intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp Giáo dục thể chất với Giáo dục quốc phòng an ninh trong hình thành kỹ năng và tác phong học tập khoa học cho học sinh khối 10 khi dạy phần kiến thức đội hình, đội ngũ tại Trường THPT Diễn Châu 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:24

18
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích nghiên cứu sáng kiến "Tích hợp Giáo dục thể chất với Giáo dục quốc phòng an ninh trong hình thành kỹ năng và tác phong học tập khoa học cho học sinh khối 10 khi dạy phần kiến thức đội hình, đội ngũ tại Trường THPT Diễn Châu 2" nhằm đánh giá hiệu quả việc tích hợp Giáo dục thể chất với Giáo dục quốc phòng an ninh trong hình thành kỹ năng và tác phong học tập khoa học cho học sinh khối 10 khi dạy phần kiến thức đội hình đội ngũ tại Trường THPT Diễn Châu 2.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp Giáo dục thể chất với Giáo dục quốc phòng an ninh trong hình thành kỹ năng và tác phong học tập khoa học cho học sinh khối 10 khi dạy phần kiến thức đội hình, đội ngũ tại Trường THPT Diễn Châu 2

  1. PHẦN I:PHẦN MỞ ĐẦU 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “ Muốn có chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Trong hình mẫu và phẩm chất con người, sức khoẻ và thể chất chiếm một vị trí không thể thiếu để đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Do đó Giáo dục thể chất – Giáo dục quốc phòng-an ninh là một bộ phận của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, nó tổng hợp các phương tiện, phương pháp nhằm hướng con người phát triển toàn diện, hài hoà, đặc biệt là một trong những hình thức cơ bản, chuẩn bị thể lực, ý thức tổ chức kỷ luật, kỹ năng và tác phong lề lối làm việc khoa học phục vụ cho lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu mạnh. Vì thế mỗi Quốc gia đều chú trọng đến công tác Giáo dục thể chất-Giáo dục quốc phòng-an ninh và đưa nền Giáo dục thể chất nước mình lên đỉnh cao nhất cũng như giữ vững và phát triển những môn có thế manh tính bản sắc dân tộc. Kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy rằng: “Truyền thống dân tộc là một trong những động lực thúc đẩy sự phát triển của đất nước.”Giáo dục thể chất là một lĩnh vực của nền văn hoá vì vậy nó cũng mang tính dân tộc đậm nét, ở Việt Nam cũng đã trải qua hàng nghìn năm các môn thể thao dân tộc như : Vật,võ, đua thuyền, đánh đu, vẫn tồn tại và trở thành một nội dung hấp dẫn trong các dịp lễ hội dân tộc. Trong công tác ngoại giao Thể dục thể thao có chức năng là nhịp cầu nối giao lưu, mối tình hữu nghị và thắt chặt tình đoàn kết giữa các dân tộc, các Quốc gia trên thế giới. Thông qua thi đấu thể thao các Quốc gia trên thế giới có sự trao đổi tiếp thu tinh hoa của nhau , qua đó tìm hiểu học tập, giúp đỡ lấn nhau đưa thế giới vào cuộc sống hoà bình,ấm no đầy tình hữu nghị . Ngày nay đất nước ta đang đi trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hoá với khẩu hiệu:“Khỏe để xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Hiểu được ý nghĩa tác dụng của việc tập luyện thể dục thể thao đã đem lại sức khoẻ cho con người, hoàn thiện về thể chất cho nhân dân lao động, có thể nói sức khoẻ con người là một yếu tố hợp thành quan trọng của lực lượng sản xuất, có sức khoẻ mới có lao động, có lao động mới có sự sáng tạo sản xuất ra của cải vật chất, đất nước mạnh cùng với sự lớn mạnh của nhiều ngành trong cả nước thể dục thể thao ngày nay được phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu . Trong cuộc sống hiện nay, vị trí công tác Giáo dục thể chất trong nhà trường càng được xác định theo đúng tầm quan trọng của nó. Thông qua tích hợp Giáo dục thể chất với Giáo dục quốc phòng – an ninh trong bộ môn thể dục với Giáo dục quốc phòng – an ninh , bồi dưỡng cho học sinh những đức tính dũng cảm, giúp học sinh biết được kĩ năng cơ bản để tập luyện giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực, góp phần rèn luyện nếp sống lành mạnh, tác phong nhanh nhẹn, kỉ luật, thói quen tự giác tập luyện thể dục thể thao, giữ gìn vệ sinh khoa học. Có sự tăng tiến về thể lực, thi đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể và thể hiện khả năng của bản thân về thể dục thể thao, biết vận dụng những điều đã học vào nếp sinh hoạt ở trong và ngoài nhà trường, góp phần chuẩn bị cho thế hệ trẻ có nếp sống, tác phong công nghiệp. 1
  2. Đặc trưng: Giáo dục quốc phòng - an ninh là hình thành kỷ cương tác phong,kỷ luật học trong học tập và công tác, Giáo dục thể chất là hình thành tác phong nhanh nhẹn, rèn luyện sức khỏe phục vụ cho học tập, lao động sản xuất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Với tư cách là Tổ trưởng chuyên môn Tổ Khoa học xã hội trực tiếp quản lý nhóm Giáo dục thể chất với Giáo dục quốc phòng an ninh tại trường THPT Diễn Châu 2 tâm huyết với nghề, muốn đẩy mạnh, nâng cao chất lượng bộ môn nhằm đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới hiện nay. Xuất phát từ những lí do trên chúng tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: “Tích hợp Giáo dục thể chất với Giáo dục quốc phòng an ninh trong hình thành kỹ năng và tác phong học tập khoa học cho học sinh khối 10 khi dạy phần kiến thức đội hình, đội ngũ tại Trường THPT Diễn Châu 2.” 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Thông qua kết quả nghiên cứu tích hợp Giáo dục thể chất với Giáo dục quốc phòng an ninh trong hình thành kỹ năng và tác phong học tập khoa học cho học sinh khối 10 khi dạy phần kiến thức đội hình đội ngũ tại Trường THPT Diễn Châu 2, từ đó nâng cao hiệu quả công tác giáo dục ở nhà trường và triển khai rộng rãi. Qua tích hợp giữa hai bộ môn làm cho hiệu quả dạy và học của bộ môn tăng lên đáng kể, kiến thức khoa học được tác động bổ trợ lẫn nhau liên quan đến nhau, mỗi kỹ thuật động tác của môn này làm tiền đề cho môn kia cùng phát triển. Qua tích hợp các em có tác phong linh hoạt, nhanh nhẹn, tư thế động tác chuẩn xác hơn, tập luyện tự giác và sôi nổi hơn, hoạt động nhóm trở thành hoạt động trọng tâm trong giờ học, năng lực hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm rất rõ nét. Vì vậy mà việc dạy của người thầy cũng trỡ nên nhẹ nhàng hơn và cho kết quả cao hơn. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: Đối với đề tài: “Tích hợp Giáo dục thể chất với Giáo dục quốc phòng an ninh trong hình thành kỹ năng và tác phong học tập khoa học cho học sinh khối 10 khi dạy phần kiến thức đội hình đội ngũ tại Trường THPT Diễn Châu 2” Để hoàn thành chất lượng đề tài tốt chúng tôi xác định hai nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ chung: Nghiên cứu tích hợp Giáo dục thể chất với Giáo dục quốc phòng an ninh trong hình thành kỹ năng và tác phong học tập khoa học cho học sinh khối 10 khi dạy phần kiến thức đội hình đội ngũ tại Trường THPT Diễn Châu 2. Nhiệm vụ cụ thể: Đánh giá hiệu quả việc tích hợp Giáo dục thể chất với Giáo dục quốc phòng an ninh trong hình thành kỹ năng và tác phong học tập khoa học cho học sinh khối 10 khi dạy phần kiến thức đội hình đội ngũ tại Trường THPT Diễn Châu 2. Tham mưu cho Ban giám hiệu tăng cường ,phát huy sự đầu tư , ủng hộ của các đơn vị ,cơ quan, các doanh nghiệp,nhà hảo tâm, hội phụ huynh học sinh... 4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: Học sinh nam, nữ khối 10 Trường THPT Diễn Châu 2 trong năm học 2021-2022 Trực tiếp trên hai lớp 10A và 10E 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Để giải quyết các nhiệm vụ trên của đề tài, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: a. Phương pháp nghiên cứu và tổng hợp tài liệu: 2
  3. Các tài liệu liên quan đến đề tài, nhằm tìm hiểu tình hình phát triển Giáo dục thể chất-Giáo dục quốc phòng an ninh nói chung ở các nước trong khu vực và trên thế giới hiện nay. Tìm hiểu về đặc điểm tâm sinh lý độ tuổi, đặc điểm thích hợp vùng miền, tìm hiểu về nguồn gốc và những tác động của việc tích hợp Giáo dục thể chất-Giáo dục quốc phòng an ninh. b. Phương pháp quan sát sư phạm: Qua quan sát các em học sinh khối 10 Trường THPT Diễn Châu 2 để đánh giá việc tiếp thu lượng vận động, khả năng phối hợp vận động cũng như sự hứng thú học tập và rèn luyện của các em thông qua tích hợp Giáo dục thể chất với Giáo dục quốc phòng an ninh trong giảng dạy. Qua đó để đưa vào sử dụng với khối lượng, cường độ và sự phân bố hệ thống các bài tập nhằm hình thành tác phong kỷ luật hợp lý,khoa học, phù hợp với điều kiện cụ thể hiện tại. c. Phương pháp sử dụng Test: Để đánh giá kỹ năng và tác phong học tập khoa học của các em học sinh trước và sau thực nghiệm chúng tôi sử dụng: +Test nhận thức về môn học của các em để đánh giá +Test trình độ kỹ thuật,tác phong và thể lực đạt được để đánh giá +Test chất lượng và hiệu quả tích hợp để đánh giá d. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Sau khi xác định và lựa chọn tập hợp hệ thống bài tập chúng tôi tiến hành phân nhóm thực nghiệm trên với điều kiện tập luyện như nhau chỉ khác là: - Nhóm 1(Nhóm đối chứng) tập luyện bình thường theo kế hoạch Phân phối chương trình môn học đã xây dựng có từ trước. - Nhóm 2(Nhóm thực nghiệm) tập luyện theo nội dung đã được chúng tôi lựa chọn luyện tập tích hợp. 6. CƠ SỞ NGHIÊN CỨU: Căn cứ vào tình hình thực tiễn của học sinh khối 10 nói chung và tài 2 lớp 10A, 10E Trường THPT Diễn Châu 2 năm học 2021-2022 cũng như hai môn học. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. THỰC TRẠNG BAN ĐẦU: a- Tình hình nhà trường. Nhà trường đã từng bước quan tâm xây dựng, bổ sung trang thiết bị cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học trong trường. Mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện đẩy mạnh các hoạt động giáo dục, làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục hiện nay... b- Thực trạng ban đầu : Năm học 2021-2022 Trường THPT Diễn Châu 2 hiện có 39 lớp với hơn 1600 học sinh tham gia học tập rèn luyện. Riêng khối 10 có 13 lớp với hơn 500 em học sinh. Thực trạng công tác Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng an ninh tại Trường THPT Diễn Châu 2: - Đã thực hiện giảng dạy đúng, đủ và khá hợp lý về chương trình giáo dục quy định của cấp trên đề ra 3
  4. - Cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là trong khai thác thiết bị giảng dạy và học tập. - Đội ngũ giáo viên chưa đồng đều về chuyên môn cũng như ý thức trong công việc được giao chưa cao ở một số thời điểm nhất định. - Nhận thức của một bộ phận học sinh còn coi thường môn học, là môn phụ ít chú ý, ít có ý thức tự giác trong học tập...Nếu tình trạng này kéo dài có nguy cơ trở nên suy giảm về ý thức cũng như chất lượng giáo dục toàn diện hiện nay. - Nhận thức của một bộ phận phụ huynh với tâm lý thờ ơ, xem nhẹ, chưa coi trọng việc rèn luyện tác phong, sức khỏe, kỷ luật học tập cho con em mình. - Nhiều lúc do chủ quan trong nhận thức các giáo viên dạy các môn văn hóa khác cũng nhìn nhận sai lệch vấn đề này. Đây cũng là khó khăn không nhỏ ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục toàn diện giai đoạn này. Với kinh nghiệm nhiều năm giảng dạy bộ môn Giáo dục thể chất-Giáo dục quốc phòng an ninh ở Trường THPT Diễn Châu 2, chúng tôi nhận thấy sự phát triển thể lực nói chung và sức mạnh nói riêng, tác phong, ý thức kỷ luật học tập của đại bộ phận các em học sinh khối 10 còn nhiều mặt hạn chế dẫn đến kết quả của bộ môn chưa thực sự nâng cao để đáp ứng được với yêu cầu trong tình hình giáo dục mới hiện nay. NGÔI TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU II HIỆN TẠI 4
  5. NHÓM GIÁO VIÊN TDQP CỦA TRƯỜNG DC2 c- Nguyên nhân của thực trạng trên: * Đối với giáo viên: - Do trình độ khả năng chuyên môn chưa đồng đều, chậm tiếp cận được với chương trình giáo dục theo xu thế mới hiện nay. - Do phương pháp của giáo viên có lúc chưa phù hợp với đối tượng học sinh, sự kết hợp giữa các phương pháp giảng dạy, giữa các bộ môn, giữa các tổ chức có lúc chưa thực sự được mềm dẻo, linh hoạt, khoa học... - Chưa thực sự vận dụng, khai thác và hỗ trợ lẫn nhau giữa các môn học... * Đối với học sinh: - Do đặc thù bộ môn hoạt động cơ bản ở ngoài trời, học sinh chưa có ý thức tự giác tích cực, chủ động trong quá trình lập luyện ở nhà trường và gia đình. - Tình trạng sức khoẻ, tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật của bộ phận lớn học sinh còn chưa tốt để phát huy hết tính năng, yêu cầu của bộ môn. Chưa thích ứng kịp với điều kiện và môi trường học tập ở cấp học mới trong giai đoạn mới hiện nay. - Điều kiện học về thời gian của các em học sinh ở gia đình còn rất hạn hẹp, do tình hình kinh tế trên địa bàn chưa đồng đều còn gặp nhiều khó khăn. - Đặc biệt ở Trường THPT Diễn châu 2 hiện nay còn thiếu nhà đa năng cũng là một khó khăn không nhỏ tác động đến môi trường học tập và kết quả giáo dục toàn diện của nhà trường trong tình hình mới. 2. BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG : * Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 1: + Phân tích lý luận thực tiễn, xác định hướng nghiên cứu chọn đề tài: + Xác định nhiệm vụ nghiên cứu, chọn phương pháp nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, chuẩn bị tài liệu và cơ sở vật chất,trang thiết bị phục vụ cho quá trình nghiên cứu đề tài. Giai đoạn 2: + Nghiên cứu tài liệu có liên quan 5
  6. + Phân tích tổng hợp tài liệu. + Liên hệ địa điểm nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu. Giai đoạn 3: + Lựa chọn tập hợp hệ thống bài tập phù hơp với đối tượng nghiên cứu. + Thu thập, ghi nhận thông tin, kết quả và xử lý số liệu. + Viết kết luận và kiến nghị đề tài. + Đánh máy, chỉnh sửa, rà soát hoàn thiện đề tài. a. Biện pháp cụ thể: Nghiên cứu tích hợp Giáo dục thể chất với Giáo dục quốc phòng an ninh trong hình thành kỹ năng và tác phong học tập khoa học cho học sinh khối 10 khi dạy phần kiến thức đội hình đội ngũ tại Trường THPT Diễn Châu 2. a.1.Đặc điểm tâm lí: Lứa tuổi học sinh THPT là lứa tuổi quá độ và là giai đoạn rất nhạy cảm, có sự phát triển đặc biệt mạnh mẽ về tâm sinh lý, linh hoạt của các đặc tính nhân cách. Các em luôn mong muốn thử sức mình theo các phương hướng khác nhau, nên hành vi của các em phức tạp và mâu thuẫn, hay bốc đồng... Đặc biệt là các em học sinh khối 10 đầu cấp, mới bắt đầu tiếp cận với môi trường và cấp học mới còn nhiều bỡ ngỡ và mới lạ. Vì vậy cần phải thường xuyên giám sát và giáo dục cho phù hợp trên cơ sở phát huy tính tích cực, tự giác, sáng tạo, biết điều chỉnh và tổ chức hoạt động, tạo điều kiện phát triển tốt các khả năng có lợi và hạn chế các khả năng bất lợi cho các em. a.2.Đặc điểm sinh lí a.2.1.Hệ thần kinh: Não bộ đang thời kì hoàn chỉnh, hoạt động của thần kinh chưa ổn định, hưng phấn chiếm ưu thế. Do đó khi học tập các em dễ tập trung tư tưởng, nhưng nếu thời gian kéo dài, nội dung nghèo nàn, hình thức hoạt động đơn điệu, thì thần kinh sẽ chóng mệt mỏi và dễ phân tán sức chú ý. Vì vậy nội dung tập luyện phải phong phú, phương pháp dạy học, tổ chức giờ học phải linh hoạt, giảng giải và làm mẫu có trọng tâm, chính xác. Ngoài ra cần tăng cường tập luyện thể dục thể thao ngoài giờ bằng các hình thức vui chơi , phối kết hợp với các nội dung khác, bộ môn khác để làm phong phú khả năng hoạt động và phát triển các tố chất một cách linh hoạt và toàn diện. a.2.2.Hệ vận động: Đối với hệ xương:Hệ xương đang trong giai đoạn phát triển mạnh về chiều dài. Hệ xương sụn tại các khớp đang đòi hỏi điều kiện tốt để phát triển và hoàn thiện. Giáo dục thể chất có tác dụng tốt đến sự phát triển của hệ xương nhưng phải chú ý đến tư thế, đến sự cân đối trong hoạt động để tránh phát triển sai lệch của hệ xương và kìm hãm sự phát triển về chiều dài. Đối với hệ cơ: Hệ cơ của các em phát triển chậm hơn sự phát triển của hệ xương, chủ yếu là phát triển về chiều dài, thiết diện cơ chậm phát triển. Do sự phát triển không đồng bộ, thiếu cân đối nên các em không phát huy được sức mạnh và chóng mệt mỏi. 6
  7. Vì vậy cần chú ý tăng cường phát triển cơ bắp và phát triển toàn diện. a.2.3.Hệ tuần hoàn: Tim phát triển chậm hơn so với sự phát triển mạch máu, sức co bóp yếu, khả năng điều hòa hoạt động của tim chưa ổn định nên khi hoạt động quá căng thẳng sẽ chóng mệt mỏi. Vì vậy tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ ảnh hưởng tốt đến hoạt động của hệ tuần hoàn, hoạt động của tim dần dần được thích ứng. Nhưng trong quá trình tập luyện cần phải đảm bảo nguyên tắc vừa sức và nguyên tắc tăng tiến trong giáo dục thể chất, tránh hoạt động quá sức và đột ngột. a.2.4.Hệ hô hấp: Phổi của các em giai đoạn này phát triển chưa hoàn thiện, phế nang còn nhỏ, các cơ hô hấp chưa phát triển, dung lượng phổi còn bé. Vì vậy khi hoạt động các em phải thở nhiều, thở nhanh nên chóng mệt mỏi. Rèn luyện thể chất cho các em phải toàn diện, phải chú ý phát triển đến các cơ hô hấp, hướng dẫn các em phải biết cách thở sâu, thở đúng và biết cách thở trong hoạt động. Như vậy mới có thể làm việc, hoạt động được lâu và có hiệu quả hơn. a.3. Các biện pháp: a.3.1.Tập luyện thường xuyên, liên tục đảm bảo nguyên tắc vừa sức và tăng tiến... a.3.2.Phân bố thời gian tập luyện hợp lý, khoa học... a.3.3.Nội dung tập luyện phong phú, đa dạng... b. Các giải pháp tổ chức thực hiện: b.1 Nâng cao hiệu quả phối hợp giữa 2 bộ môn Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng an ninh Xây dựng các hoạt động chung: Cả 2 cùng tham gia tổ chức, phối hợp nhằm hình thành tính tổ chức kỷ luật, tác phong học tập đạt kết quả cao. Thường xuyên trao đổi chuyên môn nhằm hổ trợ, bổ sung kiến thức chuyên môn giữa Giáo dục thể chất-Giáo dục quốc phòng an ninh trong các buổi sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn và sau mỗi tiết dạy để đúc rút kinh nghiệm tìm ra điểm mới cần quan tâm và điều chỉnh cho phù hợp. Tổ chức các giờ dạy thao giảng lồng ghép dạy học chủ đề, chuyên đề, nghiên cứu bài học tích hợp giữa hai phân môn giáo dục thể chất với giáo dục quốc phòng nhằm củng cố, bổ sung kiến thức phối hợp giữa lý thuyết với thực hành mang lại hiệu quả cao hơn trong giảng dạy và học tập. 7
  8. SAU GIỜ DẠY THAO GIẢNG CỦA NHÓM CHUYÊN MÔN 8
  9. TIẾT DỰ GIỜ THAO GIẢNG NHÓM CHUYÊN MÔN b.2 Nâng cao nhận thức hiểu biết khoa học về 2 bộ môn Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng an ninh Với Giáo viên: Tăng cường tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn liên môn Giáo dục thể chất với Giáo dục quốc phòng an ninh nhằm củng cố, hỗ trợ bổ sung các kiến thức đan xen lẫn nhau cho đội ngũ giáo viên tạo điều kiện bổ sung cho học sinh tăng cường hiểu biết, ngày càng hoàn thiện. Với Học sinh: Thường xuyên tuyên truyền hướng dẫn nâng cao nhận thức hiểu biết cho các em giữa 2 bộ môn Giáo dục thể chất với Giáo dục quốc phòng an ninh để các em có ý thức tự giác, tích cực, rèn luyện tác phong, tính kỷ luật trong hoạt động học tập và rèn luyện nhằm hình thành kỹ năng và tác phong học tập khoa học cho bản thân các em. Với Phụ huynh học sinh: Thể hiện rõ là cầu nối gắn liền giữa nhà trường và học sinh, thầy cô với học sinh, phụ huynh với nhà trường và thầy cô, cùng nhau phối hợp với nhà trường để quản lý và giáo dục con em đi theo đúng quỹ đạo giáo dục đã được định hướng. Tận dụng tối đa sự ủng hộ, quan tâm của Ban lãnh đạo nhà trường cùng các tổ chức trong và ngoài nhà trường Luôn được Lãnh đạo biết, Lãnh đạo hiểu, Lãnh đạo làm và Lãnh đạo ủng hộ... 9
  10. GIỜ HỌC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CỦA HỌC SINH KHỐI 10 10
  11. GIỜ HỌC GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG CỦA HỌC SINH b.3 Tham mưu nhà trường tăng cường cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất đáp ứng hoạt động dạy học, giáo dục Đề xuất mua sắm bổ sung thêm nhiều trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác giảng dạy và học tập trong nhà trường. Tăng cường phối hợp hướng dẫn công tác tự làm đồ dùng phục vụ giảng dạy và học tập trong trường Bổ sung nguồn kinh phí nâng cấp sân bãi, dụng cụ cơ sở vật chất trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc dạy học trong trường Xây dựng kế hoạch làm nhà đa năng, tôn tạo sân tập nhằm phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và học tập bộ môn Giáo dục thể chất với Giáo dục quốc phòng an ninh đạt hiệu quả và chất lượng cao... b.4 Đổi mới các loại hình hoạt động nhằm thu hút đam mê bộ môn: Tổ chức tốt các hoạt động, chương trình giao lưu thi đấu thể thao giữa Giáo viên với giáo viên, chi đoàn với chi đoàn, đơn vị với đơn vị trên địa bàn... Tổ chức tốt các câu lạc bộ thể dục thể thao phong phú về nội dung, đa dạng về đối tượng hoạt động thường xuyên đạt hiệu quả và chất lượng cao. Như câu lạc bộ Bóng rổ, Bóng chuyền, Bóng đá, Cầu lông, Đá cầu , Các nhóm nhảy... Thông qua đó để định hướng nghề nghiệp tương lai cho các em khi có nguyện vọng đăng ký tham gia các nghành học liên quan đến Giáo dục thể chất với Giáo dục quốc phòng an ninh trong tương lai... 11
  12. MỘT SỐ CỜ LƯU NIỆM THAM GIA GIẢI 12
  13. LẦN THAM GIA HỘI THAO QUỐC PHÒNG CẤP TỈNH NĂM 2020 13
  14. 3.CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA GIÁO DỤC THỂ CHẤT GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH TRONG NHÀ TRƯỜNG Hệ quả của Giáo dục thể chất gắn liền với đặc điểm giải phẫu sinh lí, tâm lí học và đặc điểm phát triển tố chất thể lực ở mỗi lứa tuổi con người, Tác dụng của giáo dục thể chất là rất lớn, nó không ngừng đem lại sức khỏe cho học sinh mà còn góp phần đào tạo con người phát triển cân đối toàn diện về mọi mặt. Hệ quả của Giáo dục quốc phòng an ninh là hình thành tính kỷ cương, kỷ luật, tác phong, lề lối làm việc và học tập.Tăng cường tính trách nhiệm với bản thân, đồng đội, bạn bè với quê hương, đất nước và chủ quyền Quốc Gia. Tố chất thể lực là sự biểu hiện tổng hợp của hệ thống chức năng các cơ quan cơ thể, tố chất thể lực tăng trưởng theo sự tăng trưởng của lứa tuổi. Sự tăng trưởng này có tốc độ nhanh, biên độ lớn trong thời kì dậy thì. Giai đoạn lứa tuổi khác thì tố chất thể lực phát triển khác, tức là trong cùng một lứa tuổi tố chất thể lực khác phát triển thay đổi cũng không giống nhau. Tích hợp Giáo dục thể chất - Giáo dục quốc phòng an ninh nhằm rèn luyện, giáo dục tính kỷ cương, kỷ luật, tác phong nhanh nhẹn, lề lối làm việc và học tập đạt hiệu quả cao trên cơ thể khỏe mạnh, cường tráng phát triển cân đối, toàn diện. Tố chất thể lực từ giai đoạn tăng trưởng chuyển qua giai đoạn ổn định theo thứ tự phát triển sau: Tố chất nhanh phát triển đầu tiên, sau đó là tố chất bền và tố chất mạnh. * Tố chất nhanh: Tố chất nhanh phát triển sớm hơn sự phát triển tố chất mạnh, thời kì phát triển tố chất nhanh quan trọng nhất ở tuổi học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở. * Tố chất mạnh: Sức mạnh là năng lực chống đỡ hoặc khắc phục sức cản bên ngoài nhờ những nỗ lực của cơ bắp. Đối với môn nhảy cao chúng ta cần quan tâm đến sự phát triển sức mạnh tốc độ của người tập. Để phát triển sức mạnh tốc độ cần xen kẽ tập luyện đúng mức với phương pháp dùng sức lớn nhất. Như vậy, trong quá trình cho học sinh tập luyện môn nhảy cao chúng ta cần đưa vào các bài tập phát triển sức mạnh bột phát của các nhóm chi dưới, giúp cho việc thực hiện động tác giậm nhảy trong nhảy cao thật nhanh, mạnh, để đưa cơ thể bay lên cao hơn và xa hơn. Trong dạy học môn Quốc phòng cho các em tập nhiều nội dung mang, vác khối lượng nhất định để di chuyển cũng có tác dụng tăng cường sức mạnh cho đội chân lại phục vụ lại cho bài tập phát triển tố chất sức mạnh. Đây chính là các hoạt động phối kết hợp giữa các môn học. - Sức mạnh tốc độ: Dạng sức mạnh này thể hiện trong động tác chạy đà. - Sức mạnh bột phát: Dạng sức mạnh thể hiện trong động tác giậm nhảy (sức bật) * Tố chất khéo léo: Khéo léo là năng lực tiếp thu nhanh các động tác ứng phó kịp thời với những thay đổi bất ngờ. Xác định và đánh giá tố chất khéo léo là việc khó. Có thể tính bằng khoảng 14
  15. thời gian tiếp thu động tác. Để rèn luyện khéo léo cần phải tập nhiều các loại hình động tác, nhờ quá trình tập để tiếp thu các động tác đó các tố chất khác cũng phát triển theo. Tóm lại, trong quá trình giảng dạy và huấn luyện chúng ta cần căn cứ vào đặc điểm phát triển tố chất, đồng thời dùng các phương pháp huấn luyện khoa học, xúc tiến cho việc phát triển tố chất thể lực của người tập nói chung và học sinh nói riêng. * Hệ thống các nội dung tập luyện ban đầu cần đáp ứng yêu cầu: Củng cố và nâng cao sức khoẻ giúp cho cơ thể phát triển cân đối, khắc phục sửa chữa những sai lệch. Hình thành các kỹ năng, kỹ sảo vận động cần thiết và sự phối hợp các hoạt động khác nhau với độ chính xác ngày càng cao. Giáo dục ý thức kỷ luật, đạo đức, nếp sống văn minh, nhanh nhẹn, thông minh, sáng tạo và giàu lòng dũng cảm, yêu Tổ Quốc, yêu đồng bào... Khái quát và tích hợp những tri thức chuyên môn trong rèn luyện Giáo dục thể chất với Giáo dục quốc phòng an ninh nói chung, gây hứng thú say mê tập luyện khoa học hàng ngày để hoàn thiện mình thành người có ích cho xã hội. *Mục đích yêu cầu, cách tập luyện như sau: - Dạng bài tập lồng ghép tích hợp Trong đội hình học tập của giờ Giáo dục thể chất cần ổn định tổ chức nhanh nhẹn kế thừa phát huy trên cơ sở đã được học tập, rèn luyện, phân tích kỹ càng ở chương trình phần học Giáo dục quốc phòng, mỗi cá nhân có ý thức rèn luyện , tác phong nhanh nhẹn, tư thể tác phong chuẩn xác sẽ tạo ra một tập thể có ý thức rèn luyện , tác phong nhanh nhẹn, tư thể tác phong chuẩn xác... Cụ thể: Động tác Nghiêm: Động tác Nghỉ: Động tác quay tại chỗ: Quay bên phải Quay bên trái Quay nửa bên phải Quay nửa bên trái Quay đằng sau Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái: Trong Giáo dục thể chất sử dụng các loại đội hình nhận lớp, khởi động, học tập có liên quan và đã được rèn luyện trong quá trình dạy bộ môn Giáo dục quốc phòng Cụ thể: Đội hình tiểu đội: Hàng ngang Hàng dọc Động tác tiến, lùi, qua phải, qua trái: 15
  16. Giãn đội hình, Thu đội hình: Hàng ngang Hàng dọc Đội hình trung đội: Hàng ngang Hàng dọc Thông qua giờ dạy Giáo dục quốc phòng được áp dụng các loại hình thức, biện pháp rèn luyện, kỷ luật của bộ môn vào công tác rèn luyện và học tập đã xây dựng được tác phong, ý thức, kỹ năng học tập và công tác của người chiến sỹ. Qua đó nhằm giáo dục hình thành kỹ năng và tác phong học tập khoa học cho các em học sinh ở mọi lĩnh vực. - Kế hoạch bài dạy cụ thể phần đội hình tiểu đội: PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH GIẢNG BÀI Ngày tháng năm Môn: GDQP –AN HIỆU TRƯỞNG Bài 4: Đội ngũ đơn vị ( ppct 15) Đối tượng: Học sinh khối 10 Năm học: 2021 – 2022 Phần1: Ý định giảng bài I Mục đích ,yêu cầu 1 Mục đích: - Về kiến thức :Hiểu được ý nghĩa ,thứ tự động tác tập hợp các đội hình cơ bản của tiểu đội,trung đội. - Về kĩ năng: + Biết điều khiển(chỉ huy) tập hợp các đội hình cơ bản của tiểu đội,trung đội.Thành thạo động tác đội ngũ từng người không có súng. + Biết vận dụng linh hoạt vào quá trình học tập,sinh hoạt tại trường. 2 Yêu cầu: Có ý thức tổ chức kĩ luật ,tác phong nhanh nhẹn,khẩn trương ,tự giác chấp hành Điều lệnh Đội ngũ và các nội quy của nhà trường. II Nội dung và trọng tâm 1 Nội dung: Nội dung của bài gồm hai phần: a-Đội ngũ tiểu đội. b-Đội ngũ trung đội. 2 Nội dung trọng tâm: Đội ngũ tiểu đội. III Thời gian - Tổng số : 7 tiết - Phân bố thời gian: Tiết 1: Đội hình tiểu đội hàng ngang Tiết 2: Đội hình tiểu đội hàng dọc Tiết 3: Tiến ,lùi,qua phải,qua trái;giản đội hinh,thu đội hình,ra khỏi hàng,về vị trí. Tiết 4: Luyện tập các nội dung sau: - Đội hình tiểu đội hàng ngang. - Đội hình tiểu đội hàng dọc. 16
  17. - Tiến,lùi,qua phải,qua trái. - Giãn đội hình thu đội hình. - Ra khỏi hàng,về vị trí. Tiết 5: Đội hình trung đội hàng ngang Tiết 6: Đội hình trung đội hàng dọc. Tiết 7: * Luyện tập: - Đội ngũ tiểu đội. - Đội ngũ trung đội. * Hội thao đánh giá kết quả. IV Tổ chức và phương pháp. 1 Tổ chức Ngoài bải tập 2 Phương pháp -Giáo viên:sử dụng phương pháp thuyết trình ,giảng giải ,làm mẩu ,kết hợp tranh ảnh -Học sinh:Chú ý quan sát và thực hiện V Địa điểm Tại sân vận động nhà trường THPT Diễn châu 2 VI Vật chất - Giáo viên:giáo án,sách giáo khoa,tranh ảnh ,các tài liệu liên quan đến giảng dạy nội dung của bài học. -Học sinh: Giày ,mủ cối … Phần 2:Thực hành giảng bài I Tổ chức giảng bài:3 phút 1 Xác đinh vị trí lớp học,kiểm tra sỉ số ,trang phục… 2 Phổ biến các quy định - Về học tập - Quy ước luyện tập 3 Kiểm tra bài củ. Thực hiện động tác :Giậm chân chuyển thành đi đều. 4 Phổ biên ý định giảng bài - Tên bài giảng :Đội ngũ Đơn vị. - Nội dung tiêu đề: Hình tiểu đội hang ngang. II Thực hành giảng bài.40 phút. 1 Lên lớp.15 phút. Nội dung Thời gian Địa Phương pháp Vật T L T điểm Giao viên Học Phục chất T H sinh vụ I-Đội ngũ tiểu đội 10p 5p 5p Tại *GV:-Nêu *Hs: Làm 1)Đội hình tiểu đội phía tiêu đề -Chú ý nhan Giáo hàng ngang đông -Giới quan h án,sá a)Đội hinh tiểu đội một sân thiệu động sát theo ch 17
  18. hàng ngang 6p 2p 4p vận tác theo 3 giỏi và giáo - Ý nghĩa:Đội hinh tiểu động bước.làm làm khoa, đội 1 hàng ngang thường trườn nhanh theo. tranh dùng trong học tập sinh khái quát - Hỏi ảnh,c hoạt,.. động nều ác đồ - Động tác:Trình tự tập tác,làm chưa dung hợp đội hình tiểu đội 1 chậm có hiểu liên hàng ngang gồm 4 phân tích -Đội quan bước:Tập hợp đội và làm hình đến hình;điểm số;chỉnh dốn tổng hợp. giới bài hàng ngũ;giải tán. - Nêu thiệu giảng *Bước 1:Tập hợp đội điểm chú động … hình ý tác *Bước 2:Điểm số *Bước 3:Chỉnh đốn hàng ngũ *Bước 4:Giải tán b)Đội hình tiểu đội hai - Nêu tiêu Giáo hàng ngang:. Tại đề Hs: Làm án,sá Ý nghĩa ,thứ tự các bước 4p 2p 2p phía - Giới Chú ý nhan ch tương tự như đội hình 1 đông thiệu động quan h giáo hang ngang,chỉ khác khi sân tác theo 3 sát theo khoa, tập hợp đội hình 2 hàng vận bước.làm giỏi và tranh ngang tiến hành theo 3 động nhanh làm ảnh,c bước(không điểm số). trườn ,làm chậm theo. ác đồ có phân dung tích và liên làm tổng quan 2)Luyện tập : 20 phút a)Mục đích: Giúp học sinh biết điều khiển (chỉ huy) tập hợp đội hình tiểu đội hang ngang. b)Thời gian:20 phút c)Nội dung: Đội hình tiểu đội hang ngang. d)Tổ chức:Theo từng tổ học tập e)Phương pháp: *GV: - Phổ biến kế hoạch luyện tập - Chỉ huy, điều hành, duy trì luyện tập - Sửa sai cho học sinh Tập theo từng tiểu đội:Thay nhau làm người chủy huy * HS: - Luyện tập theo 3 bước + Tự nghiên cứu + Tự tập + Phồi hợp tiểu đội luyên tập, sửa sai cho nhau 18
  19. g).Địa điểm - Tiểu đội 1 phìa đông bắc SVĐ - Tiểu đội 2 phía tây bắc SVĐ - Tiểu đội 3 phìa đông nam SVĐ - Tiểu đội 4 phía tây nam SVĐ 3. Tổ chức hội thao (5 phút) a) Mục đích: Kiểm tra kết quả luyện tập của học sinh. b) Nội dung: Động tác nghiêm nghỉ, quay tại chỗ và động tác chào. c) Tổ chức: Tiểu đội trưởng 4 tổ thực hiện. d) Phương pháp: Giáo viên hô, học sinh thực hiện các động tác. 4. Kế hoạch ôn tập. Mục đích Nội dung Tổ chức Phương pháp Cũng cố lại kiến thức Đội hình hàng ngang Cá nhân Làm theo 3 bước và kĩ năng III Kết thúc bài giảng :2 phút - Giải đáp các thắc mắc của học sinh. - Hệ thống lại các nội dung đả học. - Ra câu hỏi, học sinh về nhà ôn luyện. - Nhận xét tiêt học. - Kiểm tra vật chất trang thiết bị IV. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… - Cách thức thực hiện: + Tại lớp 10A có sỹ số 44 học sinh được chia thành 2 nhóm mỗi nhóm 22 học sinh tương đồng nhau về mọi mặt và các chỉ số, đặt tên 2 nhóm là: Nhóm đối chứng (Nhóm 1) và Nhóm thực nghiệm (nhóm 2) Lớp 10E có sỹ số 42 học sinh cũng được chia thành 2 nhóm mỗi nhóm 21 học sinh tương đồng nhau về mọi mặt và các chỉ số, đặt tên 2 nhóm là: Nhóm đối chứng (Nhóm 1) và Nhóm thực nghiệm (Nhóm 2) + Nhóm đối chứng (Nhóm 1): Tập luyện trong giờ học theo Phân phối chương trình đã được nhóm chuyên môn thồng nhất từ đầu năm học + Nhóm thực nghiệm (Nhóm 2): Tập luyện trong các giờ học, sử dụng phương pháp bài tập tích hợp Giáo dục thể chất với Giáo dục quốc phòng. + Đội hình tập luyện của mỗi nhóm: x x x x x … x x x x x… CS GV -Bảng so sánh kết quả thu được giữa 2 nhóm sau tập luyện: 19
  20. Lớp 10A Lớp 10E Kết quả thu được Tổng Chưa Tổng sau thời gian tập Đạt yêu Đạt yêu Chưa đạt số hoc đạt yêu số hoc luyện của 2 nhóm cầu cầu yêu cầu sinh cầu sinh Nhóm 20 2 18 3 Đối 22 21 90% 10% 86% 14% Chứng Nhóm 22 0 21 0 Thực 22 21 100% 0% 100% 0% Nghiệm * Kết quả thu được: +Với Nhóm đối chứng (Nhóm 1): Vẫn còn số học sinh chưa đạt yêu cầu: Tại lớp 10A có 2/22 học sinh chưa đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ 10% , tại lớp 10E có 3/21 học sinh chưa đạt yêu cầu chiếm tỷ lệ 14%. Học sinh nhút nhát, tác phong chậm chạp, ý thức chưa cao, tham gia sinh hoạt nhóm yếu, mức độ hợp tác thấp, chưa phát huy hết được năng lực bản thân. Do đó các em còn thụ động khi tiếp thu kiến thức và không nghiên cứu , không thảo luận nên nắm bắt kỹ thuật động tác chưa tường tận, các em chưa tự tin, chưa thể hiện rõ được năng lực bản thân khi tham gia tập luyện làm ảnh hưởng đến kết quả học tập cũng như rèn luyện... Tỷ lệ học sinh đạt yêu cầu còn thấp, vẫn còn số học sinh chưa đạt yêu cầu. Lớp 10A Lớp 10E Kết quả thu được Tổng Chưa Tổng sau thời gian tập Đạt yêu Đạt yêu Chưa đạt số hoc đạt yêu số hoc luyện cầu cầu yêu cầu sinh cầu sinh Nhóm 20 2 18 3 Đối 22 21 90% 10% 86% 14% Chứng +Với Nhóm thực nghiệm (nhóm 2): Việc tổ chức giờ học Giáo dục thể chất cảm giác rất nhẹ nhàng đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. Giáo viên ít phải nhắc nhở, sửa sai nhiều như trước đây. Các em có tác phong linh hoạt, nhanh nhẹn, tư thế động tác chuẩn xác hơn. Tập luyện rất tự giác và sôi nổi, thích tranh luận, thích làm mẫu và biểu diễn, thích được thuyết trình trước đông người. Hoạt động học tập nhóm trở thành hoạt động trọng tâm trong giờ học. Năng lực hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm thể hiện rất rõ nét. Chính vì vậy các em tiến bộ rất nhiều trong môn học. Cụ thể các em ham thích được tập luyện, thường có tư tưởng trông đến giờ học Giáo dục thể chất. Chất lượng môn học tăng rõ rệt qua từng giai đoạn Tỷ lệ học sinh đạt yêu cầu cao, không còn số học sinh chưa đạt yêu cầu. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2