê biển, hàng trăm ki ốt, nhà hàng bị tốc mái, đổ sập... Nước biển vượt đê tràn vào khu vực dân cư khoảng 1km, những con đường, ngôi nhà ngập trong nước, cây cối đổ ngả nghiêng, cả thị xã Biể n trở nên hoang tàn sau bao . ̃ Vùng biển bãi Ngang cũng hứng chịu cảnh bão tàn phá, sóng biển cao khoảng 5m đập liên hồi vào tuyến đê biển. Báo động nguy cơ vỡ đê. Ghi nhận tại thôn Cộng Hòa, xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, nước biển vượt đê chảy ào vào nhà dân. Trên triền đê của xã, hàng trăm người chạy ngược xuôi khuôn vác bao tải cát đá gia cố đê. Trước đó, người già, trẻ em được cơ quan chức năng vận động lên xe ca đưa tới vùng an toàn. Một đoạn đê biển dài 2,2km của xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Lưu có nguy cơ bị vỡ, hơn 100 người dân, dân quân tự vệ, công an đã bất chấp nguy hiểm đóng cọc, kè bao tải để tránh nước tràn. Theo thống kê trên địa bàn tỉnh Nghê ̣ An có 1 người chết, 1 người bị thương nặng, 210 nhà bị tốc mái, 65 hộ dân bị ngập. Về sản xuất nông nghiệp, 510 ha lúa bị ngập, 1.788,7 ha ngô và rau màu, 179,2 ha nuôi trồng thủy sản bị ngập. Đê xã Quỳnh Thọ, Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Long (huyện Quỳnh Lưu) bị lở mái 320m. Kè đê biển thị xã Hoàng Mai bị sạt lở 400m, nước tràn qua đê. Kênh mương bị sạt lở 1.500m, 11 cống qua đường bị cuốn trôi, cột điện, biển giao thông, hàng ngàn cây xanh bị gãy đổ. Bão đánh tan hoang tại TX Cửa Lò - Nghê ̣ An 16
  18. - Nhiễm mặn nước sông, hồ ven biển Sông Thái(Quỳnh Lưu), cửa Cờn(Hoàng Mai) về mùa mưa, hầu hết nước sông không bị mặn, song về mùa khô ranh giới mặn chuyển sâu vào đất liền, cách cửa sông khoảng 4,15 km. Sông bị xâm nhập mặn từ thuỷ triều, cách biển khoảng 1.5 – 2 km nước sông đã bị nhiễm mặn hoàn toàn. - Tác động đến hệ sinh thái: diện tích rừng đầu nguồn ở các huyện Kỳ Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Quế Phong và rừng phòng hộ ven biển ngày càng giảm sút về diện tích và chất lượng của rừng do thiên tai và tác động của con người. Sự ấm lên của khí hậu đi kèm các hiện tượng Enso làm nước biển tăng nhiệt độ nhanh, kèm theo là sự suy thoái tầng Ozon làm gia tăng bức xạ cực tím xuống mặt đất và axit hoá nước biển do nồng độ cao của khí CO2. - Tác độngđến thủy sản:Nghệ An là một tỉnh có bờ biển dài gần các ngư trường đánh bắt dồi dào nên BĐKH sẻ ảnh hưởng đến sản lượng nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản. Đặc biệt là tác động đến hoạt động nuôi trồng thủy sản như tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ngao, hàu ...ở Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc. BĐKH tác động đến các hệ sinh thái ven biển, làm biến động đến nguồn lợi cá biển. Vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến đến cộng đồng ngư dân ven biển. Ngoài ra, nguy cơ chịu ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới nhiều hơn. -Tác động đến sức khỏe cộng đồng:Tác động của BĐKH đến sức khỏe con người diễn ra khá phức tạp. Nó có thể hiện tác động tổng hợp, đồng thời của nhiều yếu tố khác nhau. Có những tác động trực tiếp thông qua các quá trình trao đổi trực tiếp giữa môi trường xung quanh với cơ thể gây nên: bệnh tật, tử vong do nhiệt đọ cao bất thường vào mùa hạ. Ô nhiễm khí bụi tại các đô thị... các bệnh liên quan đến nước và thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe do các hiện tượng thời tiết cực đoan. thiếu dinh dưỡngvà các ảnh hưởng khác. Cũng có những tác động gián tiếp, thông qua các nhân tố khác như: nhà ở, các côn trùng, vật chủ mang bệnh…. - Tác động đến du lịch:Biến đổi khí hậu cũng có tác động trực tiếp và gián tiếp đến các hoạt động văn hóa, dịch vụ du lịch. Chẳng hạn, biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng và nước biển dâng ảnh hưởng đến các bãi tắm ven biển, nhiều bãi tắm đẹp có thể bị mất đi, một số khác bị đẩy sâu hơn vào đất liền, ảnh hưởng đến việc khai thác. Các khu du lịch sinh thái và các công trình hạ tầng cùng các khu resort và khách sạn lớn đều ở các vùng thấp ven biển có thể bị ngập, buộc phải di chuyển, hoạt động kinh doanh bị ngưng trệ. 17
  19. Tuyến đường Sào Nam giao đường Bình Minh(TX Cửa Lò) bị nước biển xâm thực từ 0,2-0,3 m 5. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trƣờng – biế n đổ i khí hâ ̣u trên điạ bàn tỉnh Nghệ An Ô nhiễm không khí xuấ t phát tƣ̀ : Từ các cơ sở sản xuất: nổi bật có các ngành chế biến hải sản, nông, lâm sản thực phẩm, chế biến gỗ, khoáng sản. Nhiều cơ sở nằm xen trong khu dân cư, nên mặc dù một số cơ sở có sử dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi như sử dụng quạt hút, xyclon nhưng hiệu qủa xử lý của thiết bị đạt không cao. Một số cơ sở thải, khói đốt cũng chỉ đơn thuần dùng biện pháp nâng cao ống khói Từ trong giao thông: ô nhiễm bụi mịn trong Thành phố Vinh có chiều hướng gia tăng.. Cộng vào đó là bụi đường cũng vượt tiêu chuẩn cho phép ở các đường phố chính, nhất là vào mùa hạ. Từ sinh hoạt: Các khu dân cư ven biển, khu nhà trong hẻm sâu ở thành phố vinh, cửa lò, thái hòa và các thị trấn có các công trình vệ sinh chưa đảm bảo… nhân dân ở vùng nông thôn tự do xả thải xuống sông, hồ, ven biển, ven núi…Qua điều tra cho thấy, các khu vực này có 20 - 40% hộ dân cư có công trình vệ sinh không đảm bảo Ô nhiễm do chất thải rắn: - Chất thải rắn sinh hoạt: 43,5 vạn dân nội thành Vinh, thải ra khoảng 3 400m rác/ngày. Phần lớn thu gom được, còn lại dân đổ ra hồ, kênh rạch làm ô nhiễm môi trường nước. Rác thu gom được chôn lấp, để phân huỷ tự nhiên gây 18
  20. ô nhiễm trong khu vực bãi tập kết rác. Các cơ sở giết mổ chưa theo quy hoạch, giết mổ tự do trong khu dân cư thải chất thải gây ô nhiễm môi trường - Chất thải rắn bệnh viện: Chất thải rắn từ các bệnh viện, các trung tâm y tế, trạm xá thải ra khoảng hàng chục tấn/ngày, trong đó có thu gom xử lý là 90%, không kiểm soát được là 10%. Chất thải chưa được phân loại xử lý một cách hợp lý - nhất là chất thải độc hại: bông băng, bệnh phẩm, phế thải từ phẫu thuật Ô nhiễm tƣ̀ môi trƣờng nông thôn và nông nghiêp : ̣ Các thị trấn thị tứ: là nơi tập trung dân cư, lượng rác thải hàng ngày rất lớn nhưng chưa được thu gom đổ đúng nơi quy định. Một lượng lớn người dân tự đổ xuống sông hồ. Nước thải sinh hoạt, bệnh viện, … hầu hết chưa qua xử lý dổ thẳng ra sông hồ, đồng ruộng. Các cơ sở sản xuất gạch ngói, vật liệu xây dựng vẫn còn nằm xen trong dân cư, khói thải gây ô nhiễm không khí cục bộ. Hiện nay ở vùng nông thôn dân số tăng nhanh, quỹ đất có hạn, chất lượng tài nguyên đất giảm dần, chuyển đổi cây trồng, áp dụng KHKT chậm, độc canh cây lúa là chủ yếu, sử dụng thuốc trừ sâu vô tội vạ, làm kháng thuốc nên sâu bệnh ngày càng phát triển. Hiện tượng này báo hiệu môi trường nông thôn tỉnh ta ngày càng suy thoái Ô nhiễm tƣ̀ môi trƣờng miền núi : Đất đai bị xói mòn rất mạnh làm cho đất nghèo dinh dưỡng. Rừng nguyên sinh bị tàn phá, nạn cháy rừng còn diễn ra nghiêm trọng, điển hình như vụ cháy rừng thông diễn ra tại 3 huyện: Nghi lộc, Diễn châu và Yên Thành vào mùa hạ năm 2020. Nạn phá rừng làm rẫy bừa bãi gây lũ lụt, sa bồi, thuỷ phá. Đồi núi ở khu vực đồng bằng chủ yếu là đồi trọc bị phong hoá, rửa trôi mạnh, đá núi bị khai thác, mùa mưa làm xói mòn, bồi lấp vùng đất thấp, đồng ruộng, đất canh tác… Ô nhiễm tƣ̀ môi trƣờng biể n và vùng ven bờ : Nguyên nhân gây ô nhiễm: Khu dân cư chưa theo quy hoạch, nhà hàng dịch vụ, sản xuất … thải trực tiếp xuống Hồ, sông, biển gây ô nhiễm. Mức độ ô nhiễm tuỳ thuộc vào vị trí nguồn thải và theo mùa. Mùa mưa ô nhiễm nước biển cao hơn mùa khô. Ngoài ra còn có hiện tượng xâm hại về đa dạng sinh học, cộng với thiên tai lũ lụt; sự cố môi trường… cũng làm suy thoái môi trường không kém. II. Các giải pháp bảo vệ môi trƣờng , chố ng biế n đổ i khí hâ ̣u trên điạ bàn tỉnh Nghệ an 1. Giải pháp về mặt thể chế chính sách Tăng cường nâng cao nhận thức về môi trường: Thay biện pháp “ra lệnh và kiểm soát” trước đây bằng việc tự nguyện tự giác thực hiện các biện pháp bảo 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2